Vũ Khí Laser Sẽ Trở Thành Tương Lai Của Phòng Thủ Tên Lửa - VOV

Toggle navigation
  • Thời sự Thế giới Nội chính Kinh tế Đời sống Thể thao Âm nhạc - Điện ảnh An ninh - Quốc phòng Văn hóa - Giải trí Giáo dục Xã hội Giới thiệu Văn bản liên quan Tin tức sự kiện Tin tức sự kiện Y tế Pháp luật Tin hoạt động VOV Tổng hợp Video Chuyển Đổi Số Thiếu nhi Khoa học - Công nghệ
  • Giới thiệu
    • Cơ cấu tổ chức
    • Chức năng và nhiệm vụ
    • Mốc lịch sử
    • Công khai ngân sách
  • Tin tức sự kiện
    • Xã hội
    • Thời sự
    • Thế giới
    • Nội chính
    • Kinh tế
    • Đời sống
    • Tổng hợp Video
    • Khoa học - Công nghệ
    • Y tế
    • Thể thao
    • Âm nhạc - Điện ảnh
    • An ninh - Quốc phòng
    • Văn hóa - Giải trí
    • Pháp luật
    • Giáo dục
    • Ô tô - Xe máy
    • Thiếu nhi
    • Tâm sự - Tình yêu
  • Tin hoạt động VOV
  • Chuyển Đổi Số
    • Văn bản liên quan
    • Tin tức sự kiện
  • Liên hệ
Ứng dụng VOV
  • VOV - Tiếng nói Việt Nam

An ninh - Quốc phòng

Vũ khí laser sẽ trở thành tương lai của phòng thủ tên lửa

Cập nhật: 31/05/2022

Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa – Biển, đảo thiêng liêng” tại Kiên Giang

Quân đội Việt Nam - Ấn Độ trao đổi, củng cố kiến thức, kỹ năng tại VINBAX-2024

VOV.VN - Gần như tất cả các nền tảng phòng thủ tên lửa đang được triển khai hiện nay đều có các hệ thống lỗi thời dù cố gắng nhưng vẫn thất bại trong việc bắn hạ tên lửa bằng tên lửa.

Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược (SDI) của chính quyền Tổng thống Ronald Reagan ban đầu có thể đưa Mỹ đi trước về khả năng phòng thủ tên lửa dựa trên năng lượng được định hướng, nhưng Israel, Nga và Trung Quốc cũng đã bắt đầu triển khai và đẩy nhanh phát triển các hệ thống tương tự để đối phó với các mối đe dọa tên lửa mới.

Có những nguyên tắc vật lý cơ bản khiến vũ khí laser hoặc các hệ thống phòng thủ tên lửa dựa trên năng lượng định hướng vượt trội so với các vũ khí “bắn hạ tên lửa bằng tên lửa” như hầu hết các hệ thống hiện hành đang sử dụng.

Nhiều nước đang chạy đua phát triển vũ khí laser có khả năng bắn hạ tên lửa. Ảnh minh họa: Twitter
Nhiều nước đang chạy đua phát triển vũ khí laser có khả năng bắn hạ tên lửa. Ảnh minh họa: Twitter

Những hạn chế của hệ thống phòng thủ truyền thống

Các cuộc tấn công bằng tên lửa của Iraq trong Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, kho vũ khí tên lửa ngày càng mở rộng của Iran… đã thúc đẩy Israel xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều lớp. Hiện tại, Israel vận hành các hệ thống Vòm Sắt (Iron Dome), David’s Sling và Arrow.

Vòm Sắt là một hệ thống tên lửa đất đối không được thiết kế để chống lại các loại tên lửa và rocket tầm ngắn. Theo số liệu do giới chức quốc phòng Israel công bố, Vòm Sắt có tỷ lệ đánh trúng mục tiêu thành công là 90% và trong Chiến dịch Trụ cột Phòng thủ (Pillar of Defense) năm 2012, hệ thống này được ghi nhận bắn trúng 84% các vật thể đang phóng tới.

Tuy nhiên, các nhà phân tích vẫn tranh cãi về những con số này. Họ cho rằng, không có bằng chứng công khai nào có thể chứng minh tỷ lệ thành công 90% của hệ thống Vòm Sắt như phía Israel tuyên bố. Ngoài ra, Vòm Sắt tỏ ra không hiệu quả trước các cuộc tấn công bằng đạn cối và tên lửa tầm ngắn hơn được phóng từ Gaza gần đó. Có thể chính điều này đã thúc đẩy Israel phát triển hệ thống phòng thủ dựa trên tia laser để tăng cường sức mạnh cho Vòm Sắt.

David’s Sling là lớp tiếp theo trong hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều lớp của Israel. David’s Sling được thiết kế để tiêu diệt tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tên lửa cỡ lớn và tên lửa hành trình ở độ cao 15 km và tầm bắn từ 45-300 km.

Không giống như tên lửa đánh chặn Tamir của Vòm Sắt, tên lửa Stunner của David’s Sling không chứa đầu đạn nổ và sử dụng phương pháp truy đuổi-tiêu diệt (hit-to-kill) để phá hủy mục tiêu, tương tự như hệ thống Phòng thủ Khu vực Tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ. Tuy nhiên, trái ngược với mức giá 50.000 USD cho mỗi tên lửa đánh chặn của Vòm Sắt, mỗi tên lửa THAAD Stunner có giá 1 triệu USD.

Ở lớp phòng thủ thứ ba, Israel sử dụng tên lửa đánh chặn Arrow 2 và Arrow 3, cả hai đều có đầu đạn nổ phân mảnh định hướng. Arrow 2 có phạm vi bao phủ ước tính 90km và độ cao đánh chặn tối đa 50km, trong khi Arrow 3 có độ cao đánh chặn lên tới 100km.

Hệ thống Vòm Sắt của Israel và Patriot của Mỹ trong một cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Israel năm 2018. Ảnh: AFP
Hệ thống Vòm Sắt của Israel và Patriot của Mỹ trong một cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Israel năm 2018. Ảnh: AFP

Nga có lịch sử lâu đời trong việc phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa. Liên Xô bắt đầu nghiên cứu về các hệ thống như vậy từ những năm 1950 và đánh chặn thành công một tên lửa đạn đạo tầm trung vào năm 1961. Sau khi Liên Xô tan rã, hầu hết các dự án phòng thủ tên lửa đã bị dừng lại nhưng một số vẫn được duy trì.

Hiện tại, học thuyết của Nga đi theo cách tiếp cận 3 tầng, cho phép tạo ra các bong bóng chống tiếp cận/chống xâm nhập để duy trì khả năng răn đe hạt nhân và đảm bảo sự tồn tại của chế độ.

Cấp phòng thủ tên lửa Nga bao gồm các hệ thống tầm xa như S-500, S-400 và S-300. S-500 là hệ thống mới nhất trong số này, được đưa vào sản xuất hàng loạt trong năm 2022. Hệ thống này được thiết kế để tiêu diệt máy bay tàng hình, tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và vệ tinh quỹ đạo thấp.

Cấp phòng thủ thứ hai của Nga bao gồm tên lửa đất đối không tầm trung Buk M3 cùng một số biến thể. Buk M3 được thiết kế để tăng phạm vi phủ sóng radar của các khu vực phòng không.

Hệ thống phòng thủ tên lửa cấp cuối cùng của Nga bao gồm các hệ thống tầm ngắn. Các hệ thống này bao gồm tổ hợp pháo-tên lửa Tunguska và Pantsir và hệ thống tên lửa tầm ngắn Tor.

Các cuộc chiến tranh ở Trung Đông và Ukraine đã đặt ra nghi ngờ về hiệu suất của hệ thống phòng thủ cấp hai và cấp ba của Nga. Năm 2020, ít nhất 23 hệ thống Pantsir đã bị máy bay không người lái Bayraktar và Anka của Thổ Nhĩ Kỳ phá hủy ở Syria và Libya, mặc dù các hệ thống này được thiết kế để chống lại các mối đe dọa bay thấp và bay chậm. Đây có thể là một trong các lý do Nga triển khai vũ khí laser tới Ukraine để đối phó với UAV.

Hệ thống Pantsir-S tại Triển lãm quân sự ARMY 2020 ở Nga. Ảnh: Sputnik
Hệ thống Pantsir-S tại Triển lãm quân sự ARMY 2020 ở Nga. Ảnh: Sputnik

Trung Quốc cũng triển khai một hệ thống phòng thủ nhiều lớp tương tự, sử dụng cả các nền tảng mua của Nga và nền tảng sản xuất nội địa.

Hệ thống phòng thủ tên lửa cấp một của Trung Quốc bao gồm S-400 mua của Nga và tên lửa đánh chặn HQ-9. S-400 là hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa di động có khả năng tấn công mục tiêu ở phạm vi 400 km. S-400 có 2 hệ thống radar riêng biệt, có thể phát hiện các mục tiêu trên không ở phạm vi 600km, khóa đồng thời 80 mục tiêu trên không.

Đối với tuyến phòng thủ thứ hai, Trung Quốc trang bị tên lửa đánh chặn HQ-19, sử dụng phương pháp truy đuổi-tiêu diệt thay vì đầu đạn nổ. Lớp phòng thủ này còn có tên lửa đánh chặn DN-3, được cho là tương đương với tên lửa SM-3 tiêu chuẩn mà Mỹ sử dụng trong hệ thống Aegis.

Đối với lớp phòng thủ tên lửa thứ ba, Trung Quốc sử dụng các hệ thống tên lửa tầm ngắn và tổ hợp pháo-tên lửa kết hợp. Trụ cột phòng thủ tên lửa tầm ngắn của Trung Quốc bao gồm hệ thống HQ-7 được thiết kế theo công nghệ đảo ngược từ hệ thống Crotale của Pháp. Lớp phòng thủ này còn có tổ hợp pháo-tên lửa Type 95, được trang bị 4 khẩu pháo 25 mm và 4 tên lửa tầm nhiệt tầm ngắn QW-2.

Giống như Israel và Nga, Trung Quốc cũng đang phát triển vũ khí laser cho máy bay chiến đấu J-20, có thể đem lại khả năng phòng thủ chống tên lửa siêu thanh.

Tiềm năng của vũ khí laser

Cả Israel, Nga và Trung Quốc đều triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều lớp đáng gờm, phức tạp và đắt tiền, nhưng điều đó không có nghĩa là các hệ thống đó không thể bị đánh lừa. Trong hầu hết các trường hợp, không phải tên lửa công nghệ cao là mối đe dọa lớn nhất đối với các hệ thống phòng thủ nhiều lớp, mà chính là các cuộc tấn công bão hòa chi phí thấp, bao gồm cả các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.

UAV bầy đàn. Ảnh minh họa: Lockheed Martin
UAV bầy đàn. Ảnh minh họa: Lockheed Martin

Đối với vũ khí siêu thanh, mặc dù hiện tại chưa có hệ thống phòng thủ tên lửa nào có thể chống lại chúng, nhưng không phải không có khả năng.

Hệ thống phòng thủ tên lửa đánh chặn tầm trung hiện tại không thể chống lại các phương tiện lướt siêu thanh, vì chúng bay ở độ cao thấp hơn so với tên lửa đạn đạo truyền thống. Các radar trên mặt đất và không gian hiện có cũng có thể gặp khó khăn trong việc theo dõi các phương tiện lượn có khả năng cơ động ở độ cao thấp hơn.

Tuy nhiên, vì vũ khí siêu thanh có tốc độ chậm hơn tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) trong giai đoạn cuối của chúng, có nghĩa là có thể đánh chặn chúng trong giai đoạn bay ban đầu. Do đó, các khái niệm phòng thủ tên lửa trong tương lai có thể nhấn mạnh vào phòng thủ giai đoạn cuối, khu vực phòng thủ hẹp thay vì phạm vi toàn cầu hoặc phạm vi khu vực.

Các hệ thống phòng thủ dựa vào tên lửa đánh chặn toàn cầu và khu vực sẽ không trở nên lỗi thời trong một sớm một chiều, nhưng chúng có thể được bổ sung với nhiều vũ khí phòng thủ năng lượng định hướng như tia laser có khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo, máy bay không người lái và vũ khí siêu thanh trong giai đoạn bay cuối của chúng.

Mỹ, Israel, Nga và Trung Quốc đều đã phát triển các nguyên mẫu vũ khí laser có thể thực hiện các vai trò như vậy.

Tuy nhiên, vũ khí laser cũng đặt ra những thách thức kỹ thuật riêng, chẳng hạn như tiêu thụ điện năng lớn, chi phí ban đầu cao. Trong khi tên lửa tiêu diệt mục tiêu ngay lập tức khi va chạm, tia laser phải được tập trung vào mục tiêu trong vài giây để tiêu diệt mục tiêu, điều này có thể không thích hợp với các mục tiêu di chuyển với tốc độ hàng nghìn km/giây.

Dù vậy, những tiến bộ trong công nghệ, sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo (AI) cùng việc thu nhỏ hơn nữa các thành phần quan trọng đang làm cho ý tưởng phòng thủ tên lửa dựa trên vũ khí laser có chi phí thấp, số lượng nhiều và phân tán trở thành một thực tế mới.

Về lâu dài, theo dự đoán của SDI, vũ khí năng lượng định hướng trong không gian sẽ là biện pháp phòng thủ tốt nhất chống lại tên lửa đạn đạo trong cả giai đoạn tăng cường và giai đoạn giữa đường bay. Điều này không khiến cho các hệ thống phòng thủ tên lửa ở giai đoạn cuối và phòng thủ chống vũ khí siêu thanh trở nên lỗi thời. Tuy nhiên, nó sẽ có khả năng vô hiệu hóa một phần đáng kể trong số 10.000 tên lửa đạn đạo hạt nhân hiện đang được đưa vào sử dụng, hơn 90% trong số đó do Mỹ và Nga sở hữu và vận hành./.

Yêu thích

Từ khóa: vũ khí laser, phòng thủ tên lửa, Nga, Trung Quốc, Mỹ, Israel

Thể loại: An ninh - Quốc phòng

Tác giả:

Nguồn tin: VOVVN

Bình luận

Nội dung (*)

Mã bảo vệ (*) Sử dụng mã khác Đăng nhập trước khi gửi bình luận Đăng nhập

bài liên quan

Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa – Biển, đảo thiêng liêng” tại Kiên Giang 6 ngày trước | VOVVN Quân đội Việt Nam - Ấn Độ trao đổi, củng cố kiến thức, kỹ năng... 6 ngày trước | VOVVN Điểm dân cư biên giới - Cột mốc sống bảo vệ chủ quyền 6 ngày trước | VOVVN Bế mạc Diễn tập song phương Việt Nam - Ấn Độ về gìn giữ hòa... 23/11/2024 | VOVVN Quân khu 5 thăm Quân khu 1 và Quân khu 4, Quân đội Hoàng gia... 22/11/2024 | VOVVN Lạng Sơn: Khánh thành đường kiểm tra cột mốc, bảo vệ biên giới số 962 22/11/2024 | VOVVN

tin mới nhất

Cao Bằng: Nâng cao hiệu quả sản xuất thông qua đào tạo nghề cho lao động nông thôn (30/11/2024) Ông Kim Jong-un gặp Bộ trưởng Quốc phòng Nga thảo luận quan hệ song phương và tình hình khu vực (30/11/2024) 6 phút trước | VOV1 Trước nhà có cây hoàng mai: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa (30/11/2024) 6 phút trước | VOV1 Lụt lội tiếp diễn nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua tại Thái Lan và Malaysia (30/11/2024) 6 phút trước | VOV1 Ba Lan và Thụy Điển ký Thỏa thuận đối tác chiến lược mới (30/11/2024) 18 phút trước | VOV1 Khí đốt của Nga qua Ukraine đến châu Âu vẫn ổn định (30/11/2024) 18 phút trước | VOV1 Thị trường mua sắm Black Friday 2024 sôi động tại châu Âu và Mỹ (30/11/2024) 18 phút trước | VOV1

tin đọc nhiều nhất

Loại cây Việt ngọt hơn cả đường lại giúp hạ huyết đường huyết cực tốt 12/09/2024 | VOVVN Thiên nhiên qua nét bút 25/09/2024 | VOV6 Phù thủy độc ác 21/09/2024 | VOV6 Bình Phước trao quyết định về công tác cán bộ 12/09/2024 | VOVVN Loại trà cực nhiều ở Việt Nam, giá chỉ vài nghìn đồng 1 cốc lại có lợi đủ đường 16/11/2024 | VOVVN HĐND Gia Lai miễn nhiệm 2 thành viên UBND tỉnh, bầu bổ sung 1 trưởng ban 14/10/2024 | VOVVN Giám đốc Sở Ngoại vụ Đồng Tháp xin thôi việc theo nguyện vọng cá nhân 01/11/2024 | VOVVN Toggle navigation
  • Giới thiệu
    • Cơ cấu tổ chức
    • Chức năng và nhiệm vụ
    • Mốc lịch sử
    • Công khai ngân sách
  • Tin tức sự kiện
    • Xã hội
    • Thời sự
    • Thế giới
    • Nội chính
    • Kinh tế
    • Đời sống
    • Tổng hợp Video
    • Khoa học - Công nghệ
    • Y tế
    • Thể thao
    • Âm nhạc - Điện ảnh
    • An ninh - Quốc phòng
    • Văn hóa - Giải trí
    • Pháp luật
    • Giáo dục
    • Ô tô - Xe máy
    • Thiếu nhi
    • Tâm sự - Tình yêu
  • Tin hoạt động VOV
  • Chuyển Đổi Số
    • Văn bản liên quan
    • Tin tức sự kiện
  • Liên hệ

ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM

Địa chỉ: 58 Quán Sứ - Hàng Bông - Hoàn Kiếm - Hà Nội

Điện thoại: 84-24-62727117 -|- 84-24-39781923

Email: trungtamrd@vov.vn

TẢI ỨNG DỤNG ĐIỆN THOẠI TRÊN

CH Play App Store Chung nhan Tin Nhiem Mang

Giấy phép hoạt động số:385/GP - BVHTT cấp ngày 24/12/2003 CopyRight © 2018 R&D Chính sách bảo mật riêng tư

Từ khóa » Nguyên Lý đánh Chặn Tên Lửa