Tại Sao Phụ Nữ Mang Thai Dễ Bị Suy Giãn Tĩnh Mạch - Sở Y Tế Hà Nội
Có thể bạn quan tâm
Suy giãn tĩnh mạch là triệu chứng khá phổ biến, xảy ra với phần lớn phụ nữ mang thai trong 3 tháng cuối thai kỳ.
TIN LIÊN QUANSuy giãn tĩnh mạch là thuật ngữ để chỉ những trường hợp máu tĩnh mạch không theo đường chảy bình thường mà trào ngược lại và ứ đọng ở ngoại vi, làm biến đổi về huyết động, biến dạng tổ chức mô xung quanh, gây ra các triệu chứng như nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê dị cảm, kiến bò, chuột rút về ban đêm... Theo lý thuyết, bệnh suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở mọi vùng tĩnh mạch trên cơ thể, tuy nhiên, trên thực tế thì phần lớn các trường hợp mắc bệnh đều xảy ra ở chi dưới (chân). Điều này được lý giải là do hệ thống tĩnh mạch chi dưới dài, phức tạp và nhất là chịu ảnh hưởng của trọng lực khi người bệnh phải đi, đứng nhiều.
Tại sao phụ nữ mang thai dễ bị suy giãn tĩnh mạch?
Phụ nữ mang thai dễ bị suy giãn tĩnh mạch do:
- Sự chèn ép của tử cung: Khi em bé trong bụng càng phát triển, tử cung lớn lên sẽ càng chèn ép tĩnh mạch, làm tăng áp lực tĩnh mạch lên gấp nhiều lần bình thường dẫn tới giảm lưu thông máu. Việc giảm lưu thông máu do sự chèn ép của tử cung cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ suy giãn tĩnh mạch hơn.
- Sự gia tăng lượng máu khi mang thai: Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể mẹ tăng lên, làm tăng thêm gánh nặng cho tĩnh mạch chân.
- Sự gia tăng của hóc- môn sinh dục nữ khi mang thai: Lượng progesterone tăng lên dẫn đến tình trạng giãn, sưng các tĩnh mạch, hình thành các tĩnh mạch hình sợi hay tĩnh mạch dạng mạng nhện.
- Khả năng bị suy giãn tĩnh mạch của thai phụ sẽ cao hơn nếu các thành viên khác trong gia đình mắc bệnh này. Suy giãn tĩnh mạch hay gặp ở phụ nữ hơn nam giới. Nếu trước khi mang thai đã bị suy giãn tĩnh mạch, tình trạng đó có xu hướng trở nên nặng hơn với mỗi lần mang thai và khi lớn tuổi.
- Thừa cân, mang song thai, đa thai, hoặc thường xuyên đứng trong thời gian dài cũng là một trong những nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch.
Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?
Suy giãn tĩnh mạch là triệu chứng thai kỳ khá phổ biến, nhất là trong 3 tháng cuối, khi cơ thể mẹ trở nên “nặng nề” hơn. Suy giãn tĩnh mạch thời kỳ mang thai không ảnh nhiều đến tình trạng sức khỏe của mẹ và bé. Nếu người mẹ không bị suy giãn tĩnh mạch từ trước khi mang thai, thì bệnh sẽ hết sau khi sinh con. Tuy nhiên, trong một số trường hợp suy giãn tĩnh mạch có thể trở nên xơ cứng, có màu đỏ và đau nhức. Đôi khi còn hình thành một số cục máu đông được gọi là huyết khối. Huyết khối này xuất hiện có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ, vì vậy thai phụ cần gặp bác sĩ ngay khi thấy những dấu hiệu này.
Các biện pháp phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch
- Không nên đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu nhằm tránh gây ra tình trạng ứ trệ tuần hoàn, máu khó lưu thông.
- Nên thường xuyên vận động, thể dục đi bộ nhẹ nhàng. Việc làm này không chỉ giúp thai phụ giảm được nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch mà còn giúp cơ thể tránh được mệt mỏi trong thời gian thai nghén.
- Cần tránh những hoạt đông quá sức, không nên mang vác đồ nặng để tránh gia tăng áp lực lên các mạch máu.
- Luôn ngồi ở tư thế thoải mái, tuyệt đối không bắt chéo chân gây dồn ép lên tĩnh mạch. Khi nằm ngủ hoặc làm việc có thể kê chân cao khoảng 15-20cm, điều đó giúp cho việc lưu thông trong tĩnh mạch diễn ra thuận lợi hơn.
- Trong trường hợp thai phụ bị giãn tĩnh mạch một bên chân hay âm hộ thì nên nằm nghiêng sang bên không bị giãn.
- Nên mặc bộ quần áo rộng rãi, thoải mái, có độ co giãn tốt vì chúng sẽ giúp tránh gây áp lực lên tử cung, vùng bụng cũng như các cơ ở chân.
- Kiểm soát tốt cân nặng, không tăng cân quá nhiều hoặc quá nhanh.
Đỗ Hương
ad syt ad
Các tin khác- Sàng lọc trước sinh và các xét nghiệm sàng lọc trước sinh
- 7 sai lầm thường gặp khi điều trị tay chân miệng cho trẻ
- Thụ tinh trong ống nghiệm cho phụ nữ bị buồng trứng đa nang không cần kích trứng
- Trẻ em mắc đái tháo đường do đâu?
- Cách xử trí hạ đường huyết khi dùng insulin trị đái tháo đường
- 4 món cháo từ sơn dược trợ tiêu hoá, kiện tỳ ích vị
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc
Dịch vụ công trực tuyến | |
Phần mềm Quản lý văn bản | |
Phần mềm QLHS Một cửa | |
Phần mềm Một cửa (Mới) | |
Tiếp nhận ý kiến công dân | |
Danh mục TTHC công | |
Tra cứu hồ sơ Một cửa | |
Thư điện tử TP Hà Nội | |
Thông tin người phát ngôn |
Từ khóa » Giãn Tĩnh Mạch Cửa Mình
-
Mang Thai 31 Tuần Bị Giãn Tĩnh Mạch âm Hộ Liệu Nếu Sinh Thường Có ...
-
Giãn Tĩnh Mạch Trong Thời Kỳ Mang Thai
-
Giãn Tĩnh Mạch Vùng Chậu ảnh Hưởng Hạnh Phúc Gia đình
-
Suy Giãn Tĩnh Mạch Khi Mang Thai - Bệnh Viện Từ Dũ
-
6 Vấn đề Về âm đạo Mà Mọi Phụ Nữ Cần Biết
-
Tăng áp Lự Tĩnh Mạch Cửa - Rối Loạn Về Hệ Gan Và Mật - MSD Manuals
-
Giãn Tĩnh Mạch - Rối Loạn Tiêu Hóa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Giãn Tĩnh Mạch Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Giãn Tĩnh Mạch âm đạo Và Cơ Quan Sinh Dục Ngoài ở Phụ Nữ Mang Thai
-
Giãn Tĩnh Mạch Khi Mang Thai
-
Suy Giãn Tĩnh Mạch – Kẻ Thầm Lặng Lấy đi Thanh Xuân Của Mẹ
-
Suy Giãn Tĩnh Mạch ở Phụ Nữ Mang Thai | Sở Y Tế Nam Định
-
Từ điển Y Khoa: Giãn Tĩnh Mạch Thực Quản Là Gì Và điều Trị Như Thế Nào?