Tập Thở Phục Hồi Di Chứng Hậu Covid-19 - VnExpress Sức Khỏe
Có thể bạn quan tâm
Theo Hướng dẫn tạm thời sử dụng y dược cổ truyền để phòng, chống dịch Covid-19 Bộ Y tế ban hành ngày 25/9, người xuất viện, có các triệu chứng khác nhau có thể tiếp tục điều trị bằng y học cổ truyền.
Sau khi khỏi bệnh, cơ thể chưa hồi phục hoàn toàn. Theo y học cổ truyền, chính khí suy nhược, tân dịch hao tổn, do đó cần tiếp tục điều trị để phục hồi chức năng tạng phủ, cân bằng âm dương cơ thể. Nhóm này được chia làm bốn thể cơ bản: Thể phế tỳ khí suy, thể khí âm lưỡng hư, thể khí hư huyết ứ, thể khí huyết hư.
Một số phương pháp bổ trợ phục hồi di chứng bệnh nhân Covid-19 theo y học cổ truyền phù hợp nhằm tăng thông khí phổi, thứ nhất là thở bụng. Thở theo nhịp điệu "êm, nhẹ, đều, chậm, sâu, dài". "Êm, nhẹ" có nghĩa là không khí qua mũi vào phổi, từ phổi ra ngoài một cách nhẹ nhàng, người đứng bên không nghe thấy hơi thở, bản thân cũng không nghe thấy hơi thở của mình.
"Đều" có nghĩa là thở theo một nhịp điệu nhất định từ lúc tập đến lúc thôi tập luyện ở tư thế, không có hiện tượng lúc nhanh lúc chậm, lúc mạnh lúc yếu, lúc ngắn, lúc dài. Phải dùng ý để điều chỉnh hơi thở cho đạt yêu cầu trên.
"Chậm, sâu, dài" có nghĩa là khi hít vào phải sâu, khi thở ra phải dài, tốc độ chậm. Có chậm mới bảo đảm được êm, nhẹ. Khi thở đạt êm đều nhẹ chậm sâu dài rồi, số lần thở trong một phút sẽ giảm xuống còn 6 -10 lần. Có thể ít hơn nữa tùy theo sức.
Khi thở ra bụng dưới lép xuống khi hít vào bụng dưới phồng lên. Đây là biểu hiện bên ngoài của thở. Muốn đạt tiêu chuẩn này, vấn đề căn bản là phải đạt cơ thể dãn và dãn cho tốt. Lúc đó các bắp thịt ở bụng mới phồng theo sự thay đổi áp lực ở bụng do vận động của cơ hoành gây nên. Nếu dãn chưa tốt có thể chỉ bụng trên phồng, bụng dưới không động đậy.
Điều cần nhớ và làm cho tốt là mỗi lần tập đều bắt đầu bằng thở dài ra và tóp bụng lại, sau đó mới hít vào để bụng phồng lên. Nếu bắt đầu bằng hít vào cho bụng phồng lên trước sau đó mới thở dài ra để bụng tóp lại thì thường không đạt yêu cầu, và ta sẽ lúng túng. Mỗi lần tập 3-5 phút, ngày tập 2-3 lần.
Thứ hai là thở ngực. Sau một thời gian luyện thở, một số người có thể từ thở tự nhiên có điều chỉnh chuyển dần thành thở ngực, cũng có người cố tập để đạt thở ngực. Tiêu chuẩn của thở ngực là thở theo nhịp điệu: êm, nhẹ, đều, chậm, sâu, dài. Hít vào ngực nở, bụng lép, thở ra ngực lép, bụng hơi phồng.
Lưu ý, thở sâu có tác dụng chung làm tinh thần dễ đi vào yên tĩnh, thông qua sự thay đổi áp lực ở bụng và ngực để xoa bóp nội tạng một cách nhịp nhàng, trong một thời gian tương đối dài làm tăng sức khỏe của nội tạng và cải thiện tuần hoàn trong ổ bụng. Càng làm dãn tốt tinh thần càng yên tĩnh, càng dễ đạt yêu cầu của thở sâu. Do đó vấn đề quan trọng trong luyện thở vẫn là làm dãn tốt và đạt yên tĩnh tốt.
Người bị bệnh đường tiêu hóa, sa nội tạng... đều có thể dùng thở sâu để chữa bệnh. Nếu bụng dưới đầy chướng khi tập thì tạm nghỉ thở sâu và chuyển sang thở tự nhiên.
Khi thở sâu, hết sức tránh gò bó, tránh việc điều khiển các bắp thịt bụng, ngực tham gia vào việc thở, vì như vậy dễ mệt mỏi. Mỗi lần tập 3-5 phút, ngày tập 2-3 lần.
Bên cạnh luyện tập, nên tập trung chế độ dinh dưỡng điều trị di chứng Covid-19.Nguyên tắc chung, chọn thực phẩm đa dạng về chủng loại, cân bằng, chú trọng bù nước, điện giải. Chú trọng bổ phế, khai vị, an thần, thông đại tiểu tiện. Tùy theo thể trạng và tình trạng bệnh nhân sau khi khỏi bệnh, có thể lựa chọn hoặc phối hợp các loại thực phẩm sau đây:
Ớn lạnh, sợ lạnh, hay lạnh bụng, đau dạ dày khi ăn đồ sống lạnh (vị hàn), dễ tiêu chảy, sôi lạnh bụng thì sử dụng gừng, hành, canh cải xanh nấu gừng, rau ngò (rau mùi)...
Miệng khô, họng khô, khát nước, nóng bứt rứt dùng trà xanh, đậu đỏ, đậu xanh, khế, dưa hấu cả phần vỏ trắng, sương sâm, nước dừa tươi...
Vẫn còn ho, khạc đàm, sử dụng quả lê, bạch quả, ô mai, trần bì, cải thảo, tía tô...
Ăn uống không ngon miệng, hay chướng bụng, dùng sơn tra, đậu ván, hoài sơn, phục linh, củ cải, sa nhân...
Mất ngủ nên dùng tâm sen, nhãn lồng, vông nem...
Lưu ý, những thực phẩm này mang tính chất phòng ngừa và hồi phục sức khỏe sau bệnh, cần sử dụng đúng liều lượng, không lạm dụng; hạn chế bổ sung câu kỷ tử trong trường hợp này vì dễ sinh đàm thấp.
Thúy Quỳnh
Từ khóa » Bài Tập Thở Vnexpress
-
Ba Bài Tập Thở Cho F0 Tại Nhà - VnExpress Sức Khỏe
-
Bác Sĩ Hướng Dẫn F0 ở Nhà Tập Thở Phục Hồi Phổi - VnExpress
-
Bài Tập Thở - Tin Tức Mới Nhất 24h Qua - VnExpress
-
Các Bài Tập Thở Giúp Phổi Hoạt động Tốt - VnExpress
-
Bài Tập Thở Tăng Cường Hô Hấp Hậu Covid - VnExpress Sức Khỏe
-
7 Bài Tập Thở Giúp đầu óc Thư Giãn, Phổi Khỏe - VnExpress
-
Ba Bài Tập Thở Phục Hồi Phổi Cho F0 - VnExpress Sức Khỏe
-
3 Cách Tập Thở Hỗ Trợ Phục Hồi Phổi Hậu Covid-19 - VnExpress
-
Tập Thở - Tin Tức Mới Nhất 24h Qua - VnExpress
-
Cách Tập Thở, Tăng Thể Lực Cho F0 Tại Nhà - VnExpress
-
Bài Tập Hít Thở - Tin Tức Mới Nhất 24h Qua - VnExpress
-
7 Bài Tập Phổi Cho Người Mắc Covid-19 - VnExpress Sức Khỏe
-
Bài Tập Thở Hỗ Trợ Cải Thiện Triệu Chứng Viêm Xoang - VnExpress
-
Bác Sĩ Hướng Dẫn Cách Tập Thở, Tăng Thể Lực Cho F0 điều Trị Tại Nhà