Trẻ Sơ Sinh Quen Hơi Mẹ Phải Làm Sao để Con Bớt Bám? - Mẹ Bé AZ
Có thể bạn quan tâm
Đứa trẻ nào cũng quấn và gần gũi với mẹ hơn bố nhưng con bện mẹ quá sẽ khiến mẹ vất vả rất nhiều, cũng là điều đáng lo ngại. Vậy trẻ sơ sinh quen hơi mẹ phải làm sao để con bớt bám? Các mẹ cùng tìm hiểu trong bài viết sau để có cách tách con nhẹ nhàng hơn nhé!
- Những điều không nên làm với trẻ sơ sinh: Liệu bố mẹ có bỏ sót?
- 3 Lý do không nên cho trẻ sơ sinh nằm giữa bố mẹ là gì?
Nội dung chính trong bài
Tại sao không nên để trẻ sơ sinh quen hơi mẹ quá?
Mẹ và bé có một sợi dây gắn kết tình cảm vô hình mà không phải mối quan hệ nào cũng có được. Thế nhưng nếu trẻ sơ sinh quen hơi và bám mẹ đến mức không thể xa mẹ lấy một phút thì thật sự đáng lo. Người mẹ lúc nào cũng phải bên cạnh ẵm bồng, ru ngủ, chỉ cần người khác bế là bé khóc thét,.. Điều đó sẽ gây ảnh hưởng đến mẹ cũng như sự phát triển của bé:
Ảnh hưởng khá nhiều đến mẹ:
- Sinh xong cơ thể mẹ rất yếu, cần phải có thời gian ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý để nhanh hồi phục. Nếu con bám mẹ quá sẽ khiến mẹ không thể nghỉ ngơi và dưỡng sức vì lúc nào cũng phải ẵm bồng, chăm sóc cho em bé. Sức khỏe của người mẹ sẽ càng bị suy nhược.
- Mẹ không có thời gian làm việc gì vì quá mệt mỏi, làm mọi thứ đều phải chú ý đến con để “lén lút” làm.
- Nhiều người bị căng thẳng đầu óc hay do hoảng loạn về mặt tâm lý, chưa quen dễ dẫn đến bệnh trầm cảm sau sinh.
Đối với em bé: Việc trẻ sơ sinh bám mẹ sẽ khiến con thu mình chỉ giao tiếp bằng ánh mắt, cử chỉ với mẹ sẽ cản trở sự phát triển mọi khả năng của con.
Tuy nhiên, nếu như con không được bố mẹ bồng ẵm thường xuyên thì càng không tốt. Theo nghiên cứu khi da mẹ kề da bé sẽ giúp não bộ dịu lại, kích thích vùng hippocampus – khu vực điều chỉnh bộ nhớ để tăng khả năng của não bộ, hình thành nên cảm giác tích cực về bản thân. Cũng chính vì vậy khi quen hơi mẹ bé sẽ an tâm và ngủ ngon hơn rất nhiều.
Cho nên các mẹ không nên để trẻ sơ sinh quen hơi mẹ quá nhiều mà ở một mức độ nào đó để vẫn có thể tốt cho sự phát triển của con.
Trẻ sơ sinh bám mẹ đến khi nào?
Trẻ sơ sinh quen hơi mẹ phải làm sao? Có cần thực hiện các giải pháp không hay bé có thể bỏ thói quen ấy đến khi nào?
Trẻ khi được 6 tháng tuổi đã có ý thức rằng bé và mẹ là 2 cá thể riêng biệt, nó có nghĩa không phải lúc nào mẹ cũng bên cạnh. Khi đó bé cũng sợ cảm giác không nhìn thấy mẹ, vì thế trò chơi ú òa luôn thu hút trẻ nhỏ.
Đến giai đoạn tập đi bé vẫn còn bám hơi mẹ vì sợ mẹ sẽ bỏ rơi bé, không ở bên cạnh bé để giúp bé tập đi. Chính điều đó làm nhiều bé không dám đứng lên để đi mà chỉ bò vì bò sẽ nhanh đến chỗ mẹ hơn. Tình trạng này sẽ kéo dài đến 2 tuổi và khi 2 tuổi rưỡi đến năm 3 tuổi bé sẽ không bám mẹ nhiều như trước nữa. Một phần là bé đến tuổi đi học, cách biệt hẳn với mẹ, một phần đã quen với sự chăm sóc của người khác…
Tóm lại ở độ tuổi trẻ sơ sinh, nếu bé nào đã có thói quen bám hơi mẹ thì vẫn sẽ như vậy đến 2 tuổi nếu như mẹ không tập thay đổi nó.
Trẻ sơ sinh quen hơi mẹ phải làm sao?
Thực ra, một trong những lý do lớn khiến trẻ sơ sinh bám mẹ đó là do cách thái độ và cách chăm sóc của mẹ đối với bé. Nếu ngay từ đầu mẹ biết cách giúp bé độc lập thì sẽ không quen hơi mẹ đến như thế.
Vậy trẻ sơ sinh quen hơi mẹ phải làm sao?
Tập cho bé quen với sự chăm sóc của người khác ngoài mẹ
Dù biết rằng không ai chăm sóc bé tốt bằng mẹ nhưng mẹ không nên lúc nào cũng kè kè với bé. Ngay từ tháng đầu sau sinh, mẹ hãy chia sẻ việc chăm sóc bé với chồng hay mẹ chồng, mẹ đẻ để vừa giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi và để bé không quá quen hơi mẹ.
Nếu như ra tháng bé vẫn quen hơi mẹ, mẹ cần cứng rắn hơn, hãy tranh thủ tránh xa tầm mắt của bé để làm những việc khác, nhờ ai đó trông bé. Ban đầu sẽ rất khó khăn nhưng nếu kiên trì sẽ thành công.
Không né tránh trẻ sơ sinh
Mẹ không nên cố tình né tránh trẻ, đặc biệt không tự nhiên “biến mất” vì khiến bé rất hốt hoảng. Thay vào đó mẹ cần tập cho con thói quen chào tạm biệt – đó là sự vắng mặt một lát rồi xuất hiện trở lại. Cũng chính vì thế, mẹ hãy dạy con chơi cả trò “ú òa” để con quen với sự vắng mặt chốc lát này. Mẹ dù có đi đâu cũng đừng nên kéo dài thời gian chào con, an ủi vì sẽ khiến con càng khóc và dai dẳng không dứt.
Không được chạy tới vỗ về ngay khi con khóc
Công cuộc “tách” mẹ và bé sẽ rất khó khăn nhưng nếu kiên trì trong 1 tuần đầu sẽ giúp bé sớm quen. Khi thực hiện phương pháp này chắc chắn bé sẽ không chịu và khóc ré lên. Tuy nhiên, bạn không được mềm lòng mà hãy để người thay bạn chăm sóc vỗ về bé.
Đừng tạo thói quen cứ hễ khóc là sẽ được mẹ bế, bạn cần tìm ra nguyên nhân bé khóc là gì. Nếu con khóc vì đói thì bế bé và cho bé bú, ngoài ra thì mẹ nên đặt con xuống giường và tìm hiểu ra nguyên nhân, nó có thể là: bỉm ướt, khó chịu, con muốn được thoải mái hãy massage, cho đi dạo,…
Sử dụng vật có mùi của mẹ để ở gần bé
Các mẹ đau đầu và cảm thấy ngột ngạt vì con lúc nào cũng bám mẹ kể cả khi ngủ, con chỉ nín khóc khi có mùi hương của mẹ. Vậy làm sao mẹ có thời gian thảnh thơi cho bản thân và làm các việc khác?
Mẹ có thể áp dụng cách sau: Mẹ và bé cùng đắp chung một chiếc chăn trong vài ngày để chăn có mùi hương của mẹ. Sau đó mỗi khi đặt bé ngủ dùng chăn đó đắp hoặc cuốn người cho bé bé sẽ cảm thấy an tâm và ngủ ngon hơn.
- Tại sao trẻ sơ sinh không ngủ mà thức nhiều? Mẹ có cần lo lắng?
- Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bố mẹ có phải lo lắng không?
Qua bài viết trên, các mẹ đã biết trẻ nhỏ đến khi nào mới hết bám mẹ và trẻ sơ sinh quen hơi mẹ phải làm sao rồi đúng không? Với những chia sẻ trên hy vọng sẽ giúp ích cho các mẹ để việc chăm sóc con dễ dàng hơn. Chúc các mẹ sau sinh nhanh hồi phục và các bé ngoan ngoãn, hay ăn chóng lớn!
Nguồn: Mebeaz.com
Click to rate this post! [Total: 3 Average: 2.3]Từ khóa » Khi Nào Trẻ Hết Bám Mẹ
-
Giai đoạn Bám Mẹ: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách đối Phó
-
Đối Phó Với Tình Trạng Trẻ Bám Mẹ | Vinmec
-
Làm Thế Nào để Con Nhỏ Bớt Bám Mẹ? - Hello Bacsi
-
Tập Bé Bớt Bám Mẹ - Mẹ Rảnh Bé Lại Ngoan! - Cẩm Nang Bibomart
-
Khoa Học Chứng Minh: Trẻ Bám Mẹ Nhằng Nhẵng Không Phải Là ...
-
Bé Bám Mẹ Không Rời - Mẹ Có Cần Lo Lắng?
-
Hãy Tự Hào Khi Có Một đứa Con Bám Mẹ! - Mindfully T.
-
Đối Phó Với Tình Trạng Trẻ Bám Mẹ - Mới Nhất 2022
-
Cách đáp ứng Hành Vi Bám Mẹ Của Trẻ Nhỏ.
-
Bám Mẹ - Nhõng Nhẽo - Giai đoạn Trên 1 Tuổi - Hà Chũn
-
Trẻ Sơ Sinh Bám Mẹ Và Cách Giải Hóa 'vi Diệu' Cho Các Chị Em
-
Khám Phá Tâm Lý Bé 6-12 Tháng Tuổi - VnExpress Đời Sống
-
Trẻ Bám Mẹ - Huggies
-
Phát Rồ Vì Bé Quá Bám Mẹ - Webtretho