Tản Mạn Về Từ Hán Việt (phần 3): Phiêu Bạc Hay Phiêu Bạt? - 2

TRANG CHỦ TIN TỨC TÌM KIẾM TÁC GIẢ Ủng hộ VCV Ủng hộ VCV Số tác phẩm 28.917 tác phẩm 2.762 tác giả Giới thiệu sách Thư từ & Liên lạc Số khách đangtruy cập 455 Khách thăm 123.724.851
Ngôn ngữ
Tản mạn về từ Hán Việt (phần 3): Phiêu bạc hay phiêu bạt? - 2 Nguyễn Cung Thông

3.1.2 Theo từ điển mở Wiktionary (cập nhật 23/9/2011), suốt 5 năm liên tiếp (từ 11/10/2006) thì ta có phiêu bạt (không thấy ghi phiêu bạc) - xem trang

http://vi.wiktionary.org/wiki/phi%C3%AAu_b%E1%BA%A1t

Động từ phiêu bạt

Trôi giạt nay đây mai đó.

Cuộc đời phiêu bạt (hết trích)

3.1.3 Phiêu dạt

Vấn đề trở nên thú vị hơn khi từ HV phiêu ghép với chữ dạt (giạt, rạt) để cho ra phiêu dạt hầu như cùng nghĩa với phiêu bạc. Từ ghép này không thấy trong tự điển VN (hội Khai Trí Tiến Đức/1931/1956), không phổ thông như phiêu bạc hay phiêu bạt nhưng cùng vần; thí dụ như "Những linh hồn phiêu dạt" (11/8/2010 – sách8 dịch ra tiếng Việt, tác giả Wayne Karlin)

"Hành Giả Phiêu Dạt" (2/7/2011 - bài viết9 của Nguyễn Hàng Tình) …v.v…

Cách dùng phiêu dạt, trôi dạt/giạt cũng như lang bạt (kỳ hồ) có lẽ ảnh hưởng đến cách dùng phiêu bạt thay vì phiêu bạc. Trường hợp lang bạt kỳ hồ thì nghĩa lại hoàn toàn đổi ngược - đi đây đó, không còn nghĩa nguyên thủy HV là ‘không đi được’ như con sói/tiến thoái lưỡng nan - đúng như nhận xét của học giả Đào Duy Anh (sđd, 1931 – trang 482).

3.2 Khả năng lẫn lộn -c và -t

3.2.1 Giọng miền Nam VN thường không phân biệt phụ âm cuối tắc -c và -t (so với giọng Bắc VN): các và cát, lục và lụt ... bạc và bạt phát âm như bạc. Đây là yếu tố không gian (địa phương, phương ngữ).

3.2.2 Ngược dòng thời gian, chữ Nôm cũng phản ánh phần nào khả năng lẫn lộn giữa các phụ âm cuối -c và -t như

buộc - bộc 僕 hay bột 勃

mụt - mục 目 (ĐNQATV, Đại Tự Điển Chữ Nôm/Vũ Văn Kính/VVK)

chợt - trực 直 (Dương Từ Hà Mậu/DTHM: Hà Năng chợt thấy hãi kinh)

dạt/giạt - bộ thủ + dặc 弋 (ĐNQATV, VVK)

dệt - bộ mịch + diệc 亦 (DTHM, VVK)

đất - bộ thổ + đắc 得 (Tự Đức Thánh Chế tự học giải nghĩa ca)

lượt - lược 掠 (xâm lược)

thút - thúc 束 (khóc thút thít, ĐNQATV, VVK)

Đắc (Đắt) Kỷ thường nghe hơn là Đát Kỷ 妲己 (Đát theo Quảng Vận đọc là đương cát thiết, âm đát 當割切,音怛) - để ý thành phần hài thanh 旦 có thể đọc là đát hay đán.

...v.v...

Ngoài ra, có khi -c dùng như –t : ‘bán phức đi - bán phứt đi , nhảy phóc (phót) lên cao …’ (Gustave Hue, 1937 - sđd).

3.2.3 Hạt (hột) là hặc/hạch

Hạch 核 có các cách đọc là 下革切 hạ cách thiết (âm hạch 覈) (Đường Vận, Tập Vận), hay 胡德切 hồ đức thiết, âm hặc 劾; so với các giọng địa phương10 như Quảng Đông, Hẹ có khuynh hướng đổi phụ âm cuối -c (-ch) thành -t cũng như tiếng Việt hạt hay hột.

3.2.4 Bát còn đọc là bạc

Bát là âm Hán trung cổ: phổ mạt 末 thiết (Ngọc Thiên), phổ hoạt thiết 普活切 (Long Kham Thủ Giám, Tập Vận); nhưng sau này còn đọc là bạc: bàng các thiết, âm bạc 傍各切,音泊 (Vận Bổ) . Bạt là nước vọt ra, mở rộng nghĩa trong cách dùng hoạt bát 活潑.

3.2.5 Bộc phát (hay bạo phát) cũng có thể dùng tương đương12 với bột phát , như Lý Chí (1527-1602), nhà triết học thời Minh, từng viết ‘忠義勃在天地閒 Trung nghĩa bột phát tại thiên địa gian’. Hay Lỗ Tấn viết '以為藝術是藝術家的‘靈感’的爆 ... dĩ vi nghệ thuật thị nghệ thuật gia đích ‘linh cảm’ đích bạo (bộc) phát ...'. Các trường hợp dùng bộc phát và bột phát trong tiếng Việt

Chiến tranh bộc phát ở Lybia .... so với tiếng Trung (Quốc) dùng chiến tranh bột phát 戰爭勃

Hành động bột phát, phong trào bột phát ...

3.2.6 Bát Nhã hay Bàn Nhã 般若?

Bát còn là cách đọc đặc biệt của bàn/ban 般 trong cụm danh từ phiên âm Bát Nhã 般若 từ tiếng Phạn (bàn đọc như bát 鉢, Chính Tự Thông/1670).

…v.v…

Tóm lại, ta có nhiều cơ sở giải thích được khả năng lẫn lộn bạc và bạt trong tiếng Việt và Hán Việt.

4. Thay lời kết luận

Lướt qua các cách dùng phiêu bạc và phiêu bạt trong văn bản (mà ta luôn kiểm chứng được) như trên, một cách nhìn cực đoan có thể dẫn đến kết luận cách dùng phiêu bạt là hoàn toàn sai vì không tương thích với gốc HV (phiêu bạc). Một cách nhìn khác là khả năng Việt hoá (tiếp biến) phiêu bạc thành phiêu bạt và nếu được dùng phổ thông và không gây trở ngại gì thì thành chuẩn. Lại một cách nhìn khác hơn là khả năng tiếng Việt (cổ) đã đóng góp không ít vào vốn từ tiếng Hán, như *bieo/bèo (trôi nổi trên sông nước) chẳng hạn, để cho ra các từ biều 薸, 䕯, phiêu 漂, phao, bài 篺, 棑 (bè) ... Các từ VHHV (Hán có gốc phương Nam) này thường bị đào thải và trở thành từ hiếm. Đây là những đề tài nên được tra cứu thêm để xem ảnh hưởng của ngữ âm lịch sử (quá trình hình thành tiếng Việt hiện đại), ảnh hưởng thời gian (lịch đại), không gian (ảnh hưởng của người dùng đa số từ một miền nào đó), yếu tố lịch sử (khái niệm phiêu bạc trong thời kỳ chiến tranh so với thời kỳ hoà bình) hay môi trường truyền thông (báo chí, văn thơ)…

5. Phụ chú và phê bình thêm

Phần này không hoàn toàn theo cách ghi tài liệu (Bibliography) tham khảo APA hay MLA vì bao gồm các phê bình thêm về đề tài, tài liệu và tác giả để người đọc có thể tra cứu thêm. Khi tra các trang mạng dùng hai chữ phiêu bạc (dùng google) vào ngày 3/11/2011 (11pm) thì ta thấy có khoảng 4,680,000 kết quả (About 4,680,000 results) so với phiêu bạt (214,000 kết quả) và phiêu dạt (612,000 kết quả). Điều này cho thấy phần nào mức độ phổ thông của từng cách dùng. Khi tăng số chữ tra cứu thành cuộc đời - phiêu bạc thì số kết quả tìm thấy qua google là 3,670,000 (bạc), 739,000 (bạt) và 451,000 (dạt)...v.v... So sánh với số kết quả khi truy cập hai chữ Hán 漂泊 phiêu bạt (từ các trang mạng TQ) thì được 21,500,000 (dùng phiêu bộ thuỷ) hay 2,520,000 (phiêu bộ phong).

1) Tôn Kiên (155-191) là một danh tướng thời Hán, cha của Tôn Quyền 孫權 (sau là vua Đại Đế, Đông Ngô). Tôn Kiên sau này được đặt là Vũ Liệt Hoàng Đế 武烈皇帝, từng nổi tiếng là con hổ Giang Đông.

2) Alex Schuessler (2007) "ABC Etymological Dictionary Of Old Chinese" NXB University of Hawai'i Press, Honolulu. GS Schuessler cũng đề nghị nguồn gốc Môn-Khme của biều 薸 (trang 415).

3) Theo các học giả Lê Ngọc Trụ (Tầm Nguyên Tự Điển Việt Nam, 1993) hay Paul Schneider

(Dictionnaire Historique des Ideogrammes Vietnamiens, 1992) thì bèo có gốc Hán là biều. Các danh từ Hán gọi bèo (biệt danh) – trích http://baike.baidu.com/view/46086.htm . Paul Schneider (sđd) đề nghị béo có gốc là 肥 phì HV, nhưng các tương quan của bò và ba 爬, bồ (cào) và ba/bà 杷, bừa và bá 耙, bó và bả 把 … không phù hợp với nhận xét trên. Các cách gọi bèo trong tiếng Hán thường là (không thấy ghi chữ biều, một chữ hiếm đã bị ‘đào thải’)

苹(《尔雅》)、水萍、水花(喀本经》)、浮萍、藻(《尔雅》郭理注)、萍子草(《补缺肘后方》)、水白、水苏(《别录》)、小萍子(《本草拾遗》)、浮萍草(名本草图经》)、水藓(《品汇精要》)、水帘、九子萍(《群芳谱》)、田萍《中药志》

Tần ( theo 《Nhĩ nhã》 ) 、thủy bình、thủy hoa (《Khách bản kinh》 ) 、phù bình、tảo ( 《Nhĩ nhã》 Quách Lý chú) 、bình tử thảo ( 《Bổ khuyết trửu hậu phương》 ) 、thủy bạch、thủy tô ( 《Biệt lục》 ) 、tiểu bình tử ( 《Bản Thảo thập di》 ) 、phù bình thảo (Banh Bản Thảo đồ kinh》 ) 、thủy tiển ( 《Phẩm hối tinh yếu》 ) 、thủy liêm、cửu tử bình ( 《Quần phương phổ》 ) 、điền bình ( 《Trung Dược chí》 ).

4) Chữ phiêu/phiếu 㵱 trích Khang Hy tự điển

【 集 韻】 匹 沼 切,音 縹。 水 貌

[Tập Vận] thất chiểu thiết, âm phiếu - thuỷ mạo

5) trích trang 1868.2 "Từ Nguyên" (Thương Vụ Ấn Thư Quán, Bắc Kinh - 2004), hay xem thêm chi tiết tự điển trên mạng http://www.zdic.net/cd/ci/14/ZdicE6ZdicBCZdic82132762.htm

6) thật ra phiêu ghép với phù 漂 (cùng nghĩa với phiêu bạc) đã được nhà văn Lưu Cơ 陸機 (261-303 SCN) thời Tây Tấn dùng trong tác phẩm Văn Phú 文賦

辭浮漂而不歸

Từ phù phiêu nhi bất quy

7) bạn đọc có thể xem thêm nhiều chi tiết về Tô Thức Thi Tập 蘇軾詩集 trang này

http://cls.hs.yzu.edu.tw/cm/bin/poem_showlist.asp?sPoem_ID=1052

8) xem thêm chi tiết trang http://thethaovanhoa.vn/173N20100810172441469T133/sach-moi-nhung-linh-hon-phieu-dat.htm

9) xem toàn bài trang http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=16170

10) trích trang http://www.zdic.net/zd/zi/ZdicE6ZdicA0ZdicB8.htm

Các giọng đọc核 hạch/hắc HV khác nhau - giọng Bắc Kinh he2,hu2 (hé, hú)

粵語:hat6 wat6 - Việt Ngữ (giọng Quảng Đông):hat6 wat6

客家話:[ 海陸豐腔 ] het8 fut8 [ 客英字典 ] fut8 het7 het8 [臺灣四縣腔 ] het8 fut8 [ 梅縣腔 ] fut8 het8 ep7 [ 沙頭角腔 ] fut8 [ 東莞腔 ] hak8 fut8 [ 寶安腔 ] het8 | fut8 [ 客語拼音字匯 ] fud6 had5 hed5

Khách Gia Thoại (giọng Hẹ):[Hải Lục Phong Khang] het8 fut8 [Khách anh tự điển] fut8 het7 het8 [Đài Loan Tứ huyện khang] het8 fut8 [Mai huyện khang] fut8 het8 ep7 [Sa Đầu giác khang] fut8 [Đông hoàn khang] hak8 fut8 [Bảo an khang] het8 | fut8 [Khách ngữ bính âm tự hối] fud6 had5 hed5

潮州話:hug8(h û k) h ê g4(hek) Triều Châu thoại (giọng Tiều Châu):hug8 (hûk) hêg4 (hek)

Trang đính kèm

(Biều/biêu là chữ Việt-Hán-Hán-Việt VHHV đã bị đào thải dần trong vốn từ Hán, cùng chung số phận với các tên gọi 12 con giáp - không còn mang nghĩa nguyên thuỷ hay tên gọi 12 loài vật đã từng sinh sống rất gần với xã hội nông nghiệp)

(A)

(B)

(A) Loại Thiên (1039/1066) ghi thêm 'Giang Đông vị (B) Ngọc Thiên (năm 543) ghi phiêu

phù bình vi biêu/biều' (Giang Đông gọi bèo là phiêu/biêu) đọc là bì chiêu thiết (biêu), thuỷ thảo (cỏ

và dạng ngạc hoá di dao thiết (Tập Vận - âm miêu 描) 'nước’) bình thuộc (loài bèo)

Trích từ trang http://dict.variants.moe.edu.tw/yitic/frc/frc11970.htm

Hết.

Nguyễn Cung Thông
Số lần đọc: 5490 Ngày đăng: 21.11.2011 [ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tản mạn về từ Hán Việt (phần 3): Phiêu bạc hay phiêu bạt? - 1 - Nguyễn Cung Thông
Tản mạn về từ Hán Việt (phần 2) - Nguyễn Cung Thông
A Di Đà Phật hay A Mi Đà Phật? - Nguyễn Cung Thông
Phải Chăng Giáo Sư Nguyễn Tài Cẩn Thấy Ngọn Mà Chưa Biết Gốc? - Hà văn Thùy
Ta nói tiếng Việt mà ta không biết - Nguyễn Cung Thông
Vai Trò Của Việc Học Chữ Hán Trong Nổ Lực Nâng Cao Chất Lượng Dạy Học Ngữ Văn Phổ Thông - Trầm Thanh Tuấn
Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp - Hợi gỏi cúi/heo (phần 5A) - Nguyễn Cung Thông
Thời Gian Nghệ Thuật Trong "Chinh Phụ Ngâm" Nhìn Từ Góc Độ Ngôn Ngữ - Trầm Thanh Tuấn
Bàn Thêm Về Cách Hiểu Chữ "Ngưu" Trong Một Câu Thơ Cổ - Trầm Thanh Tuấn
Có Một Bà Tên Huyen (Huyện) Họ Quan Lót Chữ Thanh - Thiếu Khanh
Cùng một tác giả
Phương pháp giải quyết vấn đề và Tứ Diệu Đế - 1 (tiểu luận)
Phương pháp giải quyết vấn đề và Tứ Diệu Đế - 2 (tiểu luận)
“Thơ Hàn Mặc Tử” hay Tản mạn về cõi Đâu Suất và lý thuyết tương đối (phần 1) (tiểu luận)
Bụt hay Phật? (phần 3) Tản mạn về vết tích ngôn ngữ phương Nam trong tiếng Hán (ngôn ngữ)
Bụt hay Phật? (phần 2A) (ngôn ngữ)
Tản mạn về danh từ ‘cá sấu’: Vết tích phương Nam trong tiếng Hán (phần 1) (ngôn ngữ)
Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp - Mão/Mẹo/mèo (dân tộc học)
Các từ Hán-Nhật-Hán-Việt so với Hán-Nhật-Nhật-Việt (phần 1) (ngôn ngữ)
Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp - Tý/Tử *chút chuột (phần 10A) (dân tộc học)
Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp - Hợi gỏi cúi/heo (phần 5A) (ngôn ngữ)
Ta nói tiếng Việt mà ta không biết (ngôn ngữ)
A Di Đà Phật hay A Mi Đà Phật? (ngôn ngữ)
Tản mạn về từ Hán Việt (phần 2) (ngôn ngữ)
Tản mạn về từ Hán Việt (phần 3): Phiêu bạc hay phiêu bạt? - 1 (ngôn ngữ)
Tản mạn về từ Hán Việt (phần 3): Phiêu bạc hay phiêu bạt? - 2 (ngôn ngữ)
Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp - Thìn Thần Long Rồng Rắn (phần 8A) (ngôn ngữ)
Người tìm nguồn tên 12 con giáp (dân gian)
Tản mạn về từ Hán Việt (phần 4) (ngôn ngữ)
Tản mạn về từ Hán Việt (phần 5) (ngôn ngữ)
Đôi điều về chữ Nôm và giọng Quảng Nam (phần 1) (ngôn ngữ)
Con người suy nghĩ bằng bụng, dạ, ruột, gan hay tim … óc? (văn hóa)
Lẫn lộn n và l? (phần 2) (ngôn ngữ)
Nguồn gốc Việt Nam của tên 12 con giáp - Ngọ- Ngũ -ngựa (phần 13) (ngôn ngữ)
Nguồn gốc Việt (Nam) của tên gọi 12 con giáp - Ngọ ngựa (13A) (ngôn ngữ)
Tản mạn về từ Hán Việt (phần 11.1) (ngôn ngữ)
Tản mạn về từ Hán Việt Sinh thì là chết? (phần 11.2) (ngôn ngữ)
Những đợt sóng giao lưu ngôn ngữ Việt-Trung qua con đường Phật giáo - âm Hán Việt phạm hay phạn? (phần 1.1) (ngôn ngữ)
Tản mạn về từ Hán Việt : Sinh thì là chết? (phần 11.3) (ngôn ngữ)
Tản mạn về năm Mùi (phần 15A) (ngôn ngữ)
Tản mạn về năm Dậu - *rơ(ka) - gà (phần 14A) (ngôn ngữ)
Tiếng Việt thời LM de Rhodes - cách dùng chớ (gì), kín ... (phần 3) (ngôn ngữ)
Tiếng Việt thời LM de Rhodes - cách dùng đỗ trạng nguyên, trên/dưới… (phần 4) (ngôn ngữ)
Nguồn gốc tên gọi 12 con giáp - Tuất *swot chó (phần 12A) (ngôn ngữ)
Tiếng Việt thời LM de Rhodes - dạng bị (thụ) động (passive voice) - phần 8 (nghệ thuật)
Tiếng Việt thời LM de Rhodes - cách gọi ngày tháng/thời gian (phần 6) (ngôn ngữ)
Tiếng Việt thời LM de Rhodes - vài suy nghĩ về ‘Phép Giảng Tám Ngày’ (phần 9) (ngôn ngữ)
Tiếng Việt thời LM de Rhodes - vài nhận xét về tên gọi và cách đọc (phần 11) (ngôn ngữ)
Cách nói tôi, ta, tao, tớ, qua, min ... Tiếng Việt thời LM de Rhodes (phần 2) (ngôn ngữ)
Tản mạn về tiếng Việt (ngôn ngữ)
Tiếng Việt thời LM de Rhodes - vài nhận xét về cách dùng tên bộ phận cơ thể ở phía dưới như lòng, bụng, dạ, ruột cho đến vật âm mình! (phần 13) (ngôn ngữ)
Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp - Hợi gỏi cúi/heo (phần 5B) (ngôn ngữ)
Tiếng Việt thời LM de Rhodes - cách dùng con và cái (phần 14) (ngôn ngữ)
Tiếng Việt thời LM de Rhodes - chên đơng hay chân đăng/đâng/nâng? (phần 15) (ngôn ngữ)
Tiếng Việt thời LM de Rhodes - vài nhận xét về cách dùng thì hiện tại/tương lai/quá khứ (phần 16) (ngôn ngữ)
Tiếng Việt thời LM de Rhodes: mùi, mồi, vị và bùi có cùng gốc - hiện tượng cảm giác kèm/synesthesia (phần 17) (ngôn ngữ)
Tiếng Việt thời LM de Rhodes - tràng hột/chuỗi hột - chuỗi mân khôi/mai khôi/môi côi ... (phần 19) (ngôn ngữ)
“Tiếng Việt thời LM de Rhodes - tiền quí, cheo, tính tiền khi đi chợ …” (phần 21A) (ngôn ngữ)
“Tiếng Việt từ thời LM de Rhodes - quan tiền xưa với nhận xét mới” (phần 21B) (ngôn ngữ)
Các địa chỉ khác: http://vanchuongviet.org - http://vannghesongcuulong.org @2004 - 2024 Thực hiện: Nguyễn Hòa vcv

Từ khóa » Phiêu Bạt Dịch Sang Tiếng Anh