Tại Sao Người Việt Chửi Tục Bằng Tiếng Tào?
Có thể bạn quan tâm
Tại sao người Việt chửi tục bằng tiếng Tào?
01/06/2021
Trương Thái Du Uncategorized Chửi thề, Từ nguyên chửi rủa, Uế ngữ và mạ ngữ Leave a comment
Khi mới bắt đầu mày mò tra cứu từ nguyên Việt ngữ, có bạn nói với chúng tôi rằng: Phải tìm cho bằng được nguồn gốc các từ về mặt xã hội là tục tỉu và bậy bạ nhất. Đó sẽ là một căn cứ mà không một tên học phiệt thực dân ngu dốt hoặc một kẻ dân tộc chủ nghĩa mù quáng nào có thể bác bỏ được, nếu nó chỉ rõ gốc Hán Đường như hàng ngàn từ “thuần Việt” chúng tôi đã khai mở.
Chửi Thề
Chửi là Hán âm và là động từ của chữ Sỉ 恥 (tính từ mang nghĩa nhục nhã, hổ thẹn). Phát âm tương đồng với người Việt chỉ còn phương ngữ Quảng Tây ở Phố Bắc và Linh Sơn – Khâm Châu [tʃʰui33] và [tʃʰui55], trong khi hầu hết phương âm Trung Quốc ở thể [ci2] (chỉ – Quảng Đông) hoặc [ʦʰɿ35] (chử – Ôn Châu). Điều này chứng tỏ Chửi là âm rất xưa của Sỉ 恥. Sỉ Mạ 恥駡 có nghĩa chửi mắng, làm nhục.Thề là Mân âm của chữ Để 詆 cũng mang nghĩa văng tục (swear), mắng nhiếc. Hiện tiếng Hạ Môn đọc là [te53]. Như vậy Chửi Thề là từ ghép đồng đẳng Hán – Mân.
Để chỉ dương vật, chữ Nho dùng hai thể đồng âm và đồng dụng (cùng chỉ sinh thực khí) trong nhiều ngữ chi Trung Quốc, đặc biệt là Hoa Nam: Điểu 鳥 và Điếu/Điểu 屌. Nếu Tiểu 小 đã biến âm ra hàng loạt từ trong tiếng Việt: Tí, Tèo, Tẹo, Teo, Téo, Xíu… thì Điểu 鳥 cùng với Điếu/Điểu 屌 đã cho ra ít nhất bốn từ Đéo, Tỉu (trong tục tỉu) và Lẹo/Nẹo chỉ hành vi tính giao của động vật. Cả ba âm này đều có sự tương đồng hầu như tuyệt đối với tiếng Mân Nam, Quảng Đông và Khách Gia. Chẳng hạn Điểu 鳥 tiếng Mân Nam ở Hạ Môn đọc bằng 3 âm [niãu53] [liau53] và [tiau53].
Điểu 鳥 cũng chỉ con chim nên tiếng Việt còn gọi bộ phận sinh dục cả nam và nữ là Chim. Từ nguyên của âm Chim nhiều khả năng xuất phát từ chữ Cầm 禽. Tiếng Mân Hạ Môn hiện đọc chữ Cầm 禽 là [kʰim35] nếu nuốt phụ âm đầu [k] như Khan/Hãn thì sẽ ra Hĩm. Ngoài Chim, lại còn từ Bướm chỉ để chỉ bộ phận sinh dục nữ. Bướm chữ Nho là Điệp 蝶 nhưng sách Quảng Vận lại ghi một âm rất lạ của nó là Thiếp 帖 “Tha hiệp thiết, âm thiếp – 他協切, 音帖”. Chữ Thiếp này hình thanh bởi chữ Chiêm 占 mà tiếng Quảng Đông ngày nay đọc là [zim3] (chim) và tiếng Mân Nam đọc là [ʦiam55] (gần như chiêm). Có lẽ đây là hậu quả của quá trình nói tránh khá lắt léo, để giảm đi sự dung tục trong ngôn ngữ của cha ông chúng ta.
Là một xã hội phụ hệ lâu đời. Việt ngữ cũng có vẻ ưu ái nhiều từ để chỉ sinh thực khí nam hơn nữ, dưới những logic có thể dễ dàng nhìn thấy:
1. Buồi – Hán âm: Cái đuôi mọc ngược – Vĩ 尾, tiếng Mân ở Tiên Du – Phúc Kiến đọc là [puoi32]. Tuy tiếng Việt và tiếng Mân tương đồng nhưng chúng tôi xác định đây là Hán âm còn lưu tồn, có thể đến Việt ngữ thông qua Mân ngữ vì chữ Nho mô tả hành vi tính dục là Giao Vĩ 交尾.
2. Lồn – Hán âm: Đường âm Đồn 臀 chỉ hạ thể. Tiếng Bắc Kinh và tiếng Mân Nam ở Hạ Môn hiện nay đọc là Thủn [tʰun35]. Thật ra Thủn là kết quả khinh hóa và tạo âm gió một cách làm sang của âm Tủn gốc vẫn tồn tại trong tiếng Việt dân dã mà thôi. Tủn mới là thể cổ của Thủn và (cùng vời Hĩm) trở thành xú danh gọi ở nhà cho các bé gái với tín điều rằng tên càng xấu càng dễ nuôi, ma quỉ không thèm bắt.
Ngoài ra Thí Cổ 屁股 mang nghĩa hạ thể, cái đít. Chữ Cổ 股 này tiếng Mân Nam tồn tại cả 3 âm rất hay được sử dụng trong tiếng Việt. Triều Châu đọc là [kou53] đây chính là Câu trong Phao Câu. Hạ Môn lại đọc là Cò [kɔ53] và Kiến Âu nói thành Cu [ku21].
3. Cặc – Đường âm: Cái sừng cô đơn dưới hạ thể – Giác 角, tiếng Mân Triều Châu ở Sán Đầu và Việt Nam, cũng như hai miền nam bắc của chúng ta đều đọc là [kak2].
4. Cu – Đường âm: Cái đầu rùa – Quy 龜, tiếng Việt và tiếng Mân Hạ Môn đều đọc là [ku55]. Cũng nên phân biệt âm Cu nói tắt Thí Cổ 屁股 mà đôi khi được đọc thành Khu.
Dấu vết Phồn thực 繁殖 trong tinh hoa văn hóa Việt bắt nguồn từ Trung Nguyên, muộn nhất là ở hai thời đại Chu và Hán. Sinh thực khí 生殖器 được biểu hiện rất kín đáo và thanh nhã, không hề lồ lộ trần tục như linga và yoni gốc rễ từ văn minh Ấn Độ. Sách Lễ Kí thời Chu qui định tứ linh gồm Lân 麟 – Phụng 鳳 – Quy 龜 – Long 龍. Phụng鳳 là con thần điểu giống đực, giản xưng của Phụng Điểu 鳳鳥. Bản thân Phụng là sự kết hợp bởi chữ Điểu 鳥 bên trong và chữ Phàm 凡 bên ngoài. Âm Điểu và Quy đều chỉ sinh thực khí nam giới. Từ ghép Phụng Lữ 鳳侶 còn chỉ sự phối ngẫu, cho nên đám cưới của người Việt hàng ngàn năm nay đều thấp thoáng biểu tượng chim phượng trong bố trí phông nền, trang phục.
Rùa và chim phượng hoặc biến thể của nó như Hạc xuất hiện ở mọi nơi thờ tự cá nhân lẫn tập thể, từ đình chùa miếu mạo đến rất nhiều kiến trúc văn hóa cũng như lịch sử. Đây chính là phiên bản linga và yoni của Nho – Lão Á Đông mà nhiều người còn chưa nắm được.
Đít – Đích – Địt – Địch
Chiếu, chữ Nho là Tịch 席. Tiếng Mân, hiện chỉ còn thấy lưu tồn tương đồng tuyệt đối với tiếng Việt ở thể [tsʰiau13] tại Phủ Điền – Phúc Kiến. Trong khi đó âm Tiệc của nó trong Yến Tiệc tức Yến Tịch 宴席, Tửu Tiệc tức Tửu Tịch 酒席, thì rất phổ biến [seik2] (Phúc An – Phúc Kiến), [tsiek53] (Trung Sơn – Quảng Đông), [tsiɛk22] (Nhân Hóa – Quảng Đông)… Âm Nôm – Tiệc cũng là cách đọc chữ Tịch 席. Một lần nữa từ nguyên đã chỉ ra thói quen sinh hoạt cổ đại ở Á Đông: Trải chiếu xuống đất hoặc trên giường/sập/phản, tụ họp ăn uống – gọi là mở Tiệc.
Tịch trong quốc tịch cũng có một nghĩa là cái chiếu, nhưng chữ là Tịch 籍. Chủ Xị là Mân âm hiện tại của Chủ Tịch 主席, từ nay nên hiểu là chủ tiệc. Tịch nghĩa đen là cái chiếu, do đó chỗ ngồi cũng gọi là Tịch. Chủ Tịch 主席 vốn chỉ đầu lĩnh, cận đại được dùng để dịch thuật ngữ chính trị President hoặc Chairman từ phương Tây. Quan hệ [ich] [iếc] này có thể liệt kê một chuỗi từ: Tích 惜 -> Tiếc. Chích 只 -> Chiếc. Bích 碧 -> Biếc…
Từ Đường âm Tịch 席 đã phát tán một loạt từ và âm liên quan đến phần hạ thể và cả tính giao trong tiếng Việt. Tạ 褯 bộ Y 衣, âm gốc Tịch 席 chỉ cái tã lót. Nếu Tịch 席 đã chỉ chỗ ngồi thì việc nó phủ nghĩa ra cả cái bàn tọa (mông, đít) là rõ ràng. Do biến âm T/Đ (như tồi bại = đồi bại), Tịch 席 biến thành Đích (giọng nam bộ, chỉ hạ thể phía sau) và Địch (động từ chỉ việc xì hơi từ Đích). Đích được khinh hóa khi phát âm nên đã trở thành Đít trong giọng Hà Nội.
Muốn tính giao thì phải “đồng tịch – cùng chiếu” do đó sinh ra động từ Địt ở miền bắc Việt Nam. Vô hình chung Địch và Địt ở hai miền mang nghĩa khác nhau, dẫn đến những hiểu lầm rất tai hại. Người Hà Nội không thể hiểu tại sao người Sài Gòn có thể “vừa đi vừa địt” trong khi câu nói chính xác là “vừa đi vừa địch”.
Những năm 1970 và 1980 thanh thiếu niên chúng tôi ở Sài Gòn hay dùng từ lóng Chịch chỉ tính giao. Đây chính là tiếng Quảng Đông khi đọc chữ Tịch 席 mà thôi.
Đụ mẹ – Đụ má – Đù má
Trong tiếng Quảng Đông ở Chợ Lớn, câu chửi tục nhất là Điếu Lão Mẫu 屌老母, phiên âm IPA [diu2 lou5 mou5] nghe gần như Tỉu Lụ Mụ. Đôi khi nó được giản hóa thành Lụ Mụ. Âm Lụ của chữ Lão 老 cũng không hề xa lạ với Việt ngữ nếu bạn đọc nhớ đến từ “lụ khụ”.
Chính Lụ Mụ đã được người miền nam Việt Nam dịch nghĩa một nửa Mụ = Mẹ và Má, cùng với biến âm L/Đ như Lồn/Đồn ở trên để thành ra “Đụ mẹ”, “Đụ má” và “Đù má”. Biến âm L/Đ cực kỳ phổ biến, để tránh nhầm lẫn và giúp con cháu không quên nguồn cội Hán Đường, ông cha ta đã sáng tạo rất nhiều từ đẳng lập đồng nguyên: là đà, lác đác, lao đao, lảo đảo, lù đù, lừ đừ…
Người Quảng Đông chỉ bắt đầu ồ ạt tràn đến miền nam Việt Nam làm ăn buôn bán và định cư khi thực dân Pháp cưỡng bức Bắc Kinh để thuê Quảng Châu Loan từ năm 1898. Do đó có thể ước đoán âm “Đụ mẹ”, “Đụ má” hay “Đù má” sẽ là ngôn ngữ chợ búa bắt đầu thịnh hành vào quãng thời gian này trở đi. Trước đó chắc chắn tiếng Việt dùng Đường và Mân âm “Địt và Đéo” là chủ yếu.
Uế ngữ và Mạ ngữ
Uế (穢) ngữ là ngôn ngữ thô tục dùng thể hiện sự quá khích tự thân hay nhấn mạnh khẩu khí như Mẹ Nó hay Bà Mẹ Nó, tiếng Bắc Kinh nói gần y hệt Tha Ma Đích 他媽的.
Mạ (罵) ngữ hoặc Mạ Lị (罵詈) ngữ chuyên dùng để lăng mạ, nhục mạ kẻ khác, chẳng hạn Đéo Mẹ Mày. Hiện nay tiếng phổ thông ở Trung Quốc dùng cụm Sáo Nễ Ma 肏你媽. (Âm Sáo là do tôi tạm dùng, căn cứ trên các từ đồng âm trong tiếng Quảng Đông, vì chưa thấy ai tìm hiểu và không có trong tự điển). Sáo 肏 hội ý ghép bởi chữ Nhập 入 (vào) và Nhục 肉 (xác thịt). Nhiều khả năng chữ Sáo 肏 chỉ được người Hoa cận đại sáng tạo để nói tránh cho bớt tục, sớm nhất xuất hiện ở tiểu thuyết Kim Bình Mai (cuối thời Minh) và Hồng Lâu Mộng (giữa nhà Thanh).
Đài Loan còn dùng cụm từ Gian Nễ Lão Sư 姦你老師 nghĩa là quan hệ xác thịt với bậc thầy đối phương. So với “Tiên Sư Cha Mày” trong tiếng Việt thì còn thấp hơn một bậc vì Tiên Sư là thầy của mọi ông thầy, bất kể già (lão) hay trẻ. Tiên sư của Nho là Khổng Tử, tiên sư của Đạo giáo là Lão Tử… Cũng xin ghi nhận rằng Tổ Ma 祖媽 (Tổ Mẹ) là một tiếng chửi khá phổ biến trong tiếng Mân Nam và Mân âm Hạ Môn hiện nay đọc là Chó Má [ʦɔ53 mã53].
Tiếng Khách Gia và Quảng Đông được xem như bảo tồn khá tốt ngôn ngữ Á Đông trung cổ đều dùng chữ Điếu: Điếu Nhược Mỗ 屌若姆 và Điếu Lão Mẫu 屌老母, viết khác nhau, đọc rất giống nhau và nghĩa thì hoàn toàn tương đồng với Đéo Mẹ Mày. Đôi khi chúng được lược bớt từ tục nhất đi, để thành Nễ Lão Mẫu 你老母 tức (Đéo) Mẹ Mày.
Biến âm – Biến thanh – Biến vận và Biến điệu
Các từ và âm trong bài viết này phần nào đã chỉ ra bốn hình thái phát triển và biến đổi ngữ âm tiếng Việt cơ bản trong suốt lịch sử mà e rằng chưa có tài liệu ngôn ngữ học nào đề cặp. Quy luật này nhìn thấy được ở mọi ngôn ngữ phổ dụng trên thế giới, kể cả tiếng Hoa. Rất nhiều chữ Nho và Nôm thoáng như có vẻ viết một đàng, đọc một nẻo, nhưng thực ra chúng xáo trộn các âm của các thời đại và tuân theo quy luật biến đổi về âm, thanh, vần, điệu…Biến âm bằng cách tráo đổi, có thể là vòng tròn các phụ âm đầu: L/Đ như Điểu/Lẹo, Đồn/Lồn, Lụ/Đụ. Đ/T như Điểu/Tỉu, Đồn/Tủn, Tịch -> Đít, Đích, Địt, Địch. L/N như Lẹo/Nẹo.Biến thanh là để sắp xếp lời nói lên bổng xuống trầm hài hòa dễ nghe, giống như hòa điệu trong âm nhạc. Ở trên chúng tôi từng ví dụ chữ Tiểu 小 đã biến hóa cho ra một loạt thanh bằng trắc khác nhau. Một trường hợp khác là chữ Lợi 利 với dải biến thanh bạch thoại Lời, Lãi, Lai, Lì (trong lì xì)… Hay như Điếu/Điểu -> Đéo, Lẹo, Nẹo.Biến vận là trường hợp chúng tôi chưa đi sâu nhất nhưng nội dung ở đây cũng chỉ ra các cặp Chiêm Chiếp, Thiêm Thiếp. Các cặp biến vận như Tôm Tép tiếng Việt bạch thoại dùng cả hai âm và Tép chỉ con Tôm nhỏ. Nhưng ở trường hợp Niêm Niếp (Niêm 黏 nghĩa là dính) thì chỉ dùng từ duy nhất Niếp và biến âm thành Nếp (gạo nếp, lúa nếp)…Biến điệu: Khinh hóa như đã đề cặp, tức là phát âm nhẹ đi, tạo âm gió giúp cho tiếng nói mang vẻ sang trọng hơn như Thủn/Tủn, Đít/Đích, Địt/Địch.
Kết luận
Nhìn qua phần lớn các âm phổ dụng chỉ tính giao hay sinh thực khí trong tiếng Việt, mỗi Điểu/Điếu là trực tiếp. Còn lại đều là sản phẩm nói tránh rất tế nhã, dường như là ngôn ngữ của quý tộc Hán Đường ly khai lập quốc. Ngay cả âm Lồn cũng có từ nguyên Đồn chỉ hạ thể nói chung, chứ không cụ thể và nhơ bẩn như chúng ta hằng lầm tưởng.
Chính hệ thống ký âm đầy lỗi và không chuẩn của các nhà truyền giáo phương tây đã khiến người Việt đánh mất rất nhiều cái hay cái đẹp trong lời ăn tiếng nói của tổ tiên mình, gây hiểu lầm cho bản thân Việt ngữ, rồi mới đến sự tréo ngoe giữa phương ngữ các vùng miền.
Li khai đế quốc Đại Đường đang tan rã, bởi những quan chức địa phương của chính mình, Đại Việt có nền tảng ngôn ngữ và phong tục Hán Mân đại chúng và văn hóa Hán Đường. Yếu tố Mân được xây dựng từ các lưu dân Mân Việt khi Cao Biền tái lập Đại La vừa trải qua diệt chủng và tàn phá bởi Nam Chiếu, rồi liên tiếp được bổ sung người nhập cư, từ tổ tiên nhà Lý đến tổ tiên nhà Trần trở đi.
Đây là cơ sở tạo nên tính đồng nhất Hán Đường Mân của Đại Việt, cố kết một dân tộc bền vững. Các cuộc di cư và di dân tiếp theo đó vào các thời Tống – Minh – Thanh vì đa số gốc Mân, nên đã dễ dàng hòa hợp và hòa tan chỉ sau vài đời.
Khi thực dân Pháp nô thuộc Việt Nam và chiếm Quảng Châu Loan làm tô giới gộp chung vào Liên bang Đông Dương, người Quảng Đông mới có cơ hội mạnh mẽ tràn sang buôn bán và lập nghiệp ở nhiều đô thị Đại Việt. Họ đã tạo nên những China town lấy tiếng Quảng làm ngôn ngữ giao thương chủ yếu, cho cả những người gốc Mân mới đến. Tiếng Quảng Đông gốc Hán Đường, thiếu yếu tố Mân. Phong tục Quảng không có nhuộm răng, ăn trầu, cải táng. Văn hóa Quảng nặng chất Đường Tống hơn. Các yếu tố này đã tạo ra khoảng cách lớn giữa họ với người bản địa và chưa kịp dung hợp thì đã đến thời hiện đại.
Có người cứ nhất quyết cho rằng Tũn không phải tên xấu mà nói tắt của Lũn Tũn, mặc dù Tủn, Cò, Cu đã kết hợp với nhau rất chặt chẽ để chỉ rõ nét văn hóa dân gian. Thật ra Lon Ton và Lũn Tũn phát nguyên từ chữ Đoản 短, nghĩa là lùn. Bản thân Lùn là biến âm của Đoản 短, y hệt Lồn/Đồn 臀. Nhiều phương ngữ Quảng Đông hiện vẫn đọc chữ Đoản là Tủn [tun42/52/33]. Đây là cái bẫy đồng âm mà người tra cứu từ nguyên nào cũng ít nhiều gặp phải. Càng yếu tiếng Việt thì càng nhiều sai lầm. Yếu như các “học giả” tây thì chỉ viết ra toàn rác rưởi!
Sài Gòn – Tây Giang 5.2021
@ Trương Thái Du
Share this:
- X
Related
Từ khóa » Tiểu Lị Lụ Mụ Hát
-
Chết Cười Với Những Câu Mắng Bằng 'tiếng Chợ Lớn' Kinh điển Của ...
-
“Tiểu Lị Lụ Mụ Cảo Xồ A Lị” - Quang Nhảy Trên Mọi Nền Nhạc - Facebook
-
Sài Gòn Của Tôi - TRẢI NGHIỆM KHI CÓ BẠN THÂN LÀ NGƯỜI ...
-
Tiểu Lị Lụ Mụ Hầm Cá Sảnh Là Gì - Blog Của Thư
-
Trải Nghiệm Khi Có Bạn Thân Là Người Hoa
-
Chửi Thề Tiếng Trung: 101 Câu Nói Bậy Bá đạo Nhất 2022
-
101 Câu CHỬI THỀ Bằng Tiếng Trung Cực Mạnh! 2022
-
Hồ Đình Nghiêm
-
Chồng Cũ đình đám Một Thời Của Ca Sĩ Thu Phương Giờ Ra Sao Sau ...
-
Vì Sao Chiến Dịch Tiêm Chủng Của Campuchia Thành Công? | Page 2
-
Tiểu Lị Lụ Mụ Nghĩa Là Gì
-
"Bổn Cũ Soạn Lại": Nguồn Gốc Các ấn Bản Quốc Ngữ Truyện Thơ Mục ...