Thai Nhi 39 Tuần đủ Ngày Chưa, Dấu Hiệu Chuyển Dạ Là Gì | Huggies
Có thể bạn quan tâm
MỤC LỤC BÀI VIẾT
- Thai 39 tuần là bao nhiêu tháng?
- Sự phát triển của thai nhi 39 tuần tuổi
- Những thay đổi của mẹ khi mang thai 39 tuần
- Thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh phải làm sao?
- Thai 39 tuần làm gì để nhanh chuyển dạ?
- Một số lưu ý cho mẹ bầu ở tuần thai 39
- Các câu hỏi thường gặp về thai 39 tuần
Trong giai đoạn thai nhi 39 tuần tuổi, các mẹ có thể thấy dễ nóng giận vì chờ đợi ngày “lâm bồn”. Tuy nhiên, đừng nên quá lo lắng nếu ngày dự sinh đã qua mà bé vẫn chưa ra đời. Thực tế, chỉ 5% phụ nữ sinh đúng ngày đã dự đoán và phần lớn đều sinh trước hoặc sau ngày này. Nguyên nhân có thể là do nhầm lẫn về ngày thụ thai, tính ngày dự sanh, hoặc đơn giản là bé cần thêm thời gian trong bụng mẹ. Hãy cùng Huggies tìm hiểu những thay đổi khi mang thai ở thai kỳ tuần 39 để các mẹ có thể chuẩn bị cho ngày sinh tốt nhất!
> Mẹ có thể tham khảo thêm một số loại bỉm cho bé phù hợp cho giai đoạn sắp tới:
- Tã giấy: Hướng dẫn mẹ lựa chọn tã giấy tốt, an toàn cho trẻ sơ sinh
- Tã dán là gì? Thông tin mẹ cần biết và kinh nghiệm mua tã dán an toàn cho bé
- Các loại bỉm newborn Huggies và kinh nghiệm mua bỉm cho trẻ sơ sinh cho mẹ
Thai 39 tuần là bao nhiêu tháng?
Vào thời điểm này, mẹ đã bước vào tháng thứ 9 của thai kỳ, các bộ phận của em bé đã hoàn thiện đầy đủ và sẵn sàng để chào đời. Chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, mẹ sẽ được ôm con yêu mà mình mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày vào trong lòng.
Thai 39 tuần là bao nhiêu tháng?
Đây là thời điểm đáng mong đợi khi mẹ và bé sẽ sớm gặp nhau trong khoảnh khắc đặc biệt. Lúc này, bé yêu đã gần như hoàn thiện mọi chức năng và chuẩn bị sẵn sàng cho hành trình chào đời.
Thai 39 tuần nặng bao nhiêu?
Trong tuần thai 39, kích thước của bé tương đương với một quả dưa hấu, với chiều dài khoảng 50,1 cm và cân nặng đạt khoảng 3,186 kg. Đặc biệt, phần đầu của bé chiếm khoảng 1/3 tổng trọng lượng. Tuy nhiên, cân nặng của thai nhi tuần 39 có thể khác nhau tùy vào giới tính, thường thì bé trai có xu hướng nặng hơn bé gái vài trăm gram.
Xem thêm: Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tuần, tiêu chuẩn WHO
Bé tích tụ mỡ và phát triển cân nặng
Thai nhi ở tuần 39 đã hoàn thiện phát triển về thể chất, nhưng vẫn tiếp tục tích tụ mỡ để giúp bé trở nên đầy đặn hơn. Lớp mỡ bao phủ toàn thân này ngày càng dày, mục đích là giữ ấm cho bé và giúp điều chỉnh thân nhiệt để chuẩn bị thích nghi tốt nhất với môi trường bên ngoài khi chào đời.
Não bé phát triển mạnh
Tuy ở thời điểm hiện tại, cơ thể bé không còn thay đổi nhiều như trước, nhưng bộ não vẫn phát triển với tốc độ ấn tượng. Chỉ trong 4 tuần gần đây, não bộ của thai nhi đã tăng trưởng đến 30%. Quá trình phát triển này sẽ tiếp tục mạnh mẽ trong 3 năm đầu đời, thể hiện qua những kỹ năng mới mà bé không ngừng học hỏi và thể hiện mỗi ngày.
Thai nhi khóc trong bụng mẹ
Một số mẹ bầu trong tháng cuối thai kỳ có thể cảm nhận được âm thanh giống tiếng khóc của thai nhi, nhất là vào ban đêm. Tuy nhiên, khoa học vẫn chưa có lời giải thích rõ ràng cho hiện tượng này. Trên thực tế, ở giai đoạn này, tuyến lệ của bé vẫn chưa hoạt động, nên sẽ không có nước mắt chảy ra. Điều mà bé có thể làm chỉ là đưa tay lên dụi mắt, mô phỏng hành động khóc. Hành động dễ thương này của bé có thể được mẹ quan sát qua hình ảnh siêu âm.
Làn da của thai nhi
Làn da của trẻ sơ sinh có thể có màu đỏ hồng do các mạch máu dưới lớp biểu bì mỏng hiển thị rõ ràng. Đối với các bé mũm mĩm, da thường trắng hơn do có lớp mỡ dày bên dưới. Tuy nhiên, da thai nhi có thể hơi xanh xao hoặc tím nhạt do hệ tuần hoàn chưa phát triển hoàn thiện, dẫn đến tình trạng thiếu máu và oxy. Sau khi chào đời, màu da của bé sẽ tương tác với môi trường bên ngoài, từ đó dần hình thành sắc tố da thực sự, có thể sáng hoặc tối hơn. Trẻ có làn da vàng nhẹ sau sinh là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng nếu da vàng đậm kéo dài, đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe.
Thai nhi 39 tuần đạp nhiều
Mẹ cần chú ý quan sát các cử động của bé và báo ngay cho bác sĩ sản khoa nếu không thấy thai nhi 39 tuần đạp nhiều. Bé thường sẽ rất năng động từ giai đoạn này đến khi chào đời, vì vậy nếu hoạt động của bé giảm đáng kể, đó có thể là dấu hiệu của vấn đề bất thường.
Xem thêm: Em bé đạp nhiều có sao không? Hướng dẫn cách cảm nhận thai máy
Bé chưa xoay đầu (ngôi mông/ đẻ ngược)
Ở tuần 39, nếu thai nhi chưa quay đầu, nhân viên hộ sinh sẽ hỗ trợ và hướng dẫn mẹ tập các bài vận động đặc biệt để giúp bé quay ngôi thai đầu, giảm khả năng sinh mổ. Mẹ có thể tham khảo bài tập nghiêng vùng xương chậu, hoặc thực hiện tư thế quỳ gối, dang rộng hai chân, sau đó cúi người sao cho ngực và bụng chạm sàn, lặp lại động tác này 3 lần mỗi ngày.
>> Tham khảo:
- Bảng các chỉ số thai nhi theo tuần chuẩn WHO mới nhất
- Mang thai 3 tháng cuối cần lưu ý những gì?
- Mẹ bầu nên ăn gì để chuyển dạ nhanh và dễ sinh thường
Hình ảnh thai nhi 39 tuần tuổi (Nguồn: Sưu tầm)
Những thay đổi của mẹ khi mang thai 39 tuần
Thay đổi về mặt thể chất ở mẹ bầu 39 tuần
Trong những mốc khám thai khi thai nhi 39 tuần tuổi, mẹ bầu có thể được kiểm tra CTG (Cardiotocography – đo tim thai và độ co thắt tử cung) vài lần, kèm theo siêu âm để đánh giá mức độ trưởng thành hay quá tháng của em bé. Mẹ bầu cũng có thể được kiểm tra lượng nước ối, kích thước của em bé, và vị trí của nhau thai. Thông thường, khi thai quá tháng thì nhau thai sẽ không làm việc hiệu quả nữa, do vậy, điều quan trọng là nó cần phải được theo dõi cẩn thận.
Giai đoạn thai nhi tuần 39, mẹ bầu có thể được yêu cầu ghi lại những lần chuyển động của thai nhi khi cảm nhận được trong quá trình mang thai. Nếu có sự thay đổi hoặc giảm đáng kể trong những chuyển động này thì cần phải nhập viện để theo dõi cẩn thận hơn.
Ngoài ra các mẹ cũng có thể cảm thấy áp lực đè lên cổ tử cung, nguyên nhân là đầu của em bé càng đè nặng lên cổ tử cung thì cảm giác này sẽ xuất hiện càng nhiều. Lúc này, cổ tử cung sẽ dần mỏng đi, sẵn sàng để bắt đầu giãn nở. Trong suốt quá trình chuyển dạ, cổ tử cung cần phải giãn nở đến 10 cm để đầu và cơ thể em bé thoát ra bên ngoài.
Mẹ sẽ thấy dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn. Đó là chất màu trắng, hơi lỏng, do các tế bào ở cổ tử cung sản xuất ra. Đôi khi các chất nhầy cổ tử cung khi mang thai có thể xuất hiện, tuy không phải là dấu hiệu của quá trình chuyển dạ, nhưng các mẹ cũng nên lưu ý và đến cơ sở y tế để thăm khám.
>> Mẹ có thể xem thêm các hướng dẫn sử dụng tã cho bé đúng cách để chuẩn bị tốt nhất cho sự ra đời của con yêu:
- [HƯỚNG DẪN] Cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh và thay tã đúng CHUẨN
- Trẻ sơ sinh đóng bỉm nhiều có tốt không? Tác hại của việc đóng bỉm cả ngày
- Cách chọn size bỉm (tã) cho bé theo độ tuổi và cân nặng chuẩn xác nhất
Cơ thể mẹ thay đổi khá nhiều khi bước vào tuần thai thứ 39 (Nguồn: Sưu tầm)
Thay đổi về mặt tâm lý ở mẹ bầu 39 tuần
Ở tuần thai thứ 39, mẹ bầu thường trải qua nhiều thay đổi tâm lý phức tạp, một phần do sự gia tăng hormone và những áp lực thể chất ở giai đoạn cuối thai kỳ. Tâm trạng có thể dễ bị dao động, xen lẫn giữa cảm giác háo hức chờ đợi ngày sinh và sự lo lắng về quá trình vượt cạn cũng như sức khỏe của em bé.
Trong thời gian này, sự căng thẳng thường dễ dàng xuất hiện do bà bầu mất ngủ, khó ngủ, mệt mỏi và những thay đổi cơ thể khiến mẹ bầu cảm thấy không thoải mái. Nhiều mẹ cũng có thể trải nghiệm trạng thái "làm tổ" – một phản ứng xuất phát từ bản năng của người mẹ, tâm lý này thôi thúc mẹ bầu sắp xếp và chuẩn bị mọi thứ thật chu đáo, bao gồm dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị đồ cho bé và sẵn sàng cho thời khắc đón con.
Để duy trì tâm lý thoải mái, mẹ có thể áp dụng các kỹ thuật thư giãn nhẹ nhàng như thở sâu, yoga cho bà bầu hoặc nghe nhạc có thể giúp ích đáng kể. Hơn nữa, sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố tinh thần, giúp mẹ bầu tự tin và sẵn sàng cho hành trình chuyển dạ sắp tới.
>> Xem thêm:
- Chuẩn bị tâm lý trước khi sinh cho mẹ bầu
- Lợi ích của các bài tập thể dục cho bà bầu
Mẹ bầu sẽ có những cảm xúc lẫn lộn khi ở tuần thai 39 (Nguồn: Sưu tầm)
Các dấu hiệu bất thường khi mẹ mang thai 39 tuần không được bỏ qua
Bước vào những tháng mang thai cuối cùng, có một số dấu hiệu bất thường mà mẹ bầu có thể gặp phải. Do đó, mẹ nên nắm kĩ các dấu hiệu để chuẩn bị cho quá trình chào đời của em bé tốt hơn:
- Bụng đã tụt xuống: Tuần thai thứ 39, đầu thai nhi đã tụt xuống tới lỗ trong cổ tử cung của mẹ để sẵn sàng cho việc chào đời nên mẹ sẽ thấy bụng mình có dấu hiệu tụt xuống rõ rệt. Tình trạng này sẽ gây ra một số bất tiện và khó chịu cho mẹ trong sinh hoạt hàng ngày như: vận động, đi đứng…
- Cổ tử cung dần dần mở ra: Cổ tử cung dần dần mở ra là tín hiệu cho thấy cuộc chuyển dạ bắt đầu, em bé sẽ chào đời sớm thôi. Khi có các dấu hiệu nghi chuyển dạ, mẹ cần phải tới bệnh viện ngay lập tức để được các y bác sĩ theo dõi.
- Vỡ ối bất ngờ: Vỡ ối là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy em bé mà mẹ mang trong bụng hơn 9 tháng đã sẵn sàng ra ngoài đón chào thế giới mới. Rất nhanh thôi, mẹ sẽ được ôm con yêu của mình vào lòng.
Các bác sĩ khuyến khích mẹ bầu mang thai tuần 39 nên theo dõi tình trạng nước ối thường xuyên để hạn chế việc cạn nước ối, rỉ ối.
Làm Mẹ Tập 4 - P.1 - Vượt cạn an toàn [Trò chuyện cùng chuyên gia] (Nguồn: Huggies)
>> Tham khảo thêm:
- 10 lưu ý cho mẹ bầu khi mang thai 3 tháng cuối kỳ
- Mẹ bầu khó thở khi mang thai: Nguyên nhân, Cách khắc phục
- Bà bầu bị táo bón khi mang thai và cách chữa hiệu quả
Vỡ ối là dấu hiệu cho thấy mẹ đã chuẩn bị để đón con yêu chào đời (Nguồn: Sưu tầm)
Thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh phải làm sao?
Trong những tuần cuối của thai kỳ, việc duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần là rất quan trọng để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Mẹ bầu cần chú ý đến tâm lý, chế độ ăn uống, vận động nhẹ nhàng và chăm sóc bản thân để đảm bảo sự ổn định và sẵn sàng cho ngày chuyển dạ. Dưới đây là những điều mẹ bầu nên làm để chuẩn bị tốt cho quá trình sinh nở:
- Điều chỉnh tâm lý và giữ tinh thần thoải mái: Các hormone sẽ bị thay đổi trong quá trình mang thai khiến mẹ bầu dễ xúc động và căng thẳng. Việc duy trì tinh thần thoải mái, tích cực và tránh lo âu rất quan trọng, không chỉ cho sức khỏe của mẹ mà còn cho sự phát triển của bé và quá trình chuyển dạ.
- Vận động nhẹ nhàng: Các bài tập nhẹ như đi bộ hoặc yoga sẽ giúp mẹ thư giãn, giảm căng thẳng và hỗ trợ giãn nở cổ tử cung, thúc đẩy quá trình chuyển dạ nhanh chóng. Thực hiện dưới sự hướng dẫn của chuyên gia sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.
- Chăm sóc bản thân: Mẹ bầu nên dành thời gian chăm sóc bản thân qua các hoạt động như đắp mặt nạ, xông hơi hoặc massage thư giãn. Việc chăm sóc bản thân cũng là cách chăm sóc cho sức khỏe của bé.
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Trong giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ bầu cần nghỉ ngơi và thư giãn để giữ sức khỏe ổn định, tránh căng thẳng về việc sinh nở.
- Chú ý chế độ ăn uống: Mẹ bầu cần ăn nhẹ, dễ tiêu hóa và uống đủ nước để cung cấp năng lượng cho quá trình chuyển dạ. Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ hỗ trợ sức khỏe cho cả mẹ và bé.
- Thăm khám định kỳ: Thăm khám theo lịch trình của bác sĩ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu sinh và xử lý kịp thời nếu có bất kỳ bất thường nào trong cơ thể mẹ bầu.
>> Xem thêm:
- Ra máu báo bao lâu thì sinh? Dấu hiệu sắp sinh, chuyển dạ
- 11 dấu hiệu sắp sinh (chuyển dạ) trước 1,2 ngày, 1 tuần dễ nhận biết nhất
Mẹ có biết:
Ngoài việc chuẩn bị kỹ năng thở và rặn trong quá trình sinh nở, kỹ năng cho con bú thì việc chuẩn bị những đồ đi sinh cần thiết như tã, bỉm cho bé mẹ nhé! Huggies Skin Perfect là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.
Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé > Xem thêm:
- Cách rặn và thở khi sinh thường nhanh không đau
- 6 tư thế quan hệ khi mang thai an toàn cho bé
Mẹ bầu nên đi bộ nhiều vào tháng cuối để tăng áp lực lên cổ tử cung giúp chúng mỏng đi và dễ giãn nở (Nguồn: Sưu tầm)
Một số lưu ý cho mẹ bầu ở tuần thai 39
Ở tuần thai 39, đường ruột mẹ bầu bị chèn ép nhiều, tử cung giãn nở làm bụng càng nặng nề hơn. Mẹ có thể áp dụng các liệu pháp vật lý trị liệu như bấm huyệt, xoa bóp để thư giãn cơ thể và tinh thần chờ đón ngày bé chào đời. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng cho mẹ bầu để chuẩn bị cho quá trình sinh thuận lợi:
- Vỡ ối: Lúc này, nước ối có thể chảy ra nhiều hoặc chỉ rỉ ra một chút, tùy vào tình trạng cụ thể nên các mẹ cần theo dõi lượng nước ối thường xuyên và liên tục. Ngoài ra, mẹ cũng nên phân biệt giữa dấu hiệu rỉ ối và dịch tiết âm đạo để ngăn ngừa tình trạng sinh non hoặc thai chết lưu.
- Rối loạn tiêu hóa: Trước khi chuyển dạ, mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng tiêu chảy hoặc cảm giác buồn nôn, báo hiệu cơ thể đang sẵn sàng.
- Mất nút nhầy: Nút nhầy ở cổ tử cung có thể bị mất trong quá trình kiểm tra độ mở tử cung, đây cũng là dấu hiệu gần đến thời điểm sinh.
- Nhận biết sự khác biệt giữa chuyển dạ thật, chuyển dạ giả:Phân biệt chuyển dạ giả và chuyển dạ thật sự để giúp mẹ bầu đến bệnh viện kịp thời, đảm bảo sinh nở an toàn và chuẩn bị tốt nhất cho sự ra đời của bé.
- Chảy máu âm đạo: Mao mạch ở cổ tử cung bị giãn nở, khiến máu tràn ra ngoài và dịch âm đạo có thể chuyển qua màu hồng hoặc đỏ. Lúc này, mẹ cần phải cấp cứu gấp để đảm bảo tính mạng của mẹ và bé.
- Nhau tiền đạo và thai chậm phát triển: Những trường hợp như nhau tiền đạo và thai chậm phát triển đều cần được bác sĩ theo dõi sát sao, đảm bảo có những hướng dẫn và chỉ định phù hợp với tình trạng của mẹ và bé.
- Đau nhói từ âm đạo xuống chân: Cơn đau này không cần quá lo lắng, do thai nhi có thể ấn vào dây thần kinh vùng chậu, gây cảm giác khó chịu.
- Cơn đau “giả”: Mẹ bầu có thể cảm nhận các cơn co thắt Braxton Hicks, tuy nhiên nếu các cơn gò trở nên thường xuyên và mạnh mẽ hơn, hãy đến bệnh viện ngay lập tức.
- Cân nặng thai nhi trong 3 tháng cuối: Theo dõi cân nặng thai nhi ở giai đoạn cuối giúp đánh giá mức độ phát triển và lường trước những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình sinh nở.
Một số lưu ý cho mẹ bầu ở tuần thai 39 (Nguồn: Sưu tầm)
Các câu hỏi thường gặp về thai 39 tuần
Thai 39 tuần có nên đi siêu âm?
Tuần thai 39, mẹ vẫn nên đi siêu âm để nắm được tình hình phát triển của thai nhi cũng như các chỉ số cơ bản cần thiết.
>> Tham khảo thêm:Hướng Dẫn Tư Thế Ngủ Cho Bà Bầu Tốt Nhất Chuẩn Y Khoa
Dấu hiệu cạn ối tuần 39
- Phần âm đạo xuất hiện nước ối bị rỉ
- Các chỉ số đo nước ối giảm
- Em bé đạp mạnh
- Vòng bụng của mẹ bầu giảm hoặc không to thêm
- Mẹ ít đi tiểu hơn
Thai 39 tuần có nên đi bộ?
Theo khuyến cáo, các mẹ bầu đang mang thai 39 tuần nếu đủ sức khỏe thì vẫn nên duy trì đi bộ. Tuy nhiên, có một số lời khuyên khi mẹ đi bộ vào tuần thai này như sau:
- Mẹ nên đi bộ nhẹ nhàng trên mặt đường bằng phẳng.
- Mẹ nên đi bộ các khu vực xung quanh, gần nhà để có thể kịp gọi người thân nếu xuất hiện dấu hiệu như cơn gò chuyển dạ, vỡ ối,...
- Mẹ chỉ nên đi bộ từ 25 - 20 phút /ngày và 5 - 6 ngày /tuần.
>> Tham khảo thêm:Tiền sản giật là gì? Dấu hiệu và cách điều trị
Mang thai tuần 39 bụng căng cứng có sao không?
Bụng bầu căng cứng vào tuần 39 là dấu hiệu bình thường và mẹ không cần phải quá lo lắng nhé. Tuy nhiên, đây là thời điểm gần sinh nên mẹ và người nhà cần để ý các dấu hiệu chuyển dạ.
Huggies hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức về sự phát triển của thai nhi 39 tuần tuổi.
>>>Tham khảo các bài viết liên quan:
- Thai 36 tuần nặng bao nhiêu kg? Sự phát triển của thai nhi tuần 36
- Thai 38 tuần: Sự phát triển của bé, dấu hiệu chuyển dạ mẹ cần lưu ý
- Thai nhi 40 tuần tuổi: Sự phát triển của bé và thay đổi ở mẹ
Nếu vẫn còn thắc mắc, mẹ đừng ngại đặt câu hỏi qua Góc chuyên gia để được giải đáp miễn phí. Đồng thời đừng quên đăng kí thành viên để tham gia vào câu lạc bộ các mẹ Huggies và chuẩn bị các siêu phẩm nhà Huggies® để sẵn sàng chào đón thiên thần nhí nhé!
Nguồn tham khảo:
- 39 Weeks Pregnant: Symptoms, Labor Signs, and More | Healthline
- 39 weeks pregnant - Week-by-week guide - NHS
- 39 Weeks Pregnant - American Pregnancy Association
Từ khóa » Siêu âm Thai 39 Tuần
-
Thai 39 Tuần Bé đã Phát Triển Toàn Diện Và Các Dấu Hiệu Sắp Sinh
-
Chỉ Số Siêu âm Thai Tuần 39
-
Cẩm Nang Mang Thai Tuần Thứ 39 - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Mẹ Bầu Mang Thai 39 Tuần Cần Biết Những điều Gì?
-
Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần 39 | Vinmec
-
Thai 39 Tuần Nặng Bao Nhiêu, Bé đủ Ngày đủ Tháng Chưa? - MarryBaby
-
9 Dấu Hiệu Sắp Sinh ở Tuần 39 Mẹ Bầu Cần “thuộc Lòng” | TCI Hospital
-
Đường Kính Lưỡng Đỉnh Thai 39 Tuần Và Những Điều Mẹ Nên Biết
-
Thai Nhi 39 Tuần – Sự Phát Triển Của Bé, Thay đổi ở Cơ Thể Người Mẹ ...
-
Thai 39 Tuần Đường Kính Lưỡng Đỉnh Bao Nhiêu Là Bình Thường?
-
Thai 39 Tuần Chết Lưu đáng Tiếc: Khám Thai Không Chỉ Siêu âm Là đủ
-
Thai Nhi 39 Tuần Tuổi - Lời Khuyên Dành Cho Mẹ • Hello Bacsi
-
Thai Nhi 39 Tuần Tuổi - Suckhoe123