Tâm Bất Sinh, Tâm Không Và Tâm Vô Ký (24) - Trung Tâm Hộ Tông

loading Your browser does not support the video tag.
  • Trung tâm Hộ Tông

Trang chủ

Lời ngỏ

Thư viện

Tin tức

Sinh Hoạt Thiền

Danh sách hùn phước

Sử liệu

Pháp thoại

Hỏi đáp

Triển lãm

Liên kết website

Góc thư giãn

Đường đến chùa bửu long

Liên hệ

Kết quả Tìm Kiếm: Có 43 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'tâm bất sinh, tâm không, tâm vô ký, vô niệm'. trình pháp & chiêm nghiệm (1815) nguyên lý tu tập (1181) cuộc sống (894) tinh tấn chánh niệm tỉnh giác (664) tri ân (618) thơ (555) Hỏi & Đáp về Phật giáo (505) Thiền (424) vô ngã, bản ngã & đại ngã (394) sự thật, chân lý, pháp, tánh (342) tánh biết & tướng biết (308) thiền tuệ, thiền Minh Sát - Vipassanā (306) bệnh tật (282) thiền định, tứ thiền bát định (275) xuất gia & tại gia (262) chúc mừng năm mới (246) buông (240) nghiệp, sinh mệnh & định mệnh (233) bất an & sợ hãi (226) thực chứng & giác ngộ (205) hồi hướng, phước lực & tâm lực (203) kinh điển & sách hay (203) tùy duyên thuận pháp (194) tụng kinh & niệm Phật (186) giao tiếp & ứng xử (184) như nó đang là (181) vô thường, khổ & vô ngã (180) tình yêu & hôn nhân (178) Lịch Thầy giảng pháp (172) tâm sân (162) tự biết mình (157) Phật tánh, chân tâm, tánh giác, tánh biết chói sáng (Pabhassara Citta) (155) trong thấy chỉ có thấy (155) ý nghĩa cuộc đời (155) thận trọng - chú tâm - quan sát (148) nhân quả & nghiệp báo (147) người âm & cõi âm (139) chúc mừng khánh tuế (136) giới luật (135) khổ đau (135) sát sinh & phóng sinh (133) trọn vẹn rõ biết (133) bắt đầu tu học (129) pháp thoại (124) Bát Chánh Đạo (118) trầm cảm (115) chân đế & tục đế (114) chết & tái sinh (108) thực hành chưa đúng (107) chia sẻ pháp & khai thị (106) Tứ Niệm Xứ (106) nghi lễ (101) Thiện ác đúng sai (101) hữu thức & ý thức, tiềm thức, vô thức & Bhavaṅga (96) quy y Tam Bảo (96) tông phái & pháp môn (91) tưởng tri, thức tri & tuệ tri (89) vô minh & ái dục (84) giáo dục & dạy con (79) pháp đối trị (79) thờ cúng (79) khổ đế (77) quan sát, quán chiếu & quán tưởng (77) cô đơn, tự lập & độc lập (76) ngũ uẩn (75) sám hối & tạ ơn (74) Niệm tâm (73) Sinh tử & Niết-bàn (70) tử vi, phong thủy, bói toán (70) tự nhiên & vô tâm (69) ngã mạn, ganh tỵ, đố kỵ (68) niệm hơi thở, sự thở (67) Tứ vô lượng tâm từ bi hỷ xả (66) ba-la-mật (63) tâm từ (63) tương giao - mối quan hệ (63) hữu vi hữu ngã & vô vi vô ngã (61) luân hồi sinh tử (60) giấc mơ & chiêm bao (58) hiếu thảo (58) từ thiện (58) Vọng tưởng, ảo tưởng & hoang tưởng (57) Tội & phước (52) giới định tuệ (50) mất ngủ (50) niệm sự chết (50) ăn chay & ăn mặn (49) vi diệu pháp & duy thức học (49) tâm (48) sinh tử & sinh diệt (47) tôn giáo khác (45) thấy tức là buông (44) chánh định & sát-na định (43) tâm bất sinh, tâm không, tâm vô ký, vô niệm (43) vô ngã vị tha (43) chúc mừng ngày nhà giáo (42) Dâng y Kathina (42) giải thoát (42) đạo & đời (40) Như lý tác ý (40) Tứ Diệu Đế (40) tâm si (38) nhân & duyên (37) trí tuệ & từ bi (37) ngôn từ & vô ngôn (36) nhận ghi chép pháp thoại (35) sáng suốt - định tĩnh - trong lành (35) tâm tham (35) tánh không (35) nhẫn nại, kham nhẫn, nhẫn nhục (34) tà kiến, thường kiến, đoạn kiến (34) thề nguyện & cầu nguyện (34) bát quan trai giới (33) bố thí (33) ngoại đạo & chánh đạo (33) trì chú (33) nhị nguyên & bất nhị, thái cực & lưỡng nghi (32) Niệm thọ (32) Tự lực và tha lực. (31) bùa chú (30) đừng vội tin (30) Niệm pháp (30) Phật giáo nguyên thủy Therevada (30) tang lễ (30) tánh tướng thể dụng (30) đức tin & niềm tin và mê tín (29) gia đình (29) ma nhập (29) phân vân & hoài nghi (29) vô sư trí & hậu đắc trí (29) khoa học (28) Minh & Vô minh (28) thái độ - trạng thái (28) hữu thức hóa vô thức (27) làm công quả & hùn phước (27) luân xa (27) cúng dường (26) bất toàn & hoàn toàn (25) địa ngục, ngạ quỷ & súc sinh (25) mệt mỏi - chán nản (25) phước đức (25) Trà Đạo (25) Tịnh Độ Tông (24) phóng sinh (23) tâm bình thường là Đạo (23) tẩu hỏa nhập ma (23) không, vô tướng, vô tác, vô cầu (21) tâm lý học (21) 10 kiết sử & trói buộc (20) hạnh đầu đà (20) Niệm thân (20) pháp học & pháp hành (20) tri kiến thanh tịnh (20) cảm ứng Đạo giao - Linh cảm - thần giao cách cảm (19) thập nhị nhân duyên (19) cận tử nghiệp (18) năng và sở (18) thời gian tâm lý (18) Trung Đạo (18) 37 phẩm trợ Đạo (17) Chư Thiên & các cõi giới (17) hôn trầm (17) không bước tới, không dừng lại (17) xả ly - ly tham - đoạn diệt - an tịnh (17) y pháp bất y nhân (17) đoạn giảm & đoạn tận (16) Năng lượng vũ trụ (16) tham, sân & si (16) Thất giác chi (16) Lão Tử & Trang Tử (15) cảm xúc và cảm giác (14) căn cơ tu học (14) chấp Ngã -chấp Pháp - chấp Thường - chấp Đoạn (14) Dịch Lý (14) pháp hữu vi - pháp vô vi (14) tứ đại (14) Tứ như ý túc (14) chân-thiện-mỹ (13) dục giới, sắc giới, vô sắc giới, Tam giới (13) nhàm chán (13) sinh - hữu - tác - thành (13) tứ oai nghi (13) hóa thân, báo thân & pháp thân (12) Hối hận & ăn năn (12) phá thai (12) rỗng rang - lặng lẽ - trong sáng (12) Bát Nhã Tâm Kinh (11) lý và sự (11) tạo tác (11) xá lợi (11) Danh & Sắc (10) tầm & tứ (10) tham thoại đầu (10) thần thông (10) không sợ hãi - vô úy (9) Pháp danh (9) phiền não (9) sở tri & sở đắc (9) thân kiến (9) tự sát (9) Khổng Tử (8) tự do, nương tựa & lệ thuộc (8) xuất hồn (8) luật hấp dẫn (7) sanh hữu tác thành (7) tánh đế & thánh đế (7) thu thúc lục căn (7) tứ chánh cần (7) Đại Thừa (6) Năm triền cái (6) danh khái niệm & tướng khái niệm (5) duy tác (5) tứ nhiếp pháp (5) thiền tuệ (1)

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Tìm kiếm Tìm kiếm Các chủ đề phổ biến trình pháp & chiêm nghiệm (1815) nguyên lý tu tập (1181) cuộc sống (894) tinh tấn chánh niệm tỉnh giác (664) tri ân (618) thơ (555) Hỏi & Đáp về Phật giáo (505) Thiền (424) vô ngã, bản ngã & đại ngã (394) sự thật, chân lý, pháp, tánh (342) Xem tất cả chủ đề Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 24-08-2022

Câu hỏi:

Kính thưa thầy khai thị thêm chánh định trong trích đoạn dưới đây con cám ơn thầy ạ. Cái mà bạn không lượm nhặt từ bên ngoài, chính là Tâm Phật bất sinh, và ở đây không hiện hữu một si mê nào. Tâm Phật bất sinh chiếu sáng kỳ diệu vận hành liên tục trong bạn vào mọi thời, mọi việc, chuyên nhất tâm ý dù bạn là hiệp sĩ, nông dân, thợ thuyền, thương gia - công việc sẽ là pháp chánh định của mỗi người. Với bất cứ người nào để cho Bất sinh vận hành như vậy, thì mọi sự đều tự giải quyết một cách toàn hảo. Trích trong Tâm Bất Sinh

Chủ đề liên quan: tâm bất sinh, tâm không, tâm vô ký, vô niệm (43)

Xem Câu Trả Lời »

Trả lời:

Chính xác!

Ngày gửi: 16-08-2022

Câu hỏi:

Kính gửi sư ông, con đang gặp phải những vấn đề này ạ. Con hiện tại đang sống nhưng cảm giác chỉ là thân xác đang sống, sống theo cảm tính thôi chứ bên trong con chẳng cảm nhận được cuộc sống đang diễn ra như thế nào cả. Rồi những sự việc vui, buồn đến với con con muốn để tâm lắm nhưng đầu óc cứ trống rỗng không có cảm xúc gì mặc dù trước kia con không như vậy. Những việc xảy ra hằng ngày với con, khi nghĩ lại về nó con biết mình đã trải qua nó rồi nhưng chẳng cảm nhận được mình đã trải qua nó, cảm giác rất ảo, như là trải qua trong mơ thôi ạ. Con muốn thoát ra khỏi những cảm giác đó để sống một cách bình thường nhưng chằng biết phải làm thế nào ạ, con cảm thấy rất bế tắc. Con mong sư ông giúp đỡ con ạ. Lời văn con còn hơi lủng củng, sư ông thông cảm giúp con ạ. Con xin cảm ơn sư ông!

Chủ đề liên quan: tâm bất sinh, tâm không, tâm vô ký, vô niệm (43)

Xem Câu Trả Lời »

Trả lời:

Tình trạng đó gọi là tâm vô ký hay tâm xả quá nhiều. Con nên lắng nghe, cảm nhận lại chính mình trong những sinh hoạt bình thường hàng ngày để rõ biết mình hơn. Giống như sự sống đang diễn ra nơi con là từng trang sách mà con cần phải đọc, nếu không con sẽ không thể nào hiểu được chính mình.

Ngày gửi: 15-08-2022

Câu hỏi:

Kính thưa thầy con xin chia sẻ một trích đoạn tuyệt vời Vọng tưởng nguyên ủy vốn không hiện hữu, mà chỉ do chính bạn tạo ra vì phân biệt. Sự thật chúng chỉ là những cái bóng, những sự việc bạn đã thấy và nghe trong quá khứ, và khi chúng hiện lên, thì đó là những ảnh tượng được phản chiếu chỉ khi nào bạn bám víu vào những cái bóng ấy, bạn mới phát sinh vọng tưởng. Nếu bạn không bám víu vào những cái bóng phản chiếu ấy thì vọng tưởng không sinh. Khi bạn không bám víu vào những ảnh tượng trong tâm, thì bạn không bị mê hoặc. Khi ấy, dù có bao nhiêu ảnh tượng được phản chiếu cũng như không, bạn không có ý tưởng nào cần phải dẹp bỏ hay cắt đứt, thì chúng sẽ phải tự động chấm dứt. Có phải lúc ấy cũng như chúng chưa từng sinh khởi? Như thế thì sẽ không còn một tư tưởng. Chính vì Tâm Phật bất sinh có công năng chiếu sáng một cách kỳ diệu, nên những ấn tượng quá khứ phản chiếu lại trong tâm mà bạn lầm gán cho chúng cái tên "vọng tưởng" trong khi chúng tuyệt đối chẳng có gì là vọng. Vọng tưởng hay mê muội có nghĩa là cái khổ về tư tưởng này làm mồi cho tư tưởng khác. Trong tâm Phật không có một tư tưởng hay một vật gì, bởi thế khi không để mình vương vấn với chúng, tức là đã phù hợp với tâm Phật bất sinh.. Nếu cố ý chấm dứt các ý tưởng khởi lên, đàn áp chúng, thì lại là thất sách. khi bạn cố ngăn cho tư tưởng đừng khởi, thì tâm bạn bị tách làm hai phe, một bên là ý tưởng giận dữ và một bên là cái ý muốn chấm dứt cơn giận. Việc ấy cũng như bạn đuổi theo một người đang bỏ chạy, chỉ khác là ở đây bạn vừa là người bị theo đuổi vừa là người đuổi theo. Lấy một vị dụ khác: khi bạn quét lá rụng mùa thu, lớp lá này quét xong lớp lá khác lại rụng xuống. Cũng thế, dù bạn ngăn được những ý giận ban đầu, nhưng cái ý sau đó để ngăn cản ý giận, lại khởi lên, cứ thế không bao giờ dứt bởi thế cái ý muốn chấm dứt tư tưởng là sai lầm. Trích trong Tâm Bất Sinh

Chủ đề liên quan: tâm bất sinh, tâm không, tâm vô ký, vô niệm (43)

Xem Câu Trả Lời »

Trả lời:

Đúng.

Ngày gửi: 22-07-2022

Câu hỏi:

Kính thưa thầy cho con hỏi vô tâm có phải chánh niệm không ạ vì vô tâm thì không thất niệm, tạp niệm và vọng niệm

Chủ đề liên quan: tinh tấn chánh niệm tỉnh giác (664) tự nhiên & vô tâm (69) tâm bất sinh, tâm không, tâm vô ký, vô niệm (43)

Xem Câu Trả Lời »

Trả lời:

Vô tâm được dùng trong thiền đồng nghĩa với vô niệm và chánh niệm. Vô tâm ở đây có nghĩa là tâm rỗng lặng trong sáng tự nhiên (tịch chiếu), vô vi, vô ngã (không có ý đồ tạo tác của bản ngã).

Ngày gửi: 21-06-2022

Câu hỏi:

Thầy kính! Cho con hỏi trạng thái vô ký như thế nào? Con có nghe qua nhưng vẫn chưa rõ lắm. Đôi lúc con mệt mỏi quá nên muốn buông hết thì hình như con thấy con đang trong trạng thái vô ký. Nếu đang ở trạng thái vô ký thì quay về tỉnh giác là làm gì thầy cho con ví dụ được ko ạ? Con cám ơn Thầy nhiều lắm.

Chủ đề liên quan: tâm bất sinh, tâm không, tâm vô ký, vô niệm (43)

Xem Câu Trả Lời »

Trả lời:

Vô ký là trạng thái tâm vô nhân có tính thờ ơ, lãnh đạm, vô cảm, không linh động. Khác với tâm si là thái độ tâm hữu nhân có tính nghi hoặc, trạo hối, hôn trầm.

Chỉ cần trở về trọn vẹn rõ biết trạng thái vô ký đó để tâm phấn khởi lên. Trở về là tinh tấn, trọn vẹn là chánh niệm, rõ biết là trạch pháp, phấn khởi là hỷ, thuộc Thất giác Chi.

Ngày gửi: 21-06-2022

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy! Con là phật tử tu tại gia, con hữu duyên được nghe pháp của Thầy và cũng tự mình tu tập theo con đường Trung Đạo của Phật Thích Ca. Hàng ngày trong cuộc sống con cũng tùy duyên thuận pháp mà hành và tu tập. Con có câu hỏi nhờ Thầy khai thị giúp con: càng tu tập thì thân tâm con càng rỗng lặng và con có cảm giác như mình ko có bất cứ ham muốn gì khởi lên, nhiều lúc con thấy thân tâm con trống rỗng hoàn toàn là con đang trong trạng thái gì thưa Thầy? Thầy có thể hướng dẫn để con tu tập hiệu quả hơn không ạ! Con xin tri ân công đức Thầy, con kính chúc Thầy thật nhiều sức khỏe!

Chủ đề liên quan: tinh tấn chánh niệm tỉnh giác (664) tâm bất sinh, tâm không, tâm vô ký, vô niệm (43)

Xem Câu Trả Lời »

Trả lời:

Nếu tâm trống rỗng mà sáng suốt rõ biết thì không cần thêm gì nữa. Nếu tâm trống rỗng mà mơ màng thì đó là trạng thái vô ký, nên tinh tấn chánh niệm tỉnh giác.

Ngày gửi: 15-06-2022

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy, Mong Thầy chỉ ra cho con thấy sự khác nhau giữa tâm "không động, không sầu, tự tại và vô nhiễm" và tính bỏ mặc, vô tâm, thờ ơ hay lạnh lùng ạ. Con cảm giác như khi mình yêu thương và quan tâm một ai đó hay một điều gì đó thì thật khó để không có những phản ứng cảm xúc ạ. Còn nếu mình bỏ mặc không quan tâm thì đạt được trạng thái "không động, không sầu, tự tại và vô nhiễm" rất dễ. Mong Thầy chỉ cho con thấy cái sai của con ạ. Con cám ơn Thầy

Chủ đề liên quan: trầm cảm (115) tâm bất sinh, tâm không, tâm vô ký, vô niệm (43)

Xem Câu Trả Lời »

Trả lời:

Đúng là tâm vô cảm và tâm không động trông có vẻ giống nhau nhưng lại rất khác xa. Người vô cảm với người đa cảm có cảm xúc nghịch chiều, như hai thái cực, nên cả hai đều thiên lệch, mất thăng bằng tình cảm, nếu độ nghịch chiều này lớn dần sẽ trở thành trầm cảm và hưng cảm!

Thường người trở nên vô cảm do bị tổn thương tâm lý sau khi quá đa cảm. Nên thực ra đó vẫn là một dạng rối loạn cảm xúc hay không làm chủ được cảm xúc chứ không phải tâm trầm tĩnh sáng suốt nên "không động không sầu, tự tại và vô nhiễm" trước mọi biến động nhờ trí tuệ rõ biết sự thật.

Ngày gửi: 01-06-2022

Câu hỏi:

Bạch Thầy, tâm bất động và tâm tự nhiên khác nhau như thế nào ạ? (con có nhớ Thầy từng nói "tự nhiên khác xa với bất động") Con thành kính tri ân Thầy ạ!

Chủ đề liên quan: tâm bất sinh, tâm không, tâm vô ký, vô niệm (43)

Xem Câu Trả Lời »

Trả lời:

Nói rõ hơn là tâm bất động tự nhiên (naturally unshakable mind) trên mọi đối tượng, khác với bất động do tâm an chỉ trên một đối tượng (fixing mind on an object).

Ngày gửi: 24-04-2022

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ sư Ông, Hôm nay thật quá ý nghĩa với con. Trên đường về con thực thấy điều này. Khi tâm sáng suốt định tĩnh thì khi có 1 nguy hiểm hay cảnh báo, liền rõ biết sự nguy hiểm đó, vì con lái xe, nên thân tâm liền chú ý tức thì, nhưng ngay đó mà không phản ứng lại hoàn cảnh theo sân si, thì đó chính là tâm bất động phải không ạ. Con hoan hỷ vô cùng khi thực cảm nhận được giây phút đó. Gia đình con biết ơn sư Ông đã giúp đỡ ạ, bà con đã khá hơn được 1 chút.

Chủ đề liên quan: tâm bất sinh, tâm không, tâm vô ký, vô niệm (43)

Xem Câu Trả Lời »

Trả lời:

Sādhu lành thay!

Ngày gửi: 01-04-2022

Câu hỏi:

- Thưa thầy con thấy mình vô cảm, dửng dưng, thầy cho con hỏi sự khác nhau giữa vô cảm và thấy sự việc như nó đang là là gì? Con cảm ơn. - Thầy cho con hỏi thêm, trọn vẹn với cơn giận theo con hiểu nghĩa là vẫn để cơn giận xả ra rồi thấy nó, trong lúc giận mình có thể hành động theo cơn giận nhưng vẫn biết mình đang giận, như vậy có đúng không thầy?

Chủ đề liên quan: tâm sân (162) tâm bất sinh, tâm không, tâm vô ký, vô niệm (43)

Xem Câu Trả Lời »

Trả lời:

- Vô cảm là hiệu ứng của tâm si mê tiêu cực. Thấy pháp đúng như nó đang diễn biến sinh diệt là hiệu ứng của trí tuệ tích cực.

- Đừng suy đoán lung tung, cứ thử quan sát, lắng nghe, cảm nhận hoàn toàn trọn vẹn cơn giận xem sao mới biết được.

ĐầuTrước12345SauCuối © Copyright 2009 trungtamhotong.org. All rights reserved.

Từ khóa » Vô Ký Nghĩa Là Gì