Tham Khảo Mẫu KPI Cho Nhân Viên Kinh Doanh Chính Xác Nhất
Có thể bạn quan tâm
Mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh luôn được các nhà quản lý dành nhiều thời gian để xây dựng và hoàn thiện. Bởi mẫu KPI cho bộ phận kinh doanh không chỉ là thước đo hiệu suất công việc của nhân sự mà còn giúp các nhà quản lý thuận tiện hơn trong việc theo dõi mức độ hoàn thành công việc, hiệu quả chất lượng công việc. Từ đó, nhân viên nắm được trách nhiệm của bản thân trong các công việc được giao.
Table of Contents
- KPI cho nhân viên kinh doanh là gì?
- Một số chỉ tiêu mẫu KPI cho bộ phận kinh doanh
- Cách xây dựng mẫu KPI cho bộ phận kinh doanh chuẩn nhất
- Một số lưu ý khi sử dụng mẫu kpi cho nhân viên kinh doanh
- Kết luận
KPI cho nhân viên kinh doanh là gì?
Tham khảo thêm:
>> 4 bước xây dựng phiếu đánh giá nhân viên cho nhà quản lý
>> Sử dụng các tiêu chí đánh giá nhân viên thế nào cho hiệu quả?
>> 3 điểm khác nhau giữa OKR và KPI mà nhà quản lý cần biết
KPI (viết tắt của Key Performance Indicator) là một hình thức đo lường giá trị nhằm xác định hiệu quả mà doanh nghiệp đã đạt được đối với một mục tiêu kinh doanh cụ thể. Vì vậy, KPI cho nhân viên kinh doanh có thể được hiểu là nội dung làm căn cứ để đánh giá tình hình làm việc, cũng như chất lượng công việc của bộ phận kinh doanh so với mục tiêu đã đặt ra.
Việc xây dựng và áp dụng chỉ số KPI cho nhân viên là cơ sở để xây dựng chế độ lương, thưởng, phạt, sa thải đến kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân viên. Khi nhà quản lý đánh giá đúng chỉ số KPI của nhân viên kinh doanh, họ sẽ làm việc hăng say hơn, nâng cao hiệu quả bán hàng, tăng doanh thu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chế độ thưởng phạt hợp lý theo kết quả đánh giá KPI sẽ có tác dụng thúc đẩy hiệu suất làm việc của bộ phận kinh doanh hiệu quả hơn, nâng cao năng suất lao động.
Một số chỉ tiêu mẫu KPI cho bộ phận kinh doanh
- Doanh thu mục tiêu (Sales Target): Chỉ số này thường được đưa ra từ đầu năm, quý, tháng để phòng kinh doanh lấy đó làm mục tiêu đạt được trong tháng. Nhà quản lý cần xem xét tổng doanh thu thực tế để đưa ra được chỉ tiêu thích hợp.
- Tăng trưởng hàng tháng (Monthly Sales Growth): đo lường doanh số bán hàng tăng hoặc giảm bao nhiêu so với tháng trước. Thông qua đó, quản lý bộ phận sẽ nắm được tình hình doanh số để kịp thời đưa ra những điều chỉnh nhằm cải thiện hiệu quả.
- Tỷ lệ số đơn hàng thành công/số khách hàng tiềm năng: rà soát lại toàn bộ quá trình làm việc nhằm xác định những phương thức bán hàng nào phù hợp nhất để chốt hợp đồng trong tương lai. Đây là chỉ số KPI cần được thảo luận thường xuyên để đưa ra được phương thức bán hàng và chốt đơn hàng thật sự hiệu quả.
- Giá trị đơn hàng trung bình (Average Purchase Value): đo lường giá trị trung bình của mỗi đơn hàng. Dựa vào chỉ số này, nhân viên kinh doanh có thể xác định giá trị định lượng cho mỗi cơ hội tiềm năng.
- Tỷ lệ giữ chân khách hàng và tỷ lệ huỷ đơn hàng (Retention and Churn Rates): Chỉ số này giúp nhà quản lý xác định được khả năng và hiệu quả của từng nhân viên kinh doanh khi họ được giao nhiệm vụ đảm nhận cả việc chốt hợp đồng.
Cách xây dựng mẫu KPI cho bộ phận kinh doanh chuẩn nhất
Tham khảo thêm:
>> Top 9 mẫu đánh giá KPI của nhân viên dành riêng cho nhà quản lý
>> 3 bước hoàn thiện quy trình đánh giá ứng viên dành cho nhà tuyển dụng
>> Chỉ tiêu KPI là gì? OKR và KPI khác nhau như thế nào?
>> Tài liệu quản trị nhân sự dành cho doanh nghiệp
Để xây dựng chỉ tiêu KPI tối ưu nhất cho doanh nghiệp, nhà quản lý cần quy định rõ các KPI từng vị trí, cấp bậc nhân viên khác nhau của phòng kinh doanh. Qua đó, làm căn cứ cho các quyết định khen thưởng và kỷ luật tương ứng. Trưởng bộ phận kinh doanh có trách nhiệm tổ chức các cuộc họp với thành viên trong bộ phận theo định kỳ hàng quý để có những thêm sửa hoặc loại bỏ những quy định không còn phù hợp trong bản KPI.
Bên cạnh đó, tất cả các thay đổi trong bản KPI cần phải lập thành biên bản quyết định cụ thể và phải được sự chấp thuận của Giám đốc bằng văn bản về những sự thay đổi trong bản KPI của bộ phận kinh doanh. Song, cần thông báo xác nhận rõ việc đạt được KPI là yêu cầu tối thiểu và bắt buộc đối với tất cả các nhân viên trong bộ phận kinh doanh.
Một số lưu ý khi sử dụng mẫu kpi cho nhân viên kinh doanh
Bên cạnh đó, nhà quản lý cũng cần nắm một số lưu ý khi sử dụng mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh, như là:
- Thiết lập KPI dựa trên số lượng người bị ảnh hưởng, chịu tác động bởi chỉ số đo lường ấy.
- Chỉ số phải khách quan và không dựa trên các ý kiến chủ quan.
- Bắt nguồn từ chiến lược kinh doanh và tập trung vào sự cải tiến.
- Được xác định rõ ràng, đơn giản và dễ hiểu.
- Cần cụ thể và có liên quan trực tiếp tới một mục tiêu cụ thể.
- Cần nhất quán (để duy trì và cải tiến trong tương lai)
- Phù hợp với thực tiễn doanh nghiệp, mang tính khả thi cao.
- Cung cấp thông tin phản hồi kịp thời và chính xác.
- Phản ánh chuẩn xác quy trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Kết luận
Xây dựng chỉ tiêu KPI nhân viên kinh doanh không phải điều dễ dàng. Với mong muốn giúp doanh nghiệp Việt Nam nâng cao chất lượng nhân sự, công cụ đánh giá nhân sự TestCenter.vn đã ra đời và trở thành một hệ thống đánh giá nhân sự hữu ích được nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ tin tưởng sử dụng.
Chỉ mất 5 phút để tạo bài kiểm tra online với các dạng câu hỏi đa dạng như tạo đề thi trắc nghiệm, tự luận, câu hỏi dạng hình ảnh, video,… Hơn thế nữa, bạn có thể thoải mái tạo nhiều mã đề thi khác nhau bằng cách tạo mới các câu hỏi cũng như linh động thay đổi sao cho phù hợp. Hy vọng là thông qua những chia sẻ của ở trên, bạn đã có thêm những gợi ý hữu ích, để xây dựng mẫu KPI cho bộ phận kinh doanh chuẩn nhất.
TestCenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…
Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter
Từ khóa » Thiết Lập Kpi Cho Nhân Viên Bán Hàng
-
Gợi ý 7 Chỉ Số KPI Cho Nhân Viên Bán Hàng - MobiWork DMS
-
Các Bước Xây Dựng KPI Cho Nhân Viên Bán Hàng Hiệu Quả
-
MẪU KPIs CHO BỘ PHẬN KINH DOANH MỚI NHẤT | Link Power
-
19 Chỉ Tiêu KPIs Cho Nhân Viên Kinh Doanh Thời Hiện đại
-
9 Mẫu KPI Cho Bộ Phận Kinh Doanh Mới Nhất, đầy đủ Nhất - Fastdo
-
4 Bước Xây Dựng Mẫu KPI Cho Nhân Viên Bán Hàng Hiệu Quả Nhất
-
Mẫu KPI Cho Nhân Viên Kinh Doanh Thông Dụng Nhất 2022 - VuiApp
-
4 BƯỚC XÂY DỰNG KPIs CHO NHÂN VIÊN BÁN HÀNG
-
Mẫu KPI Cho Nhân Viên Kinh Doanh đầy đủ Và Chi Tiết Nhất - 123Job
-
MẪU KPI CHO NHÂN VIÊN KINH DOANH DOANH NGHIỆP KHÔNG ...
-
Mẫu KPI Cho Vị Trí Nhân Viên Kinh Doanh Phổ Biến Hiện Nay - 1Office
-
Tổng Hợp Mẫu KPI Cho Nhân Viên Sales - Customer Service
-
KPI Là Gì? Cách Xây Dựng KPI Cho Nhân Viên Bán Hàng - Sapo