Thần Thoại Nhật Bản: Các Vị Thần Linh, Long Thần Cùng Nguồn Gốc ...
Có thể bạn quan tâm
Thần thoại Nhật Bản là một thế giới tâm linh, kết hợp giữa truyền thuyết, các vị thần, thần thoại cổ đại và phong tục tập quán ẩn chứa sức mạnh siêu nhiên cùng những điều kỳ diệu. Các câu chuyện được kết hợp từ yếu tố của Phật giáo và Thần đạo, thường đề cập đến thiên nhiên, các vị thần trên thiên giới cho đến việc tạo ra vị Thiên Hoàng đầu tiên của Nhật Bản. Không chỉ trong các văn bản cổ đại nổi tiếng xuất hiện trong sách giáo khoa Nhật, các câu chuyện thần thoại vẫn là biểu tượng văn hóa đặc trưng và luôn là đề tài đặc sắc tại các buổi biểu diễn kagura (biểu diễn Thần đạo), Kabuki và kịch Noh truyền thống.
※ Lưu ý: Một phần doanh thu từ việc mua hàng hoặc đặt chỗ qua các liên kết trong bài viết có thể được hoàn lại cho FUN! JAPAN.
Thần thoại là gì?
Thần thoại được định nghĩa là một dạng tường thuật kể về các vị thần và các sinh vật siêu nhiên, được cho là có liên quan đến các sự kiện có thật. Thường có những ràng buộc với niềm tin tôn giáo, mang tính chất tượng trưng và nhiều ký tự bí ẩn. Thần thoại cổ đại phổ biến và nổi tiếng bao gồm có Thần thoại Hy Lạp và Thần thoại xứ Wales. Cả hai đều chứa đựng những câu chuyện đạo đức về sự sáng tạo, với các yếu tố siêu nhiên. Ở Nhật Bản, thần thoại được đề cập chủ yếu vào việc tạo ra các hòn đảo, sự sáng tạo và sức mạnh của các vị thần linh đáng kính.
Thần thoại Nhật Bản đến từ đâu?
Thần thoại Nhật Bản là sự kết hợp độc đáo của các nền văn hóa, tôn giáo và lịch sử khác nhau. Có nhiều yếu tố đến từ 2 tôn giáo chính thống của Nhật gồm Thần đạo và Phật giáo, cũng như ảnh hưởng từ Trung Quốc và Ấn Độ. Tất cả được kết hợp với các yếu tố bản địa từ những cư dân lâu đời nhất của Nhật Bản, người Ainu ở phía bắc và người Ryukyuan của Okinawa. Mặc dù ban đầu là những câu chuyện truyền miệng hoặc được kể qua bài hát, có những phiên bản viết về thần thoại và truyền thuyết được lưu giữ cho hậu thế, trong biên niên sử quốc gia hoặc trong các bộ sưu tập về thơ văn trong văn học cổ đại.
Cổ sự ký (Kojiki / 古事記) và Nhật Bản thư kỷ (Nihon Shoki / 日本書記)
Cổ sự ký và Nhật Bản thư kỷ là 2 loại văn bản quan trọng, lưu lại những ghi chép lâu đời nhất về thần thoại Nhật Bản. Vì những quyển sách này được viết để ghi lại kỷ lục về Nhật Bản và củng cố lịch sử của giai cấp thống trị, nên nội dung không hoàn toàn chỉ là thần thoại mà còn mang nhiều yếu tố chính trị quốc gia, ghi lại lịch sử và sự chuyển biến của các thế hệ dân tộc.
Kojiki - "Cổ sự ký" là bộ thư pháp tổng hợp văn học dân gian truyền miệng được ghi lại vào năm 712. Nội dung bao gồm thần thoại, truyền thuyết và truyện kể từ triều đình, mang tầm ảnh hưởng quan trọng trong việc duy trì các nghi lễ cũng như phong tục truyền thống. Bên cạnh đó còn có một "người bạn đồng hành" phổ biến được gọi là "Chú thích của Cổ sự ký" được viết vào cuối thế kỷ 18.
Nihon Shoki - "Nhật Bản thư kỷ" chứa đựng lịch sử chính thống lâu đời nhất của quốc gia, được ghi lại từ những ngày đầu bắt nguồn thần thoại cho đến năm 697. Sách được biên soạn vào năm 720 nhằm lưu lại lịch sử cung đình ấn tượng như lịch sử của các triều đình Trung Hoa, và được tiếp tục biên soạn thêm 6 cuốn tiếp theo cho đến năm 887. Bộ sách trình bày chi tiết các thần thoại và truyền thuyết của Nhật Bản, nhiều nét văn hóa ảnh hưởng từ người Trung Hoa, quá trình cải cách và sự du nhập của Phật giáo vào trong nước, trở thành văn bản chính thống để hậu thế có thể hiểu rõ Nhật Bản đã phát triển như thế nào trong những năm đầu xây dựng.
Những câu chuyện thần thoại Nhật Bản và nhân vật nổi tiếng
Có nhiều câu chuyện khác nhau liên quan đến huyền thoại hư cấu. Song chủ đề thường đề cập vào nghi lễ, sự kiện thanh tẩy các thế lực đen tối như nạn giết người hoặc sự chết chóc lan rộng (do bệnh dịch). Có hai thời kỳ chính trong truyền thuyết là thời kỳ Yamato và Izumo, nói về Nữ thần Mặt trời Amaterasu và anh em của cô là Thần Biển Susano no Mikoto.
Izanagi và Izunami: Các vị thần và những hòn đảo
Có hai yếu tố quan trọng trong việc tạo ra đất nước Nhật Bản: "Kamiumi (神産み)" - sự ra đời của các vị thần và "Kuniumi (国産み)" - sự ra đời của những vùng đất. Ban đầu, thế giới là một nơi hỗn loạn nhưng sau đó đã được chia thành hai phần: phần nhẹ trở thành trời (dương) và phần nặng trở thành đất (âm). Để bắt đầu, ba vị thần xuất hiện và tạo ra Thần Thế Thất Đại, được xem như các cặp vợ chồng thần thánh, nhưng theo một số văn bản thì lại là anh em ruột thịt.
Một cặp đôi trong số đó là Izanagi và Izanami. Họ được lệnh đứng trên cây cầu của đại dương và dùng giáo khuấy động mặt nước, nhỏ giọt nước muối để tạo ra hòn đảo Onogoro đầu tiên. Về sau cả hai xuống đảo và sinh ra 8 người con. Những người này trở thành các hòn đảo của Nhật Bản. Sau khi sinh ra thần lửa, Izanami đã chết do bị phỏng nặng. Những câu chuyện thần thoại vẫn tiếp tục diễn biến, kể chi tiết nỗ lực của Izanagi để giải cứu người vợ Izanami khỏi Yomi - "suối vàng" của Nhật Bản. Mặc dù Izanagi đã tìm thấy vợ nhưng cô nói rằng mình không thể rời đi vì đã ăn thức ăn ở Yomi. Bất chấp lời cảnh báo của vợ rằng không được nhìn mặt, nhưng vì quá nhớ nhung nên anh đã lỡ thắp đuốc lửa và thấy hình dạng thật sự của vợ. Và... quá sợ hãi bởi vẻ ngoài quá đáng sợ của cô vợ, Izanagi đã bỏ trốn ngay lập tức. Cảm thấy xấu hổ, Izanami đuổi theo chồng và chặn đường đi bằng một tản đá lớn. Do tức giận vì bị thất hứa, cô nói "Mỗi ngày ta sẽ giết chết 1000 người tại đất nước của anh". Người chồng Izanagi đáp trả rằng "Nếu vậy thì tôi sẽ tạo ra 1500 người". Về sau, mỗi ngày đều có người chết và số người nhiều hơn thế đã tiếp tục ra đời.
Amaterasu Omikami: Nữ thần Mặt trời ở thời kỳ Yamato
Khi Izanagi tắm rửa trong buổi lễ thanh tẩy, một giọt nước mắt rơi ra từ mắt trái và tạo thành Nữ thần Mặt trời Amaterasu Omikami - người được xem là tổ tiên của Hoàng tộc Thiên Hoàng Nhật Bản. Amaterasu là một trong những vị thần quan trọng nhất của Thần đạo, cai quản Takamagahara (Cao Thiên Nguyên) hay còn gọi là ngôi nhà của tất cả các vị thần. Tiếp đó còn có vị thần Mặt trăng Tsukuyomi no Mikoto được sinh ra từ nước mắt bên phải, và thần Biển Susanoo được sinh ra khi người cha rửa mũi. Nữ thần Mặt trời được kết duyên với thần Biển Susanoo.
Trước khi lên đường, cô đã sinh ra những đứa con trong một buổi lễ kiếm và ngọc với Susanoo. Về sau, thần biển Susanoo trở nên lạm dụng, không tôn trọng gia đình và ném một con ngựa đã xơ xác vào phòng dệt của cô. Cảm thấy bức xúc, Amaterasu giam mình trong một hang động, để lại thế giới trong bóng tối. 800 vị thần đã triệu tập, lập ra kế hoạch để lôi kéo cô ra ngoài. Điệu nhảy ngẫu hứng của nữ thần khiêu vũ Ame no Uzume đã thu hút được rất nhiều tiếng cười từ các vị thần, Amaterasu do cảm thấy tò mò nên đã chui ra. Vào lúc này, sợi dây thừng đã được ném vào trước cửa hang động để ngăn cô không trở lại hang nữa.
Ngôi đền chính của Amaterasu là Ise Jingu (伊勢神宮), ngôi đền linh thiêng nhất tại Nhật Bản. Trong điện đền còn lưu giữ chiếc gương trong buổi lễ của Nữ thần Mặt trời. Thanh kiếm được cất giữ tại Đền Atsuta Jingu, thuộc tỉnh Aichi và viên ngọc thì được Thiên Hoàng cất giữ. Cả 3 đều là báu vật (Tam chủng thần khí) của Hoàng gia Nhật Bản.
👉Tour tham quan đền thờ nữ thần Amaterasu và các điểm đến hấp dẫn tại Miyazaki
Susanoo no Mikoto: Vị thần biển ở thời kỳ Izumo
Có rất nhiều câu chuyện về vị thần lừa gạt Susanoo, người cai quản biển cả. Sau hành động đối với Nữ thần Mặt trời Amaterasu, Susanoo bị trục xuất khỏi thiên đường và trở về Izumo. Sau đó, anh đã giải cứu cô công chúa xinh đẹp Kushiinada Hime khỏi con rắn tám đầu "Yamata no Orochi". Cả hai kết duyên và sinh ra Okuninushi, về sau trở thành người cai trị đất nước Izumo. Thấy vậy, Nữ thần Mặt trời yêu cầu Izumo phải do con cháu của các vị thần trên trời cai trị chứ không phải các vị thần ở trần gian. Cháu trai của bà đã được ban cho gạo thiêng để trồng trọt và thờ cúng các vị thần trên trời, sau đó kết hôn với thần Núi. Một trong ba người con trai của họ chính là cha của vị Thiên Hoàng Jimmu đầu tiên trong huyền thoại, chính thức chuyển Nhật Bản từ thời đại của các vị thần sang thời đại lịch sử.
👉Trải Nghiệm Ngồi Xe Kéo Tham Quan Đền Hōkan-ji & Đền Yasaka (thờ phụng thần Susanoo no Mikoto)
Từ khóa » Các Vị Thần Nhật Bản
-
14 Vị Thần Quan Trọng Trong Thần đạo Shinto Của Nhật Bản
-
Danh Sách Các Vị Thần Nhật Bản – Wikipedia Tiếng Việt
-
7 Vị Thần Trong Thần đạo Mà Bạn Sẽ "gặp" Khi Tới Nhật Bản
-
Các Vị Thần Nhật Bản: Giới Thiệu Về Các Kami | Tsunagu Japan
-
Thần Nhật Bản Và Những Hình ảnh Gắn Liền Với Văn Hóa Và Lịch Sử
-
“Bí ẩn” Về Các Vị Thần Trong Thần Thoại Nhật Bản – Thần đạo Shinto
-
Các Vị Thần Nhật Bản Nổi Tiếng Trong Thần Đạo | WeXpats Guide
-
Thần Thoại Nhật Bản 20 Vị Thần Chính Của Nhật Bản - Thpanorama
-
9 Vị Thần Trong Thần đạo Shinto Của Nhật Bản. - Trung Tâm Tiếng Nhật
-
Thần Đạo Của Người Nhật Và Các Vị Thần Trong Thần đạo Nhật Bản
-
Các Vị Thần Và Nữ Thần Nhật Bản - EFERRIT.COM
-
Gặp Gỡ Các Vị Thần Nhật Bản Khác Nhau - Postposmo
-
Thần đạo Là Gì ? Cùng đi Tìm Hiểu Về Tôn Giáo độc Nhất Của Người ...
-
Tháng 11 Vắng Bóng Các Vị Thần Nhật Bản, Bạn Có Biết Tên Các Vị Thần?