Thành Ngữ Là Gì? Tục Ngữ Là Gì? Phân Biệt Thành Ngữ Và Tục Ngữ
Có thể bạn quan tâm
Kho tàng văn học dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng chính vì thế không tránh khỏi việc nhầm lẫn giữa thành ngữ và tục ngữ. Vậy thành ngữ là gì? tục ngữ là gì? Cách phân biệt như thế nào?. Cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết có trong bài viết dưới đây của ruaxetudong.org!
Nội dung bài viết
- 1 Thành ngữ là gì? Một số câu thành ngữ
- 1.1 Định nghĩa thành ngữ
- 1.2 Phân loại thành ngữ
- 1.3 Đặc điểm, tác dụng của thành ngữ
- 1.4 Các thành ngữ và ý nghĩa của nó
- 2 Tục ngữ là gì? Nguồn gốc và phân loại
- 2.1 Tục ngữ là gì?
- 2.2 Nguồn gốc của tục ngữ
- 2.3 Đặc điểm của tục ngữ
- 3 Phân biệt thành ngữ và tục ngữ
- 3.1 Điểm giống nhau
- 3.2 Điểm khác nhau
Thành ngữ là gì? Một số câu thành ngữ
Định nghĩa thành ngữ
Khái niệm thành ngữ là gì đã được nhắc tới trong chương trình Ngữ văn lớp 6 và đi sâu tìm hiểu trong chương trình lớp 7. Thành ngữ là tập hợp các từ có tính tượng hình, tượng trưng, thường được sử dụng để chỉ các khái niệm, cái nhìn tổng quát, được nói thành câu cố định mà khi tách nghĩa các từ ngữ trong câu không giải thích được hàm ý của câu.
Thành ngữ có nghĩa là gì? Là tập hợp từ không dổi, không thể giải thích đơn giản qua nghĩa của các từ tạo nên nó. Thành ngữ là cụm từ hoặc câu đơn. Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh,….
Câu Rút Gọn Là Gì? Cách Dùng Câu Rút Gọn
Ví dụ:
- “Đứng núi này trông núi nọ”
- “Cưng như cưng trứng, hứng như hứng hoa”
- “Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên, hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng, mười mưa, dám quản công”
Phân loại thành ngữ
Tùy vào mục đích sử dụng, thành ngữ được chia thành các loại sau:
- Theo nguồn gốc
- Thành ngữ thuần Việt. Ví dụ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
- Thành ngữ gốc Hán. Ví dụ: “Nhàn cư vi bất thiện”.
- Theo thủ pháp tu từ
- Thành ngữ có cấu trúc cú pháp được từ vựng hóa, đa phần là các đoản ngữ để so sánh. Ví dụ: “Ăn như mèo”; “Béo như lợn”.
- Thanh ngữ có cấu trúc kết hợp phi logic về thứ tự trật tự từ ngữ. Ví dụ như: “Cao chạy xa bay”; “Qua cầu rút ván”.
- Thành ngữ có cấu trúc đan xen giữa các yếu tố trong hai yếu tố hợp xong tiết để chỉ bề sâu của ngữ nghĩa. Ví dụ: “Ăn sung mặc sướng”.
- Theo số lượng từ: Thành ngữ cũng được chia dựa theo số lượng từ như loại 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ,….
- Dựa vào kết cấu ngữ pháp
- Câu kết hợp chủ ngữ – vị ngữ + trạng ngữ hoặc tân ngữ. Ví dụ: Nước đổ đầu vịt
- Câu kết hợp chủ ngữ – vị ngữ, vị ngữ – chủ ngữ. Ví dụ: Vườn không nhà trống.
Điển tích là gì? Điển cố là gì? Đặc điểm và ý nghĩa trong Văn học
Đặc điểm, tác dụng của thành ngữ
Thành ngữ có tính hình tượng, thường được sử dụng để xây dựng dựa trên các hình ảnh cụ thể. Thành ngữ có tính hàm súc, khái quát cao. Dù được xây dựng từ các sự vật, sự việc nhưng nghĩa của nó không dựa trên từ ngữ tạo thành mà mang ý nghĩa khái quát, có tính chất biểu trưng, đầy sắc thái biểu cảm.
Vì thành ngữ mang đậm sắc thái biểu cảm nên dễ dàng bày tỏ, bộc lộ tâm tư, tình cảm của người nói, người viết đối với sự vật được nhắc tới.
Ví dụ:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên, hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng, mười mưa, dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:
Có chồng hờ hững cũng như không!”
=> Trong bài thơ “Thương vợ”, Trần Tế Xương sử dụng thành ngữ “lặn lội thân cò khi quãng vắng” để chỉ sự lam lũ, vất vả của người phụ nữ. Tấm thân gầy gò “lặn lội”, lam lũ của người vợ chẳng khác nào tấm thân cò kiếm ăn đêm khuya.
Danh từ là gì? Phân loại các loại danh từ trong tiếng Việt
Các thành ngữ và ý nghĩa của nó
- “Dĩ hòa vi quý” => Thành ngữ này chỉ những người luôn lấy sự hòa hợp làm trọng tâm, biết cách cư xử đối với mọi người trong xã hội.
- “Đục nước béo cò” => Chỉ những người mưu mô, lợi dụng người khác lúc khó khăn để làm điều có lợi cho mình.
- “Ếch ngồi đáy giếng” => Mượn hình ảnh con ếch ở giếng sâu để chỉ những người có hiểu nông cạn, chỉ biết dừng chân ở một chỗ.
- “Gieo gió thì gặp bão” => Mượn hình ảnh gió báo để chỉ những người luôn làm điều ác, sau này sẽ gặp báo ứng, những điều không may mắn trong cuộc sống.
Tục ngữ là gì? Nguồn gốc và phân loại
Tục ngữ là gì?
Tục ngữ là những sáng tác dân gian ngắn gọn, có đơn vị là câu, ghi lại những điều quan sát về thiên nhiên, con người, xã hội, những kinh nghiệm sóng, những lời khuyên răn. Có thể coi tục ngữ là một thể loại triết lý dân gian.
Trong chương trình Ngữ văn 7 có nêu khái niệm tục ngữ là gì như sau: Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm dân gian về mọi mặt như tự nhiên, xã hội, lao động sản xuất; được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian.
Điệp ngữ là gì? Các dạng điệp ngữ, vai trò và ví dụ của điệp ngữ
Nguồn gốc của tục ngữ
Tục ngữ có từ rất lâu, xuất hiện từ thời cổ, để đúc kết kinh nghiệm, những điều quan sát được từ lao động, sản xuất và đời sống. Tục ngữ được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như:
- Từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất, đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác.
- Được tách ra từ các tác phẩm văn học dân gian và ngược lại
- Được rút ra từ tác phẩm văn học bằng con đường dân gian hóa, những lời hay ý đẹp.
- Từ sự vay mượn nước ngoài.
Đặc điểm của tục ngữ
- Tục ngữ có mối quan hệ chặt chẽ giữa hình thức và nội dung, lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh, ngắn gọn và thường có vần nhất là vẫn lưng.
- Trong một câu tục ngữ hình thức và nội dung luôn có sự gắn kết chặt chẽ với nhau tạo thành một câu hoàn chỉnh, thống nhất cả về hình thức và nội dung. Điều này thể hiện tính bền vững cho câu tục ngữ.
- Tính hình tượng trong câu tục ngữ được thể hiện qua phép so sánh, ẩn dụ, nhân hóa. Ví dụ như “người sống đống vàng” => Đống vàng thể hiện của cải vật chất giàu sang.
- Tục ngữ có vần điệu và sự hòa đối. Tục ngữ được lưu truyền qua miệng nên đa số nó sẽ có vần điệu để dễ thuộc, dễ nhớ. Tục ngữ thường ngắn gọn, xúc tích.
Ví dụ:
“Uống nước nhớ nguồn”
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
“Thắng làm vua, thua làm giặc”.
Từ đồng âm là gì? Các loại từ đồng âm và ví dụ
Phân biệt thành ngữ và tục ngữ
Điểm giống nhau
- Giống nhau về hình thức cấu tạo từ, có thể là từ đơn, từ ghép hay từ phức.
- Đều là những tổ hợp cố định, kết hợp với nhau theo một cấu trúc chặt chẽ, có vần điệu và đối xứng nhau.
- Có ý nghĩa để giáo dục, dạy cách làm người
Điểm khác nhau
- Với câu kép thì thành ngữ nếu tách riêng ra thì mỗi câu không có nghĩa cụ thể, phải đi chung với nhau. Còn tục ngữ mỗi câu đơn trong câu kép đều có nghĩa cụ thể.
- Thành ngữ có thể là tục ngữ còn tục ngữ thì không thể xem là thành ngữ được.
- Thành ngữ là các cụm từ cố định còn tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, xúc tích.
- Tục ngữ là một câu đơn, kép hoàn thành, còn thành ngữ có thể là 1 cụm từ, nhiều thành ngữ không phải là câu hoàn chỉnh. Ví dụ như “anh hùng rơm”, “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
- Thành ngữ là các khái niệm, có nghĩa chung, có thể mơ hồ hãy suy nghĩ khác nhau. Tục ngữ có nghĩa tổng quát, phong tục, kinh nghiệm, lời khuyên đều được đúc kết từ nhiều thế hệ cha ông.
Với các thông tin có trong bài viết trên đây về “Thành ngữ là gì? Tục ngữ là gì? Phân biệt thành ngữ và tục ngữ” sẽ giúp ích bạn. Truy cập ruaxetudong.org để tìm hiểu nhiều thông tin hữu ích khác.
Gửi đánh giáTừ khóa » Câu Tục Ngữ Nghĩa Là Gì
-
Phân Biệt Thành Ngữ Với Tục Ngũ
-
Tục Ngữ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tục Ngữ Là Gì? Thành Ngữ Là Gì? Phân Biệt Điểm Khác Nhau
-
Tục Ngữ Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Tục Ngữ Là Gì? | Soạn Văn 7 Chi Tiết
-
Khái Niệm Tục Ngữ Là Gì, Nội Dung Và Nghệ Thuật Của Tục Ngữ
-
Tục Ngữ Là Gì? Nội Dung, Nghệ Thuật Và Ví Dụ Về Tục Ngữ - IIE Việt Nam
-
Tục Ngữ Là Gì? Nguồn Gốc, Nội Dung, đặc điểm Thi Pháp
-
Vấn đề Nghĩa Của Tục Ngữ
-
Ca Dao Tục Ngữ Là Gì? Sự Khác Nhau Giữa Thành Ngữ Và Tục Ngữ
-
Thành Ngữ, Tục Ngữ Là Gì? Cách Phân Biệt Và Ví Dụ đặt Câu
-
Tục Ngữ (proverb) Là Gì Và Những Câu Tục Ngữ Bằng Tiếng Anh Hay
-
Khái Niệm Về Tục Ngữ - Dell Dell
-
"Ca Dao Tục Ngữ" Trong Tiếng Anh Là Gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt