Tai Bị đau Nhức Bên Trong: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục?

Tai bị đau nhức bên trong là một trình trạng phổ biến, thường được liên tưởng đến bệnh lý viêm tai giữa. Thực tế đây có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác ở tai và các cơ quan lân cận. Vậy nhức lỗ tai phải làm sao? 

Hiểu rõ về nguyên nhân làm tai bị đau nhức bên trong sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận với cách khắc phục tình trạng này. 

Nguyên nhân khiến tai bị đau nhức bên trong 

Dưới đây là một số lý do có thể khiến tai bị đau nhức bên trong: 

Viêm tai giữa 

Nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho tai bị đau nhức bên trong là viêm tai giữa. Đây có thể là tình trạng nhiễm trùng ở tai do vi khuẩn hoặc virus. Viêm tai giữa thường xuất phát từ những bệnh lý nhiễm trùng tai mũi họng khác, chẳng hạn như cảm lạnh, cúm hoặc dị ứng làm tắc nghẽn và sưng tấy đường mũi, họng, tai. 

Trẻ nhỏ thường bị đau tai, đặc biệt khi nằm xuống kèm theo khó ngủ, khóc nhiều, mệt mỏi, nhạy cảm với âm thanh, mất thăng bằng, sốt trên 38 độ, có dịch chảy ra từ tai, đau đầu, ăn không ngon. Người lớn ngoài tai bị đau nhức bên trong cũng sẽ gặp tình trạng khó nghe, dịch chảy ra từ tai. 

Làm sạch ráy tai không đúng cách 

Ráy tai là sự kết hợp của chất nhờn được tiết ra từ tai với bụi bẩn, vi khuẩn hay các tác nhân lạ xâm nhập. Thông thường chúng sẽ tự rụng ra trong lúc mà bạn không hề hay biết, chẳng hạn như khi đi ngủ. 

Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó mà ráy tai tích tụ, khô lại thành cục lớn sẽ làm tai bị đau nhức bên trong và có cảm giác tắc nghẽn, ù tai hoặc mất thính lực. Điều này sẽ càng tồi tệ hơn nếu bạn dùng ngón tay hoặc bông ngoáy để cố gắng lấy ráy tai, vì lấy ráy không đúng cách sẽ chỉ làm cho nó càng tụt sâu vào bên trong.  

tai bị đau nhức bên trong

Viêm xương chũm

Xương chũm nằm ở sau tai. Tình trạng xương chũm bị viêm hay nhiễm trùng thường là do biến chứng viêm tai giữa. Khi mà dịch viêm tai tràn đến khu vực xương này. Do đó, để hạn chế tình trạng viêm xương chũm gây đau nhức lỗ tai và các triệu chứng nguy hiểm khác người bệnh viêm tai giữa cần được điều trị kịp thời và đúng cách. 

Khối u bên trong tai

Khối u bên trong tai thường là dạng u lành tính không phải ung thư. Nhưng chúng cũng có khả năng gây mất thính lực. Khối u này có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào của tai, gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong.  

Thủng màng nhĩ 

Tai bị đau nhức bên trong cũng có thể là dấu hiệu của thủng màng nhĩ, đặc biệt là sau một tiếng ồn lớn hoặc sau tai nạn. Mặc dù thủng màng nhĩ thường có thể tự khỏi sau 3 tuần nhưng nếu bị đau nhức tai, đột ngột mất thính lực hay có các dấu hiệu khác nghi ngờ thủng màng nhĩ, bạn nên đi khám bác sĩ ngay để tránh tình trạng này có thể tiến triển nặng hơn. 

Áp xe răng cũng dẫn đến tai bị đau nhức bên trong

Nếu bạn bị đau trong lỗ tai trái hoặc phải kèm theo đau nhức răng, hàm, cổ ở cùng bên, rất có thể là dấu hiệu của ổ áp xe ở răng. Áp xe răng là tình trạng ổ mủ hình thành trong răng, nướu hay xương giữ răng, gây đau nhức. 

Các triệu chứng khác gồm có sưng mặt, răng đổi màu hoặc lung lay, nướu đỏ – sưng – sáng bóng, nhạy cảm với thực phẩm nóng và lạnh, hơi thở hôi hoặc có mùi khó chịu trong miệng. Nếu nhiễm trùng nghiêm trọng còn gây sốt, mệt mỏi, không thể mở miệng, khó nuốt hoặc khó thở. 

Rối loạn khớp thái dương hàm 

Triệu chứng đau tai do rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ) đặc trưng là thường xuất hiện khi bạn ngáp, nhai hoặc nói chuyện. Kèm theo đau nhức trong lỗ tai, TMJ còn gây đau ở ở đầu, hàm và mặt.

Thay đổi áp suất khí quyển đột ngột

Ví dụ như khi đi máy bay hay lặn bình dưỡng khí thì áp suất khí quyển thay đổi đột ngột. Điều này cũng có thể làm bạn bị ù tai và đau nhức tai tạm thời.

tai bị đau nhức bên trong

Bạn có thể xem thêm: Nổi hạch sau tai và đau: Nguyên nhân là gì? Có nguy hiểm không?

Nhức lỗ tai phải làm sao?

Chăm sóc tại nhà

Khi tai bị đau nhức bên trong, bạn nên xử lý tại nhà bằng cách: 

  • Chườm khăn ấm hoặc lạnh bên ngoài tai để giảm đau. 
  • Nhai kẹo cao su hoặc thực hiện động tác nuốt có thể giảm đau và áp lực cho tai, đặc biệt trong các trường hợp đau tai do thay đổi áp suất khí quyền đột ngột. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bạn nên cho trẻ bú để giảm đau nhức tai trong các tình huống này.
  • Nghỉ ngơi ở tư thế ngồi, dựa thẳng lưng thay vì nằm như bình thường có thể làm giảm áp lực trong tai giữa.

tai bị đau nhức bên trong phải làm sao

Một số điều có thể làm để ngăn ngừa tình trạng tai bị đau nhức bên trong, đặc biệt là ở trẻ em: 

  • Không nên nhét bất cứ thứ gì vào tai kể cả bông ngoáy. 
  • Không nên cố gắng lấy ráy tai.
  • Không được rót nước vào tai. Lau khô tai sau khi tắm hoặc bơi.
  • Tránh hút thuốc gần trẻ em. Khói thuốc là nguyên nhân chính gây nhiễm trùng tai ở trẻ em.
  • Cố gắng tránh để bị dị ứng. 
  • Uống thuốc giảm đau thông thường như ibuprofen, acetaminophen, aspirin. Lưu ý không dùng aspirin cho trẻ em dưới 16 tuổi. 

Khi nào cần đến gặp bác sĩ? 

Nếu như đã sử dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà và theo dõi triệu chứng tai bị đau nhức bên trong 3 ngày mà vẫn không thuyên giảm, bạn nên nhanh chóng đi khám bác sĩ. 

Nếu phát hiện các dấu hiệu sau đây, cần nhanh chóng đi cấp cứu: 

  • Tình trạng đau tai trở nên tồi tệ hơn hoặc không thuyên giảm 
  • Sốt từ 38°C trở lên
  • Dịch hoặc máu chảy ra từ tai
  • Sưng quanh tai
  • Mất thính giác hoặc thay đổi thính giác
  • Nhức đầu hoặc đau xoang
  • Cứng cổ
  • Buồn ngủ bất thường hoặc lú lẫn
  • Bé dưới 2 tuổi bị đau ở cả hai tai

[embed-health-tool-bmi]

Từ khóa » đau Tai Trong