Thai Nhi 39 Tuần Tuổi - Lời Khuyên Dành Cho Mẹ • Hello Bacsi

Khi thai nhi 39 tuần, mẹ và bé đang ở giai đoạn cuối của thai kỳ. Em bé của bạn đã đủ tháng, đồng nghĩa rằng trẻ đã phát triển đầy đủ và chỉ chờ thời điểm thích hợp để chào đời.

Nhìn chung, có rất nhiều thay đổi vẫn đang diễn ra bên trong cơ thể và mẹ nên chuẩn bị mọi thứ cần thiết để chào đón em bé sắp sinh. Trong bài viết sau, bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu chính xác những gì xảy ra với bạn và em bé của bạn trong giai đoạn này.

Sự phát triển của thai nhi 39 tuần tuổi

1. Thai nhi 39 tuần phát triển như thế nào?

Nếu bạn đang mang thai ở tuần thứ 39 thì bạn đang ở tháng thứ 9 của thai kỳ. Em bé khi được 39 tuần tuổi sẽ có kích thước tương đương với một quả dưa hấu nhỏ.

  • Cân nặng: 2,905 – 3,897kg.
  • Chiều dài: tính từ đầu đến gót chân dài khoảng 50,7cm.

Ngoài ra, dấu hiệu thai 39 tuần khỏe mạnh còn gồm các chỉ số sau:

  • Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 85 –101mm
  • Chu vi vòng đầu (HC): 313 – 359mm
  • Chiều dài xương đùi (FL): 67 – 79mm
  • Chu vi vòng bụng (AC): 309 – 392 mm
Chỉ số phát triển thai nhi tuần thứ 39
Chỉ số phát triển thai nhi tuần thứ 39

Sự phát triển của thai nhi 39 tuần

  • Trọng lượng cơ thể của bé dần dần chững lại.
  • Tóc của thai nhi 39 tuần đã mọc nhanh và nhiều hơn.
  • Lớp sáp bao phủ làn da và lớp lông tơ đã được thay bằng lớp da non.
  • Móng tay, móng chân mọc đầy đủ, phủ được phần đầu các ngón tay và ngón chân của bé.
  • Các cơ quan như não và phổi của bé đã tương đối hoàn chỉnh và vẫn đang tiếp tục phát triển.
  • Hiện tượng dây rốn quấn quanh cổ (ít phổ biến): Hiện tượng này tương đối bình thường, tuy nhiên bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ sinh mổ nếu dây rốn quá ngắn hoặc dây rốn bị chèn ép khiến cho nguồn oxy cung cấp bị giới hạn.
Hình ảnh siêu âm thai nhi 39 tuần 2 ngày
Hình ảnh siêu âm thai nhi 39 tuần 2 ngày

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 39

Thay đổi về mặt cơ thể của mẹ ở tuần thai 39

  • Đầu ti rỉ sữa non: Sữa non hay còn gọi là sữa trước, là nguồn dinh dưỡng tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Chứng ợ nóng: Ở giai đoạn này, tình trạng ợ nóng khi mang thai có thể lên đến đỉnh điểm. (Triệu chứng này sẽ biến mất sau khi bé chào đời)
  • Dịch tiết âm đạo có máu, có dịch màu nâu: Các mạch máu ở cổ tử cung bị vỡ – dấu hiệu cho thấy cổ tử cung đang giãn ra nở ra để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ sắp tới.
  • Xuất hiện các dấu hiệu sắp sinh trong 1 – 2 ngày: Vỡ ối, các cơn co thắt diễn ra mạnh và dồn dập, dịch tiết âm đạo hơi nhớt và có màu hồng, cơn đau lưng dưới mạnh hơn, đi tiểu rất nhiều lần trong ngày.
  • Tăng áp lực vùng bụng dưới và lưng dưới: Những cơn đau nhức khung xương chậu là do em bé di chuyển xuống thấp.
  • Khó ngủ, ngủ không ngon: Cơ thể nặng nề cùng với các triệu chứng khi mang thai khiến mẹ mất ngủ.

Lời khuyên của bác sĩ và những điều mẹ cần lưu ý ở tuần thai 39

Lời khuyên của bác sĩ

  • Để ý những dấu hiệu chuyển dạ: buồn nôn, tiêu chảy, bong nút nhầy cổ tử cung, vỡ ối.
  • Ưu tiên và cố gắng ngủ đủ giấc.
  • Đi khám để xác nhận vị trí ngôi thai như ngôi thai thuận, ngôi thai ngược hay thai ngôi mông.
  • Mẹ giữ các thói quen ăn uống lành mạnh, ăn uống có chọn lọc, vận động cơ thể nhẹ nhàng thường xuyên, đi bộ loanh quanh, vẫy tay vẫy chân…
  • Lưu ý quan hệ tình dục khi mang thai: Nên sử dụng bao cao su để tránh tình trạng nhiễm trùng và rủi ro mắc bệnh STDs.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc. Vì một số mẹ bầu thường sử dụng thuốc giảm đau để giảm nhẹ các triệu chứng đau đầu, mệt mỏi..

Mẹ nên hỏi bác sĩ:

  • Cần chuẩn bị những gì khi đi sinh?
  • Những triệu chứng, dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh?
  • Hỏi thêm bác sĩ về những tình huống có thể xảy ra bất ngờ?
  • Hình thức sinh nở nào là phù hợp với tình trạng cơ thể và thai nhi?

thai nhi 39 tuần mẹ cần chú ý những gì

Câu hỏi thường gặp

1.Thai 39 tuần làm gì để nhanh chuyển dạ?

Dưới đây là một số cách mà mẹ có thể áp dụng để thúc đẩy cơn chuyển dạ diễn ra:

  • Ăn thực phẩm có vị cay, uống nước dừa, nước ép thơm, hoặc các loại trái cây như kiwi, xoài, đu đủ xanh…
  • Vận động cơ thể nhẹ nhàng để thúc đẩy cơn chuyển dạ như đi bộ, ngồi thiền, tập động tác squat nhẹ tại chỗ, hoặc quan hệ tình dục để kích thích âm đạo.

2. Thai 39 tuần 5 ngày chưa có dấu hiệu sinh?

Phụ nữ mang thai 39 tuần 5 ngày chưa có dấu hiệu thì nên tiếp tục đợi cho đến khi có những dấu hiệu chuyển dạ tự nhiên (khuyến khích). Ngoài ra, trong một số trường hợp bạn cũng có thể hỏi thêm ý kiến của bác sĩ về phương pháp giục sinh ở tuần thai 39.

3. Thai 39 tuần gò cứng bụng liên tục không đau có phải sắp sinh?

Mẹ bầu mang thai 39 tuần gò cứng bụng liên tục có thể là dấu hiệu của cơn chuyển dạ. Nếu đúng là dấu hiệu sắp sinh thì cơn đau sẽ mạnh dần ở khu vực bụng dưới và lưng dưới.

4. Thai 39 tuần ra dịch màu nâu, máu hồng nhạt (huyết hồng) nhưng không đau bụng?

Nhiều mẹ thường hỏi ‘ra dịch màu nâu, hồng nhạt khi mang thai có sao không‘, câu trả lời là một số mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng bị ra dịch nâu khi đang mang thai, hiện tượng này có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ với nhiều nguyên nhân khác nhau.

Dưới đây là một số nguyên nhân:

  • Dấu hiệu bắt đầu chuyển dạ (phổ biến).
  • Nhau tiền đạo xảy ra khi một phần nhau thai che phủ một phần hoặc hoàn toàn cổ tử cung.
  • Nhau bong non: một biến chứng của thai kỳ xảy ra khi nhau thai chưa trưởng thành tách ra khỏi tử cung của mẹ bầu trước khi sinh
  • Quan hệ tình dục hoặc thực hiện các động tác mạnh cũng có thể dẫn đến kích ứng, gây ra tình trạng mang thai ra dịch màu nâu nhạt (thường chỉ ra máu nhẹ).
  • Bà bầu ra dịch nhầy màu nâu trong những tuần cuối của thai kỳ có thể là do tình trạng mất nút nhầy cổ tử cung. Đây được xem là một trong những dấu hiệu sắp sinh phổ biến. Điều này thường xảy ra vào khoảng tuần 36 – 40, khi cổ tử cung mềm và mở rộng hơn để chuẩn bị cho quá trình sinh nở.

5. Thai 39 tuần nước ối bao nhiêu là đủ?

Đến một số tuần cuối thai kỳ, nước ối có biểu hiện suy giảm. Khi thai nhi 20 tuần tuổi, lượng nước ối vào khoảng 350 ml. Sau đó gia tăng lên 670ml vào tuần 25 – 26. Thời điểm thai được 32 – 37 tuần, lượng nước ối nâng cao tới khoảng 800ml hay 1000ml, tới tuần 38, 39, 40 giảm xuống còn khoảng 540 – 600ml cho tới ngày sinh.

Chỉ số nước ối (AFI – Amniotic Fluid index) là phương pháp đo lượng nước ối. Vào cuối tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba phạm vi mức nước ối từ 5 cm đến 24 cm là bình thường.

6. Thai 39 tuần uống la tía tô được không?

Mang thai 39 tuần uống lá tía tô bình thường. Nếu mục đích của việc uống lá tía tô là để kích thích cơ chuyển dạ thì không nên lạm dụng, chỉ nên uống khi cơ thể đã có dấu hiệu chuyển dạ. Bên cạnh đó, khi uống cũng chỉ nên uống một lượng vừa phải. Vì nếu uống nhiều quá có thể sẽ kéo theo tác dụng phụ là chảy máu âm đạo.

7. Thai nhi ít đạp ở tuần 39?

Trường hợp mẹ cảm thấy lo khi thai nhi 39 tuần ít cử động (ít đạp), mẹ hãy thử nằm nghiêng người về một bên, tốt nhất là nên tìm chỗ yên tĩnh để tập trung cảm nhận những chuyển động của bé. Mẹ nằm trong khoảng 2 giờ để cảm nhận những chuyển nhỏ của bé. Ngoài ra mẹ cũng có thể uống một ly nước để đánh thức em bé trong bụng, kích thích bé cử động nhiều hơn.

Lưu ý

Trường hợp mẹ không cảm nhận được sự chuyển động của thai nhi (hoặc có nhưng không cảm nhận được), lúc này mẹ nên đến gặp bác sĩ để được siêu âm và kiểm tra, càng sớm càng tốt.

Kết luận

Hello Bacsi hy vọng rằng qua những thông tin được chia sẻ trong bài bạn đã nắm rõ về sự phát triển của thai nhi 39 tuần, cùng những lưu ý quan trọng để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn. Chúc bạn khỏe mạnh, có những trải nghiệm thú vị trong các tuần thai cuối cùng này.

Chuyên mục ‘Thai kỳ’ là nơi cung cấp thông tin và kiến thức dành cho mẹ bầu. Đồng hành cùng mẹ xuyên suốt hành trình mang thai thông qua nội dung hữu ích, được tham vấn y khoa bởi đội ngũ bác sĩ và chuyên gia cộng tác với HelloBacsi.

[embed-health-tool-pregnancy-weight-gain]

Từ khóa » Siêu âm Thai 39 Tuần