Thánh Địa Lý Tả Ao Và Làng Nam Trì | CHÙA LIÊN HOA - PHÚC TÚ
Có thể bạn quan tâm
Tả Ao hay Thánh Địa lý Tả Ao, Tả Ao tiên sinh, tên thật là Vũ Đức Huyền, sinh năm Nhâm Tuất (1442), sống thời Lê sơ (Lê Thánh Tông , Lê Hiến Tông và Lê Uy Mục, tức là khoảng những năm 1442-1509). Các sử gia thời Lê Nguyễn đều không chép về ông nên cuộc đời ông chỉ được chép tản mát trong một số truyện, sách đại lý phong thủy thời nhà Nguyễn và sau này. Ngoài ra, có các sách Địa lý phong thủy Tả Ao và Địa lý Tả Ao chính tông của tác giả Vương Thị Nhị Mười; Nghiên cứu Phong thủy và Phong thủy Việt Nam của Ngô Nguyên Phi… đều nói sơ lược về Tả Ao. Tuy nhiên qua nghiên cứu được biết gốc tích của ông vốn ở Sơn Nam (nay thuộc vùng Hưng Yên, Hải Dương ngày nay). Gia đình ông phiêu bạt nhiều nơi rồi dừng lại ở vùng Nghi Lộc (trấn Nghệ An) sau định cư tại làng Tả Ao, phủ Đức Quang, Nghệ An (nay thuộc xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh). Thời trẻ Ông theo thày Tàu sang Trung Quốc học nghề rồi trở lại quê hương bản quán. Cuộc đời ông phiêu bạt nhiều nơi với nghề địa lý phong thuỷ chính tông. Ông mất lúc gần 70 tuổi, hiện mộ của ông ở bên bờ sông Lam thuộc xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ngày nay ở Việt Nam vẫn còn nhiều truyền thuyết, giai thoại được sách vở ghi lại, truyền miệng trong dân gian như việc Tả Ao và Cao Biền thi thố tài năng (như Tả Ao phá trấn yểm của Cao Biền trên núi Tản Viên ở Hà Nội, núi Hàm Rồng ở Thanh Hóa,… ), các truyền thuyết, giai thoại Tả Ao tìm nơi đất tốt để đặt đình chùa, đền miếu, mồ mả, nhà cửa; giúp dân nghèo, trị kẻ gian ác. Tương truyền làng này có tục nọ, nghề kia là do Ông chọn đất, hướng đình; họ này phát danh khoa bảng, họ kia phát công hầu khanh tướng là do Ông tìm long điểm huyệt, đặt mồ đặt mả. Ông là Thủy tổ khai môn địa lý phong thuỷ ở Việt Nam. Các sách vở cũng như truyền thuyết đều gọi Ông là Thánh Địa lý Tả Ao, trạng Tả Ao; là đệ nhất, chính tông về địa lý phong thuỷ Việt Nam, giỏi địa lý phong thủy như Cao Biền của Trung Quốc. Trong dân gian tương truyền nhiều giai thoại cổ về hành trạng pháp thuật phong thủy của Ông ở các làng xã Việt Nam thời xưa. Ông còn có một quê hương thứ 2 đó là xã Nam Trì huyện Thiên Thi phủ Khoái Châu trấn Sơn Nam (nay là làng Nam Trì xã Đặng Lễ huyện Ân Thi tỉnh Hưng Yên – nơi có đền thờ Tả Ao). Xưa kia đất Nam Trì vốn là một vùng ao hồ, sông nước và gò đống lô nhô, sơn thủy hữu tình, địa thế quan kỳ, có thế Phượng Hoàng Hàm thư, Long đỗ vĩ qui; nằm ở nơi tam giang giao hội, thuỷ tụ khê lưu, chảy vòng chín khúc (nghĩa là đất thế chim Phượng Hoàng ngậm thư, rốn Rồng đuôi Rùa; nơi ngã ba sông, chín nhánh sông uốn khúc, nước tụ). Địa lý Nam Trì được mô tả như nội dung bức đại tự trong đền Nam Trì cổ: Thiên Nam Trì thuỷ sơn hà đới – Địa Bảo Tàng hương bích Ngọc Khê – 天南池水山河帶-地寶藏鄉碧玉溪 (nghĩa là: Thiên nhiên Nam Trì sơn thủy sông nước bao quanh; Đất đai hai khu Bảo Tàng, Ngọc Khê như bức tranh quê). Thời chu du thiên hạ với nghề địa lý phong thuỷ chính tông, Ông qua đất Nam Trì vào một năm mưa to nước lớn, nước ngập mênh mang, đổ cả cây đa cổ thụ rìa làng. Ở phía Nam làng có mạch nước ngầm phun lên ngập lụt cả một vùng vốn là hồ ao (nên mới có cái tên là Nam Trì). Dân làng sợ ngập mất làng phải mang cối đá, cả tảng đá to như cái chiếu lấp xuống để bịt mạch nước ngầm này. Ông bèn dừng chân cư ngụ. Rồi ông giúp dân lập làng mới tức là chuyển làng Nam Trì từ cánh xứ Đa Quán – phía Tây Bắc về địa điểm ngày nay. Làng mới nằm ở vị trí ngã ba sông, giữa sông Kim Ngưu (ở phía Đông), Nguyệt Đức (ở phía Bắc) và nhánh con của sông Nguyệt Đức (ở phía Tây). Nhánh con này gọi là khê (tức khe nước nhỏ), như câu đối của Ông trong đền Nam Trì tả về địa lý, phong thuỷ của làng Nam Trì mới: Tây lộ khê lưu kim tại hậu – Đông giang thuỷ tụ mộc cư tiền (nghĩa là phía Tây của làng có đường và dòng nước chảy, phía sau làng là hướng Tây – hành Kim – phía Đông làng có sông nước tụ, phía trước làng hướng Đông Nam – Nam hành Mộc). Rồi ông chọn hai gò đất ở phía Nam của làng để dựng đền, chùa mới chỗ Ao Vọng. Ông đã sống ở Nam Trì 17 năm. Trong thời gian ở đây, Ông đã cắm đất, đặt mộ phần cho họ Đinh tại gò đất quí, hình thế Tam Thai tại cánh xứ Vườn Bông ở phía Nam của làng để con cháu họ Đinh phát về khoa cử, võ tướng. Đến năm Giáp Thìn Nguyên Hoà thứ 10 (1544) thời vua Lê Trang Tông (1533-1548) hay năm Quảng Hòa thứ 4 đời Mạc Phúc Hải con cháu họ Đinh là Đinh Tú đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, tên tuổi được ghi ở Văn Miếu Quốc Tử giám (Hà Nội) và Văn miếu Xích Đằng (Hưng Yên). Sau được triều đình Hậu Lê bổ nhiệm làm quan ở Hải Dương, chức Hiến sát xứ, tước Phù Nham bá (hiện có lăng mộ tại Nam Trì). Con cháu của Tiến sĩ Đinh Tú ở Nam Trì ngày nay có một số tư liệu cho rằng Hậu duệ của Tiến sĩ Đinh Tú là Quận công Đinh Văn Tả, một danh tướng số một thời Lê – Trịnh sống ở làng Hàm Giang (Hàn Giang) huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương (nay thuộc phường Quang Trung, TP Hải Dương). Con cháu, chút chít của Quận công Đinh Văn Tả đều là tướng giỏi hàng đầu triều đình và được ban truyền nhau tước Quận công 18 đời đến khi nhà Lê chấm dứt mới thôi. Ông còn cắm đất, chọn ngày xây đình chùa, đặt mồ mả để cho hai làng Thổ Hoàng (nay thuộc thị trấn Ân Thi) và Hới (tức làng Hải Triều, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên) phát về đường khoa cử, giàu có nên lưu truyền trong dân gian câu ngạn ngữ nhất Thi nhì Hới. Làng Thổ Hoàng – quê hương của Tể tướng Nguyễn Trung Ngạn thời Trần, là làng nổi tiếng về khoa cử tại vùng này. Thời phong kiến có hàng chục người đỗ đạt Thám hoa, Tiến sĩ. Làng Thổ Hoàng còn là quê gốc của Thái phó Hồng Quốc Công Hoàng Nghĩa Kiều, một danh tướng Thời Hậu Lê – Tổ tiên của bà Hoàng Thị Loan (thân mẫu Hồ Chủ tịch). Làng Thổ Hoàng nỗi tiếng nhất là dòng họ Lê Quý (em trai nhà Sử học Hình bộ Thượng thư Tiến sĩ Lê Quý Đôn thời Hậu Lê). Làng Hới là một làng to có truyền thống buôn bán bên bờ sông Luộc, cạnh bến Triều Dương (cầu sang Thái Bình ngày nay). Con gái làng này nổi tiếng là đẹp như câu ngạn ngữ trai Xuôi gái Hới. Một câu truyện xảy ra cuối thế kỷ 20 liên quan đến Tả Ao. Ấy là có một đoàn võ công 14 người phía Nam ra Bắc biểu diễn. Họ thường nằm ngửa và để một tảng đá to trên bụng rồi cho một người khác dùng búa tạ đập vỡ tảng đá mà người vẫn chẳng hề hấn gì. Một hôm họ biểu diễn tại Nghi Xuân. Chẳng hiều Trời xui đất khiến thế nào mà họ lại lấy tấm bia đá tại mộ phần của Ông ra biểu diễn. Tấm bia bị đập vỡ và đoàn người trở về Nam . Đến đèo Ngang xe ô tô 16 chỗ chở đoàn võ công bị tai nạn lao xuống vực… Khi ông mất, nhớ công ơn, dân làng Nam Trì tôn Ông làm vị Thành Hoàng làng, thờ trong đền Nam Trì. Đền Nam Trì, nơi thờ tam vị Thượng đẳng phúc Thần là 3 vị tướng, anh em kết nghĩa đào nguyên: Tể tướng Lữ Gia (Bảo Công), tướng Nguyễn Danh Lang (Lang Công), Cao Biền (Cao Vương) và gắn với Lễ hội Nam Trì (hay Lễ hội: Bảo, Lang, Biền)… Ông cũng nói rằng do Ông thương, Ông quí dân Nam Trì mà sau khi hóa ông quay về làm Thành Hoàng làng. Tuy sau này làng Nam Trì trở nên giàu, có nhiều địa chủ nhưng do mâu thuẫn giữa các dòng họ nên việc thờ tự Ông không phải lúc nào cũng đến nơi đến chốn. Vì vậy, việc làm thủ tục xin sắc phong cũng không được thống nhất. Việc thờ phụng ông chủ yếu theo tâm thức dân gian. Trong danh sách 7 vị thần thờ ở đền Nam Trì (3 vị trên và 1 vị phu nhân Lữ Gia và 2 vị phu nhân Cao Biền) lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm thì vị thứ 7 là Nguyễn Lang. Nhưng thực tế ở Nam Trì thì chỉ biết vị thứ 7 là Tả Ao chứ không biết Nguyễn Lang là ai.
Chia sẻ:
Có liên quan
Đăng bởi Phạm Tuấn Nam Trì
Xem tất cả bài viết bởi Phạm Tuấn Nam Trì
Điều hướng bài viết
Bài sauNam Trì (南池) – làng cổBình luận về bài viết này Hủy trả lời
Tìm kiếm cho:Chuyên mục
- CÚNG TẾ THẦN, THÀNH HOÀNG (3)
- KHOA CÚNG THẦN LINH và GIA TIÊN (3)
- KHOA CÚNG, LỄ PHẬT THÁNH (9)
- KINH PHẬT (7)
- MỤC TỔNG HỢP (6)
- PHẬT PHÁP (5)
- TÍN NGƯỠNG và TÂM LINH (9)
- VĂN HÓA và LỊCH SỬ (11)
Bài viết mới
- VĂN TẾ LIỆT SĨ CHIÊU HỒN LIỆT SĨ VIỆT NAM 4000 NĂM CÁC THẾ CÁC ĐỜI
- ĐẠO PHẬT, TÍN NGƯỠNG, TÂM LINH VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
- THẦN TÍCH THÀNH HOÀNG LÀNG THỌ HỘI XÃ ĐẶNG LỄ HUYỆN ÂN THI TỈNH HƯNG YÊN
- THẦN SẮC CHÙA ĐỀN, MIẾU PHỦ THỜ TỰ, BẢN CẢNH THÀNH HOÀNG DI TÍCH VĂN HÓA LỊCH SỬ TỈNH HƯNG YÊN
- TRUYỀN THUYẾT ĐẠI THÁNH TỪ ĐẠO HẠNH
- ĐỀN CHÙA XÁ
- MỘT SỐ TƯ LIỆU LIÊN QUAN THẦN TÍCH CÁC VỊ THẦN THỜ Ở ĐỀN – ĐÌNH NAM TRÌ
- ĐỀN – ĐÌNH NAM TRÌ VÀ LĂNG MỘ, NGÀY TẾ LỄ CÁC VỊ THẦN
- SẮC PHONG CÁC VỊ THẦN ĐỀN – ĐÌNH NAM TRÌ
- KHOA CÚNG PHẬT THÁNH TÔN THẦN TỔNG HỢP TIẾNG VIỆT
- TRUYỀN THUYẾT XỨ VOI PHỤC VÀ TỪ ĐƯỜNG, LĂNG MỘ HỌ ĐINH Ở NAM TRÌ
- THỈNH PHẬT THÁNH THẦN TIỂU KHOA TIẾNG VIỆT
- NGUỒN GỐC VÀ LỊCH SỬ LÀNG NAM TRÌ
- LỜI TỰA SÁCH “KINH TÊN LÀ DIỆU PHÁP LIÊN HOA” CỦA ĐỆ TAM PHÁP CHỦ THÍCH PHỔ TUỆ – Cư sĩ Phúc Tú
- VÀI LỜI TƯỜNG MINH DỊCH KINH PHÁP BẢO ĐÀN (BẢN ĐÔN HOÀNG) – Cư sĩ Phúc Tú
- HƠN 40 BỘ KINH NÓI VỀ PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ – Cư sĩ Phúc Tú
- TÂM LINH VÀ LỊCH SỬ VIỆT NAM – Cư sĩ Phúc Tú
- LỄ HỘI NAM TRÌ thôn Nam Trì xã Đặng Lễ huyện Ân Thi tỉnh Hưng Yên
- BIỂU TỤNG KINH PHỔ MÔN CẦU AN và VĂN CẦU AN (tiếng Việt) chùa Liên hoa thôn Đặng Xuyên, xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng yên
- BIỂU TỤNG KINH SÁM HỐI ĐẢO BỆNH CẦU AN, ĐỊNH NGHIỆP và VĂN SÁM HỐI ĐẢO BỆNH CẦU AN, ĐỊNH NGHIỆP (tiếng Việt) chùa Liên hoa thôn Đặng Xuyên, xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng yên
- BIỂU TỤNG KINH CẦU SIÊU CHO VONG LINH và VĂN CẦU SIÊU CẦU SIÊU CHO VONG LINH (tiếng Việt) chùa Liên hoa thôn Đặng Xuyên, xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng yên
- SỚ PHẬT ĐỘ ÂM chùa Liên hoa thôn Đặng Xuyên, xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng yên
- SỚ LỄ PHẬT ĐỘ DƯƠNG chùa Liên hoa thôn Đặng Xuyên, xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng yên
- KINH ĐỊA TẠNG – KINH BẢN NGUYỆN CỦA ĐẠI BỒ TÁT ĐỊA TẠNG (tiếng Việt – Kinh Pháp môn rộng khắp – 地藏菩薩本願經 ) chùa Liên hoa thôn Đặng Xuyên, xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng yên
- ĐẠI TỰ, THIỀU CHÂU, CÂU ĐỐI chùa Liên hoa thôn Đặng Xuyên, xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng yên
- KINH PHỔ MÔN (tiếng Việt – Kinh Pháp môn rộng khắp – SAMANTAMUKHA PARIVARITAḤ) chùa Liên hoa thôn Đặng Xuyên, xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng yên
- KINH DƯỢC SƯ (tiếng Việt) – KINH BẢN NGUYỆN CÔNG ĐỨC CỦA PHẬT DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG (藥師琉璃光如來本願功德經) chùa Liên hoa thôn Đặng Xuyên, xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng yên
- THẦN TÍCH THẦN CAO VƯƠNG VÀ 2 VỊ PHU NHÂN VÀ ĐỀN – ĐÌNH NAM TRÌ, thôn Nam Trì, xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng yên
- THẦN TÍCH THÁNH ĐỊA LÝ TẢ AO VÀ ĐỀN – ĐÌNH NAM TRÌ, thôn Nam Trì, xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng yên
- THẦN TÍCH TỂ TƯỚNG LỮ GIA, ĐẠI TƯỚNG NGUYỄN DANH LANG, CÔNG CHÚA LÂU NƯƠNG VÀ ĐỀN – ĐÌNH NAM TRÌ, thôn Nam Trì, xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng yên
- VĂN TẾ LIỆT SĨ CHIÊU HỒN LIỆT SĨ TẠI NGHĨA TRANG ĐẶNG LỄ, HUYỆN ÂN THI, TỈNH HƯNG YÊN
- VĂN TẾ LIỆT SĨ CHIÊU HỒN LIỆT SĨ TẠI CÂY ĐA LA TIẾN, XÃ NGUYÊN HOÀ, HUYỆN PHÙ CỪ, TỈNH HƯNG YÊN
- PHÁP SÁM ĐẠI BI THIÊN THỦ THIÊN NHÃN (tiếng Việt) chùa Liên hoa thôn Đặng Xuyên, xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng yên (Xiển Thiên thai Giáo quán Tứ minh Tôn giả Pháp trí Đại sư soạn thuật) 千手千眼大悲懺法 闡天台教觀四明尊者法智大師撰述
- Thần tích thôn Đặng Xuyên, xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên: TẢN VIÊN SƠN THÁNH VÀ 5 VỊ THÀNH HOÀNG
- SƯ TỔ KHOA
- CÚNG CHÚC THỰC VONG LINH (tiếng Việt) chùa Liên hoa thôn Đặng Xuyên, xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng yên
- KINH DI ĐÀ (tiếng Việt) – KINH PHẬT A DI ĐÀ chùa Liên hoa thôn Đặng Xuyên, xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng yên
- Chùa Liên hoa thôn Đặng Xuyên, xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng yên
- LỄ PHẬT, TRÌ CHÚ, NIỆM PHẬT HÀNG NGÀY (tiếng Việt – Thần chú âm Phạn) chùa Liên hoa thôn Đặng Xuyên, xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng yên
- ĐẠI KHOA CÚNG PHẬT, THÁNH, BÁCH THẦN (Hán Việt) chùa Liên hoa thôn Đặng Xuyên, xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng yên
- CÚNG PHÓNG SINH (Hán Việt) chùa Liên hoa thôn Đặng Xuyên, xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng yên
- KHOA CÚNG THÍ THỰC CÚNG CHÚNG SINH (Hán Việt) chùa Liên hoa thôn Đặng Xuyên, xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng yên
- KHOA CÚNG GIA ĐƯỜNG (Hán Việt – cúng Thần linh, Gia tiên ở nhà) chùa Liên hoa thôn Đặng Xuyên, xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng yên
- VĂN TẾ THÁNH ĐỊA LÝ TẢ AO
- VĂN TẾ LIỆT SĨ CHIÊU HỒN LIỆT SĨ VIỆT NAM 4000 NĂM CÁC THẾ CÁC ĐỜI
- VĂN TẾ LIỆT SĨ CHIÊU HỒN LIỆT SĨ TẠI CÔN ĐẢO
- NGHI THỨC TẾ THẦN – TẾ THÀNH HOÀNG LÀNG
- CÚNG SÁM TẠ TỪ ĐƯỜNG TỔ TIÊN (Hán Việt) chùa Liên hoa thôn Đặng Xuyên, xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng yên
- CÚNG SÁM TẠ MỘ (Hán Việt) chùa Liên hoa thôn Đặng Xuyên, xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng yên
Bình luận mới nhất
phamtuannamtri trong KINH DI ĐÀ (tiếng Việt)… | |
phamtuannamtri trong Chùa Liên hoa thôn Đặng Xuyên,… |
THƯ VIỆN
- Đăng ký
- Đăng nhập
- RSS bài viết
- RSS bình luận
- WordPress.com
Thư viện
- Tháng Bảy 2018 (2)
- Tháng Sáu 2018 (36)
- Tháng Mười Một 2017 (1)
- Tháng Mười 2017 (4)
- Tháng Chín 2017 (4)
- Tháng Sáu 2013 (5)
CHUYÊN MỤC – CHUYÊN ĐỀ
- CÚNG TẾ THẦN, THÀNH HOÀNG
- KHOA CÚNG THẦN LINH và GIA TIÊN
- KHOA CÚNG, LỄ PHẬT THÁNH
- KINH PHẬT
- MỤC TỔNG HỢP
- PHẬT PHÁP
- TÍN NGƯỠNG và TÂM LINH
- VĂN HÓA và LỊCH SỬ
- Bình luận
- Đăng lại
- Theo dõi Đã theo dõi
- CHÙA LIÊN HOA - PHÚC TÚ Theo dõi ngay
- Đã có tài khoản WordPress.com? Đăng nhập.
-
- CHÙA LIÊN HOA - PHÚC TÚ
- Tùy biến
- Theo dõi Đã theo dõi
- Đăng ký
- Đăng nhập
- URL rút gọn
- Báo cáo nội dung
- Xem toàn bộ bài viết
- Quản lý theo dõi
- Ẩn menu
Từ khóa » Cuộc đời Tả Ao
-
Tả Ao – Wikipedia Tiếng Việt
-
Số Phận Tả Ao, Bậc Thầy địa Lý Nổi Danh Nhất Nước Nam - DKN News
-
Bậc Thầy Phong Thủy Tả Ao Và Những Giai Thoại “vô Tiền Khoáng Hậu”
-
Cuộc Đời Thánh Phong Thủy Đầu Tiên Của Việt Nam - Tả Ao.
-
Những Giai Thoại Nổi Tiếng Về Bậc Thầy Phong Thủy Tả Ao
-
Tả Ao - Thầy địa Lý Phong Thủy đầu Tiên Của Việt Nam
-
Cụ Tả Ao Và Câu Chuyện Phong Thủy Làng Nam Trì - Trí Thức VN
-
Chuyện Cụ Tả Ao Tìm Huyệt Quý Cho Họ Đàm Thận Làng Me
-
Cuộc đời Của Các Bậc Kỳ Tài Về Phong Thủy Lưu Bá Ôn, Tả Ao… Dạy ...
-
Giếng Kẻ Trong Cuộc đời “Thánh Phong Thủy” Tả Ao – Chuyện Không ...
-
Truyền Kỳ Tả Ao - Namevgo
-
Giai Thoại Huyền Bí Về Cuộc đời Thánh Phong Thủy Tả Ao - Sống Đẹp
-
Huyền Thoại Tả Ao – Bậc Thầy Phong Thủy Nổi Danh Nhất Nước Việt
-
Lễ An Vị Tượng Thánh Sư địa Lý Tả Ao Vũ Đức Huyền