Thận Trọng Khi Sử Dụng Thuốc 3B
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, rất nhiều người dùng viên 3B (thuốc phối hợp vitamin B1, B6 và B12) như một loại thuốc bổ tổng hợp. Sử dụng 3B cần thận trọng vì trong từng loại biệt dược, liều lượng mỗi chất không giống nhau, có khi rất cao, thậm chí có thuốc dùng đường tiêm. Việc dùng không đúng có thể gây bất lợi, thậm chí nguy hiểm.
Đều là vitamin thiết yếu
Ba vitamin nhóm B kể trên đều là những vitamin thiết yếu, tham gia nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Những vitamin nhóm B đều tan trong nước và là chất dinh dưỡng tự nhiên có trong các loại rau tươi, quả, củ, men bia, gan, trứng, ngũ cốc... và được cung cấp cho cơ thể người qua thức ăn, thức uống.
Vitamin B1 còn có tên thiamin, được chiết xuất lần đầu tiên năm 1926 từ cám gạo. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa chất đường bột (carbonhydrate) từ thức ăn vào để giải phóng năng lượng, tham gia điều hòa quá trình dẫn truyền thần kinh, kích thích hoạt động trí óc và trí nhớ. Liều vitamin B1 khuyến nghị bổ sung hằng ngày là 1,4 mg, giới hạn trên an toàn cho việc bổ sung tối đa là 100 mg. Thiếu vitamin B1 sẽ dẫn đến bệnh tê phù (beriberi), có thể gây tử vong nếu thiếu quá trầm trọng mà không được điều trị ngay với thiamin.
Vitamin B6 còn có tên pyridoxin. Nó cần thiết cho việc chuyển hóa, trao đổi chất đạm (protein), đường (glucid) và chất béo (lipid) trong cơ thể, cho hoạt động của hệ thần kinh và hệ miễn dịch. Vitamin B6 hiện diện trong nhiều loại thức ăn như hạt ngũ cốc, đậu, rau, gan, thịt và trứng; thường được dùng để điều trị trong các trường hợp thiếu vitamin B6 do thuốc (isoniazid hoặc penicilamin) gây nên.
Dùng thuốc 3B, đặc biệt các chế phẩm thuốc tiêm 3B, cần lưu ý tiền sử dị ứng của người sử dụng với các thành phần của thuốc
Ảnh: Hoàng Triều
Vitamin B12 còn có tên cyanocobalamin. Vitamin này có nhiều ở gan, sữa, trứng, thịt đỏ… Vitamin B12 có vai trò duy trì chức năng bình thường của các tế bào biểu mô, hệ thống thần kinh và góp phần tạo ra hồng cầu. Vitamin B12 thường dùng để điều trị các bệnh đau thần kinh như thần kinh tọa, thần kinh vùng cổ, cánh tay...; các bệnh về máu như thiếu máu ác tính hoặc thiếu máu sau khi cắt dạ dày...
Loại thuốc kết hợp 3B thường được dùng để phòng và điều trị bệnh thiếu vitamin nhóm B với các biểu hiện như kém ăn, suy nhược cơ thể, thiếu máu, tê phù, đau dây thần kinh... Đặc biệt, các loại thuốc 3B liều cao dạng tiêm còn được dùng điều trị các chứng đau thần kinh không rõ nguyên nhân, viêm dây thần kinh, đau dây thần kinh tọa, đau lưng, rối loạn do nghiện rượu lâu ngày...
Thuốc uống vitamin 3B có nhiều dạng bào chế như viên nén, viên bao phim, viên nang... Người dùng cần lưu ý đến hàm lượng của từng loại vitamin có trong mỗi chế phẩm vì giá của các thuốc này rất khác nhau.
Thuốc dạng tiêm được dùng phổ biến hiện nay là Becomplex hoặc Trivit B, có nhiều biệt dược ngoại nhập khá đắt tiền như Terneurin H5000, Neurobion, Becofort...
Không nên lạm dụng
Thuốc 3B có chứa pyridoxin làm giảm tác dụng của thuốc levodopa trong điều trị bệnh Parkinson (điều này không xảy ra với thuốc là hỗn hợp levodopa - carbidopa hoặc levodopa - benserazid). Vì vậy, người bị bệnh Parkinson phải lưu ý khi muốn dùng thuốc 3B.
Sử dụng thuốc 3B, đặc biệt là các chế phẩm thuốc tiêm 3B, cần lưu ý tiền sử dị ứng của người dùng với các thành phần của thuốc. Vitamin B1, B12 có thể gây sốc phản vệ chết người. Các thuốc tiêm 3B chỉ được sử dụng khi có chỉ định của thầy thuốc và cần chú ý cách đưa chúng vào cơ thể sao cho an toàn nhất với các phương tiện cấp cứu có sẵn để đề phòng tình trạng quá mẫn cảm (dị ứng) với thuốc.
Việc sử dụng vitamin 3B dạng tiêm chỉ nên thực hiện trong các cơ sở y tế có nhân viên được đào tạo và có bác sĩ theo dõi. Các thuốc vitamin 3B dạng tiêm được khuyến cáo chỉ nên dùng để tiêm bắp, không được tiêm tĩnh mạch. Không nên lạm dụng loại thuốc tiêm này như là một loại thuốc bổ có thể dùng cho mọi người.
Một số biệt dược 3B phối hợp ở liều cao gấp hàng ngàn lần nhu cầu bình thường, chỉ dùng điều trị các chứng đau dây thần kinh. Cũng không nên lạm dụng loại thuốc liều cao này như là một loại thuốc bổ có thể dùng cho mọi người.
Do độ ẩm của nước ta khá cao, cần lưu ý khi sử dụng và bảo quản các loại viên thuốc 3B vì thuốc rất dễ bị ẩm mốc ngay cả khi vỉ vẫn còn kín.
Từ khóa » Khi Nào Nên Bổ Sung Vitamin 3b
-
Khi Nào Cần Bổ Sung Vitamin B3 Và Liều Dùng Khuyến Cáo
-
Khi Nào Cần Bổ Sung Vitamin 3B Và Những điều Cần Lưu ý Cho Người ...
-
Vitamin 3B Uống Lúc Nào để Có Hiệu Quả Cao?
-
Vitamin 3b Dùng Trong Trường Hợp Nào? Ai Nên Bổ Sung Vitamin 3b?
-
Vitamin 3B Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi
-
Vitamin 3B Uống Lúc Nào Là Hợp Lý Và Tốt Cho Sức Khoẻ Nhất - Unica
-
Vitamin 3B Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
Uống Vitamin 3B Thường Xuyên Có Tốt Không? Tác Dụng Của Vitamin 3B
-
Vitamin 3B Là Thuốc Gì? Công Dụng, Liều Dùng
-
Vitamin 3b Cho Trẻ Em: Sử Dụng Như Thế Nào Là Hợp Lý?
-
Vitamin 3b Có Tác Dụng Gì? Hướng Dẫn Bổ Sung đúng Cách Cho Trẻ
-
Viên Uống Bổ Sung Vitamin 3B: Thành Phần, Tác Dụng Và Chống Chỉ ...
-
Vitamin 3b Cho Trẻ Em: Cách Bổ Sung Giúp Bảo Vệ Sức Khỏe
-
Vitamin 3B Và 7 Công Dụng Tuyệt Vời Cho Sức Khỏe - FHI