Tập Bé Bớt Bám Mẹ - Mẹ Rảnh Bé Lại Ngoan! - Cẩm Nang Bibomart
Có thể bạn quan tâm
Khi chuẩn bị đi làm lại sau kỳ nghỉ thai sản, không ít mẹ gặp rắc rối vì thiên thần nhỏ của mình quyến luyến không cho mẹ đi. Điều này cho thấy giữa mẹ và con có sự liên kết tinh thần rất tốt; nhưng về lâu dài có thể gây ra nhiều bất tiện cho cả gia đình khi mẹ phải đi làm hay bé được đưa đến nhà trẻ. Vậy làm sao để bé bớt bám mẹ? Hãy cùng Bibo Mart tìm kiếm câu trả lời trong bài viết sau nhé!
1. Tại sao bé lại bám mẹ?
1.1. Sự gắn bó giữa mẹ và bé
Sợi dây tình cảm giữa mẹ và con rất bền vững; chính sức mạnh của mối quan hệ thiêng liêng này đã làm bé thích ở cạnh bên bạn cả ngày. Mẹ là người hay bế ẵm bé, cho bé bú hàng ngày, ru bé ngủ… Do đó bé “bện hơi” mẹ cũng là một điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, khi bé quá bám mẹ, bé sẽ quấy khóc; thậm chí là tỏ ra sợ hãi nếu không có mẹ hoặc tiếp xúc với người lạ. Điều này sẽ ít nhiều gây ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách của bé sau này; đồng thời cũng ảnh hưởng tới cả sinh họat của gia đình. Bé không chịu chơi một mình nên mẹ cũng không thể làm được việc gì vì luôn phải ở bên cạnh con.1.2. Bé chưa hiểu khái niệm thời gian
Bạn có thể ước đoán được thời gian làm công việc của mình; đôi khi chỉ mất vài giây hoặc vài phút. Thế nhưng bé thì không hiểu được điều đó. Khái niệm về thời gian chưa hình thành; do đó, dù mẹ chỉ vắng mặt ít phút cũng khiến con sợ hãi và cất tiếng khóc.1.3. Nhận thức của bé về sự hiện diện của mẹ rất sâu sắc
Bé trở nên nhạy cảm hơn với sự hiện diện của mẹ vì nhận thức về môi trường xung quanh đã hình thành. Vì thế, bé trở nên cáu gắt, khó chiều mỗi khi không thấy bóng dáng mẹ. Trong một số trường hợp, đứa bé trở nên thụ động khi không có mẹ bên cạnh. Con dường như sẽ không thể tự làm tiếp hành động mình đang làm nếu mẹ không còn ở bên.2. Giai đoạn nào thì bé bám mẹ nhất?
Những bé ở tuổi chập chững biết đi cho đến tuổi đi mẫu giáo thường thích bám mẹ nhất. Bởi đó là khoảng thời gian bé bất an với sự xa cách. Với những bé “quen hơi” mẹ từ nhỏ, chỉ có mẹ chăm sóc chủ yếu thì sự “bám mẹ” càng tăng. Vì vậy, bạn cần luyện cho bé từ nhỏ để con dễ dàng vui chơi, ăn ngủ dù có mẹ ở bên hay không.3. Làm sao để bé bớt bám mẹ?
3.1. Chơi “ú òa” với con
Bà mẹ nào cũng từng rất nhiều lần chơi ú òa với con. Nhưng bạn có bao giờ bạn tự hỏi ý nghĩa của trò chơi ú òa là gì không? Đó chính là “bài học” đầu tiên bạn dành cho bé, để định hình khái niệm về sự vắng mặt tạm thời của mẹ! Bạn và bé che mặt lại: Bé không thấy bạn. Bạn và bé mở tay ra “òa” một cái: Mẹ lại… hiện ra! Khi bạn cho bé chơi trò này cùng bạn từ rất sớm, tự khắc trong bé sẽ định hình được một “khái niệm” (theo kiểu riêng của bé) về sự vắng mặt tạm thời của mẹ. Mẹ không “biến mất”. Mẹ chỉ đang chơi trò chơi. Và chỉ vài giây là mẹ lại hiện ra. Bạn có thể tăng dần khoảng thời gian “ú òa” lên trong vòng 10 giây; sau đó ngày càng tăng lên. Thời gian bé “ú” mặt trong lòng bàn tay lâu lên dần rồi mới “òa” ra với mẹ giúp bé thích nghi và học được dần cách “xa mẹ tạm thời”.3.2. Tập cho bé quen với sự chăm sóc của người khác
Các nhà tâm lý chứng minh rằng, bé có xu hướng gắn kết tình cảm với người đã chăm nuôi bé trong giai đoạn đầu đời. Nhóm bé thích bám riết lấy mẹ là vì mẹ là người mà con gắn bó nhất kể từ khi được sinh ra; nhất là ở nhóm bà mẹ làm nội trợ. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi nếu bé được chăm nom bới một người khác từ nhỏ; có thể là ông bà hoặc người giúp việc. Một lưu ý quan trọng là mẹ không tập bất kỳ thói quen nào “chỉ mẹ mới làm được” cho con. Đó có thể là việc ẵm bé trên tay, đung đưa cho con ngủ; hoặc khi cho bé bú thì mẹ thường vỗ nhẹ vào người con. Những điều này tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng có thể hình thành thói quen trong vô thức cho con; khiến người chăm nom bé hộ mẹ sẽ hết sức bối rối vì không biết rõ.3.3. Một chiếc khăn thấm “hơi” mẹ
Khi bạn cho con bú hoặc vắt sữa, bạn nên dùng một chiếc khăn mềm để lau ngực và thấm một chút sữa ướt. Chiếc khăn này có thể để bên cạnh gối hoặc buộc trên thành cũi cho bé. Đây là một mẹo dân gian nhưng thật sự rất hữu ích. Vì khứu giác của trẻ rất nhạy cảm nên mùi của mẹ từ chiếc khăn sẽ tạo sự quen thuộc; khiến bé đỡ quấy và đỡ nhớ mẹ.3.4. Bình tĩnh với những cơn đòi mẹ
Khi thấy con khóc ngằn ngặt đòi mẹ; thét lên hoảng sợ; hay ôm cứng lấy mẹ nhất định không chịu rời ra, bạn cần cố hết sức bình tĩnh. Sự mất bình tĩnh của bạn như nhăn mặt nhíu mày, la hét, bực dọc với bé; tệ hơn nữa là cũng khóc òa lên theo bé chỉ góp phần khiến bé nhạy cảm hơn, thấy bất an hơn và sợ hãi nhiều hơn.3.5. Không lén đi!
Việc lợi dụng bé không chú ý để “biến mất” sẽ khiến bé rất hốt hoảng. Thay vào đó, bạn cần tập cho bé thói quen chào tạm biệt bé, sau đó vắng mặt một lát rồi xuất hiện trở lại. Ngoài ra, cũng ghi nhớ thêm rằng đừng kéo dài thời gian chào con, an ủi con; vì bé sẽ càng lúc càng khóc dai dẳng thêm mà thôi. Dứt khoát chào ngắn gọn, mỉm cười với con và đi ra rất nhanh. Cứ như thế, bé sẽ thích nghi được chuyện mẹ đi làm tốt hơn là bạn quay ra quay vào, khóc lóc với con, dỗ dành con, bịn rịn không dứt.3.6. Tăng cường sự “bù đắp” khi ở nhà
Khi bạn về đến nhà mỗi ngày, hãy tranh thủ tối đa khoảng thời gian này để gần gũi, chơi đùa với con. Thực tế, bạn cũng có thể tập điều này cho bé từ thời điểm bé 3 tháng tuổi trở lên. Buổi sáng để bà và người giúp việc chăm nhiều, buổi tối mẹ chăm nhiều hơn; điều này giúp bé có cảm giác được kết nối với mẹ nhưng không từ chối việc được người khác chăm sóc. Như đã nói, sự đòi mẹ của bé bắt nguồn từ cảm giác không an tâm. Nếu như bạn thể hiện được cho bé đầy đủ tình yêu thương, quan tâm, gần gũi, bé sẽ ý thức được dần “niềm tin” với mẹ, tin rằng mẹ sẽ chỉ “vắng mặt một chút”. Lúc đó, tự nhiên bé sẽ bớt gào thét sợ hãi mỗi khi bạn đi làm. Hy vọng bài viết trên đã giúp mẹ giải đáp thắc mắc làm sao để bé bớt bám mẹ! Phòng Tư vấn và Đào tạo – Bibo Careadmin
Những lưu ý khi chọn bỉm cho con Mẹo hay phát triển ngôn ngữ của trẻ ngay từ trong nôi Tin liên quanBé mấy tháng bổ sung sắt là phù hợp? Hướng dẫn chi tiết bổ sung cho trẻ
Bổ sung sắt cho bé dưới 1 tuổi đúng cách ba mẹ đã biết chưa?
Bé thiếu sắt mẹ cần làm gì? Dấu hiệu khi con yêu thiếu sắt
Vitamin D3 cho bé yêu: bí quyết cho xương chắc khỏe và tăng chiều cao
Để lại một bình luận Hủy
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Bình luận *
Tên *
Email *
Trang web
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
- Mẹ mang thai
- Dinh dưỡng mẹ bầu
- Chăm sóc sức khỏe – Làm đẹp
- Mẹ sau sinh
- Nuôi con bằng sữa mẹ
- Làm đẹp sau sinh
- Chăm sóc cho bé
- Sữa công thức
- Bỉm tã
- Đồ chơi cho bé
- Đồ dùng cho bé
- Bé ăn dặm
- Dụng cụ ăn dặm
- Dinh dưỡng ăn dặm
- Tin tức
- Tin tức – hoạt động
- Báo chí
Mục lục
- 1. Tại sao bé lại bám mẹ?
- 1.1. Sự gắn bó giữa mẹ và bé
- 1.2. Bé chưa hiểu khái niệm thời gian
- 1.3. Nhận thức của bé về sự hiện diện của mẹ rất sâu sắc
- 2. Giai đoạn nào thì bé bám mẹ nhất?
- 3. Làm sao để bé bớt bám mẹ?
- 3.1. Chơi “ú òa” với con
- 3.2. Tập cho bé quen với sự chăm sóc của người khác
- 3.3. Một chiếc khăn thấm “hơi” mẹ
- 3.4. Bình tĩnh với những cơn đòi mẹ
- 3.5. Không lén đi!
- 3.6. Tăng cường sự “bù đắp” khi ở nhà
Từ khóa » Khi Nào Trẻ Hết Bám Mẹ
-
Giai đoạn Bám Mẹ: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách đối Phó
-
Đối Phó Với Tình Trạng Trẻ Bám Mẹ | Vinmec
-
Làm Thế Nào để Con Nhỏ Bớt Bám Mẹ? - Hello Bacsi
-
Khoa Học Chứng Minh: Trẻ Bám Mẹ Nhằng Nhẵng Không Phải Là ...
-
Trẻ Sơ Sinh Quen Hơi Mẹ Phải Làm Sao để Con Bớt Bám? - Mẹ Bé AZ
-
Bé Bám Mẹ Không Rời - Mẹ Có Cần Lo Lắng?
-
Hãy Tự Hào Khi Có Một đứa Con Bám Mẹ! - Mindfully T.
-
Đối Phó Với Tình Trạng Trẻ Bám Mẹ - Mới Nhất 2022
-
Cách đáp ứng Hành Vi Bám Mẹ Của Trẻ Nhỏ.
-
Bám Mẹ - Nhõng Nhẽo - Giai đoạn Trên 1 Tuổi - Hà Chũn
-
Trẻ Sơ Sinh Bám Mẹ Và Cách Giải Hóa 'vi Diệu' Cho Các Chị Em
-
Khám Phá Tâm Lý Bé 6-12 Tháng Tuổi - VnExpress Đời Sống
-
Trẻ Bám Mẹ - Huggies
-
Phát Rồ Vì Bé Quá Bám Mẹ - Webtretho