Tạm đình Chỉ Giải Quyết Vụ án Dân Sự - Luật Dương Gia
Có thể bạn quan tâm
Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự được quy định tại Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự và Điều 22 Nghị quyết số 05/2012/NQ – HĐTP. Hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tạiTòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng Dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự
“Điều 189. Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
1. Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó.
2. Một bên đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật.
3. Chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế.
4. Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án.
5. Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định.”
Điều 22. Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự quy định tại Điều 189 của BLTTDS
1. Thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự mà không phụ thuộc có hay không có yêu cầu của đương sự khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 189 của BLTTDS.
2. “Trường hợp cơ quan, tổ chức đã sáp nhập, chia, tách mà chưa có cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó” là trường hợp đã có quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc sáp nhập, chia, tách cơ quan, tổ chức đó, nhưng cơ quan, tổ chức mới chưa được thành lập hoặc đã được thành lập nhưng chưa có đầy đủ điều kiện để hoạt động theo quy định của pháp luật đối với loại hình cơ quan, tổ chức đó.
“Trường hợp cơ quan, tổ chức đã giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó” là trường hợp chưa xác định được cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng theo quy định tại các điểm a và b khoản 2, khoản 3 Điều 62 của BLTTDS.
3. “Đại diện hợp pháp của đương sự” quy định tại khoản 3 Điều 189 của BLTTDS bao gồm đại diện theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền. Người đại diện hợp pháp của đương sự được xác định theo quy định của “Bộ luật dân sự năm 2015”, Điều 73 của BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 21 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03-12-2012 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự.
4. “Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án” quy định tại khoản 4 Điều 189 của BLTTDS là trường hợp mà kết quả giải quyết vụ án dân sự, hình sự, hành chính đó, hoặc kết quả giải quyết của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền là cơ sở để xác định thẩm quyền của Tòa án, xác định quyền khởi kiện đối với vụ án, xác định địa vị pháp lý, xác định người tham gia tố tụng, xác định quan hệ pháp luật tranh chấp hoặc là căn cứ khác để Tòa án giải quyết vụ án này một cách toàn diện, chính xác và đúng pháp luật.
“Vụ án khác có liên quan” đến vụ án mà Tòa án đang giải quyết là vụ việc dân sự, vụ án hình sự, hành chính.
“Sự việc được pháp luật quy định” phải là sự việc có ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết vụ án, và nếu không được cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước thì việc giải quyết của Tòa án là vi phạm pháp luật.
Ví dụ 1: Trong vụ án tranh chấp về hợp đồng mua bán tài sản giữa nguyên đơn A và bị đơn B. Sau khi thụ lý vụ án mà Tòa án nhân dân huyện X nhận được thông báo của Tòa án nhân dân huyện Y về việc Tòa án này đang thụ lý giải quyết vụ án giữa nguyên đơn C và bị đơn A về tranh chấp quyền sở hữu đối với tài sản đó. Trường hợp này, Tòa án nhân dân huyện X cần ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án tranh chấp về hợp đồng mua bán tài sản giữa A và B để chờ kết quả giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu tài sản đó của Tòa án nhân dân huyện Y. Căn cứ vào kết quả giải quyết của Tòa án nhân dân huyện Y, Tòa án nhân dân huyện X sẽ tiếp tục giải quyết vụ án tranh chấp về hợp đồng mua bán tài sản theo thủ tục chung.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Ví dụ 2: Tòa án nhân dân huyện X đang giải quyết tranh chấp giữa nguyên đơn A và bị đơn B xuất phát từ giao dịch trái pháp luật giữa A và B thì nhận được thông báo của Viện kiểm sát nhân dân huyện X về giao dịch giữa A và B có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự và yêu cầu Tòa án nhân dân huyện X chuyển hồ sơ để điều tra hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Trường hợp này, Tòa án nhân dân huyện X cần tạm đình chỉ giải quyết vụ án để chờ kết quả điều tra của Cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật đó. Nếu cơ quan điều tra kết luận giao dịch dân sự trái pháp luật giữa A và B chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, thì Tòa án nhân dân huyện X tiếp tục giải quyết vụ án tranh chấp giữa A và B về giao dịch trái pháp luật đó.
5. “Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Toà án mới giải quyết được vụ án mà thời hạn giải quyết đã hết” quy định tại khoản 5 Điều 189 của BLTTDS là trường hợp Tòa án phải ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi phải thực hiện thủ tục ủy thác tư pháp hoặc chưa có kết quả thực hiện ủy thác tư pháp hoặc chưa nhận được các tài liệu, chứng cứ từ cơ quan, tổ chức mà thời hạn chuẩn bị xét xử (kể cả trường hợp đã gia hạn) đã hết hoặc tuy đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc tại phiên tòa xét xử mà xét thấy cần phải thực hiện ủy thác tư pháp hoặc cần phải yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ mới giải quyết được vụ án thì Tòa án phải ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.
Ví dụ: Theo quy định tại khoản 4 Điều 93 của BLTTDS, thì Tòa án phải tiến hành ủy thác thu thập chứng cứ ra nước ngoài trong trường hợp cần thiết. Trường hợp đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử (kể cả trường hợp đã gia hạn) mà vẫn chưa có kết quả ủy thác thu thập chứng cứ theo quy định, thì Tòa án phải ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án để chờ kết quả ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. Sau khi có kết quả ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc sau khi đã hết thời hạn ủy thác tư pháp theo quy định của pháp luật, thì Tòa án tiếp tục tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung.
6. “Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định” quy định tại khoản 6 Điều 189 của BLTTDS là các trường hợp làm căn cứ cho Toà án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự mà trong BLTTDS này chưa quy định nhưng đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc sau khi BLTTDS có hiệu lực thi hành mới được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sau đó hoặc trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Từ khóa » Ví Dụ Về Tạm đình Chỉ Vụ án Dân Sự
-
Căn Cứ Tạm đình Chỉ Vụ án Dân Sự Theo Quy định Của Bộ Luật Dân Sự ...
-
Tạm đình Chỉ Giải Quyết Vụ án Dân Sự Trong Những Trường Hợp Nào?
-
Quyết định Tạm đình Chỉ Giải Quyết Vụ án Dân Sự - FBLAW
-
So Sánh Quyết định Tạm đình Chỉ Và đình Chỉ Giải Quyết Vụ án Dân Sự
-
Đình Chỉ Giải Quyết Vụ án Hay đình Chỉ Giải Quyết Yêu Cầu Của đương ...
-
Đình Chỉ Giải Quyết Vụ án Dân Sự, Khi Bị đơn Là Cá Nhân Chết Mà ...
-
Tạm đình Chỉ Vụ án Dân Sự - Luật Trần Và Liên Danh
-
[DOC] Mẫu Số 46-DS - Tòa án Nhân Dân Tối Cao
-
Benchbook Online >> 2.3. Chuẩn Bị Xét đơn Yêu Cầu
-
Các Trường Hợp, Thẩm Quyền, Thủ Tục Tạm đình Chỉ Giải Quyết Vụ án ...
-
Rút Kinh Nghiệm Công Tác Kiểm Sát Quyết định Tạm đình Chỉ, Quyết ...
-
Thẩm Quyền Của Tòa án đối Với Vụ án Dân Sự Có Yêu Cầu Hủy Quyết ...
-
Tìm Hiểu Về “đình Chỉ” Theo Qui định Trong Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự ...
-
Trường Hợp Nào Phải Tạm đình Chỉ Giải Quyết Vụ án Dân Sự?