Tào Thực Bảy Bước Làm Thơ | MAI GIA TRANG

Tào Thực (192-232), tự là Tử Kiến, là con thứ 3 của Tào Tháo và là em của Tào Phi. Tào Thực được biết đến như một văn nhân tài ba bậc nhất thời Kiến An.

Lúc Tào Tháo xây xong đài Vọng Các liền truyền lệnh cho các con của mình làm một bài phú để tán tụng. Khi đó Tào Thực được khoảng 10 tuổi đã làm bài Vọng Các đài phú khiến cho Tào Tháo hết sức hài lòng và khen ngợi và có ý lập Tào Thực làm thái tử khiến cho Tào Phi ganh ghét.

Tào Thực tuy tài nghệ văn chương thi phú thuộc hàng bậc nhất trong thiên hạ thời đó nhưng tính tình phóng túng, thường tụ tập bạn hữu uống rượu, ca hát, ngâm thơ, nhảy múa khiến Tào Tháo không hài lòng, lại thêm bị Tào Phi xúc xiểm sau lưng nên Tào Thực không còn được cha tin tưởng.

Năm 220, Tào Tháo mất, Tào Phi lên nối ngôi. Vốn ghen ghét Tào Thực đã lâu nên sợ Tào Thực oán hận mà làm phản nên Tào Phi đã ngấm ngầm ám hại, cắt đứt hết vây cánh của Tào Thực. Trong một buổi tiệc rượu với đông đủ bá quan văn võ, Tào Phi bắt Tào Thực phải đi 7 bước làm một bài thơ, lấy đầu đề là “Huynh đệ” nhưng không được nhắc đến từ này trong bài thơ. Tào Thực đã đi 7 bước và làm bài thơ như sau :

Chử đậu nhiên đậu cơ,

Đậu tại phủ trung khấp.

Bản tự đồng căn sanh,

Tương tiễn hà thời cấp?

Dịch nghĩa :

Nấu đậu bằng cành đậu,

Hạt đậu trong nồi khóc.

Vốn cùng gốc sinh ra,

Sao đốt nhau quá gấp?

Bài thơ đơn giản, tự nhiên nhưng ý tứ sâu sắc đem lại sự xúc động rất lớn cho người nghe. Nó như một lời ai oán, như một lời trách móc, như từng nhát dao cứa vào lòng Tào Phi. Quả thực đây đúng là một tác phẩm bất hủ vượt thời gian, vượt không gian mà Tào Thực đã để lại cho đời.

Chia sẻ:

  • Twitter
  • Facebook
Thích Đang tải...

Có liên quan

Từ khóa » Bài Thơ Bảy Bước Của Tào Thực