Tại Sao Nước Ao Nuôi Tôm Màu Xanh đậm (xanh Rêu)? - Microbe-lift

Hiện tượng nước ao nuôi tôm màu xanh đâm (xanh rêu) chắc hẳn không còn xa lạ với bà con, nhưng nguyên nhân hình thành và tác hại của hiện tượng này chưa chắc nhiều người đã biết. Bài viết này Biogency sẽ giúp quý bà con hiểu hơn về tình trạng nước ao nuôi xuất hiện màu xanh rêu và là phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Các nội dung chính

  • Nguyên nhân nước ao nuôi tôm màu xanh đậm
  • Tác hại của váng xanh trong ao
  • Giải pháp khắc phục nước ao nuôi tôm màu xanh đậm
    • Giải pháp hóa học
    • Giải pháp vật lý
    • Giải pháp sinh học

Nguyên nhân nước ao nuôi tôm màu xanh đậm

nước ao nuôi tôm màu xanh đậm

Vi khuẩn lam hay còn gọi là tảo lam phát triển mạnh trong ao nuôi (có tên khoa học là Cyanophyta spp). Khi tảo lam phát triển quá nhanh, sẽ gây ra hiện tượng tảo nở hoa dẫn đến tảo tàn, sau đó nổi lên khiến màu nước có xanh rau má. Hiện tượng này xảy ra do dư thừa thức ăn, từ đó tạo thành các mùn bã hữu cơ, chất thải của tôm là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của tảo.

Xem thêm: Nước ao nuôi tôm phát sáng

Tác hại của váng xanh trong ao

Tảo lam phát triển mạnh sẽ tạo ra nhiều màng nhầy và kết thành từng mảng, sau thời gian lan rộng phủ kín bề mặt ao. Thường tảo lam phát triển thành từng mảng di chuyển theo chiều gió đến góc ao, sau đó sẽ bị lụi tàn và chìm xuống đáy ao để phân hủy. (xem thêm cách quản lý tảo ao nuôi tôm để hạn chế sự phát triển tảo có hại)

Quá trình phân hủy tảo tàn sẽ sử dụng oxy để sinh ra các khí độc cho tôm như NO2, NH3, H2S gây ô nhiễm và hao lượng oxy hòa tan trong ao, khiến tôm bị ngạt, nổi đầu, giảm ăn, chậm phát triển, sức đề kháng bị suy giảm,… từ đó tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh cho tôm. Thậm chí nếu không có các biện pháp xử lý kịp thời sẽ khiến tôm bị chết rải rác hay hàng loạt vào ban đêm.

Tham khảo: Cách khắc phục nước ao nuôi tôm màu đỏ

Giải pháp khắc phục nước ao nuôi tôm màu xanh đậm

nước ao nuôi tôm màu xanh đậm

Nước có màu xanh đậm do tảo lam nở quá nhiều trong ao nuôi là hiện tượng phổ biến tại các ao nuôi tôm. Việc kiểm soát tảo là công việc vô cùng quan trọng vì thế người nuôi cần đồng bộ thực hiện theo các giải pháp sau: 

Giải pháp hóa học

Nếu tảo phát triển quá mức, có thể sử dụng hóa chất BKC (Benzalkonium Chloride) với liều lượng khoảng 1lit/1000m3 nước ao nuôi. Thời gian sử dụng vào lúc 9 đến 10 giờ buổi sáng, tiến hành chạy quạt và sục khí liên tục.

Ngoài ra khi tảo chết sẽ làm mất nhiều oxy trong nước, gây ảnh hưởng tới sức khỏe tôm nuôi, vậy nên giảm tảo từ từ bằng cách chia ao khoảng thời gian xử lý cách nhau khoảng 10 ngày. Quạt sục khí cần hoạt động tối đa trong thời gian này để đảm bảo cung cấp đủ oxy cho ao nuôi. 

Giải pháp vật lý

Tiến hành thay nước ao nuôi: Thay thế lượng nước trong ao tối thiểu 30% trong vòng 2 đến 3 ngày, mỗi ngày thay một lần. Cách này sẽ giúp nồng độ dinh dưỡng trong ao sẽ ít hơn mật độ tảo

Tăng cường sục khí và tiến hành dùng lưới vớt tảo thường xuyên hoặc thay nước bề mặt ao để kiểm soát lượng tảo. Bổ sung oxy dưới đáy ao để kích thích phospho liên kết và hấp thụ vào trong trầm tích của ao nuôi. Cách này sẽ cản trở tảo tiếp cận với photpho để sinh trưởng và phát triển.

Ngoài ra, việc sử dụng quạt nước sục khí không chỉ giúp cung cấp oxy để các vi sinh vật phát triển mà còn tạo dòng chảy để thu gom các hợp chất hữu cơ tích tụ, từ đó có thể dễ dàng loại bỏ chúng, giải phóng các khí độc và tránh phân tầng nguồn nước.

Giải pháp sinh học

Ứng dụng giải pháp sinh học được xem là phương an toàn, hiệu quả và dễ thực hiện nhất cho người nuôi. Giải pháp xử lý như sau:

+ Sử dụng men vi sinh làm sạch nước ao nuôi Microbe-Lift AQUA C để phân hủy chất ô nhiễm, thức ăn thừa, chất bài tiết trong ao nuôi nhằm kìm hãm các chất dinh dưỡng nuôi tảo.

+ Trường hợp ao xuất hiện khí độc do tảo tàn phân hủy gây nên, người nuôi có thể kết hợp sử dụng men vi sinh xử lý khí độc Microbe-Lift AQUA N1, giúp xử lý và phòng ngừa khí độc trong ao nuôi vô cùng hiệu quả.

+ Trong quá trình xử lý sinh học, người nuôi cũng có thể bổ sung các khoáng chất như  potassium chloride (KCl), potassium sulfate,… vào ao nuôi để giúp tôm chống sốc, tăng sức độ chống chịu khi môi trường có thay đổi.

Tham khảo: Cách gây màu nước ao nuôi tôm

_____________________

Phía trên là các giải pháp giúp kiểm soát và xử lý hiệu quả tảo lam, nguyên nhân khiến ao nuôi tôm có màu xanh đậm. Giải pháp sinh học được xem là giải pháp tối ưu nhất nếu bà con xử lý tình trạng này. Nếu bà con muốn tìm hiểu sâu hơn hoặc tư vấn các thắc liên quan đến xử lý nước ao nuôi bằng men vi sinh, xin hãy liên hệ ngay với Biogency qua HOTLINE: 0909 538 514 

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký

Từ khóa » Tôm Nuôi Có Màu Xanh