Tác Dụng Quan Trọng Không Thể Thay Thế Của Omega 3
Có thể bạn quan tâm
Omega 3 là một axit béo có rất nhiều lợi ích với phụ nữ mang thai và sự phát triển não bộ, thị giác, hệ tim mạch của thai nhi. Đây là loại chất béo quan trọng nhất mẹ bầu cần bổ sung qua thức ăn hoặc viên uống do cơ thể chúng ta không thể tự sản xuất Omega-3 được. Vậy bổ sung Omega-3 cho bà bầu như thế nào là đúng cách, hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây…
- PM Procare/PM Procare diamond cung cấp DHA, EPA cho bạn như thế nào?
- Bổ sung Omega 3 (DHA,EPA) như thế nào để con thông minh và khỏe mạnh?
- 5 tiêu chuẩn để chọn Omega 3 tốt nhất cho bà bầu.
Mục lục
- Omega-3 là gì?
- Omega-3 có tác dụng gì
- Tác dụng lâu dài của Omega-3 cho bé
- Hậu quả thiếu hụt Omega-3 trong thời kỳ mang thai
- Uống Omega 3 lúc nào và bổ sung bao nhiêu
- Nguồn bổ sung Omega-3 cho bà bầu
- 1. Cá
- 2. Uống thuốc bổ tổng hợp có chứa Omega-3 cho bà bầu
- 3. Một số lưu ý khác khi bổ sung Omega-3
Omega-3 là gì?
Omega-3 là một loại axit béo chưa bão hòa được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm khác nhau như cá, thịt thú săn, các loại hạt và thực vật nhỏ. Omega-3 vô cùng cần thiết cho sự phát triển thể chất và trí tuệ. Mặc dù cơ thể không tự sản xuất được Omega-3 nhưng đây lại là loại dưỡng chất mang tính sống còn với cơ thể ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Có 3 loại Omega-3 chính mà cơ thể chúng ta cần được bổ sung để thực hiện các chức năng khác nhau:
- DHA (acid Docosahexanoic): DHA là thành phần chính trong chất xám của não bộ, võng mạc, màng tế bào thần kinh, tham gia tích cực vào hoạt động của hệ tim mạch và miễn dịch… DHA chiếm tới 20% trọng lượng của não bộ, 100% màng tế bào thần kinh và chiếm tới gần 93% trong võng mạc. DHA và EPA tạo ra độ nhạy, độ mềm dẻo của các tế bào thần kinh, giúp truyền thông tin nhanh và chính xác, khả năng tư duy và học hỏi.
- EPA (acid Eicosapentaenoic ): EPA là tiền chất của các eicosanoid 3, tiền chất các hoạt chất chống viêm. EPA có tác dụng ức chế sự đông vón tiểu cầu, chống viêm, giảm và phòng ngừa hình thành huyết khối, đồng thời có thể giảm bớt lượng cholesterol, giảm bớt triglyceride trong máu làm giảm độ nhớt dính của máu, giữ cho tuần hoàn được thông thoáng. EPA cũng là chất giúp DHA được vận chuyển tối ưu qua nhau thai để cung cấp cho thai nhi.
- ALA (acid Alpha-Linolenic): Giúp chuyển đổi Glucose cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động hằng ngày, giúp chống oxi hóa, chống lão hóa… Một phần ALA sẽ được chuyển hóa thành DHA mang lại lợi ích chính cho cơ thể.
Omega-3 có tác dụng gì
Omega-3 (DHA,EPA) là acid béo quan trọng cấu tạo nên não bộ, thị giác của thai nhi. Đặc biệt là giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ: các nghiên cứu cho thấy, kích thước não bộ có thể tăng gấp 3-5 lần trong 3 tháng cuối thai kỳ. Não bộ, thị giác của trẻ vẫn phát triển nhanh trong vòng 2 năm đầu sau sinh. Khi trẻ được 2 tuổi, não bộ của trẻ đã có kích thước bằng 80% não của người trưởng thành.
Bổ sung đầy đủ Omega 3 (DHA, EPA) tác động tích cực tới sự phát triển não bộ, thị giác của thai nhi; tăng cường trí thông minh, giúp tăng khả năng phản xạ, khả năng học tập của trẻ. Nghiên cứu quy mô lớn thấy rằng, những đứa trẻ 6 tuổi được bổ sung DHA, EPA tốt trong thời kỳ còn trong bụng mẹ và khi bú mẹ thì có kết quả học tập tốt hơn hẳn những đứa trẻ khác cùng trang lứa.
Omega-3 còn giúp duy trì một cơ thể khỏe mạnh, giảm nguy cơ tiền sản giật, đái tháo đường, sinh non… giảm trầm cảm sau sinh. Phụ nữ mang thai và cho con bú cần lưu ý chọn sản phẩm bổ sung Omega 3 (DHA, EPA) ở dạng tự nhiên Triglycerid để cơ thể hấp thu tốt nhất, hàm lượng DHA, EPA được thể hiện rõ ràng với tỷ lệ DHA/EPA ~4/1 giúp hấp thu và phát huy tác dụng tốt ưu
Không những phụ nữ có thai mà phụ nữ cho con bú cũng rất cần được bổ sung đủ Omega-3 (DHA, EPA) để cơ thể mạnh khỏe, mau phục hồi, và tăng cường chất lượng sữa cho con bú.
Tác dụng lâu dài của Omega-3 cho bé
Một số nghiên cứu gần đây được thực hiện trên các trẻ dưới 7 tuổi cho thấy rằng những trẻ được cung cấp DHA, EPA với liều lượng thích hợp ngay từ khi còn trong bụng mẹ có khả năng tập trung cao và thị lực tốt hơn những bé không được bổ sung các acid béo Omega-3 trên đầy đủ.
- Bé được cung cấp DHA, EPA tốt cũng đạt nhịp độ phát triển nhanh hơn 2 tháng so với những bé khác.
- Giảm nguy cơ mắc các vấn đề về phát triển cũng như hành vi sau này.
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh về vú và tuyến tuyền liệt.
- Tăng cường miễn dịch, ít bị mắc các bệnh nhiễm trùng.
- Ít bị mắc các bệnh lý tự miễn như eczema, viêm da dị ứng, hen phế quản….
Bổ sung đầy đủ Omega-3 tốt sẽ giúp con thông minh hơn
Hậu quả thiếu hụt Omega-3 trong thời kỳ mang thai
Bà bầu không được bổ sung đầy đủ Omega-3 tốt, thai nhi sẽ bắt đầu “lấy” Omega-3 từ nguồn dự trữ của cơ thể mẹ khiến mẹ thiếu hụt
Các nhà nghiên cứu cho rằng, nguồn dự trữ này nằm trong não, nếu bị thiếu hụt sẽ làm mất 3% tế bào não. Nguồn dự trữ DHA, EPA trong cơ thể mẹ có thể phục hồi nhưng cần ít nhất 4 năm cho sự phục hồi đó với một chế độ ăn uống tốt.
Uống Omega 3 lúc nào và bổ sung bao nhiêu
Omega 3 có vai trò rất quan trọng nên người ta khuyến cáo chúng ta nên bổ sung trước khi chúng ta chuẩn bị mang thai, suốt thời gian mang thai, ngoài ra trong giai đoạn cho con bú mẹ cũng cần phải bổ sung Omega 3.
Các bác sĩ khuyến cáo, bà bầu nên dùng ít nhất 250mg Omega-3, với khoảng 200mg DHA mỗi ngày và 50mg EPA trong suốt quá trình mang thai.
Bà mẹ cho con bú cũng cần thiết phải bổ sung DHA, EPA bởi vì trong thời gian này trẻ lấy dinh dưỡng chủ yếu từ sữa mẹ, lượng Omega-3 trong các loại thực phẩm cho trẻ sơ sinh thường có hàm lượng rất thấp so với sữa mẹ. Ngoài ra, sự phát triển về não, về hệ thần kinh và thị giác của em bé nó không phải hoàn thiện từ trong tử cung mà nó sẽ tiếp tục hoàn thiện trong những năm đầu đời của thai nhi. Vì vậy mà chúng ta vẫn phải bổ sung omega 3 trong giai đoạn cho con bú để em bé phát triển trí não và thị giác một cách tốt hơn.
Nhiều mẹ bầu cũng băn khoăn là uống Omega 3 vào lúc nào trong ngày là tốt nhất. Nếu bà bầu sử dụng những viên chứa Omega 3 kèm theo các vitamin thì chúng ta nên uống vào buổi sáng hoặc là buổi trưa không nên uống vào buổi tối. Vì uống vào buổi tối sẽ dễ bị mất ngủ do những vitamin đó sẽ kích thích hệ thần kinh và gây tình trạng khó ngủ.
Nguồn bổ sung Omega-3 cho bà bầu
1. Cá
Nguồn omega-3 tốt nhất là nguồn tự nhiên có trong cá hồi, cá mòi và cá ngừ. Tuy nhiên, mẹ bầu cần biết rằng, không phải loại cá nào cũng nhiều Omega-3 như nhau, tỷ lệ DHA/EPA cũng rất khác nhau ở các loại thực phẩm và các vùng biển được đánh bắt. Đặc biệt cần quan tâm tới dư lượng kim loại nặng (Chì, thủy ngân…) có trong cá, nhất là trong tình trạng biển ngày càng ô nhiễm trong thời gian gần đây.
Đối với những mẹ không thích ăn cá, có thể bổ sung Omega-3 thông qua các trứng, sữa và các thực phẩm với thành phần được tăng cường một lượng Omega-3 nhất định, nhưng lượng bổ sung phải cao hơn rất nhiều so với việc bổ sung qua cá, dầu cá.
Omega-3 có sẵn trong nhiều loại thức ăn nhưng không nên sử dụng Omega-3 có trong gan cá. Bởi gan cá có nhiều Vitamin A, nếu sử dụng lâu dài có thể gây thừa Vitamin A dẫn tới nguy cơ sinh con quái thai, dị tật…
Xem thêm: Thực phẩm giàu Omega 3
Hàm lượng Omega-3 trong thức ăn
- 120g cá hồi = 2400mg Omega-3
- 95g cá ngừ đóng hộp = 220mg Omega-3
- 2 quả trứng = 80mg Omega-3
- 120g đậu hũ = 400mg Omega-3
- 1 viên dầu cá (tính trung bình) = 300mg Omega-3
- 235ml sữa đậu nành = 400mg Omega-3
2. Uống thuốc bổ tổng hợp có chứa Omega-3 cho bà bầu
Ngoài cách bổ sung bằng các thực phẩm từ cá, thức ăn, mẹ bầu có thể dùng các viên uống tổng hợp có chứa DHA và EPA. Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú nên dùng sản phẩm cung cấp Omega 3 ở dạng Triglycerid với tỷ lệ DHA/EPA ~ 4/1 (tương ứng với tỷ lệ DHA/EPA được tìm thấy trong sữa mẹ) để cơ thể hấp thu tối ưu.
Xem thêm: Tuyệt chiêu nhận biết loại Omega 3 tốt
3. Một số lưu ý khác khi bổ sung Omega-3
Hàm lượng DHA, EPA được thể hiện rõ trong một loại thuốc bổ cho bà bầu
- Mẹ bầu nên bổ sung DHA cùng với EPA dạng Triglyceride để cơ thể hấp thu tốt nhất, tỷ lệ DHA/EPA ~ 4/1 được coi là tỷ lệ phù hợp nhất đối với thai kỳ. Trong đó, tỷ lệ này lý tưởng nhất trong tự nhiên là sữa mẹ, sau đó gần nhất là tỷ lệ DHA/EPA trong dầu cá ngừ và đại dương… Lưu ý lựa chọn các hãng có chất lượng dầu cá đạt tiêu chuẩn GMP, GOED để không có dư lượng thủy ngân, kim loại nặng.
- Không nên coi các loại dầu thực vật, nguồn thực phẩm thực vật, kể cả tảo biển là nguồn bổ sung Omega-3 chính. Bởi vì trong các loại thực vật, Omega-3 chủ yếu chứa acid béo không no chuỗi ngắn (ALA), khi vào cơ thể chỉ có 1 lượng nhỏ chuyển thành DHA còn lại sẽ cạnh tranh hấp thu với DHA qua nhau thai vào trong thai nhi, do đó giảm tác dụng của DHA đối với thai nhi.
- Một công thức cung cấp Omega 3 tốt là công thức có thể hiện rõ ràng dạng dùng của Omega 3 là dạng Triglycerid với hàm lượng từng thành phần DHA và EPA cụ thể. Lý tưởng nhất là các viên bổ sung đạt tiêu chuẩn dược phẩm. Bởi để đạt tiêu chuẩn dược phẩm, các thành phần đều phải đạt GMP của nước sản xuất, việc kiểm nghiệm thành phần dược chất được thực hiện nghiêm ngặt và chính xác.
Quách Tuấn
Từ khóa » Bổ Sung Omega 3 Cho Bà Bầu
-
Bổ Sung Omega-3 Cho Bà Bầu Vào Lúc Nào Là Tốt Nhất? - Doppelherz
-
Phụ Nữ Mang Thai Uống Omega 3 Thế Nào? - Vinmec
-
Có An Toàn để Bổ Sung Omega-3 Trước Khi Mang Thai? - Vinmec
-
Bổ Sung Omega 3 Cho Bà Bầu Thế Nào Là đúng? | Avisure Mama
-
Điểm Danh 8 Loại Dầu Cá Omega-3 Cho Bà Bầu được Tin Dùng Nhất
-
Omega 3 Có Tác Dụng Quan Trọng Thế Nào đối Với Bà Bầu, Thai Nhi?
-
Review 10 Omega-3 Fish Oil Cho Bà Bầu Tốt Nhất Hiện Nay
-
Bổ Sung Omega 3 Cho Bà Bầu Suốt Khi Mang Thai - Avisure Hical
-
Tác Dụng Của Omega 3 Với Bà Bầu Mọi Thai Phụ Cần Biết
-
Bà Bầu Uống Dầu Cá được Không? Lưu ý Gì để đảm Bảo Lợi ích Cho ...
-
Loại Omega-3 Nào Tốt Nhất Cho Bà Bầu - Procare
-
Top 7 Omega 3 Cho Bà Bầu Tốt Nhất được Các Mẹ Tin Dùng Lựa Chọn
-
Mẹ Bầu Nên Bổ Sung Omega 3 Vào Thời điểm Nào?
-
Top 5 Viên Uống Bổ Sung Omega 3 Cho Bà Bầu Và Lưu Ý Cần Biết