Thẩm Quyền Của Tòa án đối Với Vụ án Dân Sự Có Yêu Cầu Hủy Quyết ...
Có thể bạn quan tâm
Khoản 4 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Thẩm quyền của cấp Tòa án giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp có xem xét việc hủy quyết định cá biệt quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo quy định tương ứng của Luật Tố tụng hành chính về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh”.
Do đó, trong vụ việc dân sự có yêu cầu hủy quyết định cá biệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (ví dụ: Yêu cầu hủy Quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), việc xác định thẩm quyền của Tòa án phải căn cứ vào khoản 4 Điều 32 Luật tố tụng hành chính năm 2015, theo đó, Tòa án cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết vụ án.
Tuy nhiên, việc áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Luật tố tụng hành chính năm 2015 để xác định thẩm quyền của Tòa án trong vụ việc này cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể sau đây:
- Kể từ ngày 01/7/2016, trường hợp trong đơn khởi kiện vụ án dân sự, người khởi kiện nêu rõ yêu cầu hủy quyết định cá biệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và gửi đơn khởi kiện đến Tòa án cấp huyện thì Thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện quyết định chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án cấp tỉnh và thông báo cho người khởi kiện theo điểm c khoản 3 Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
- Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện chưa có yêu cầu hủy quyết định cá biệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nhưng sau khi Tòa án cấp huyện thụ lý giải quyết, họ mới có yêu cầu hủy quyết định cá biệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thì cần lưu ý 02 trường hợp:
(1) Tòa án cấp huyện thụ lý vụ án dân sự sau ngày 01/7/2016 thì căn cứ khoản 1 Điều 41 và khoản 4 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Tòa án cấp huyện ra quyết định chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp tỉnh giải quyết.
(2) Tòa án cấp huyện thụ lý vụ án dân sự trước ngày 01/7/2016 nhưng kể từ ngày 01/7/2016 mới phát sinh yêu cầu hủy quyết định cá biệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thì căn cứ khoản 4 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Tòa án cấp huyện chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp tỉnh giải quyết. Trường hợp này không áp dụng khoản 5 Điều 1 Nghị quyết số 104/2015/QH13 để Tòa án cấp huyện tiếp tục giải quyết vì khoản 5 Điều 1 Nghị quyết số 104/2015/QH13 quy định về trường hợp Tòa án đã thụ lý vụ án hành chính (không phải vụ án dân sự).
Trường hợp phát hiện có vi phạm về thẩm quyền giải quyết của cấp Tòa án đối với loại vụ án này, Kiểm sát viên cần báo cáo để Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định việc kháng nghị.
Từ khóa » Ví Dụ Về Tạm đình Chỉ Vụ án Dân Sự
-
Căn Cứ Tạm đình Chỉ Vụ án Dân Sự Theo Quy định Của Bộ Luật Dân Sự ...
-
Tạm đình Chỉ Giải Quyết Vụ án Dân Sự - Luật Dương Gia
-
Tạm đình Chỉ Giải Quyết Vụ án Dân Sự Trong Những Trường Hợp Nào?
-
Quyết định Tạm đình Chỉ Giải Quyết Vụ án Dân Sự - FBLAW
-
So Sánh Quyết định Tạm đình Chỉ Và đình Chỉ Giải Quyết Vụ án Dân Sự
-
Đình Chỉ Giải Quyết Vụ án Hay đình Chỉ Giải Quyết Yêu Cầu Của đương ...
-
Đình Chỉ Giải Quyết Vụ án Dân Sự, Khi Bị đơn Là Cá Nhân Chết Mà ...
-
Tạm đình Chỉ Vụ án Dân Sự - Luật Trần Và Liên Danh
-
[DOC] Mẫu Số 46-DS - Tòa án Nhân Dân Tối Cao
-
Benchbook Online >> 2.3. Chuẩn Bị Xét đơn Yêu Cầu
-
Các Trường Hợp, Thẩm Quyền, Thủ Tục Tạm đình Chỉ Giải Quyết Vụ án ...
-
Rút Kinh Nghiệm Công Tác Kiểm Sát Quyết định Tạm đình Chỉ, Quyết ...
-
Tìm Hiểu Về “đình Chỉ” Theo Qui định Trong Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự ...
-
Trường Hợp Nào Phải Tạm đình Chỉ Giải Quyết Vụ án Dân Sự?