Thế Giới Nhân Vật Trong Báu Vật Của đời (mạc Ngôn) - Tài Liệu Text

Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Khoa học xã hội
  4. >>
  5. Văn hóa - Lịch sử
Thế giới nhân vật trong báu vật của đời (mạc ngôn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.19 KB, 64 trang )

MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài1.1. Lí do khoa họcCác nhà văn thế hệ mới Trung Quốc mang đến cho văn học một diệnmạo mới và phong cách mới. Từ đó đã đem lại cho nền văn học đương đạiTrung Quốc những thành tựu rực rỡ với sự xuất hiện của một loạt nhà văn cótên tuổi được bạn đọc trong và ngoài nước biết đến như Mạc Ngôn, VươngMông, Giả Bình Ao, Trương Hiền Lượng, Phùng Kí Tài, Cao Hiểu Thanh,Hàn Thiếu Công… Trong đó, Mạc Ngôn là nhà văn đương đại tiêu biểu nhấtvinh dự được nhận giải Nôben văn học vào tháng 10 năm 2012 và có thể coilà người “thuần” Trung Quốc đầu tiên giành giải Nobel Văn chương tronglịch sử 111 năm của giải thưởng này.Tại Việt Nam, Mạc Ngôn là nhà văn đương đại Trung Quốc có nhiềutác phẩm được dịch và được dư luận Việt Nam chú ý nhiều nhất. Mạc Ngônđã từng làm nên cơn sốt sách. Cách đây chừng mười năm, độc giả Việt đã“săn lùng” Mạc Ngôn, sưu tầm những cuốn sách gây ám ảnh của Mạc Ngônnhư Đàn hương hình, Cây tỏi nổi giận, Báu vật của đời, Cao lương đỏ… Đọcvăn Mạc Ngôn, người đọc thấy dũng khí của một cây bút xuất thân nông dânnhưng đầy mãnh liệt, vừa tưng bừng vừa cay đắng, vừa hài hước lại vừa xótxa. Người đọc thấy những hiện trạng bê bối, nặng nề, bi thảm của xã hộiTrung Quốc và sau mỗi con chữ hiện thực tả chân ấy là cả một tấm lòng nhânđạo sâu sắc.Báu vật của đời là một tác phẩm nổi tiếng trong “vốn liếng” vănchương của Mạc Ngôn. Cuốn sách tri ân người mẹ suốt đời cam chịu của ôngấp ủ trong suốt mười năm được tuôn trào ào ạt chỉ trong ba tháng với hơn támmươi vạn chữ khi mẹ ông qua đời. Và vừa ấn hành, Báu vật của đời với têngốc tiếng Hoa là Phong nhũ phì đồn (Mông to vú nở) đã trở thành một hiện1tượng của văn học Trung Quốc, nhanh chóng được chuyển ngữ tại nhiều quốcgia trên thế giới, tác phẩm được Hội nhà văn Trung Quốc trao giải nhất ở thểloại tiểu thuyết năm 1995. Sau khi được dịch giả Trần Đình Hiến dịch và xuấtbản tháng 2 năm 2001, cuốn tiểu thuyết đã tạo nên một cơn sốt với độc giảViệt và nó cũng được giới văn chương Việt Nam tổ chức hội thảo cũng trongnăm này. Đây cũng là một trong ba tác phẩm (cùng Cao lương đỏ và Cây tỏinổi giận) làm cơ sở xét trao giải Nobel cho nhà văn. Báu vật của đời khái quátcả một giai đoạn lịch sử hiện đại đầy bi tráng của đất nước Trung Hoa thôngqua các thế hệ trong gia đình Thượng Quan. Vẫn lấy bối cảnh chính là quêhương Cao Mật, Mạc ngôn đưa tới người đọc những mảng sáng - tối, khuất tỏ của của lịch sử Trung Quốc trong vòng 100 năm. Gia đình Thượng Quan làmột hình ảnh thu nhỏ của đất nước Trung Quốc qua các thời kì lịch sử. ĐọcBáu vật của đời chúng ta thấy được một xã hội trần trụi được Mạc Ngôn môtả rất tỉ mỉ. Trong xã hội ấy, chiến tranh, tệ nạn xã hội mà điển hình là cái xấucái ác luôn đè nặng lên mỗi con người. Hiện thực trong Báu vật của đời kháiquát rộng lớn nhưng cụ thể. Cái nhìn của tác giả dựa trên quan điểm của nhândân vì vậy những sự kiện lịch sử không hề có điểm gãy, đồng thời soi rọi vàotận cùng những góc khuất từ đó trả lại ý nghĩa thật sự cho lịch sử.Báu vật của đời có một kết cấu chằng chịt, dày đặc các hình ảnh chi tiếtnghệ thuật nhưng vẫn giữ được nét truyền thống qua hình thức biên niên sử;một hệ thống hình tượng nhân vật đa hình đa dạng, sâu sắc và mang nhiều ýnghĩa; phương thức “lạ hóa” độc đáo mới lạ; điểm nhìn trần thuật sáng tạo thểhiện sự quan sát tinh tường và khéo léo của nhà văn; cùng với một lối viếttỉnh táo lạ thường khi đứng trước các vấn đề lịch sử… Một phong cách độcđáo, sự tổng hòa của văn học phương Đông và phương Tây, sự dung hòa giữatruyền thống và hiện đại… Đó là những gì chúng ta có thể cảm nhận được khiđọc Báu vật của đời. Báu vật của đời đưa người đọc đi từ bất ngờ này đến bất2ngờ khác, từ nỗi xót xa này đến nỗi xót xa khác, từ thú vị này đến thú vị khác,từ thái cực tình cảm này đến thái cực tình cảm khác - đó là sức hút mà tiểuthuyết này tạo ra được đối với độc giả. Đó cũng là tài văn của Mạc Ngôn.Từ những điều nêu trên, chúng tôi cảm nhận rằng tìm hiểu Thế giớinhân vật trong Báu vật của đời (Mạc Ngôn) là một vấn đề rất thú vị. Chúngtôi muốn đi sâu tìm hiểu, khám phá thế giới nhân vật của cuốn tiểu thuyết đểbạn đọc hiểu sâu sắc hơn về giá trị và tư tưởng của tác phẩm. Hi vọng rằng đềtài này cũng sẽ giúp bạn đọc quan tâm tới tiểu thuyết đương đại Trung Quốccó thể tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng và trọn vẹn hơn.1.2. Lí do sư phạmMột điều quan trọng và có ý nghĩa nữa đối với tác giả khóa luận cũnglà một giáo viên dạy văn tương lai đó là thông qua tìm hiểu Thế giới nhân vậttrong Báu vật của đời (Mạc Ngôn), người viết sẽ có cơ hội tốt để rèn luyệnnâng cao trình độ tư duy và các thao tác phân tích tác phẩm văn học, nhất làthao tác phân tích nhân vật. Đây có thể xem là một trong những phần việcquan trọng hàng đầu với người dạy văn. Bởi chỉ khi có năng lực tư duy nhạybén và thành thục đối với các thao tác giảng dạy, người giáo viên mới có thểgiúp học sinh đến được với thế giới nghệ thuật, đến với cái hay, cái đẹp củamỗi tác phẩm văn chương.2. Lịch sử vấn đềBáu vật của đời của Mạc Ngôn là cuốn tiểu thuyết đương đại đang tạođược sức hút mạnh mẽ đối với độc giả và giới nghiên cứu bởi tính hiện thựcvà những nét nghệ thuật đặc sắc của nó. Nhưng vì là một tác phẩm TrungQuốc hiện đại nên số lượng những bài nghiên cứu về Báu vật của đời tươngđối ít ỏi. Đồng thời những bài nghiên cứu ấy cũng chỉ tiếp cận sơ lược tácphẩm dưới góc độ xã hội hoặc xoay quanh các yếu tố lịch sử, chính trị… mà3chưa có công trình nào chuyên đi sâu nghiên cứu về thế giới nhân vậttrong Báu vật của đời.2.1. Nghiên cứu ở nước ngoàiCác nhà nghiên cứu Trung Quốc, Nhật và Đức đã đứng dưới góc độ xãhội hoặc dựa trên các yếu tố chính trị, lịch sử… để đánh giá về nội dung vànghệ thuật của Báu vật của đời. Xuất phát từ quan điểm đó, họ chỉ ra nhữngđiểm tiến bộ và hạn chế của nhà văn. Có thể chia thành hai nhóm quan điểmnhư sau:Thứ nhất, nhóm các nhà nghiên cứu Trung Quốc đứng trên phươngdiện chính trị đã lên tiếng bài trừ Báu vật của đời ngay khi tác phẩm này đượcxuất bản tại Trung Quốc (Tác gia xuất bản xã, 9/1995) với lí do tác phẩm đãvi phạm vào “vùng cấm” của văn học. “Họ vu khống cho tôi là mượn Báu vậtcủa đời để ca ngợi Quốc dân đảng, nói xấu Đảng Cộng sản…” [12, 139]. Thứhai, nhóm các nhà văn nghiên cứu dưới góc độ xã hội để tìm ra những nét độcđáo trong Báu vật của đời. Trong các bài viết này, họ đã chỉ ra những sự sángtạo trong việc tạo ra một thủ pháp “lạ hoá” độc đáo, sáng tạo những huyềnthoại mới bên cạnh những huyền thoại cổ xưa (Trương Thành, Chu Ân…).Có người lại tìm sự ảnh hưởng của văn học phương Tây và Mĩ Latinh đối vớiMạc Ngôn thông qua tiểu thuyết Báu vật của đời (Wolfgan Kunbim, GS. CácHồng Binh, Ths. Tống Hồng Lĩnh). Bản thân nhà văn Mạc Ngôn cũng viếtcuốn “Tự bạch” để giãi bày về việc viết văn của mình.2.2. Nghiên cứu tại Việt NamNhà văn Mạc Ngôn được độc giả Việt Nam biết nhiều khi Báu vật củađời được dịch giả Trần Đình Hiến dịch và xuất bản 2001. Cùng năm này, tácphẩm được giới văn chương Việt Nam tổ chức hội thảo. Dịch giả Trần ĐìnhHiến - một dịch giả hàng đầu về văn học Trung Quốc đã nhận định Báu vậtcủa đời là một cuốn sách có chất văn học và hơn nữa có chứa đựng những trải4nghiệm nhân sinh, nó thoát khỏi khuôn phép của “lễ trị” xưa và gần gũi vớinhững giá trị nhân bản. Các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng dựa trên nhiềugóc độ để đưa ra những quan điểm, những nhận xét riêng của mình về tiểuthuyết Báu vật của đời, tuy nhiên mới chỉ là những bài nghiên cứu sơ lược,những bài phỏng vấn dung lượng ngắn có liên quan đến nội dung tác phẩmtrên các báo, tạp chí, các trang báo mạng…Trên Tạp chí sông Hương, số 166 (12/2002) có đăng bài bài phê bìnhcủa nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Phê “Thế giới nghệ thuật của Mạc Ngônqua hai tác phẩm Báu vật của đời và Đàn hương hình”. Tác giả chỉ ra nét đặcsắc về nghệ thuật của hai tác phẩm là ở thủ pháp lạ hóa: “Có lẽ phép lạ chủyếu của Mạc Ngôn chính là biết bày đặt của ra những chuyện kì lạ ít ngườibiết trên một cái khung, cái nền không xa lạ. Theo cách nói chữ thì đó là phéplạ hóa, huyền thoại hóa hiện thực. Nó là nội dung và cũng là hình thức tácphẩm; nói cách khác đó là thế giới nghệ thuật của tác giả”. Trong bài “Nghệthuật trần thuật gắn với thủ pháp lạ hóa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn” củaHoàng Thị Bích Hồng đăng trên Tạp chí sông Hương, số 244 (10/ 2007), tácgiả cũng đi vào tìm hiểu sự lạ hóa trong miêu tả, kể chuyện trong tác phẩmcủa Mạc Ngôn.Tác giả Nguyễn Thị Vũ Hoài trên Diễn đàn văn nghệ với bài “Tình yêuvà nhu cầu giải tỏa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn”, đã đi vào tìm hiểu vấn đềtình yêu - tình dục trong bộ phận giới nữ qua các tác phẩm của Mạc Ngôn.Với Báu vật của đời, tác giả bài viết nhận định: “Nhiều người phụ nữ trongtiểu thuyết Mạc Ngôn có đời sống tình dục sa đọa. Ý thức của họ bị bản nănglấn át, họ không làm chủ được hành vi của mình. Báu vật của đời có mườibốn lần tác giả miêu tả chuyện làm tình. Trong số đó không ít lần nhân vật rơivào lầm lỡ. Vì chồng bất lực mà Lỗ thị quan hệ với Vu Bàn Vả, thầy lang,anh chàng chăn vịt, cả hòa thượng và mục sư… Đó là sự buông thả của một5người phụ nữ chịu nhiều xiềng xích, kiềm tỏa và uất hận. Nhưng đó cũng làkhao khát có được “một người thứ ba (một đứa con trai) còn chưa được cấusinh”. Những người phụ nữ nhà Thượng Quan đều có lối sống cuồng nhiệtnhưng buông thả, có khi tình dục là một cách để “trả thù”…”Trong bài “Kiểu nhân vật trẻ thơ - người lớn trong tiểu thuyết MạcNgôn”, Tạp chí Văn học nghệ thuật số 330, (12/2011), tác giả Võ NguyễnBích Duyên chỉ ra nhân vật Kim Đồng trong Báu vật của đời thuộc dạng nhânvật mà chất trẻ thơ tồn tại trong hình hài một người trưởng thành. Trong bài“Sự sinh, sự chết, sự sống”, đăng trên trang tanviet.net ngày 04/08/2005, nhàphê bình Phạm Xuân Nguyên đã tóm lược những điểm chính trong Báu vậtcủa đời và đưa ra những nhận định về tác giả, tác phẩm. Có người lại dựavào Báu vật của đời để tìm ra sự sáng tạo của Mạc Ngôn trong việc đưa hơithở hiện đại vào đề tài lịch sử (Vương Trí Nhàn, Lê Huy Tiêu, Trần TrungHỷ). Trong bài “Đọc một số tác phẩm văn học đương đại Trung Quốc dịch ratiếng Việt”, PGS.TS Hồ Sĩ Hiệp cũng đã điểm qua những nét đặc sắc của MạcNgôn thông qua những tác phẩm đã được dịch trong đó có tiểu thuyết Báu vậtcủa đời.Trên đây là sơ lược một số công trình nghiên cứu về Báu vật của đờicủa các nhà nghiên cứu nước ngoài và Việt Nam. Chúng tôi chưa thấy côngtrình nào đi sâu nghiên cứu phương diện thế giới nhân vật. Với tinh thần họctập không ngừng, chúng tôi sẽ kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những thànhtựu nghiên cứu, những ý kiến bổ ích từ người đi trước để đi sâu tìm hiểu thếgiới nhân vật tiểu thuyết Báu vật của đời một cách cụ thể, có hệ thống.3. Mục đích nghiên cứuNghiên cứu về đề tài Thế giới nhân vật trong Báu vật của đời (MạcNgôn), chúng tôi hướng vào những mục đích sau:- Phân loại nhân vật trong Báu vật của đời.6- Nghệ thuật xây dựng nhân vật.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sátĐối tượng nghiên cứu là thế giới nhân vật trong Báu vật của đời củaMạc Ngôn.Phạm vi khảo sát là cuốn tiểu thuyết Báu vật của đời của dịch giả TrầnĐình Hiến do Nhà xuất bản Văn nghệ, thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm2001.5. Phương pháp nghiên cứuKhi nghiên cứu đề tài này, tác giả khoả luận sử dụng nhiều phươngpháp nghiên cứu khác nhau, trong đó có phải kể đến những phương phápchính sau:-Phương pháp hệ thống-Phương pháp khảo sát thống kê-Phương pháp so sánh-Phương pháp phân tích tổng hợp6. Cấu trúc khóa luậnNgoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận của chúng tôi triểnkhai theo 2 chương:- Chương 1: Các loại nhân vật trong Báu vật của đời- Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Báu vật của đời7. Đóng góp của khóa luậnVới khoá luận này, chúng tôi tìm hiểu Báu vật của đời trên phươngdiện thế giới nhân vật, nghiên cứu các hình tượng nhân vật và nghệ thuật xâydựng nhân vật trong tác phẩm. Ở một phạm vi nhất định, đề tài hi vọng sẽcung cấp một số tài liệu tham khảo cho những ai yêu thích tác phẩm này,phục vụ cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu Báu vật của đời nói riêng,văn học Trung Quốc đương đại nói chung.7NỘI DUNGCHƯƠNG 1. CÁC LOẠI NHÂN VẬT TRONG BÁU VẬT CỦA ĐỜI1.1. Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật1.1.1. Khái niệm nhân vậtCho đến nay có rất nhiều cách định nghĩa, nhiều quan niệm về nhân vậttrong tác phẩm văn chương:Theo Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: Nhân vật văn học “là mộtđơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người cóthật trong đời sống. Nó có chức năng cơ bản là khái quát tính cách của conngười và chức năng này cũng mang tính lịch sử. Nhân vật văn học còn có khảnăng dẫn dắt độc giả vào thế giới khác nhau của đời sống, thể hiện quan niệmnghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người…”. Nhân vật vănhọc là “người được mô tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện vănhọc… Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là hình thức cơ bản để vănhọc miêu tả thế giới một cách hình tượng… Nhân vật văn học là phương tiệnđể khái quát tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng” [5,162].Trong Từ điển văn học bộ mới viết: Nhân vật văn học “là hình tượngnghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn củacon người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học cóthể là các con vật, các loài cây. Các sinh thể hoang đường, được gán cho đặcđiểm giống như con người…” [7, 1254].Theo Giáo trình Lý luận văn học thì: “Nhân vật văn học là khái niệmdùng để chỉ hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm văn học - cái đãđược nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệthuật ngôn từ” [18, 114].8Dù cách này hay cách khác, khi định nghĩa về nhân vật trong tác phẩmvăn chương vẫn cơ bản gặp nhau ở chỗ: Nhân vật văn học là đối tượng màvăn học miêu tả, thể hiện bằng những phương tiện văn học. Thứ hai là nhữngcon người, những đồ vật, con vật, sự vật, hiện tượng mang linh hồn conngười, là hình ảnh của con người. Thứ ba, nhân vật văn học là đối tượngmang tính ước lệ và có cách điệu so với đời sống hiện thực bởi nó đã đượckhúc xạ qua lăng kính chủ quan của tác giả. Đối với mỗi nhân vật văn học thìtính cách được coi là đặc điểm quan trọng nhất, là hạt nhân và là “nội dungcủa mọi nhân vật văn học”. Bên cạnh đó, chức năng đầu tiên trọng yếu củanhân vật là làm phương tiện để nhà văn khái quát được hiện thực: “Nhân vậtchính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trongmột thời kì nhất định”.Nhân vật vốn là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, tiêu điểmđể bộc lộ chủ đề và tư tưởng chủ đề và đến lượt mình nó lại được các yếu tốcó tính hình thức tập trung khắc họa. Để xây dựng tốt ý đồ nghệ thuật củamình trong Báu vật của đời, Mạc Ngôn đã lựa chọn những phương tiện nghệthuật hữu hiệu khác nhau để xây dựng thành công những hình tượng nhân vật.1.1.2. Khái niệm thế giới nhân vậtThế giới nhân vật là một tổng thể những hệ thống nhân vật được xâydựng theo quan niệm của nhà văn, là chịu sự chi phối của tư tưởng tác giả.Thế giới ấy cũng mang tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật của nhà văn, cótổ chức và có sự sống riêng, phụ thuộc vào ý thức sáng tạo của nghệ sĩ. Nằmtrong thế giới nghệ thuật, thế giới nhân vật cũng là sản phẩm tinh thần, là kếtquả của trí tưởng tượng sáng tạo của nhà văn và chỉ xuất hiện trong tác phẩmvăn học. Đó là một mô hình nghệ thuật có cấu trúc riêng, có quy luật riêng,thể hiện ở đặc điểm con người, tâm lí, không gian, thời gian, xã hội… gắnliền với một quan niệm của chúng về tác giả. Thế giới nhân vật là cảm nhận9một cách trọn vẹn toàn diện và sâu sắc của chủ thể sáng tạo về toàn bộ nhânvật xuất hiện trong tác phẩm, mối quan hệ môi trường hoạt động của họ, ýnghĩ, tư tưởng, tình cảm của họ trong cách đối nhân xử thế, trong giao lưu vớixã hội, gia đình… Thế giới nhân vật bao quát sâu rộng hơn hình tượng nhânvật. Con người trong văn học chẳng những không giống con người trong thựctại về tâm lí, hoạt động mà còn có ý nghĩa khái quát, tượng trưng. Do đónghiên cứu thế giới nhân vật cũng khác với phân tích hình tượng nhân vật.Mỗi tác giả lớn, mỗi tác phẩm lớn hay mỗi thể loại văn học đều có thế giớinhân vật riêng, có quy luật riêng.Tiểu thuyết Mạc Ngôn là một sân khấu lớn có khả năng quy tụ về đódàn diễn viên đông đảo, phong phú và sinh động. Báu vật của đời cũng vậy,tác phẩm là câu chuyện trải dài suốt từ năm 1939 (khi phát xít Nhật tấn côngTrung Quốc) cho đến năm 1991, khái quát cả một giai đoạn lịch sử hiện đạiđầy bi tráng của Trung Quốc với nào là kháng chiến, nội chiến, cải cách ruộngđất, cách mạng văn hoá rồi cải cách mở cửa. Thế giới nhân vật ở đây rất đadạng có lưu manh, có anh hùng, có gái điếm, có tiên, có ma, có kẻ khốn cùng,có bậc đại phú quý… Tuy đông đúc, có nhiều loại nhưng cũng như một số tácphẩm khác của Mạc Ngôn như Cao lương đỏ, Tửu Quốc, Thu Thuỷ…, thếgiới nhân vật chủ yếu xuất hiện ba thế hệ nhân vật. Đó là thế hệ ông bà, bốmẹ, “tôi” và bạn bè cùng trang lứa với “tôi”, ba thế hệ này có khi có quan hệhuyết thống là người thân của “tôi” nhưng cũng có khi chỉ là nhân vật tượngtrưng ẩn dụ có một nhân cách độc lập có vốn sống văn hóa riêng, có nội hàmsinh mệnh riêng, từ đó tác giả dựng lên một bức tranh nhân sinh biến ảo đasắc màu… Vì vậy khi đi vào phân loại nhân vật trong tác phẩm, chúng tôi sẽdựa trên tiêu chí thế hệ để phân chia thế giới nhân vật trong tác phẩm thànhcác thế hệ nhân vật.101.2. Các loại nhân vậtSTTLoại nhân vậtSố lượng1Thế hệ ông bà372Thế hệ cha mẹ1093Thế hệ tôi và bạn bè cũng trang lứa192Qua bảng khảo sát, chúng tôi có thể rút ra một số nhận xét sau:Thế giới nhân vật trong Báu vật của đời khá đồ sộ, có 338 nhân vật.Mỗi thế hệ có số lượng nhân vật khác nhau. Trong đó thế hệ ông bà có sốlượng ít nhất, chỉ có 37/338 nhân vật chiếm tỉ lệ  11%. Sau đó là thế hệ chamẹ, 109/338 nhân vật chiếm tỉ lệ  32,2%. Thế hệ tôi và bạn bè cùng tranglứa chiếm số lượng nhân vật nhiều nhất, 192/338 chiếm tỉ lệ  56,8%.Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy thế hệ ông bà với số lượng ít nhấtnhưng đựợc Mạc Ngôn xây dựng thành những hình tượng mang tính kháiquát, tượng trưng cho truyền thống của nhân dân Trung Hoa. Đến thế hệ tiếptheo - thế hệ cha mẹ, các mối quan hệ giữa các nhân vật được mở rộng xoayquanh hình tượng nhân vật trung tâm - người mẹ, số lượng nhân vật nhiềuhơn. Thế hệ này nhà văn đặt nhân vật trong quan hệ với các nhân vật khác đểkhắc họa hình tượng người mẹ được cụ thể, rõ nét. Thế hệ tôi và bạn bè cùngtrang lứa chiếm 56,8%, con số này quả là không nhỏ. Bởi thế hệ này, mỗinhân vật có một số phận, một con đường, một ngã rẽ, cách sống, cách chếtriêng. Đó là bức tranh nhân sinh đa dạng, đầy biến ảo. Mỗi nhân vật thuộc thếhệ khác nhau sẽ mang những đặc điểm chung cho thế hệ mình. Khi phân tích,chúng tôi sẽ tìm hiểu một số nhân vật tiêu biểu mang đặc điểm khái quát chocả thế hệ. Từ đó sẽ làm rõ chiều hướng của nhân sinh và nghệ thuật xây dựngnhân vật trong tác phẩm.1.2.1. Thế hệ ông bà - tượng trưng cho truyền thống của dân tộc Trung Hoa11Thế giới nhân vật trong tác phẩm Mạc Ngôn thường xuất hiện các nhânvật có quan hệ huyết thống tạo thành các thế hệ. Thế hệ ông bà xuất hiện khánhiều trong truyện của Mạc Ngôn. Nhân vật thế hệ ông bà thường được tácgiả xây dựng là những anh hùng hảo hán hoặc nửa anh hùng hảo hán. Mặc dùhình tượng của họ chưa được xây dựng hoàn chỉnh nhưng họ đều có ý chísinh tồn, có cá tính mạnh mẽ, phóng túng, khí phách. Trong Cao lương đỏ,ông tôi - Từ Chiếm Ngao xuất thân thổ phỉ, từng giết chết nhà sư… nhưng lạilà anh hùng kháng Nhật cứu nước. Nhân vật bà tôi dù khi đã một thiếu phụphong sương, ngày ngày vẫn làm bánh đem ra chiến trường khao quân vàtrong một lần gánh bánh gặp đúng lúc xe giặc đang đi qua, bà đã hi anh dũngtrong ruộng cao lương. Thế hệ ông tôi bà tôi trong Cao lương đỏ đều là nhữngcon người tiêu biểu cho tinh thần chống Nhật của nhân dân Cao Mật… Họ làhóa thân của nhân sinh tự tại, sinh mệnh tự do.Trong Báu vật của đời, thế hệ ông bà có số lượng ít hơn thế hệ cha mẹvà thế hệ tôi và bạn bè cùng trang lứa. Với số lượng 37 nhân vật, qua nhữngnhân vật thế hệ này Mạc Ngôn đã khái quát lên những vấn đề có ý nghĩa nhânsinh lớn. Giống như ông tôi, bà tôi trong Cao lương đỏ, họ là những conngười phải nếm trải nhiều đau thương, mất mát, thậm chí là hi sinh nhưng lạihiện lên rất anh hùng. Chịu nhiều đau thương mất mát nhưng trong họ luônsục sôi ý chí chiến đấu, nhiệt huyết, khí phách, hiên ngang. Đó là Lỗ Ngũ, ĐỗGiải Nguyên, Tư Mã Răng to, Tư Mã Ông… Cũng như ông tôi - Từ ChiếmNgao giàu lòng yêu quê hương, dũng cảm, khi giặc Nhật xâm lược Cao Mật,gót giầy của chúng giẫm nát ruộng cao lương, ông tôi dẫn đội dân binh tấncông chúng, phục kích đoàn xe ô tô Nhật Bản trên đoạn đường Giao Bình…Sau bao năm chiến đấu bảo vệ vùng đất Cao Mật, ông trở thành anh hùngtruyền kỳ danh tiếng khắp trong thiên hạ kháng Nhật cứu nước thì thế hệ ôngtôi trong Báu vật của đời cũng vậy. Trong giai đoạn quân Đức xâm lược, bọn12chúng cướp bóc, giết hại nhiều người dân thế hệ ông tôi đã đứng lên chống lạikẻ thù. Họ đều là những người tài giỏi, có chí khí. Lỗ Ngũ - ông ngoại KimĐồng là người tinh thông võ nghệ, dù đã có tuổi nhưng ông vẫn đi lại nhanhnhư thanh niên. Hôm nào cũng dậy sớm luyện dăm đường quyền cước khi trờivẫn sương đêm. Ông là ngũ trưởng đội giáo dài cùng với đội trưởng Đỗ GiảiNguyên tham gia chiến đấu chống lại bọn giặc. Bọn Đức đến xây dựng đườngsắt Gia Tế, phá vỡ phong thủy vùng đồng bằng Cao Mật, tàn sát nhân dân:“Ông ngoại và mọi người không bao giờ quên tiếng thét thê thảm của ThượngQuan Đẩu khi ông phải đi chân trần trên lưỡi cày nung đỏ và cái mùi thịtngười cháy khét lẹt khiến người ta buồn nôn”. Trong một trận càn quét chúngđã giết chết 494 người dân thôn Sa Oa… Những đau thương mất mát đó đãhun đúc lòng căm thù giặc sâu sắc của Lỗ Ngũ và bao người dân Sa Oa khác:“Ngũ Quậy nhảy vọt ra, người chưa tới nhưng mũi giáo đã đâm ngập vàobụng tên lính”, Đỗ Giải Nguyên lãnh đại đội pháo bắn vào bọn chúng nhưngcũng chính trong khi đánh lại quân Đức họ bị giết hại: “Hai tên lính đã chĩasúng vào ngực ông. Ông giang tay định xông tới thì từ nơi sâu thẳm trong đầuông vang lên một tiếng bốp như có cái gì bị gãy, mắt tối sầm và mơ hồ cảmthấy một chất dính như hồ chảy xuống mặt. Ông gục xuống!”. Trước tình thếđó, Tư Diêu - vợ Lỗ Ngũ cũng thà chết chứ không để giặc làm hại nên đã treocổ tự vẫn trước khi bọn Đức xông vào nhà. Tôn Đại Cô - bà nội của lũ trẻ câmchính là người đàn bà võ nghệ cao cường. Theo lời kể của mọi người: “lúc trẻbà có phép khinh công, là một tay cự phách chốn giang hồ, sau vì vi phamtrọng tội phải hạ mình lấy anh thợ đắp lò họ Tôn”. Thượng Quan Thọ Hỉchứng kiến tận mắt hành động giết gà đầy điệu nghệ, nhanh như cắt của TônĐại Cô, ở sân lúc đó như đang diễn ra một cuộc tàn sát. Liên tiếp những congà bị cắt cổ, sân vương đầy vòng tròn vết máu gà. Bà là người nổi tiếng khắpthị trấn, chỉ cần nhìn mặt, sắc thái, tầm cao, phong cách của bà là nói lên dĩ13vãng. Cái uy lực ấy của ánh mắt sắc hướng vào Thọ Hỉ khiến anh ta tưởngtượng như một lưỡi gươm: “Sắc như nước, mạnh như gió, hầu như có thể gạtrơi đầu mình”. Đặc biệt khi bà đánh tên lính Nhật, động tác rất nhanh, mạnh,trong thế bị động mà Tôn Đại Cô vẫn làm chủ được tình thế, đánh bại đượchai tên lính Nhật. Tên lính Nhật “Giơ thanh kiếm sáng loáng chĩa thẳng vàongực bà… Tên lính lấn từng bước, bà không nhẫn nại được nữa, tung một cúđá đẹp mắt đến mức khó tin, trúng ngay cổ tay tên lính. Thanh kiếm văng đi.Tôn Đại Cô tung mình nhảy tới, cho tên lính kia một bạt tai. Hắn ôm mặt kêunhư bị chọc tiết”. Tên lính còn lại cũng bị bà cho một bạt tai: “Cái bạt tai củabà tuy có vẻ nhẹ nhưng nửa mặt tên lính lập tức sưng vù”. Qua đó cho thấysức mạnh của bà, sự nhanh nhạy, phi phàm. Tuy nhiên, cuối cùng cũng giốngnhư bà tôi trong Cao lương đỏ, Tôn Đại Cô cũng bị chết dưới nhát súng, lưỡikiếm của bọn Nhật xâm lược. Mặc dù ông tôi, bà tôi đều bị giết hại nhưng họhiện lên đều là những con người dũng cảm, hiên ngang, chiến đấu hết mình,dù chết cũng không chịu khuất phục. Họ sống và chết đều rất anh hùng.Nếu như bà tôi trong Cao lương đỏ được xây dựng là con người khátkhao tình yêu cháy bỏng: “Tuổi xuân rực rỡ của nội khiến bà khát khao đượcngả vào lòng một chàng trai vạm vỡ đàn ông, giải khuây bao nỗi trầm uất, côtịch trong chiếc kiệu hoa ô uế này...” Một người phụ nữ có chồng nhưng bàdám chống lại lễ giáo “tam tòng” để đi theo tình yêu đích thực: “Đơn BiểnLang quả đã mắc bệnh kinh phong, hai đêm ở nhà chồng, nội tôi thức trắngvới con dao trong tay” và đến ngày thứ ba về thăm nhà bố mẹ đẻ bà bị bắtcóc. Nhận ra người phu kiệu - Từ Chiếm Ngao, theo tiếng gọi con tim bà yêuđương hết mình với cuộc tình ba ngày đêm cùng ông tôi - Từ Chiếm Ngao.Thế hệ ông bà ở đây phóng túng, đa tình, dám chống lại lễ giáo thì thế hệ ôngbà trong Báu vật của đời lại hoàn toàn trái ngược. Họ tượng trưng cho truyềnthống của nhân dân Trung Hoa với những tư tưởng phong kiến lạc hậu. Nho14giáo xuất hiện và tồn tại suốt 2500 năm, đất nước Trung Quốc chịu sự chiphối mạnh mẽ về mặt tư tưởng, đặc biệt dưới xã hội phong kiến. Trong đó làtư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn ăn sâu vào nếp nghĩ của người dân. MạcNgôn đã xây dựng nhân vật bà tôi - Lã thị mang nặng tư tưởng này. Bà mongmuốn có đứa cháu trai để nối dõi tông đường trong khi đứa con dâu Lỗ ToànNhi lấy Thọ Hỉ ba năm rồi mà vẫn chưa có con. Vì thế bà mẹ chồng này luôngiận giữ, quát mắng, đay nghiến đứa con dâu: “Nhà Thượng Quan tiền oannghiệp chướng làm sao cưới phải quả mít đực, tuyệt tự đến nơi rồi”. Mongmuốn có cháu trai nhưng lần lượt tám đứa ra đời đều là con gái, bà Lã lại cànggiận giữ, trút bực tức lên đầu con dâu. Lã thị chính là con người đại diện chotư tưởng phong kiến, bà khẳng định với con dâu địa vị khi sinh được con trai:“Không có con trai thì suốt đời cô chỉ là nô lệ, có con trai cô lập tức trở thànhchủ nhà”. Lần sinh thứ tám của Lỗ Toàn Nhi, biết được đứa cháu thứ tám lạilà con gái, bà Lã đấm ngực thùm thụp, gào thét đau đớn. Nhưng may thay lầnnày Lỗ Toàn Nhi sinh đôi, “Bà Lã nhận ra cái chim bé tí như nhộng giữa haichân đứa bé. Bà hực lên một tiếng rồi quỳ bên giường”. Niềm mong ước thỏanguyện chưa được phút giây vui sướng nào thì Tôn Đại Cô nói cái thai đãchết. Bà Lã hoảng loạn: “thấy trời đất quay cuồng, đầu va vào thành giường.Bà vịn vào thành giường đứng dậy một cách khó nhọc, nhìn thoáng một cáisắc mặt xám ngoét của con dâu, rồi rên rỉ đi ra khỏi buồng”.Mang suy nghĩ, tư tưởng trọng nam khinh nữ lẽ ra trong gia đình,Thượng Quan Phúc Lộc - chồng bà là trụ cột. Thế nhưng trong gia đìnhThượng Quan bà lại là người nắm giữ mọi quyền hành, Ba Phàn nhận xét:“Nhà Thượng Quan gà mái gáy, gà trống không đẻ trứng”. Ông chồngThượng Quan Phúc Lộc nhu nhược, sợ chết, lười nhác, đớn hèn: “Tôi biết gìmà bà hỏi, bà bảo tôi chạy thì tôi chạy, bảo tôi không chạy thì tôi ở lại”. Sự vôdụng, chỉ biết răm rắp nghe lời khiến Lã thị phải thốt lên: “Bồ tát ơi, Chúa ơi!15Tổ tiên nhà Thượng Quan toàn những anh hùng hảo hán, cắn sắt ngậm gang,sao lại đẻ ra những phường giá áo túi cơm như thế này?”. Vì thế nên mọi việclớn nhỏ trong gia đình đều đến tay bà lo toan. Mang tư tưởng trọng nam khinhnữ nhưng trong thực tế Lã thị là trụ cột của gia đình. Nhân vật bà tôi Lã thịđược xây dựng mang sự đối lập giữa tư tưởng cũ và mới từ đó chi phối đếnhành động suy nghĩ của bà. Qua nhân vật này, Mạc Ngôn đã cho thấy tưtưởng truyền thống của nhân dân Trung Hoa đồng thời cũng cho thấy sự lotoan, sắp xếp công việc gia đình giỏi giang của Lã thị.Bằng việc khảo sát một số nhân vật thế hệ ông bà tiêu biểu trên đây, cóthể thấy nhà văn Mạc Ngôn đã xây dựng thế hệ ông bà là những con ngườimạnh mẽ, khí phách. Họ sẵn sàng đứng lên bảo vệ quê hương khi có giặc xâmlược, dù sống và chết đều rất anh hùng. Họ là những con người tiêu biểu chotinh thần dũng cảm, hào khí của nhân dân Cao Mật, tượng trưng cho truyềnthống của nhân dân Trung Hoa. Nhân vật ông tôi, bà tôi mang tư tưởng truyềnthống lâu đời của đất nước Trung Hoa.1.2.2. Thế hệ cha mẹ - tượng trưng cho sức sống trường tồn, bất diệtNối tiếp thế hệ ông bà là thế hệ cha mẹ. Trong các truyện như TửuQuốc, Rừng xanh lá đỏ, nhân vật thuộc thế hệ thứ hai này thường là nhữngcon người bạc nhược, mất hết sinh khí. Đó là ông bố Lâm Lam trong Rừngxanh lá đỏ mang con để cầu công danh, đánh đổi hạnh phúc của con gái để cóvinh hoa phú quý. Hay ông bố Khoan Kim Cương trong Tửu Quốc cũng vậy.Dân gian thường nói hổ dữ không ăn thịt con vậy mà Khoan Kim Cương bảylần vợ mang thai đều bắt vợ sinh non để ăn thịt…Trong Báu vật của đời thế hệ cha mẹ có 109 nhân vật. Ở thế hệ này,cũng không ít nhân vật cha mẹ là những kẻ vô dụng, bất lực, vô đạo đức…Tiêu biểu là ông bố Thượng Quan Thọ Hỉ - chồng Lỗ Toàn Nhi. Anh ta làmột người chồng bất tài, bất lực, không có khả năng “truyền giống”. Hơn thế16còn vũ phu, luôn đánh đập vợ. “Thọ Hỉ thì khó nói đó là một con người, rangoài thì là một thằng đụt, trước mặt mẹ thì nhũn như con chi chi, nhưng đốivới vợ con thì hung hãn hết chỗ nói”. Khi Lỗ Toàn Nhi sinh lần thứ bảy lại làcon gái, công việc đầu tiên sau thái độ bàng hoàng biết lại là con gái, hắn:“Vớ lấy cái chày đập giặt quần áo, nhắm thẳng vào đầu vợ phang một chày.Người đàn - ông - không - bao - giờ - lớn này giận đến phát điên, anh ta dùngkìm kẹp lấy một miếng sắt trong lò ấn vào giữa hai chân của vợ”. Hành độngvô cùng độc ác, dã man vô liêm sỉ, mất hết tính người. Hay những nhân vậtmà Lỗ Toàn Nhi “xin giống” như Hòa thượng Trí Thông, anh bán vịt dạo,thầy lang bán thuốc, lão béo bán thịt chó đều là những tên háo sắc, vô đạođức…Báu vật của đời là truyện Mạc Ngôn viết để tặng mẹ, tác phẩm đề caonữ giới. Và vì vậy Mạc Ngôn đã thành công trong việc tập trung xây dựng lênhình tượng trung tâm đó là người mẹ - Lỗ thị. Thượng Quan Lỗ thị - hiện thânđầy đủ nhất của người phụ nữ phong kiến Trung Hoa, đồng thời cũng là biểutượng cho sự bứt phá, thoát khỏi những trói buộc phong kiến. Với phẩm chấtđáng trân trọng đôn hậu hiền từ, nặng tình trọng nghĩa cùng nghị lực phithường vượt qua mọi đau thương… Lỗ thị là một bà mẹ vĩ đại.Xã hội phong kiến Trung Hoa tồn tại rất nhiều những phong tục lạc hậuđể bó buộc con người, mà nạn nhân chủ yếu là người phụ nữ. Người phụ nữbị bó buộc cả về thể xác lẫn tâm hồn. Nếu như bảng vàng trinh tiết lừa bịptinh thần người phụ nữ để họ chịu áp bức của tộc quyền, của luân lí phongkiến thì tục bó chân là thủ đoạn cưỡng chế thô bạo nhất phá hoại cơ thể ngườiphụ nữ khiến cho nhiều người phải chịu tật nguyền suốt đời. Bà mẹ Lỗ ToànNhi trong tiểu thuyết được nhà văn xây dựng là nạn nhân của tục bó chân cổhủ ấy. Lên 5 tuổi, Lỗ Toàn Nhi đã phải trải qua nỗi đau đớn tột cùng của tụcbó chân tàn khốc ấy: “Bà dùng nẹp tre cố định chân mẹ lại, khiến mẹ gào lên17như lợn bị chọc tiết, phải kẹp chặt vì tạo hình cho bàn chân nhỏ là rất quantrọng. Sau đó quấn thật chặt hết lớp này đến lớp khác những đoạn vải đã tẩmnước muối phơi khô, rồi lấy dùi gỗ vỗ một lượt. Mẹ kể rằng buốt đến tậnóc…”. Nhưng đó mới chỉ là sự bắt đầu của những đau đớn, khổ cực. Mườibảy tuổi, cô được gả vào làm dâu nhà Thượng Quan, từ đó chuỗi ngày đắngcay, tủi nhục liên tiếp ập xuống đời cô. Có thể nói chưa có nỗi đau khổ nàomà người phụ nữ này chưa nếm trải. Làm dâu một gia đình khá giả nhưng LỗToàn Nhi chẳng khác gì một kẻ tôi tớ. Lấy nhau suốt ba năm vẫn chưa có conmà thực chất do người chồng bất lực nhưng mọi sự hành hạ từ nhà chồng đềutrút lên đầu cô. Trước nỗi khao khát có cháu, trước những lời mắng nhiếc caynghiệt: “Chỉ biết ăn mà không biết đẻ, nuôi cái đồ vô tích sự ấy làm gì!” vànhững trận đòn roi không thương tiếc từ mẹ chồng, Lỗ Toàn Nhi phải đi “xingiống” của những người đàn ông xa lạ. Bảy đứa con gái ra đời trước sự ghẻlạnh và chà đạp của nhà chồng, trước sự tàn ác và bất lực của chồng: “Từ khisinh đứa con gái thứ tư, bầu trời nhà Thượng Quan lúc nào cũng mây đen vầnvũ, mặt bà nội như lưỡi hái vừa lấy ra khỏi nước tôi, sẵn sàng đâm chém ai đóbất cứ lúc nào”. Khi Cầu Đệ - đứa con thứ bảy lại là con gái ra đời, Lỗ thị bịchồng đánh đập dã man. Thọ Hỉ dùng chày đập vào đầu vợ, dùng kẹp sắttrong là ấn vào giữa hai chân: “Làn khói màu vàng bay lên, mùi lông và thịtcháy khét lẹt tỏa khắp phòng. Mẹ rú lên thê thảm, lăn từ trên giường xuốngđất, người cong như cánh cung, co giật từng cơn”. Bị đối xử thua một con vật,vừa mới sinh con xong, Toàn Nhi phải phơi mình giữa cái nắng trưa để lậtrơm trong khi “bụng vẫn đau quặn, dạ con vừa trút được gánh nặng co bóp dữdội, mồ hôi lạnh chảy cùng mình, từng dòng âm ấm từ cửa mình chảy ra ướtđẫm hai đùi”; phải sinh con trên một cái giường đầy đất đá đã nhão ra vì máu,“vượt cạn” trong sự lo lắng, sợ hãi, bẩn thỉu và cô đơn trong khi cả nhà đanglo lắng, nâng niu một con lừa cũng đang đau đẻ… Hiện thực ấy Lỗ thị nhận ra18một chân lí nghiệt ngã: “Là đàn bà, không lấy chồng không được, lấy chồngmà không sinh con không được, sinh toàn con gái cũng không được. Muốn cóđịa vị trong gia đình dứt khoát phải sinh con trai”. Sống trong sự ngược đãi,ghẻ lạnh của nhà chồng, ước nguyện sinh con trai đã giúp Lỗ thị tiếp tục sốngvà nuôi hi vọng. Khao khát đó luôn thường trực, nhiều khi tạo thành ảo giácmột đứa bé trai giữa hai đùi nó có “một bàn chân nhỏ xíu với những móngchân sáng loáng”. Niềm hi vọng ấy cuối cùng đã thành hiện thực. Lần sinhthứ tám, sau khi tỉnh lại “nhìn thấy cái chim bé tí như con nhộng ở giữa haichân tôi, cặp mắt u tối của mẹ chợt bừng sáng”. Như vậy, mong muốn cócháu rồi phải là cháu trai của nhà chồng, Lỗ Toàn Nhi phải mang tiết hạnh,mang tấm thân mình đi ngủ với những người đàn ông khác. Cuối cùng ToànNhi đã sinh cho nhà Thượng Quan một đàn con gồm tám gái, một trai. Điềuđặc biệt là cả chín đứa con của chị lại có những người cha khác nhau. Trongđó Lai Đệ và Chiêu Đệ là con của chú dượng Vu Bàn Vả; Lãnh Đệ là con củaanh chàng bán vịt dạo; Tưởng Đệ là con của thầy lang bán thuốc; Phán Đệ làcon của lão béo bán thịt chó ở thôn Sa Tử; Niệm Đệ là con của Hòa thượngTrí Thông ở chùa Thiên Tề; Cầu Đệ là kết quả của lần Lỗ Toàn Nhi bị bốn tênlính thất trận cưỡng hiếp ở phía bắc sông Thuồng Luồng; sau cùng là cặp sinhđôi Kim Đồng, Ngọc Nữ của mục sư Malôa.Nguyên nhân lớn nhất gây lên những cơ cực, tủi nhục của Lỗ Toàn Nhichính là phong tục nghiệt ngã phải có con trai để nối dõi tông đường của xãhội phong kiến. Chính cái xã hội đó đã làm thay đổi con người của Lỗ ToànNhi, từ một cô gái hiền lành chịu đựng đến nhẫn nhục cô đã trở nên liều lĩnh,mang trong lòng sự thù hận, căm ghét xã hội cùng những tập tục phi lí và cămthù nhà Thượng Quan vô nhân đạo. Lỗ Toàn Nhi từ đó luôn nuôi ý định trảthù và xem việc ăn nằm với những người đàn ông khác là cách trả thù tốtnhất: “Toàn Nhi này có đẻ thêm một ngàn đứa nữa, cũng không phải là giống19nhà Thượng Quan”. Thượng Quan Lỗ thị dám đạp lên tất cả lễ giáo phongkiến cũng chỉ vì tập tục nghiệt ngã buộc phải có con trai. Chuyện ăn nằm, thụthai, sinh đẻ của Lỗ Toàn Nhi chính là sự thách thức đối với cả xã hội lúc bấygiờ. Đồng thời Thượng Quan Lỗ thị cũng chính là thân phận của người phụnữ bị xã hội phong kiến khinh bỉ, coi rẻ phẩm chất, giá trị trong xã hội phongkiến Trung Quốc, vừa là nạn nhân nhưng cũng chính là nhân chứng tố cáo sựcay nghiệt và tàn bạo của xã hội ấy. Sức sống của bà mẹ vĩ đại dù cho có bịchà đạp bị tiêu diệt đến đâu thì nó vẫn trường tồn bằng một sức mạnh kì diệu,một niềm tin tuyệt đối vào cuộc sống.Sống trong chế độ xã hội phong kiến hà khắc, từ khi sinh ra đã được tạohóa giao phó thiên chức thiêng liêng - làm mẹ, suốt đời bám víu vào thiênchức ấy, sức mạnh cuộc sống của bà là từ sự bao bọc những đứa con mà ra.Với thiên chức làm mẹ cao cả, Lỗ thị đảm đương nhiệm vụ này với tất cả tìnhyêu và sự hi sinh cao cả nhất. Dù phải đi “xin giống dạo” của những ngườiđàn ông xa lạ nhưng không vì thế người mẹ này căm ghét, ghẻ lạnh nhữngđứa con của mình mà ngược lại, Lỗ Toàn Nhi luôn dành trọn vẹn tình thươngcho chúng. Người mẹ ấy luôn dang rộng đôi tay che chở cho đàn con: “NiệmĐệ vừa lọt lòng oe oe khóc, mẹ chồng thấy vẫn là con gái, liền chẳng nóichẳng rằng túm lấy hai chân định đem dìm chết trong chum nước. Mẹ nhàoxuống đất ôm chặt hai chân mẹ chồng, van xin: - Mẹ ơi mẹ, xin mẹ mở lượngtừ bi, thương con hầu hạ mẹ nửa năm nay mà tha cho cháu bé!...”. Bên trongngười phụ nữ ấy, luôn có một sức sống mãnh liệt, không chỉ ở khả năng thiênphú mà còn là có một niềm tin vào tương lai, là khát khao được sống, khátkhao tìm được tình yêu, hạnh phúc gia đình đích thực. Tấm lòng của ngườimẹ ấy là luôn mong muốn được sống gần bên đàn con, mong cho những đứacon của mình được cơm no, áo ấm, hạnh phúc. Và để có thể nuôi dưỡng,chăm sóc cho đàn con, Lỗ thị luôn nỗ lực để sinh tồn. Hai nạn đói kinh hoàng20năm 1941 và 1960 đã tác động mạnh mẽ đến Lỗ thị và gia đình Thượng Quan.Năm 1941, để cứu lấy đàn con, Lỗ thị phải chịu nỗi đau đứt ruột đưa đàn conđi “bán”, bán mà không cần tiền, chỉ cần “xin đối xử tốt với cháu!”. Vì Lỗ thịbiết rằng nếu chúng được nhận làm con của những gia đình giàu sang tronghoàn cảnh này, những đứa con của bà chắc chắn sẽ được sống sót. Cũng trongnăm đó, Lỗ thị đau đớn như đứt từng khúc ruột “mặt trắng nhợt, lảo đảo rồingã sóng soài ra nhà” khi nhận được tiền tự bán thân của đứa con gái thứ tư Tưởng Đệ vì muốn chữa bệnh cho mẹ và cứu lấy chị em trong cơn đói. Năm1960, Lỗ thị đã biến bao tử của mình thành một chiếc túi chứa đậu. Bà trộmđậu trong hợp tác xã rồi nuốt vào, về đến nhà lại nôn ra, lấy đậu để nuôi connuôi cháu. Sức mạnh sinh tồn của Lỗ thị thật mãnh liệt, chính niềm tin vàotương lai và tình yêu thương vô bờ đối với đàn con là động lực nuôi dưỡng ýchí sinh tồn của người mẹ vĩ đại ấy.Bao thế lực chính trị đến rồi lại đi, vinh quang rồi tàn lụi, đem đến chovùng đất Cao Mật biết bao biến đổi, Lỗ thị và gia đình Thượng Quan cũngchịu ảnh hưởng của những lần thay ngôi đổi chúa ấy. Hết quân Đức, quânNhật, Quốc dân đảng rồi đến Cộng sản đảng, mỗi lần thay chủ đổi ngôi là mỗilần nhân dân chứng kiến cảnh li loạn, cảnh chạy giặc, cảnh tang tóc... Các thếlực cầm quyền cướp đi những người con gái của Lỗ thị và đem đến cho bà mẹbiết bao tai họa, biết bao mất mát, khổ đau. Dù mỗi đứa con có một conđường riêng thậm chí là xung khắc, thù ghét nhau vì quan điểm chính trị… Lỗthị vẫn là chỗ dựa tinh thần, nguồn an ủi, là chốn quay về yên bình và an toànnhất. Ngoài việc nuôi dưỡng đàn con tám gái một trai của mình trưởng thành,trong suốt cuộc đời của mình, Lỗ thị còn cưu mang thêm tám đứa cháu gọi bàbằng ngoại. Tám đứa cháu mỗi đứa một hoàn cảnh, mỗi đứa một xuất thân.Có đứa cha mẹ là đảng viên Cộng sản đảng (Lỗ Thắng Lợi, Câm anh, Câmem), có đứa là con của đảng viên Quốc dân đảng (Tư Mã Lương, Tư Mã21Phượng, Tư Mã Hoàng), có đứa là con của Hán gian (Sa Tảo Hoa), có đứa chỉlà con của thường dân (Hàn Vẹt). Dù cha mẹ chúng là ai, thuộc đảng pháinào, tư tưởng chính trị ra sao thì Lỗ thị vẫn dành cho chúng tình thương yêutha thiết. Dù có lúc giận con bà định bỏ rơi đứa cháu nhưng tấm lòng thươngcon thương cháu níu chân bà lại: “Chiếc áo da báo của Lai Đệ chỉ có thể bọccon của Lai Đệ… mẹ bỏ lại con bé bọc trong chiếc áo da báo ở cổng nhà thờ,rồi chạy về nhà như bị ma đuổi. Nhưng chỉ chạy được hơn chục bước, chânmẹ đã cất không nổi nữa. Con bé khóc như lợn bị chọc tiết, tiếng khóc như sợidây vô hình giữ chân mẹ lại…”. Tám đứa cháu ngoại đều được bà yêuthương, chăm sóc, luôn đưa tay nâng đỡ chúng, che chở chúng trước mọinguy hiểm dù việc làm ấy có thể nguy hiểm đến tính mạng mình. Khi thằngCâm thi hành lệnh giết hai đứa cháu Tư Mã Thượng và Tư Mã Hoàng: “Mẹưỡn ngực, thét lên chói tai: - Thằng súc sinh giết tao trước đi! Mẹ xông tớimặt thằng câm cào vào mặt hắn. Mặt hắn xuất hiện bốn rãnh màu trắng, sauđó máu từ trong rãnh tứa ra… lát sau hắn “ầu ầu” lên mấy tiếng, đấm mẹ mộtquả, mẹ ngã bay về phía chúng tôi. Chúng tôi vừa khóc, vừa phủ phục trênmẹ”. Những sinh linh bé bỏng ấy được chăm sóc, nuôi dưỡng bằng bàn tayđầy yêu thương của bà ngoại Lỗ thị. Cuộc sống của chúng thật sự đã gắn chặtvới bà, chúng là sức mạnh là động lực là lí do giúp bà luôn kiên cường chiếnđấu cho mục tiêu sinh tồn. Vì vậy khi chúng mất đi, bà cũng đau đớn như mấtđi phần máu thịt của mình: “Mẹ bốc một nắm đất nhét vào lỗ thủng, nhưngmáu và ruột cứ đẩy đất ra ngoài, mẹ bốc nắm nữa rồi nắm nữa nhét vào màvẫn không bịt được, ruột thằng Câm em đùn ra đầy nửa sọt… mẹ buông xuôihai tay đờ đẫn nhìn đống ruột rồi đột nhiên mẹ nôn ra mật xanh mật vàng, sauđó mẹ òa khóc nức nở”.Người ta nói sữa là sức sống, là máu của người phụ nữ. Do vậy suốtđời, Lỗ thị đem nguồn sống quí giá ấy nuôi dưỡng một hoài bão mang tên22Kim Đồng. Đặt trọn niềm hi vọng vào đứa con trai duy nhất trong chuỗi sinhnở dằn vặt của mình, Lỗ thị đã cho Kim Đồng tất cả nguồn sống của mìnhthông qua nguồn sữa. Nguồn sữa ấy chỉ dành riêng cho Kim Đồng thậm chícả chị em sinh đôi Ngọc Nữ cũng không được chia. Ở đây phần nào cho thấyđược di căn của căn bệnh chế độ phong kiến - sự trọng nam khinh nữ trongcon người Lỗ thị. Đây là hạn chế của Lỗ thị và những người phụ nữ khác ởTrung Quốc trong buổi giao thời: “Phong kiến - Dân chủ - Cộng sản”. Bàcũng từng ép Lai Đệ bỏ Sa Nguyệt Lượng lấy Tôn Bất Ngôn làm cho Lai Đệphải bỏ nhà theo người yêu, và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến kết thúc bikịch của Lai Đệ; Lỗ thị từng cấm đoán Lãnh Đệ quan hệ với Hàn Chim khiếnLãnh Đệ trở nên điên dại… chính hạn chế này đã khiến Lỗ thị có một số hànhđộng sai về lí nêu trên nhưng nếu xét về tình (tình yêu của một người mẹ đốivới con) thì ta có thể hoàn toàn cảm thông được. Cuộc đời Lỗ thị đầy đauthương, vất vả, thăng trầm. Một tay bà nuôi nấng đàn con, đàn cháu nhưngcuối đời lại thui thủi một mình trong ngôi tháp canh bỏ hoang, cũ kĩ. Đến khichết, vẫn chưa được yên ổn. Cuối truyện Kim Đồng thức chong đêm đứngcanh mộ mẹ, sợ “ông Chính phủ” bắt đào lên dù chôn tại một bãi đất hoang…Lỗ thị là một nhân vật rất thực và cũng rất tượng trưng. Đó không cònlà thân phận của người phụ nữ nữa mà là thân phận của đất nước Trung Hoavĩ đại và đau thương. Chính Mạc Ngôn đã từng bộc bạch: “Trong truyện tôiđã miêu tả nỗi gian nan của gia đình li tán do chiến tranh của gia đình ThượngQuan Lỗ thị, đó cũng là điều từng trải chung của những người thuộc thế hệmẹ tôi” [12, 127]. Như vậy ở thế hệ cha mẹ, nhà văn chủ yếu xây dựng lênhình tượng trung tâm là người mẹ. Người mẹ khổ đau, cuộc đời vật vã thăngtrầm và ấn tượng sâu sắc nhất với độc giả đó là hình ảnh người mẹ với lòngkhoan dung, yêu thương vô bờ bến chạy dọc suốt chiều dài tác phẩm. Một23phụ nữ tượng trưng cho một đất nước ở khả năng thiên phú mà cho dù có bịchà đạp, tiêu diệt đến đâu thì vẫn trường tồn mãi mãi.1.2.3. Thế hệ tôi và bạn bè cùng trang lứa - bức tranh nhân sinh đầy biến ảoTrong thế giới nhân vật Báu vật của đời thì thế hệ tôi và bạn bè cùngtrang lứa chiếm số lượng lớn nhất 192 nhân vật. Đây là thế hệ sinh ra tronglúc đất nước Trung Hoa đầy biến động với những biến thiên của xã hội quacác cuộc kháng chiến chống Đức, chống Nhật, qua cuộc nội chiến giữa Quốcdân đảng và Cộng sản đảng, cùng nhau sống trong nạn đói hoành hành, rồiphong trào cải cách ruộng đất, cách mạng văn hóa rồi thời kì cải cách mở cửa.Thế hệ tôi và bạn bè cùng trang lứa chịu tác động của những biến cố lớn ấy.Đàn con của Lỗ thị có đủ mọi thành phần xã hội, nói khác đi là đủ mọi giốngngười. Họ có cách sống, quan điểm sống khác nhau từ đó chi phối đến cuộcđời, số phận của họ.Những cô con gái nhà Thượng Quan là những cô gái khát khao tìnhyêu, hạnh phúc và họ quyết dành lấy cuộc sống tự do hạnh phúc cho mình.Những cô gái được sinh ra trong hoàn cảnh đất nước trong cơn “quặn đẻ”. Họra đời trong một gia đình mà ông bố bất lực, là kết quả của những lần đi “xingiống” của bà mẹ Lỗ Toàn Nhi, và cũng ra đời trong sự khao khát muốn cócháu trai để nối dõi tông đường của ông bà nội. Vì vậy sự ra đời của các côgái là điều không mong muốn của gia đình Thượng Quan, đặc biệt là bà nộiLã thị. Những cô gái phải chứng kiến sự đau đớn của mẹ trước những hành hạcủa bà nội và ông bố vũ phu. Bản thân họ cũng bị những trận hành hạ độc ácchỉ vì là con gái. Bà Lã véo đùi non Lai Đệ bằng chiếc kìm thợ rèn đen sì:“Lai Đệ lăn lộn dưới đất như con lợn bị chọc tiết. - Mày kêu này! Mày gàonày! Bà Lã quát tháo, hai tay cầm kìm, kẹp từng nhát trên người Lai Đệ,chính xác và mạnh của người lâu năm trong nghề rèn”. Rồi chị Tám - ThượngQuan Ngọc Nữ thì bị bà nội ghì chặt: “Nhưng những ngón tay bà nội móc vào24nhau như vuốt chim ưng không sao gỡ ra được. Ngọc Nữ kêu thét như lợn bịchọc tiết, bà nội vẫn cắn chặt tai chị, nhai sồn sột như nhai miếng thịt daingoách”, “Mẹ gỡ từng ngón tay như vuốt diều hâu của bà, giải cứu cho NgọcNữ chỉ còn thở thoi thóp. Vành tai chị chỉ còn là một đám bầy nhầy như mộtlát khoai thối”.Sống trong hoàn cảnh gia đình như vậy, cùng với những biến động xãhội, lớn lên họ đều căm thù tập tục lạc hậu nên các cô gái nhà Thượng Quanai cũng mang cá tính mạnh mẽ, kiên cường, luôn khát khao theo đuổi ước mơcó được tình yêu, cuộc sống tự do, hạnh phúc… và họ sẵn sàng dấn thân vàodòng đời ấy. Tất cả đều chịu sự ảnh hưởng của những biến động xã hội vàmỗi người có một kết cục khác nhau.Người đầu tiên đi vào cuộc dấn thân vĩ đại ấy là chị cả Lai Đệ. Nămmười tám tuổi cô cãi lời mẹ bỏ trốn theo Sa Nguyệt Lượng. Đó là hành độngphản kháng chống lại sự ngăn cản và ép lấy Tôn Câm của mẹ mình. Lai Đệchính là hình tượng của người phụ nữ Trung Hoa dám đứng lên chống lại tậptục lạc hậu để đi theo tiếng gọi của tình yêu. Nhưng cuộc đời cô cũng trải quabao sóng gió, thăng trầm, đau khổ. Ban đầu là vợ của du kích Sa NguyệtLượng bất chấp sự ngăn cản của Lỗ thị: “Thượng Quan Lai Đệ mười tám tuổi,mặc chiếc áo lông tử điêu, cổ quàng khăn lông chồn, đã bỏ đi cùng với Độitrưởng Sa Nguyệt Lượng từ đêm”. Thời thế thay đổi, Sa Nguyệt Lượng từ dukích thành Hán gian, sa cơ lỡ vận rồi tự tử chết. Lai Đệ trở nên điên dại, nửatỉnh nửa mê, cô tự nhốt mình trong những kỉ niệm với người chồng quá cố.Và trong cơn điên dại ấy cô đã có cuộc tình vụng trộm với em rể Tư Mã Khốkhiến cô thức tỉnh. Nhưng “cơn khô hạn” chưa dứt hẳn thì “người cứu tinh” Tư Mã Khố đã chết. Và Lai Đệ chịu hi sinh dấn thân vào cuộc tình cô khôngmong đợi để giải thắt nút oan nghiệt giữa gia đình Thượng Quan và Tôn Bất25

Tài liệu liên quan

  • Nguyễn Du và thế giới nhân vật của ông trong thơ chữ Hán pptx Nguyễn Du và thế giới nhân vật của ông trong thơ chữ Hán pptx
    • 54
    • 551
    • 3
  • Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Măxim Gorki Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Măxim Gorki
    • 90
    • 907
    • 2
  • Thế giới nhân vật trong Báu vật của đời (Mạc Ngôn) Thế giới nhân vật trong Báu vật của đời (Mạc Ngôn)
    • 63
    • 924
    • 6
  • Thế giới nhân vật trong kính vạn hoa của Nguyễn Nhật Ánh Thế giới nhân vật trong kính vạn hoa của Nguyễn Nhật Ánh
    • 119
    • 955
    • 2
  • thế giới nhân vật trong truyện ngắn của lê tri kỷ thế giới nhân vật trong truyện ngắn của lê tri kỷ
    • 120
    • 694
    • 0
  • Thế giới nhân vật trong truyện của L.N.Tônxtôi (Giai đoạn 1881 đến 1910) Thế giới nhân vật trong truyện của L.N.Tônxtôi (Giai đoạn 1881 đến 1910)
    • 78
    • 437
    • 1
  • Thế giới nhân vật trong gào thét  bàng hoàng của lỗ tấn Thế giới nhân vật trong gào thét bàng hoàng của lỗ tấn
    • 10
    • 754
    • 4
  • thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của nguyễn công hoan thế giới nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của nguyễn công hoan
    • 19
    • 758
    • 0
  • thế giới nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám của phú đức thế giới nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám của phú đức
    • 26
    • 1
    • 1
  • thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của thuận thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của thuận
    • 108
    • 989
    • 10

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(540.19 KB - 64 trang) - Thế giới nhân vật trong báu vật của đời (mạc ngôn) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Tóm Tắt Truyện Báu Vật Của đời