Tên Lửa đánh Chặn Nhanh Gấp 8 Lần âm Thanh - Báo điện Tử Chính Phủ
Có thể bạn quan tâm
Tên lửa SM-3 phóng lên ở giai đoạn đầu (tầng 1) |
Hệ thống tên lửa đánh chặn SM-3 trang bị trên 4 tàu khu trục hiện đại nhất Nhật Bản thuộc lớp Kongo. Lần bắn thử đầu tiên được thực hiện vào tháng 12/2007. Tổng cộng từ năm 2001, hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ đã thực hiện 73 lần phóng các tên lửa chống tên lửa các loại, 58 lần thành công, trong đó có SM-3.
SM-3 là hệ thống tên lửa trên hạm dùng đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung, thậm chí có thể bắn hạ vệ tinh bay ở quỹ đạo thấp.
Tên lửa SM-3 nặng 1,5 tấn, dài 6,55m, đường kính thân 0,34m, sải cánh 1,57m. SM-3 được thiết kế với 3 tầng động cơ đẩy nhiên liệu rắn cho phép đạt tốc độ đánh chặn gấp gần 8 lần vận tốc âm thanh, 9.600km/h. Tầm bắn SM-3 trên 500km, cao độ tới 160km.
Nguyên lý hoạt động của tên lửa SM-3 là khi radar mạng pha AN/SPY-1 trên tàu phát hiện tên lửa đạn đạo của đối phương, hệ thống Aegis dựa vào các thông số mục tiêu, tính toán ra quỹ đạo đánh chặn. Nhận lệnh phóng, SM-3 rời bệ thẳng đứng bằng động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn qua 4 loa phụt. Giai đoạn này tên lửa dẫn đường bằng hệ thống định vị quán tính.
Hết giai đoạn đầu, tên lửa tách tầng, kích hoạt động cơ tăng tốc. Giai đoạn này tên lửa được dẫn bằng radar AN/SPY-1 trên tàu với tham số đồng bộ với hệ thống định vị toàn cầu GPS. Một lần nữa tách tầng, động cơ tầng 3 của SM-3 đẩy trong 30 giây đưa tên lửa vượt ra ngoài tầng khí quyển.
Lúc này cơ cấu tầng tự dẫn LEAP (Lightweight Exo-Atmospheric Projectile) kích hoạt. LEAP tự động tìm kiếm mục tiêu thông qua các dữ liệu từ hệ thống Aegis trên tàu phóng tên lửa. LEAP dùng một cảm biến hồng ngoại kết hợp radar bán chủ động để xác định mục tiêu bám vào gần. Điều thú vị là LEAP có thể phân biệt được đầu đạn tên lửa, và mảnh vụn tách ra từ tầng đẩy tên lửa. LEAP sử dụng đầu đạn động năng (đầu nổ xuyên, chạm đích) động năng của vụ va chạm có thể tương đương với 31kg thuốc nổ TNT, đủ khả năng phá hủy tên lửa đạn đạo.
Các phiên bản kế tiếp là SM-3 Block II B, dự kiến trang bị cho đến năm 2020 chủ yếu là những giải pháp công nghệ, không có đột biến về tham số tầm bắn và độ cao đánh chặn.
Tuy vậy SM-3 hiện được đánh giá là tên lửa đánh chặn hàng đầu thế giới, xét về tầm bắn chưa có loại tương tự.
Trung Văn (theo Globalsecurity, Missile tech)
Từ khóa » Nguyên Lý đánh Chặn Tên Lửa
-
Phòng Thủ Tên Lửa Nga Tụt Hậu 20 Năm So Với Mỹ; Trung Quốc Chưa ...
-
Tên Lửa Chống Tên Lửa đạn đạo – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cơ Chế Tìm Diệt Của Lá Chắn Tên Lửa Hiện đại Nhất Thế Giới - VnExpress
-
Những “lỗ Hổng” Trong Hệ Thống Phòng Thủ Tên Lửa Của Mỹ - VOV
-
Hệ Thống Tên Lửa đánh Chặn Vũ Khí Siêu Thanh Của Mỹ
-
Lá Chắn Tên Lửa Toàn Cầu Của Mỹ: Tài Chính Khủng, Hiệu Quả Không ...
-
Lá Chắn Tên Lửa Của Mỹ Lộ Lỗ Hổng Trước Vũ Khí Siêu Vượt âm
-
Vũ Khí Laser Sẽ Trở Thành Tương Lai Của Phòng Thủ Tên Lửa - VOV
-
Trung Quốc Thử Hệ Thống đánh Chặn Tên Lửa đạn đạo, Nói 'đạt Mục ...
-
Trung Quốc Tuyên Bố Thử Nghiệm đánh Chặn Tên Lửa đạn đạo Thành ...
-
Mỹ Nghiên Cứu Cách đánh Chặn Tên Lửa Siêu Vượt âm Nga
-
Cải Tiến Tên Lửa Phòng Không đánh Máy Bay B-52 - VNU
-
Dọa Mỹ, Trung Quốc Bất Ngờ Thử Nghiệm đánh Chặn Tên Lửa đạn ...