Vitamin 3b Cho Trẻ Em: Sử Dụng Như Thế Nào Là Hợp Lý?
Có thể bạn quan tâm
Vitamin 3b thường không thể được tổng hợp từ cơ thể mà phải thông qua việc ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên có những trẻ chế độ ăn uống không cung cấp đủ vitamin 3B mà phải bổ sung bằng thuốc hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Vậy vitamin 3b là gì? Vitamin 3b cho trẻ em, sử dụng thế nào là hợp lý?
Vitamin 3b là gì?
Vitamin 3b là 3 loại vitamin nhóm B cần thiết cho cơ thể của trẻ bao gồm B6, B1, B12. Nhóm vitamin 3b này, nó giúp giải phóng năng lượng từ thực phẩm trẻ em ăn hàng ngày, hỗ trợ chức năng hệ thần kinh bình thường, chống lại sự mệt mỏi, chán ăn. Ngoài ra nó cũng giúp giữ cho làn da khỏe mạnh.
Vitamin 3b hòa tan trong nước và cơ thể cũng không thể tạo ra vitamin 3b. Vì vậy mẹ cần bổ sung Vitamin 3b cho trẻ em thông qua những thực phẩm ăn hàng ngày hoặc thuốc uống bổ sung.
Vitamin 3B có tác dụng gì?
Thiếu hụt vitamin B gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tâm trí ở trẻ. Làm mẹ, bất cứ ai cũng mong con có đủ chất dinh dưỡng để phát triển toàn diện. Trong nội dung này, Fitobimbi sẽ giúp mẹ hiểu tác dụng của vitamin 3B, cùng theo dõi nhé!
Tác dụng chung
Nói đến tác dụng chung, 3 loại vitamin nhóm B này đều đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho quá trình sản sinh năng lượng và tế bào mới, giúp cơ thể hoạt động trơn tru hơn.
Các sản phẩm bổ sung vitamin 3B được bào chế dưới dạng thuốc hoặc thực phẩm chức năng. Theo đó:
Vitamin 3B dạng thuốc sẽ có hàm lượng cao hơn, thường được dùng để:
- Điều trị các bệnh thiếu hụt vitamin nhóm B do nguyên nhân dinh dưỡng
- Sử dụng trong một số hội chứng đau do tổn thương thần kinh hoặc thấp khớp
- Điều trị giải độc
Vitamin 3B dạng thực phẩm chức năng thường có hàm lượng cao hơn, với tác dụng là:
- Cải thiện suy nhược cơ thể do thiếu vitamin nhóm B
- Bổ sung vitamin thiết yếu cho cơ thể
- Hỗ trợ ăn ngon, cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ
- Hỗ trợ chức năng gan mật
- Giảm mệt mỏi, nâng cao sức khỏe tổng thể, tăng cường chức năng hệ thần kinh
Mỗi loại vitamin B1, B6, B12 có tác dụng gì?
Khi xét từng thành phần riêng lẻ, vitamin 3B có tác dụng gì?
Vitamin B1
Vitamin B1 hay thiamine , là vitamin tan trong nước. Cơ thể cần vitamin B1 để phân hủy protein, chất béo và carbohydrate đã tiêu thụ thành ATP (adenosine triphosphate), một dạng năng lượng được tế bào sử dụng. Vì thế, giá trị của nó được biểu hiện trên nhiều mặt. Chẳng hạn như: hỗ trợ chức năng miễn dịch, các vấn đề tiêu hóa, hệ thần kinh, bệnh tim và các bệnh lý khác.
Ngoài ra, B1 còn được biết đến với tên gọi là “vitamin chống căng thẳng”, bởi nó có khả năng điều hòa tâm trạng, giúp trẻ cảm thấy vui vẻ và thoải mái.
Vitamin B6
B6 hay còn có tên gọi khác là pyridoxine, nó có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hormone norepinephrine và serotonin, cần thiết cho trẻ mắc bệnh trầm cảm hay rối loạn lo âu. Giống như nhiều vitamin nhóm B khác, B6 cũng tham gia vào hoạt động chuyển hóa năng lượng của cơ thể. Ngoài ra, vitamin B cũng tốt cho não bộ và chức năng miễn dịch.
Đặc biệt, một chế độ ăn giàu vitamin B6 còn góp phần ngăn ngừa bệnh thiếu máu, bằng cách hỗ trợ sản xuất Hemoglobin, một loại protein cung cấp oxy cho tế bào. Ngoài ra, thiếu hụt vitamin B6 còn có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt, đặc biệt là tình trạng mất thị lực, như thoái hóa điểm vàng.
Vitamin B12
Còn được gọi là cobalamin, vitamin B12 cần thiết cho việc sản xuất tế bào hồng cầu, hormone và DNA. Ngoài ra, nó còn đóng vai trò quan trọng cho quá trình xử lý carbohydrate, chất béo, giữ cho hoạt động của hệ thần kinh diễn ra bình thường.
So với 2 loại vitamin nhóm B trên, vitamin B6 đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Thiếu hụt dưỡng chất này, trẻ sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu nguyên bào, chán ăn, suy nhược, sa sút trí tuệ và tổn thương thần kinh. Vì vậy, việc bổ sung đầy đủ vitamin B12 cho trẻ thông qua chế độ ăn hàng ngày hay thực phẩm chức năng là điều vô cùng cần thiết.
Xem thêm:
- Bổ Sung Vitamin B1 Cho Trẻ Biếng Ăn Như Thế Nào?
Khi nào trẻ nên bổ sung vitamin 3b?
Không phải trẻ có một vài biểu hiện của thiếu vitamin 3b là mẹ liền mua ngay thuốc bổ sung vitamin 3b cho trẻ em. Nhóm vitamin 3b rất quan trọng cho mọi hoạt động của trẻ vì nó giúp sản sinh năng lượng, phục hồi sức khỏe và tái sinh các tế bào mới. Thế nhưng, không phải trẻ em nào cũng có thể bổ sung nhóm thuốc này.
- Những trường hợp trẻ biếng ăn, chậm lớn, phụ nữ mang thai thì nên bổ sung để thai nhi có thể phát hiện một cách toàn diện. Trẻ em biếng ăn bổ sung nhóm chất này sẽ giúp kích thích ăn uống, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn
- Trẻ ăn một chế độ ăn uống quá nghèo nàn, không cân bằng với nhiều loại thực phẩm
- Trẻ quấy khóc, thường xuyên mệt mỏi, mất ngủ, ăn không ngon, buồn nôn tiêu chảy sẽ rất cần thiết phải bổ sung nhóm vitamin 3b này
- Trẻ mắc một số bệnh lý nhất định như suy giáp, hoặc vừa phẫu thuật hay mới ốm dậy cũng nên bổ sung nhóm vitamin 3b để giúp cơ thể điều chỉnh và tránh thiếu hụt chất dinh dưỡng
Trẻ em cần bổ sung bao nhiêu vitamin 3B là đủ?
- Trẻ em dưới 1 tuổi: Bé trai là 5mg/ngày – Bé gái là 4,7mg/ngày
- Trẻ em từ 2-3 tuổi: Bé trai là 7,2mg/ngày – Bé gái là 6,6mg/ngày
- Trẻ em từ 4-6 tuổi: Bé trai là 9,8mg/ngày – Bé gái là 9,1mg/ngày
- Trẻ em từ 7-10 tuổi: Bé trai là 12mg/ngày- Bé gái là 11,2mg/ngày
- Trẻ em từ 11-15 tuổi: Bé trai là 16,5mg/ngày – Bé gái là 13,2mg/ngày
Riêng phụ nữ mang thai và cho con bú cần bổ sung 35mg/ngày.
Những lưu ý khi cho trẻ bổ sung Vitamin 3B
Vitamin 3B có hoạt chất dễ tan trong nước vì thế với trẻ sơ sinh mẹ cần cung cấp đủ vitamin cần thiết, khi trẻ bú sẽ giúp hấp thu từ mẹ sang bé.
Với những trẻ bắt đầu ăn dặm mẹ có thể bổ sung cho trẻ các thực phẩm giàu vitamin 3B như: Gan bò, Ức gà, cá hồi, gạo hoặc bánh mì, ngũ cốc ăn sáng, lạc…
Thực phẩm là gan chứa nhiều vitamin nhóm B, tuy nhiên mẹ nên hạn chế thực phẩm này khi cho trẻ ăn, chỉ cần ăn lượng vừa đủ. Cơ thể cần tryptophan để tạo ra protein. Khi bổ sung vitamin 3B cho trẻ cần lưu ý sau:
- Vitamin 3b có khả năng làm thay đổi tác dụng của một số loại thuốc khác như thuốc hen suyễn… vì thế khi uống vitamin 3b mẹ không nên cho trẻ uống cùng các loại thuốc khác
- Khi cho trẻ bổ sung vitamin 3b theo dạng uống, mẹ không nên cho kết hợp uống cùng sữa hay nước hoa quả, vì có thể gây tác dụng phụ nữ buồn nôn, tiêu chảy không đáng có
- Nếu khi cho trẻ uống mẹ không một buổi hoặc một vài ngày thì nhất quyết không được sử dụng gấp đôi liều lượng cho những ngày đã quên uống. Những ngày quên uống mẹ nên bỏ qua và cho bé bổ sung đúng liều lượng như ban đầu
- Nếu thấy vitamin 3b theo dạng thuốc là viên hay siro bị mốc, chảy nước, có vị lạ th2i tuyệt đối không nên cho trẻ sử dụng
- Khi bổ sung vitamin 3b cho trẻ cần tuân thủ theo đúng liều lượng bác sĩ, nên cho trẻ đi khám và mua sản phẩm bổ sung chỗ uy tín
Vitamin nhóm B nói chung hay vitamin 3b nói riêng, đều khá an toàn với cơ thể. Nếu mẹ có thắc mắc: “Vitamin 3b cho trẻ em, sử dụng thế nào là hợp lý? Thì mẹ cũng đừng quá lo lắng. Bởi vitamin 3b dễ hòa tan trong nước, cơ thể sẽ tự đào thải khi có dư thừa. Và việc bổ sung vitamin 3b bằng các loại thực phẩm qua bữa ăn hàng ngày, cũng giúp mẹ cung cấp đủ vitamin nhóm 3b cho bé!
Nên đọc thêm:
- Vitamin B12 có trong thực phẩm nào? Top 15 lựa chọn cho trẻ
- Vitamin B1 có tác dụng gì? Lưu ý khi dùng
- Vitamin B6 có tác dụng gì? Điểm danh 7 lợi ích quan trọng
Từ khóa » Khi Nào Nên Bổ Sung Vitamin 3b
-
Khi Nào Cần Bổ Sung Vitamin B3 Và Liều Dùng Khuyến Cáo
-
Khi Nào Cần Bổ Sung Vitamin 3B Và Những điều Cần Lưu ý Cho Người ...
-
Vitamin 3B Uống Lúc Nào để Có Hiệu Quả Cao?
-
Vitamin 3b Dùng Trong Trường Hợp Nào? Ai Nên Bổ Sung Vitamin 3b?
-
Vitamin 3B Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi
-
Vitamin 3B Uống Lúc Nào Là Hợp Lý Và Tốt Cho Sức Khoẻ Nhất - Unica
-
Vitamin 3B Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
Uống Vitamin 3B Thường Xuyên Có Tốt Không? Tác Dụng Của Vitamin 3B
-
Vitamin 3B Là Thuốc Gì? Công Dụng, Liều Dùng
-
Vitamin 3b Có Tác Dụng Gì? Hướng Dẫn Bổ Sung đúng Cách Cho Trẻ
-
Viên Uống Bổ Sung Vitamin 3B: Thành Phần, Tác Dụng Và Chống Chỉ ...
-
Thận Trọng Khi Sử Dụng Thuốc 3B
-
Vitamin 3b Cho Trẻ Em: Cách Bổ Sung Giúp Bảo Vệ Sức Khỏe
-
Vitamin 3B Và 7 Công Dụng Tuyệt Vời Cho Sức Khỏe - FHI