Tác Dụng Khi ăn Măng Và Những Lưu ý Khi ăn Măng

Tác dụng khi ăn măng và những lưu ý khi ăn măng

Ăn măng có tác dụng gì? Ăn măng có tác hại gì? Những người không nên ăn măng? Bà bầu ăn măng có tác hại gì? Đó là những câu hỏi mà rất nhiều người còn đang băn khoăn.

1. Giới thiệu 1 số loại măng, giá trị dinh dưỡng khi ăn măng

Măng là một trong những món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam. Có rất nhiều loại măng như: măng tre, măng trúc, măng tây, măng nứa, măng vầu…

an-mang Ăn măng có tác dụng gì? (Ảnh: Internet)

Trong măng chứa nhiều chất xơ, nó giúp cơ thể tránh chứng táo bón. 100g thịt măng có chứa 5,5g bột đường, 0,8-2g chất đạm, 0,1g chất béo, 15mg calci, 0,6mg sắt và nhiều sinh tố (B1: 0,07mg, B2: 0,1mg, PP: 0,7mg, C:8 mg). Tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn măng do trong măng có chứa các chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu và những người mắc các bệnh như dạ dày, thận, gout.

2. Tác dụng khi ăn măng

Măng tốt cho sức khỏe và có thể giúp điều trị, ngăn ngừa một số bệnh. Những tác dụng ít biết của măng bao gồm:

– Giúp giảm cân

Măng tre là thực phẩm tốt nếu bạn muốn giảm cân. Măng giàu chất xơ vì thế nó giúp thỏa mãn cơn đói. Măng chứa lượng đường, calo không đáng kể. Với tỷ lệ carbohydrate thấp hơn so với các thực phẩm giàu chất xơ khác, măng là thực phẩm giúp giảm cân lý tưởng.

– Kiểm soát cholesterol

Măng tre làm giảm lượng cholesterol xấu nhờ chứa lượng chất béo, calo không đáng kể, nhiều chất xơ. Chất xơ giúp giảm lượng cholesterol xấu.

– Tốt cho tim

Măng nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu và khoáng chất như selen và kali có lợi cho tim. Thêm vào đó, với lượng carbohydrate và đường thấp, vì thế, măng trở thành thực phẩm lý tưởng giúp phòng các bệnh tim mạch. Măng tre giàu chất xơ, nó giúp đào thải cholesterol xấu ra khỏi cơ thể. Việc đào thải cholesterol dư thừa giúp thanh lọc động mạch và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

​- Chống ung thư

Măng tre giàu chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ các gốc tự do và chất phytosterol tự nhiên, góp phần chống ung thư. Chất chống oxy hóa có thể loại bỏ các gốc tự do gây ung thư, trong khi phytosterol tự nhiên trong măng giúp ức chế sự tăng trưởng và đột biến của các khối u.

– Tăng cường miễn dịch

Măng có chứa nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cho các hoạt động trơn tru của cơ thể. Măng tre giúp nâng cao khả năng miễn dịch. Sự hiện diện của các vitamin thiết yếu như vitamin A, C, E, và B giúp tăng cường chức năng miễn dịch.

– Chống viêm

Măng tre cũng thể hiện tính chống viêm hiệu quả. Măng làm giảm đau và viêm cũng như chữa lành các vết loét. Măng có thể luộc lên ăn hoặc ép lấy nước và bôi trực tiếp lên vết thương để giảm viêm.

– Tốt cho người ăn kiêng

Măng chứa lượng lớn chất xơ, bởi thế, nó không chỉ làm giảm lượng cholesterol, cải thiện sức khỏe tim mạch mà còn duy trì hoạt động của đường ruột. Trên thực tế, măng là món ăn lý tưởng nếu bạn đang ăn kiêng để giảm cân. Trong thời đại của lối sống ít vận động, thực phẩm giàu chất xơ mà ít calo như măng là sự lựa chọn lý tưởng.

– Chữa các vấn đề hô hấp

Măng tre hiệu quả trong chữa trị các vấn đề về hô hấp và rối loạn: khó thở, hen suyễn và viêm phế quản. Do có đặc tính chống viêm, nó cũng giúp chữa bệnh viêm đường hô hấp. Bạn có thể luộc măng và thêm một chút mật ong để làm long đờm một cách hiệu quả.

– Chữa vấn đề dạ dày

Măng tre rất giàu chất xơ, giúp làm mềm phân, chữa trị táo bón. Măng cũng chứa các chất giúp trị các vấn đề đường ruột, dạ dày.

– Kháng khuẩn

Cuối cùng, măng tre có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus. Đặc tính này khiến măng là phương thuốc hữu ích cho các bệnh do vi khuẩn và virus.

3. Những đối tượng nào không nên ăn măng?

3.1. Phụ nữ mang thai không nên ăn măng

Các chuyên gia cho biết, trong măng chứa khá nhiều độc tố, nguy hiểm nhất là glucozit, thành phần này sẽ sinh ra acid xyanhydric. Khi vào dạ dày, glucozit bị phân hủy với tác dụng của men tiêu hóa, chất chua trong dạ dày; sau đó acid xyanhydric sẽ bị đẩy ra ngoài dưới dạng dịch nôn. Nếu acid bị đẩy ra ngoài nghĩa là cơ thể không chịu nổi chất độc.

Trên thực tế, đã có không ít mẹ bầu bị ngộ độc măng ở nhiều mức độ. Các dạng ngộ độc măng như nôn, đau bụng, đau đầu gần giống hiện tượng ngộ độc sắn. Mặc dù, chưa có công trình nghiên cứu nào kết luận bà mẹ mang thai ăn măng sẽ khiến thai nhi nhiễm độc. Nhưng các chuyên gia vẫn khuyến cáo, bà mẹ mang thai không nên ăn măng, đặc biệt là măng tươi.

3.2. Người bị bệnh thận không nên ăn măng

Bệnh thận có trường hợp là do vi khuẩn streptocoques gây nên. Nhưng thông thường là do những bệnh ảnh hưởng đến thành mạch máu làm tổn hại đến thận, có thể kể đến như bệnh cao huyết áp và bệnh đái tháo đường. Khi bị bệnh thận thì chế độ ăn uống cần được chú ý đặc biệt. Măng tây, măng tre là thực phẩm giàu canxi không có lợi cho bệnh thận mãn tính và suy thận.

3.3. Người bị đau dạ dày không nên ăn măng

Bệnh đau dạ dày thường chuyển thành mãn tính và hay tái đi tái lại, ít người kiên trì chữa trị hết hẳn. Người bệnh đau dạ dày cần kiêng khá nhiều trong việc ăn uống, ngay cả sau khi đã chữa trị giúp dạ dày có thể hoạt động tốt trở lại, hạn chế sự tái phát. Vì trong măng chứa hàm lượng acid cyanhydric (khoảng 230mg trong một kg măng củ) là chất độc hại cho dạ dày cho nên những người bị đau dạ dày không nên ăn măng.

3.4. Người bị bệnh gout không nên ăn măng

Khi bị bệnh gout, cần phải cẩn trọng với chế độ ăn vì có thể làm tăng lượng acid uric trong máu, làm bệnh gout trở nên trầm trọng hơn. Các loại thực phẩm với tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tre, măng trúc, hay măng tây sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể, cho nên bệnh nhân gout cần tránh.

Phương Anh

Thầy thuốc Việt Nam

Xem thêm: Phương pháp để có giấc ngủ ngon

Chia sẻ nội dung này:

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

  • Chọn khu vực Cà Mau Cần Thơ Hà Nội Hà tĩnh Hải Phòng Huế Hưng Yên Nghệ An Sơn La Thái Bình Thái Nguyên TP Hồ Chí Minh Yên Bái Đà Nẵng Đắk Lắk Đồng Nai

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi Đăng nhập Thông báo của bình luận theo dõi mới trả lời mới cho bình luận của tôi guest Label {} [+] Name* Email*

Δ

guest Label {} [+] Name* Email*

Δ

0 Comments Phản hồi nội tuyến Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan

Cho trẻ ăn váng sữa đúng cách gia tri tuyet vơi cua dau, dau voi suc khoe Lợi ích sức khỏe tuyệt vời từ thực phẩm họ đậu Tác dụng của hạt hướng dương Có nên ăn nhiều hạt hướng dương không? Đánh bay đờm nhờ thực phẩm Mách bạn cách đánh bay đờm nhờ thực phẩm những loại củ, quả nên ăn vỏ 5 loại củ – quả bạn nên ăn vỏ Hanh tuoi voi suc khoe Tác dụng chữa bệnh của hành tươi Bài viết mới nhất
  • Tìm hiểu về Trào ngược dạ dày thực quản kháng trị: Định nghĩa, Nguyên nhân và Liệu pháp điều trị
  • [Giải đáp] Sự khác biệt giữa 2 sản phẩm bộ đôi hỗn dịch Anvitra sử dụng cho từng mức độ trào ngược
  • 5 Lý do hỗn dịch Anvitra trở thành giải pháp hiệu quả cho người trào ngược dạ dày thực quản
  • HÃY CHUNG TAY GIÚP ĐỠ MỘT BÁC SĨ NỘI TRÚ BỊ TAI NẠN CÓ NGUY CƠ LIỆT HOÀN TOÀN HAI CHÂN
  • Mừng ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02/2024
  • Chăm sóc trái tim – Phục hồi thể trạng
  • Lưu ý khi dùng Smecta trong điều trị tiêu chảy
  • Cảm nhận của bệnh nhân sau khi dùng thuốc Smecta trị tiêu chảy
  • Nên uống Smecta trước hay sau ăn tốt hơn?
  • Bị tiêu chảy uống thuốc gì? Smecta thuốc trị tiêu chảy hiệu quả
HỎI ĐÁP CHUYÊN GIATHÔNG TIN BỆNH LÝTHEO DÒNG SỰ KIỆN

Mẹo hay chữa cảm lạnh, cảm cúm mùa đông không cần dùng thuốc

Món ngon bổ dưỡng cho cuối tuần trong tiết trời se lạnh

4 công thức làm mặt nạ cho da khô mùa lạnh bằng nguyên liệu thiên nhiên

Thực phẩm phòng cúm trong mùa lạnh

Trời trở lạnh, trẻ dễ mắc các bệnh đường hô hấp trên

Những bệnh dễ mắc trong mùa lạnh

THẦY THUỐC HƯỚNG DẪN

Sử dụng cối xay chữa ù tai- Phương pháp được nhiều người tin dùng

Cây dành dành: Vị thuốc quý chữa suy thận hiệu quả

Cây rẻ quạt - Thảo dược quý cho người bị viêm thanh quản

Hải tảo - Vị thuốc quý với người mắc bệnh tuyến giáp

Insert

Từ khóa » Tác Dụng Của Măng Tre Tàu