Tác Dụng Trị Bệnh Của Cây Chó đẻ Răng Cưa - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
Có thể bạn quan tâm
1. Đặc điểm của cây chó đẻ răng cưa
Nội dung- 1. Đặc điểm của cây chó đẻ răng cưa
- 2. Tác dụng của cây chó đẻ răng cưa
- 3. Một số bài thuốc từ cây chó đẻ răng cưa
- 3.1. Thuốc tiêu độc
- 3.2. Thanh can, lợi mật
- 3.3. Thông huyết, hoạt huyết
- 3.4. Chữa sốt rét
Cây chó đẻ răng cưa còn gọi là diệp hạ châu, diệp hòe thái, lão nha châu.
Tên khoa học Phyllanthus urinaria L. (Phyllanthus cantoniensis Hornem.). Thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae.
Cây chó đẻ răng cưa là một loại cỏ mọc hằng năm, cao chừng 30cm, thân gần như nhẵn, mọc thẳng đứng, mang cành, thường có màu đỏ.
Lá mọc so le, phiến lá thuôn, dài 5-15mm, rộng 2-5mm, đầu nhọn hay hơi tù, mép nguyên nhưng như hơi có răng cưa rất nhỏ, mặt dưới màu lơ xanh, không cuống hay có cuống rất ngắn.
Hoa mọc ở kẽ lá, nhỏ, màu đỏ nâu, đơn tính, hoa đực, hoa cái cùng gốc, ở đầu cành, cái ở dưới. Hoa không cuống, hoặc có cuống rất ngắn.
Đường kính quả có thể đạt tới 2mm, treo lủng lẳng dưới lá, do đó có tên: Diệp=lá, hạ=dưới, châu=hạt, nghĩa là hạt dưới mặt lá. Hạt ba cạnh, hình trứng, màu nâu nhạt, có vân ngang.
Cây mang tên chó đẻ răng cưa vì người ta thấy những con chó sau khi đẻ thường đi ăn cây này.
Cây chó đẻ răng cưa mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta cũng như ở khắp các nước vùng nhiệt đới.
Người ta dùng toàn cây hái về làm thuốc. Mùa hái quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa hạ. Thường dùng tươi có khi phơi khô.
2. Tác dụng của cây chó đẻ răng cưa
Nhân dân ta rất hay dùng cây chó đẻ răng cưa làm thuốc, giã nát với muối chữa đinh râu, mụn nhọt và dùng chữa bệnh gan, chữa sốt, đau mắt, rắn cắn.
Ngày uống 20-40g cây tươi, sao khô sắc đặc, uống. Dùng ngoài không có liều lượng.
3. Một số bài thuốc từ cây chó đẻ răng cưa
Theo TTƯT.TS. Nguyễn Đức Quang, Viện Y học cổ truyền Quân đội, một số bài thuốc từ cây chó để răng cưa như sau:
3.1. Thuốc tiêu độc
Bài 1: Diệp hạ châu 1 nắm, giã hoặc xay nát với ít muối, ép nước uống, bã đắp vào chỗ đau. Chữa nhọt độc sưng đau.
Bài 2: Lá chó đẻ, lá thồm lồm liều lượng bằng nhau; đinh hương 1 nụ. Tất cả giã nát, đắp chỗ đau. Chữa lở loét không liền miệng.
9 bài thuốc từ nhân trần trị viêm gan, vàng daĐỌC NGAY
3.2. Thanh can, lợi mật
Bài 1: Diệp hạ châu 24g, nhân trần 12g, chi tử 8g, sài hồ 12g, hạ khô thảo 12g. Sắc uống; uống liên tục 3 tháng. Trị viêm gan virus B.
Bài 2: Diệp hạ châu 30g, mã đề thảo 20g, chi tử 12g. Sắc uống. Chữa viêm gan vàng da, viêm ruột tiêu chảy.
Bài 3: Diệp hạ châu 16g, bồ bồ 16g, vỏ bưởi khô 5g, hậu phác 8g; thổ phục linh, tích huyết thảo, chi tử, rễ đinh lăng mỗi vị 12g; vỏ cây đại 8g. Sắc uống. Chữa viêm gan virus.
3.3. Thông huyết, hoạt huyết
Bài 1: Lá chó đẻ, mần tưới mỗi thứ 1 nắm, có thể thêm bột đại hoàng 8g. Tất cả giã nhỏ, thêm đồng tiện, vắt lấy nước uống; bã đắp. Chữa vết thương ứ máu.
Bài 2: Lá chó đẻ 1 nắm, giã nhỏ, thêm ít vôi tôi, đắp lên vết thương khi bị thương, bị chảy máu.
3.4. Chữa sốt rét
Bài 1: Cây chó đẻ 8g, dạ giao đằng 10g, thường sơn 12g, thảo quả 10g, lá mãng cầu tươi, dây gân 10g, dây cóc 4g, binh lang 4g, ô mai 4g. Sắc uống trước khi lên cơn 2 giờ. Chữa sốt rét.
Bài 2: Diệp hạ châu 12g, cam thảo đất 12g. Sắc uống hàng ngày. Chữa suy gan, sốt rét, nhiễm độc nổi mẩn mụn do nhiệt.
Bài 3: Cây chó đẻ 10g, cỏ nhọ nồi 20g, xuyên tâm liên 10g. Các vị tán bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 4 - 5g. Chữa sốt rét.
Kiêng kỵ: Phu nữ có thai không dùng.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Toàn cảnh hiện trường đổ nát vụ cháy gần 10 nhà dân ở Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Từ khóa » Tác Dụng Của Cây Tu Lình
-
Tu Lình - Cây Thuốc Nhiều Tên, Chữa Nhiều Bệnh
-
Bài Thuốc đông Y Chữa Bệnh Từ Cây Tu Lình - Dược Phẩm PQA
-
TU LÌNH (CÂY) - Thiện Tri Thức
-
CÂY TU LÌNH - CÂY THUỐC NAM CHỮA BỆNH
-
Cây Tu Lình Là Cây Gì ? Có Công Dụng Gì ? - MuaHangODau
-
Cây Tu Lình Cây Thuốc Lạ Có Thể Chữa được Bách Bệnh - Thuốc Đông Y
-
Tác Dụng Chữa Bệnh Thần Kỳ Của Cây 'Tu Lình' - Thời đại Thông Tin
-
Công Dụng Chữa Bệnh Của Cây Tu Lình
-
Công Dụng Của Cây đỗ Trọng | Vinmec
-
Cây Tu Lình Bài Thuốc Nam Chữa Bách Bệnh Bạn đã Biết?
-
Chi Tiết Hỏi đáp - Bệnh Viện Trung ương Quân đội 108
-
Cây Si - Cây Tứ Linh Chữa Bệnh| VTC14 - YouTube
-
Hoàng Cầm Có Tác Dụng Gì Trong Chữa Bệnh | Vinmec
-
Tác Dụng Trị Bệnh Của Thổ Phục Linh
-
Tìm Hiểu Về Cây Cỏ Xước- Tác Dụng Chữa Bệnh Của Cỏ Xước
-
Cây Nhân Trần Và Bài Thuốc điều Trị Viêm Gan | BvNTP
-
Cách Trồng, Chăm Sóc Và Công Dụng Của Cây Bao Tử (linh Chi Thảo)
-
Phục Linh: Loại Nấm Chuyên Chữa Suy Nhược, Mệt Mỏi, Phù Thũng