Thần Nhật Bản Và Những Hình ảnh Gắn Liền Với Văn Hóa Và Lịch Sử

Trong văn hóa Nhật Bản, từ xa xưa thì người dân đã tôn thờ các vị thần linh (Kami). Đó là các vị thần trong thần đạo, kết nối tâm trí con người với thiên nhiên và các nguyên tố. Do đó, hễ thiên nhiên hiện hữu ở đâu thì các vị thần luôn hiện hữu. Sau này, khi đạo Phật được du nhập vào Nhật Bản thì số lượng các vị thần được tăng lên. Mặc dù số lượng nhiều, nhưng nếu xem xét kỹ càng hơn, văn hóa Nhật Bản sẽ có sự hiện diện của các vị thần tiêu biểu này.

Danh sách các vị thần Nhật Bản

Jizo (地蔵)

Trong nhiều bộ phim, chắc hẳn rằng nhiều thực khách đã từng nhìn thấy qua những bức tượng Jizo. Đó là ở văn hóa Nhật Bản, còn bên ngoài lãnh thổ Nhật Bản thì các vị thần Jizo được biết đến với cái tên là Ksitigarbha (tiếng Phạn) – và là một vị Bồ Tát.

Ông mãi không thể thành Phật là vì ông đã trì hoãn con đường tu đạo của mình để giúp đỡ chúng sanh trên những con đường khắp nước Nhật.

Do đó, không khó để những người lữ hành, các du khách và người đi đường nhận thấy sự hiện diện của các bức tượng Jizo nhỏ dọc các con đường hoặc tại các ngôi miếu nhỏ.

Các tượng thần Jizo được trang trí ở đền thờ

Ngoài ra, các vị thần Jizo cũng là một người luôn giám hộ vong linh của những trẻ em – những sinh linh đã không may qua đời trước cả cha mẹ. Những vong linh này không thể vượt qua sông Tam Đồ Xuyên (Sanzu), tương tự như sông Styx trong thần thoại Hy Lạp, để sang thế giới bên kia.

Bồ Tát Jizo sẽ giấu những vong linh này vào áo choàng cũng như những cây trượng của ông, để những vong linh không kẹt lại tại ranh giới giữa sự sống và cái chết.

Đôi khi, các thực khách sẽ thấy những bức tượng Jizo được trang trí bằng những món đồ chơi nhỏ nhắn, mũ len hoặc yếm, được cha mẹ đem đến như để vỗ về vong linh của con họ đã không may qua đời.

Tượng Jizo cũng thường được thấy trong các nghĩa trang – nơi vị Bồ Tát đóng vai trò là người bảo vệ cho những vong hồn đã khuất.

Raijin (雷神) & Fujin (風神)

Danh sách các vị thần Nhật Bản sẽ là một thiếu sót nếu như không có Thần Sét Raijin và Thần Gió Fujin, các vị thần Kami này lần lượt là đại diện cho sấm sét và gió.

Các vị thần này thường được làm một cặp, với Raijin ở bên trái – thường cầm một cây búa, xung quanh là những cái trống, và Fujin ở bên phải – cầm một túi gió, và tóc tai hơi rối bù.

Thần Nhật Bản và những hình ảnh gắn liền với văn hóa và lịch sử

Là những vị thần của thời tiết, Raijin và Fujin được tôn thờ tại khắp nơi trên Nhật Bản. Họ cũng được cho là tạo ra cơn gió thần KamiKaze đã xua đuổi quân Mông Cổ khi đạo quân này xâm lược Nhật Bản vào năm 1281.

Du khách khi đến Nhật bản sẽ thấy bức tượng của hai vị thần này đứng gác tại các lối vào ở cả đền thờ Thần Đạo và đền thờ Phật Giáo trên khắp Nhật Bản.

Anyo & Ungyo

Đây là một cặp vị thần trong văn hóa Phật Giáo tại Nhật Bản. Những vị thần này được gọi là Nio – những người bảo vệ canh gác các lối vào đền tại Nhật Bản – 仁王門 (thường gọi là cổng Nio).

Nếu như tại Việt Nam, các vị này sẽ được gọi là La Hán trong văn hóa Phật Giáo.

Thần Nhật Bản và những hình ảnh gắn liền với văn hóa và lịch sử

Cặp vị thần này đại diện cho vòng luân hồi hay vòng sinh tử của con người, với Anyo – thường được miêu tả là có bàn tay không hoặc cầm một cây gậy lớn, với khẩu hình miệng mở ra tạo thành chữ “AH” để đại diện cho sự ra đời, và Ungyo – thường nhìn thấy trong hình tượng tay cầm một thanh kiếm lớn, với khẩu hình miệng tạo thành chữ “OM” hoặc “UM” để đại diện cho cái chết.

Và mặc dù cặp tượng này có thể được tìm thấy ở khắp các ngôi chùa tại Nhật Bản nhưng nhiều người cho rằng cặp tượng Anyo và Ungyo nổi tiếng nhất là ở lối vào chùa Todaiji ở tỉnh Nara.

Inari Ōkami (稲荷大神)

Vị thần này thường tồn tại trong lốt cáo, thường được gọi tắt là Inari. Trong danh sách các vị thần Nhật bản và văn hóa, Inari là một vị thần Shinto chịu trách nhiệm cho nhiều thứ quan trọng với đời sống người dân như gạo (nguyên liệu chính làm bánh mochi), rượu sake, trà và sự thịnh vượng.

Chính vì vậy, trong các ngày lễ Tết thì chúng ta thường thấy người dân đến các đến thờ Shinto để cầu may mắn. Và các bạn có thể dễ dàng nhận ra sự hiện diện của các thần Inari tại các đền thờ qua hình ảnh các cổng Torii. Đ6oi khi các bạn sẽ thấy hình ảnh của một hoặc hai bức tượng hình chú cáo xung quanh các cổng này.

Kannon (観音)

Lại nói về văn hóa Phật Giáo khi Kannon là một vị Bồ Tát – người đang trụ trì cùng với Phật A Di Đà ở Cõi Tịnh Độ. Kannon trong văn hóa Nhật Bản là một vị thần đại diện cho lòng thương xót và trắc ẩn.

Kannon ở một số nơi được mô tả không giống nhau và có sự khác biệt rõ ràng. Ví dụ như Senju Kannon là Bồ Tát nghìn tay hoặc Juichimen Kannon là một vị Bồ Tát với 11 khuôn mặt khác nhau. Dù có sự khác biệt nhưng Kannon luôn đại diện cho lòng từ bi.

Trong lịch sử Nhật Bản, khi đạo Cơ Đốc thịnh hành trong thời Edo (1603 – 1868) thì một số người theo đạo đã sử dụng mô tả của Bồ Tát Kannon khi đang ôm một đứa trẻ để thay thế cho tượng Đức mẹ Đồng trinh và chúa Jesus để có thể bí mật thờ phượng đức tin của mình ở nơi công cộng.

Ngoài ra, đôi khi các bạn cũng sẽ thấy các cuộc hành hương dành riêng để tôn thờ Kannon như Cuộc hành hương Saigoku – khi những người theo đạo đi viếng thăm 33 ngôi chùa Phật Giáo trên khắp khu vực Kansai.

Benzaiten (弁財天)

Benzaiten còn được gọi là Benten – vị thần bảo trợ của Phật Giáo về nghệ thuật và sự nữ tính. Do đó, các bạn sẽ không thấy thắc mắc khi mà Benten là vị thần được các nữ Geisha tôn sùng.

Vị nữ thần này cũng là người phụ nữ duy nhất trong số “7 vị thần may mắn” của Nhật Bản. Và các bạn lưu ý, tùy vào văn hóa của Thần Đạo hay Phật Giáo mà hình tượng của nữ thần này có sự khác biệt.

7 vị thần may mắn Nhật Bản

Benten có mối quan hệ chặt chẻ với biển cả, và thường được miêu tả trong hình tượng một nữ thần đang cưỡi trên lưng một con rồng biển lớn hoặc đang chơi Biwa – một loại nhạc cụ đàn của Nhật Bản.

Trong thần thoại, Benten đã từng thuần hóa một con rồng có năm đầu – nỗi ác mộng của các cư dân đánh cá ven bờ. Cô đã dùng sắc đẹp phi thường của mình để cảm hóa con rồng đó. Vị trí mà con rồng an nghỉ là ngôi đền Ryuko-ji (Đền miệng rồng) ở đảo Enoshima, tỉnh Kanagawa. 

Izanagi (伊奘諾尊) & Izanami (伊奘冉尊)

Khi nhắc đến các vị thần Nhật Bản thì Izanagi và Izanami, trong thần thoại, chính là các vị thần Shinto sáng tạo ra đất nước Nhật Bản – đồng thời còn là mẹ và cha của tất cả các vị thần.

Trong thần thoại, cả hai người đã tạo ra một cây giáo nạm ngọc và phóng vào vùng hỗn mang giữa trời và đất, những giọt nước rơi xuống đầu tiên từ mũi ngọn giáo đã hình thành nên đất – chính là Nhật Bản nguyên sơ.

Thần Nhật Bản và những hình ảnh gắn liền với văn hóa và lịch sử

Ngay sau đó, hai vị thần đã sinh ra những vị thần Kami đầu tiên để sinh sống trên vùng đất này. Sau đó, thần Izanami bị thiêu chết khi sinh ra thần lửa Kagutsuchi. Quá đau buồn, thần Izanagi đã đến thăm Yomi – vùng đất của người chết để quyết tâm đưa vợ mình về.

Tuy nhiên, thần Izanagi đã quá kinh hoàng khi giờ đây khi thấy thần Izanagi chỉ còn là một cái xác đang thối rữa với đầy giòi bọ. Ngay sau đó, vị nam thần đã sợ hãi quay ngược trở lại lối vào Yomi và phong ấn Izanami vào bên trong – khiến cho cô trở thành nữ thần của người chết.

Từ đó, mỗi ngày, thần Izanami quyết định lấy đi 1000 sinh mạng để trả thù cho sự xấu hổ của bản thân mình. Để duy trì cân bằng và phát triển, đổi lại, thần Izanagi quyết định sẽ sinh ra 1500 người mỗi ngày.

Ebisu (恵比須)

Vị thần Ebisu (đôi khi còn được gọi là Yebisu) là vị thần bảo trợ cho ngư dân và thợ buôn. Ông là một vị thần trong số “7 vị thần may mắn của Nhật Bản”.

Trong truyền thuyết, người ta cho rằng nguồn gốc của thần Ebisu là vị thần đầu tiên được sinh ra bởi Izanagi và Izanami. Tuy nhiên, bị cho là có hình hài dị dạng và xấu xí nên bị ném xuống biển – từ đó trở thành thần bảo trợ cho ngư dân. Một số thần thoại khác thì cho rằng ông là con trai của vị thần anh hùng Okuninushi.

Thần Nhật Bản và những hình ảnh gắn liền với văn hóa và lịch sử

Thần Ebisu được miêu tả có thân hình bụ bẫm, miệng luôn tươi cười vui vẻ, một tay cầm cần câu và một tay thì ôm con cá hồng – Có vẻ ngoài khá giống Phật Di Lặc.

Trong văn hóa Nhật Bản, cá hồng tượng tượng trưng cho tài lộc, cho nên người dân Nhật Bản thường khẩn cầu thần Ebisu vào những dịp tốt lành nhằm mang tài lộc đến. Ông cũng là hình tượng tiêu biểu cho bia Yebisu của Nhật Bản.

Tengu (天狗)

Chiếu theo danh sách các vị thần Nhật Bản thì các Tengu không chính xác là các vị thần. Tuy nhiên, họ lại là một trong những nhân vật quan trọng và mang tính chất dân gian và huyền thoại trong đền thờ Thần Đạo và truyền thống văn hóa dân gian Yokai của Nhật Bản.

Tengu được mô tả là những sinh vật khá giống với loài chim và có một chiếc mũi dài màu đỏ, có sức mạnh thể chất, võ thuật và cả pháp thuật đáng kinh ngạc. Các Tengu có thể bay lượn như chim trên trời.

Ban đầu, các Tengu được cho là kẻ thù của Phật Giáo vì các sinh vật này sẽ đuổi theo các học viên đạo Phật và cố gáng phá hoại niềm tin của họ vào đạo để họ không thể giác ngộ. Theo thời gian, hình ảnh của các Tengu đã thay đổi và họ được mang trọng trách là những người bảo vệ hoặc giám hộ.

Tuy nhiên, đôi khi các Tengu cũng được xem là những kẻ lừa gạt lữ khách quá đường.

Amaterasu (天照大神)

Vị thần đứng đầu trong danh sách các vị thần Nhật Bản chính là Amaterasu Omikami – nữ thần mặt trời trong văn hóa Thần Đạo, người khai sinh ra những người đầu tiên trong dòng dõi hoàng tộc Nhật Bản.

Theo thần thoại, nữ thần Amaterasu được sinh ra từ mắt trái của Thần Izanagi khi nam thần này đang rửa sạch tàn tích của thế giới người chết sau khi đã chạy trốn khỏi vợ mình là Izanami.

Thần mặt trời thường được kể lại qua một câu chuyện phổ biến là sau trận chiến với người anh trai là thần Susano-O, cô bỏ trốn vào một hang động và khiến cho thế giới chìm vào trong bóng tối vĩnh viễn.

Để dụ cô quay trở ra, các vị thần khác đã tổ chức một buổi lễ ở cửa ra vào hang động nơi thần mặt trời ẩn náu. Khi nữ thần tò mò và quay trở ra xem thế giới giải trí thế nào khi mà không có ánh sách của cô, các vị thần đã trấn cửa hang bằng một dây rơm linh thiêng (Shimenawa) khiến cho thần mặt trời không thể trở vào được. Từ đó, cô phải bắt buộc chiếu sáng cho thế gian.

Nếu có dịp đến tình Mie thì các bạn có thể ghé qua đền thờ Ise Grand – đền thờ Thần đạo quan trọng nhất ở Nhật Bản, và cũng là nơi thờ tự chính của thần mặt trời Amaterasu Omikami. Ngoài ra, bên trong đền còn lưu giữ một trong 3 thánh vật của Nhật Bản – chiếc gương thiêng.

Tạm kết

Như vậy, các thực khách đã biết qua thêm về văn hóa Nhật Bản thông qua nội dung bài viết về các vị thần Nhật Bản. Ngoài những vị thần trên, Nhật bản vẫn còn những vị thần khác nữa, và các bạn có thể tìm hiểu thêm nếu thích nhé.

Từ khóa » Các Vị Thần Nhật Bản