Thành Cổ Loa Hà Nội | 10 Vẻ đẹp Hào Hùng Còn Sót Lại - MOTOGO

Thành Cổ Loa là một địa điểm du lịch mang đậm các giá trị lịch sử và văn học nghệ thuật. Hãy dành một ngày cuối tuần đẹp trời để du lịch thành Cổ Loa cùng bạn bè, người thân nhé!

thành cổ loa

Sự tích thành Cổ Loa

Cổ Loa là kinh đô của nước Âu Lạc dưới thời trị vì của An Dương Vương và nước Đại Việt dưới thời trị vì của Ngô Quyền. Các nhà khảo cổ học đã nhận định đây là ” tòa thành cổ nhất, có quy mô lớn nhất và cũng là nơi có cấu trú độc đáo nhất lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt Cổ “.

Thành Cổ Loa gắn liền với sự tích ” Chiếc Nỏ Thần “, khi vua An Dương Vương định đô xây thành ( thế kỷ III TCN ). Qua hình ảnh chiếc nỏ thần Kim Quy 1 phát bắn có thể hạ cả trăm quân địch đã ca ngơi ý chí quật cường và sức mạnh của nước Âu Lạc ta ngày ấy. Dù khi đó vũ khí chỉ đơn thuần là gươm, giáo và cung tên nhưng chúng ta cũng đã anh dũng chiến đấu kiên cường. Câu chuyện còn nổi tiếng mối nhân duyên giữa nàng Mỵ Châu và chàng Trọng Thủy.

mũi tên nỏ thầnMũi tên Nỏ Thần

Việc xây thành Cổ Loa diễn ra như thế nào?

Nghe kể, Thục An Dương Vương ngày ấy đã xây thành nhiều lần nhưng đều sụp đổ.Cho đến khi thần Kim Quy xuất hiện và bò quanh nhiều vòng dưới chân thành. Khi này vua An Dương Vương đã cho xây thành theo dấu chân rùa vàng. Từ đó, thành xây không đổ nữạ.

khung cảnh thành cổ nhìn từ trên cao

Thành Cổ Loa là công trình xây dựng với quy mô độc đáo của nhân Âu Lạc. Nơi đây từng là hệ thống phòng ngự vững chắc và lực lượng binh sỹ hùng mạnh của nước. Cho tới ngày nay, dù không còn là thành lũy chống giặc nhưng thành Cổ Loa vẫn là một biểu tượng văn hóa, cho thấy nền văn minh tiên tiến của nước ta ngày ấy.

Kiến trúc thành Cổ Loa

Tòa thành được xây dựng với thiết kế xoắn ốc vậy nên nó còn có một tên gọi khách là Loa Thành.

Thành Cổ Loa có 3 vòng khép kín, tổng chiều dài 3 vòng là 16km và chiều cao là 10m. Tương truyền, cứ hễ thành đắp đến đâu là xây luỹ đến đó. Cả ba vòng thành đều được bao quanh bằng những con hào; xung quanh được bố trí cổng ra vào thành và các pháo đài.

thành Cổ Loa

Thân thành ngày nay có chiều cao trung bình từ 4m – 5m có chỗ cao 12m. Chân thành rộng tới 30m. Mặt ngoài, tòa thành cao lớn và gai góc để cản quân thù. Còn bên trong thì thoai thoải để binh sỹ dễ dàng lên xuống.

Loa thành chủ yếu được xây bằng đất, sau đó là đá và gốm vỡ. Đá Kè được dùng xây chân thành để vững chắc nhất, đặc biệt là cách chân thành sát sông, ven đầm thì sẽ cần nhiều đá hơn.

Những di vật của thành Cổ Loa

Thành Cổ Loa ở đâu?

Thành Cổ Loa là một trong số 21 di tích cấp quốc gia cần được bảo tồn với rất nhiều giá trị lịch sử và văn hóa dân tộc. Khu di tích này ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Cách trung tâm thành phố chưa 20km.

Đường đi Hà Nội – thành Cổ Loa

Từ trung tâm tp.Hà Nội, bạn đi dọc theo quốc lộ 1A cũ khoảng 10km sẽ tới cầu Đuống. Đến thị trấn Yên Viên các bạn có thể rẽ trái để vào quốc lộ 3. Lúc này chỉ cần đi khoảng 5km nữa là sẽ tới khu di tích.

Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn xe buýt làm phương tiện di chuyển, một số tuyến buýt đi trực tiếp tới địa điểm này như tuyến 14, 17 hoặc tuyến 43, 46, 59. Xem thêm:  Hoàng Thành Thăng Long | Khám phá vẻ đẹp nơi lưu giữa văn hóa nghìn năm

Từ khóa » Sơ đồ Khu Di Tích Thành Cổ Loa