Tháp Nhu Cầu Của Maslow - Tổng Quan, Phân Tích Và Ví Dụ

Nhu cầu của mỗi con người trong đời sống là vô hạn và nó được diễn ra theo nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên giữa hàng ngàn, hàng vạn nhu cầu đó thì nhà tâm lý học Abraham Maslow đã nghiên cứu, tìm kiếm ra được điểm chung để từ đó cho ra đời tháp nhu cầu mang tên ông. Vậy tháp nhu cầu của Maslow là gì? Có nội dung ra sao? Hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi ngay qua bài viết dưới đây nhé!

Tháp nhu cầu của Maslow là gì?

Tháp nhu cầu của Maslow ( tiếng Anh: Maslow's Hierarchy of Needs) là một lý thuyết động lực có ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực tâm lý học đã được nhà tâm lý học Abraham Maslow đề cập lần đầu tiên trong bài báo “A Theory of Human Motivation” vào năm 1943 và sau đó là trong cuốn sách có tựa đề “Motivation and Personality” của ông. Có thể nói đây chính là một công trình nghiên cứu vĩ đại liên quan đến tâm lý và động cơ của con người.

Theo đó mô hình này sẽ chia ra thành 05 cấp độ tương đương với 05 bậc của tháp thể hiện được đầy đủ nhu cầu tự nhiên của con người đó là: Nhu cầu sinh lý -> Nhu cầu được an toàn -> Nhu cầu xã hội -> Nhu cầu được kính trọng -> Nhu cầu thể hiện bản thân. Trong mỗi bậc của tháp nhu cầu Maslow sẽ thể hiện những mức độ phức tạp khác nhau của nhu cầu. Càng lên cao thì mức độ phức tạp này cũng càng tăng lên.

Tính đến thời điểm hiện tại thì công trình này đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. Điển hình là trong tình yêu, trong hoạt động kinh doanh, marketing, quản trị nhân sự hay Y tế,..

thap_nhu_cau_cua_maslow_la_gi_luanvan99Khái niệm tháp nhu cầu của Maslow là gì?

Có thể bạn quan tâm:

Ma trận SWOT là gì? Làm thế nào để phân tích SWOT & Ví dụ

Nội dung tháp nhu cầu của Maslow

Abraham Maslow cho rằng hành vi của mỗi con người sẽ bắt nguồn từ nhu cầu và những nhu cầu này sẽ được sắp xếp theo một thứ tự từ thấp đến cao khi xét về tầm quan trọng. Nội dung cụ thể của 05 bậc thang này như sau:

#1 - Những nhu cầu về sinh học (Physiological needs)

Đây sẽ là những nhu cầu tối thiểu và cần thiết nhất của mỗi con người để đảm bảo rằng họ có thể tồn tại được. Đó sẽ là những nhu cầu của cơ thể, nhu cầu về sinh lý như ăn, uống, ngủ, nghỉ, tình dục hay những khu cầu khiến cho họ được thoải mái,... Trong hình kim tự tháp này thì chúng ta dễ thấy được loại nhu cầu này được xếp bậc thấp nhất.

Maslow cho rằng các nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi các nhu cầu cơ bản này đã được thỏa mãn. Và đương nhiên những nhu cầu cơ bản này sẽ thúc giục, chế ngự một người hành động khi mà nhu cầu cơ bản này chưa đạt được. Đặc biệt ông bà ta đã sớm nhận ra được điều này khi đút kết ra câu: “Có thực mới vực được đạo”. Cụ thể ta phải được ăn uống, được đáp ứng những nhu cầu cơ bản thì mới có thể sống và vươn đến những nhu cầu cao hơn nữa.

#2 - Những nhu cầu về an ninh và an toàn (Safety needs)

Khi mà con người đã đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cơ bản, cần thiết cho cơ thể thì đương nhiên những nhu cầu này không còn xuất hiện trong suy nghĩ của họ nữa và họ sẽ hướng đến những nhu cầu cao hơn. Đó là nhu cầu về sự an toàn, không bị đe dọa về sức khỏe, tài sản, tính mạng và gia đình.

Thậm chí nhu cầu về an ninh và an toàn này còn được thể hiện cả ở thể chất lẫn ở tinh thần. Con người luôn mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống của mình để thoát khỏi các cơn nguy hiểm. Do vậy nhu cầu này hay xuất hiện trong những trường hợp khẩn cấp, đe dọa tính mạng như thiên tai, chiến tranh hay gặp thú dữ,...

Thêm vào đó thì nhu cầu này còn được khẳng định thông qua những mong muốn về sự ổn định trong cuộc sống. Họ mong muốn được sống trong một khu vực an toàn, an ninh đảm bảo, có nhà cửa để ở, có pháp luật bảo vệ,... Hơn nữa cũng có nhiều người đã tìm đến sự che chở của niềm tin triết học và tôn giáo nguyên nhân cũng là vì nhu cầu muốn an toàn về mặt tinh thần.

5_cap_bac_nhu_cau_cua_maslow_luanvan995 cấp bậc nhu cầu trong tháp nhu cầu của Maslow

#3 - Những nhu cầu về xã hội (Love and belongingness needs)

Đây là những nhu cầu về tình yêu, được đồng ý hay mong muốn được tham gia vào một tổ chức đoàn thể nào đó. Vì con người khi sinh ra đã là một thành viên của xã hội nên họ cần được người khác chấp nhận. Họ còn luôn có nhu cầu về sự yêu thương gắn bó. Ở cấp độ này trong tháp nhu cầu có thể thấy con người có nhu cầu giao tiếp để ngày càng phát triển hơn.

#4 - Những nhu cầu được tôn trọng và đánh giá (Esteem needs)

Theo nhận định của Abraham Maslow, khi mà con người đã thỏa mãn nhu cầu được chấp nhận thì họ lại có xu hướng tự trọng và mong muốn được người khác tôn trọng. Nhu cầu được tôn trọng ở bậc này sẽ dẫn đến sự thỏa mãn về địa vị, quyền lực và lòng tin.

Mong muốn nhận được sự chú ý, sự quan tâm và tôn trọng từ đối phương, những người xung quanh và mong muốn mình là một mắt xích quan trọng trong hệ thống phân công lao động của xã hội. Việc họ được tôn trọng cũng cho thấy bản thân mong muốn trở thành một con người hữu ích theo điều đơn giản là “xã hội chuộng của chuộng công”. Do vậy con người hay có mong muốn có địa vị cao hơn để được kính nể và tôn trọng.

#5 - Những nhu cầu về sự hoàn thiện (Self-actualization needs)

Đây là những nhu cầu về chân, thiện, mỹ, sáng tạo hay những mong muốn được phát triển về cả trí tuệ và thể lực,... Theo như thuyết nhu cầu của Maslow thì thuyết này đạt được đỉnh cao trong việc nhận dạng những nhu cầu tự nhiên của con người nói chung. Và việc sắp xếp nhu cầu của con người theo thang bậc từ thấp đến cao đã thấy được sự dã man của con người đã giảm dần và độ văn minh của con người ngày càng tăng lên.

Đáng chú ý là người ta cũng có thể thấy được nhiều người xung quanh mình khi đã đi đến cuối giai đoạn của sự nghiệp thì luôn hối tiếc vì mình không làm đúng với khả năng và mong ước của mình. Hoặc có trường hợp người đang giữ vị trí cao trong công.

vi_du_ve_thap_nhu_cau_cua_maslow_luanvan99Ví dụ về tháp nhu cầu của Maslow

Ứng dụng của tháp nhu cầu Maslow là gì?

Có thể nói, tháp nhu cầu của Maslow là một trong các lý thuyết Triết học có tính ứng dụng rất cao, đa dạng nhiều lĩnh vực như: quản trị kinh doanh, Marketing, du lịch… Cụ thể:

Tháp nhu cầu Maslow trong kinh doanh

Trong nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ cùng với sự hội nhập quốc tế sâu rộng, dẫn đến tình trạng cung nhiều hơn cầu đồng thời nhu cầu của khách hàng cũng được dịch chuyển lên những bậc cao hơn trong tháp nhu cầu. Chính vì vậy, để có thể “sống sót” trong bối cảnh này, doanh nghiệp cần áp dụng tháp nhu cầu Maslow một cách bài bản và hiệu quả.

Bên cạnh việc ứng dụng trong phân tích khách hàng, tháp nhu cầu của Maslow cũng được coi là một công cụ hữu ích giúp nhà quản trị doanh nghiệp quản trị hiệu quả nguồn nhân lực trong tổ chức của mình. Như chúng ta đều biết, con người là một yếu tố cốt lõi của bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào. Như bao người khác, họ cũng có những nhu cầu nhất định cần được thỏa mãn. Thông qua các phân tích về nhu cầu nhà quản trị có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu, tâm lý và mong muốn của nhân viên. Từ đó có những biện pháp quản lý tốt hơn, giúp nhân viên có động lực phấn đấu và làm việc hiệu quả hơn.

Tháp nhu cầu của Maslow trong Marketing

Trong Marketing, tháp nhu cầu Maslow là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc nghiên cứu nhu cầu, hành vi của người tiêu dùng. Điều này giúp tổ chức, doanh nghiệp có thể hiểu rõ “insight khách hàng” và phác thảo rõ nét chân dung khách hàng mục tiêu để xây dựng chiến lược Marketing phù hợp nhằm thu hút họ.

ung_dung_thap_nhu_cau_cua_maslow_luanvan99Ứng dụng của tháp nhu cầu Maslow

Một vài lưu ý trong ứng dụng tháp nhu cầu của Maslow

Để vận dụng hiệu quả nhất tháp nhu cầu của Maslow thì bạn cần lưu ý một số điểm sau đây;

  • Không nên áp dụng tháp nhu cầu Maslow một cách “rập khuôn”:

Theo như mô tả của tháp thì nhu cầu của con người sẽ phát triển theo thứ tự từ chân tháp đến đỉnh tháp. Tuy nhiên ông cũng lưu ý rằng nhu cầu này có thể không cứng nhắc đến như vậy mà nó có thể được thay đổi linh hoạt theo mỗi người và tùy vào hoàn cảnh. Tuy nhiên các nhu cầu này dù có thể thay đổi như thế nào đi nữa thì nhu cầu sinh lý vẫn đóng một vai trò quan trọng và là nền tảng cho các nhu cầu kế tiếp.

  • Nhu cầu không phải lúc nào cũng tăng:

Đa số mọi người đều mong muốn nhu cầu của mình có thể tăng theo tháp nhu cầu của Maslow. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì nó có thể bị gián đoạn do nhu cầu thấp hơn không được đáp ứng đủ. Do vậy không phải ai cũng có xu hướng phát triển theo cùng một hướng như tháp nhu cầu.

  • Nhu cầu cũ không nhất thiết phải đáp ứng đủ 100% thì nhu cầu mới mới xuất hiện:

Theo như Maslow thì nhu cầu của một con người không cần thiết phải đạt đến ngưỡng 100% mới xuất hiện nhu cầu mới. Cụ thể là trong một số nhu cầu cơ bản của họ chỉ cần thỏa mãn ở một mức độ nào đó rồi họ sẽ chuyển dần sang nhu cầu mới.

Trên đây là chia sẻ về tháp nhu cầu của Maslow mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng rằng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất để giúp cho bạn. Chúc bạn luôn học tập tốt!

Từ khóa » Ví Dụ Về Học Thuyết Maslow