Thế Là Nào Chủ Ngữ, Vị Ngữ, Trạng Ngữ - Trang Lan - Hoc247

YOMEDIA NONE Trang chủ Hỏi đáp lớp 6 ADMICRO Thế là nào Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ

Thế là nào Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ ???

GIÚP VỚI

Theo dõi Vi phạm ATNETWORK

Trả lời (2)

  • Nguyễn Thiên Trang

    Chủ ngữ là bộ phận thứ nhất trong câu, nêu người hay sự vật làm chủ sự việc. Phần lớn danh từ và đại từ giữ chức vị là chủ ngữ trong câu, các loại từ khác, đặc biệt là tính từ và động từ (gọi chung là thuật từ) cũng có khi làm chủ ngữ. Trong trường hợp này, tính từ và động từ được hiểu như một danh từ. Chủ ngữ có thể dùng trả lời câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì? Việc gì? Sự vật gì?, v.v.

    Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm, nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện, v.v.. Trạng ngữ có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm chủ vị.

    Vị ngữ là bộ phận thứ hai trong câu, nêu hoạt động, trạng thái, tính chất, bản chất, đặc điểm, v.v... của người, vật, việc nêu ở chủ ngữ.

    bởi Nguyễn Thiên Trang 02/10/2018 Like (1) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Trần Nguyên Bích Vân

    I) Chủ ngữ là bộ phận thứ nhất , nêu người hay sự vật làm chủ sự việc trong câu. Chủ ngữ có thể dùng trả lời câu hỏi :Ai ? Cái gì ? Con gì ? Việc gì ? Sự vật gì ?

    - Phần nhiều danh từ và đại từ (xem phần nói rõ thêm *) giữ chức vụ chủ ngữ. Các loại từ khác, đặc biệt là tính từ và động từ ( gọi chung là thuật từ ) cũng có khi làm chủ ngữ. Trong trường hợp này, tính từ và động từ được hiểu như một danh từ.

    VD :

    – Học tập là quyền lợi và đồng thời là nghĩa vụ của mỗi chúng ta.

    Học tập là động từ. Trường hợp này, được hiểu là “Việc học tập”.

    – Tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại.

    Tốt đẹp, xấu xa là tính từ . Trường hợp này được hiểu là “cái tốt đẹp”, “cái xấu xa”.

    + Chủ ngữ có thể là một từ.

    VD : – Học sinh học tập.

    + Cũng có thể là một cụm từ.

    VD: – Tổ quốc ta giàu đẹp.

    Tổ quốc ta là chủ ngữ gồm có hai từ ghép lại : Tổ quốc và ta.

    Trường hợp này gọi là bộ phận chủ ngữ

    + Cũng có thể là cụm chủ vị.

    VD: – Chiếc bút bạn tặng tôi rất đẹp.

    Chiếc bút bạn / tặng tôi là cụm C-V.

    Trường hợp này gọi là bộ phận chủ ngữ

    II) VỊ NGỮ

    - Vị ngữ là bộ phận thứ hai nêu hoạt động, trạng thái, tính chất, bản chất, đặc điểm … của người, vật, việc nêu ở chủ ngữ; có thể dùng trả lời câu hỏi : Làm gì ? Như thế nào ? Là gì ?

    + Vị ngữ có thể là một từ.

    VD :

    – Chim hót.

    – Chim bay.

    + Vị ngữ cũng có thể là một cụm từ.

    VD:

    – Mấy con chiền chiện ríu rít gọi nhau trên tầu cau.

    Trường hợp này gọi là bộ phận vị ngữ.

    + Cũng có thể là cụm chủ vị.

    VD:

    – Bông hoa này cánh còn tươi lắm.

    cánh / còn tươi lắm là cụm chủ vị.

    Trường hợp này gọi là bộ phận vị ngữ.

    III) Trạng Ngữ Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện, … Trạng ngữ có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm chủ vị. VD: - Thỉnh thoảng, tôi lại về thăm Ngoại. Tôi / lại về thăm Ngoại” là một cụm chủ – vị, được từ Thỉnh thoảng bổ nghĩa, làm rõ việc tôi về thăm Ngoại là không thường xuyên, do đó Thỉnh thoảng là trạng ngữ. Còn khi phân loại trạng ngữ thì Thỉnh thoảng là từ chỉ về thời gian nên Thỉnh thoảng trong câu trên là trạng ngữ chỉ thời gian. - Với giọng nói từ tốn, bà kể em nghe về tuổi thơ của bà. Với giọng nói từ tốn là trạng ngữ chỉ cách thức. - Trước cổng trường, từng tốp các em nhỏ tíu tít ra về. Trước cổng trường là trạng ngữ chỉ địa điểm. - Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, chúng ta phải học tập và rèn luyện thật tốt. Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ là trạng ngữ chỉ mục đích. - Cô bé dậy thật sớm thổi giúp mẹ nồi cơm, vì muốn mẹ đỡ vất vả. Vì muốn mẹ đỡ vất vả là trạng ngữ chỉ nguyên nhân. bởi Trần Nguyên Bích Vân 02/10/2018 Like (0) Báo cáo sai phạm
Cách tích điểm HP

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời. Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy NONE

Các câu hỏi mới

  • Nêu nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật bài Đêm Thu (Trần Đăng Khoa)

    Nêu nội dung,ý nghĩa và nghệ thuật của bài thơ :Đêm Thu (Trần Đăng Khoa)

    Thu về lành lạnh trời mây

    Bỗng nhiên thức giấc nào hay mấy giờ

    Ánh trăng vừa thực vừa hư

    Vườn sau gió thổi nghe như mưa rào

    27/11/2022 | 0 Trả lời

  • Câu ''bao la nghĩa nặng đời đời con mang'' muốn nhắc nhở con điều gì?

    câu ''bao la nghĩa nặng đời đời con mang'' muốn nhắc nhở con điều gì

    01/12/2022 | 0 Trả lời

  • Đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về làng nghề bánh tráng trường Cửu

    đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về làng nghề bánh tráng trường Cửu

    09/12/2022 | 0 Trả lời

  • Từ trái nghĩa với đẹp là gì?

    TỪ TRÁI NGHĨA VS TỪ ĐẸP ZAI LÀ J

    23/12/2022 | 0 Trả lời

  • Việc trải nghiệm và ghi chép lại những kiến thức sẽ trở thành tư liệu quý giá của riêng mỗi người

    “Trong hang Én, hàng vạn con chim én vẫn hồn nhiên cư ngụ và chưa phải biết sợ con người. Bốn vách hang, trần hang – nơi nào cũng dày đặc chim én. Cộng đồng én thoải mái sống “cuộc đời” của chúng, không mảy may để ý đến sự hiện diện của nhóm du khách. Én bố mẹ tấp nập đi, về, mải mốt mớm mồi cho con; én anh chị rập rờn bay đôi; én ra ràng chấp chới vỗ cánh bên rìa hốc đá,... Nhiều bạn én thiếu niên ngủ nướng, say giấc ngay trên những mỏm đá thấp dọc lối đi. Nếu đặt lên vai, bạn sẽ rúc vào tóc hoặc đậu trên đầu mình để... ngủ tiếp!”

    27/12/2022 | 0 Trả lời

  • Viết đoạn văn về người mẹ

    viết đoạn văn về mẹ (5-7) dùng ẩn dụ

    31/01/2023 | 0 Trả lời

  • Nêu một số chi tiết tiêu biểu của văn bản Chiếc lá cuối cùng

    một số chi tiết tiêu biểu của văn bản chiếc lá cuối cùng là gì?

    01/02/2023 | 0 Trả lời

  • Viết bài văn thuyết minh buổi khai giảng trường em

    Giải giúp mình với ạ ! Viết bài văn thuyết minh buổi khai giảng trường em ( không chép mạng ạ )

    03/02/2023 | 0 Trả lời

  • Để ghi nhớ công lao của Sơn Tinh, nhân dân ta đã làm gì?

    Để ghi nhớ công lao của Sơn Tinh, nhân dân ta đã làm gì

    07/02/2023 | 0 Trả lời

  • Nêu tác dụng của ngôi kể thứ ba của bài thơ Đêm nay bác không ngủ

    tác dung ngôi kể

    16/02/2023 | 0 Trả lời

  • Tìm từ đồng âm trong câu sau: "Làm muôn cánh chim bay rợp biển đông / Cánh tay áo này rộng quá"

    Câu 1: - Làm muôn cánh chim bay rợp biển đông

    Cánh tay áo này rộng quá

    Từ cánh trong 2 câu thơ trên là từ đồng âm hay từ đa nghĩa

    Câu 2: Việt nam ơi hãy nắm chặt tay

    Từ tay là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển

    22/02/2023 | 1 Trả lời

  • Thứ tự sắp xếp các yếu tố đó trong bài “Xem người ta kìa!” và “Hai loại khác biệt” như thế nào?

    Thứ tự sắp xếp các yếu tố đó trong bài “Xem người ta kìa!” và “Hai loại khác biệt” như thế nào?

    14/03/2023 | 0 Trả lời

  • Trình bày ý kiên của em về vấn đề bạo lực học đường

    Trình bày về vấn đề bạo lực học đường

    15/03/2023 | 0 Trả lời

  • Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Lượm

    viết lại cảm nghĩ về bài Lượm

    15/03/2023 | 0 Trả lời

  • Hãy viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích

    Hãy viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích

    Dàn ý

    - Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể.

    - Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện.

    + Xuất thân của các nhân vật.

    + Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện.

    + Diễn biến chính:

    - Sự việc 1. - Sự việc 2. - Sự việc 3.

    - Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu chuyện.

    19/03/2023 | 0 Trả lời

  • Việc Ni - cô -la tự làm bài có ý nghĩa như thế nào?

    Vì sao Ni - cô - la nhờ bố la rất khó?

    Việc Ni - cô -la tự làm bài có ý nghĩa như thế nào ?

    22/03/2023 | 0 Trả lời

  • Từ nào sau đây không phải là từ mượn ?

    A. phản đối B. thất bại C. di chuyển D. khó khăn

    01/04/2023 | 5 Trả lời

  • Nghị luận về hiện tượng: Chỉ có học mới thành tài

    Nghị luận về hiện tượng " Chỉ có học mới thành tài"

    12/04/2023 | 0 Trả lời

  • Trình bày ý kiến của em về vấn đề sau: Mỗi người cần làm gì để vun đắp tổ ấm gia đình

    Trình bày ý kiến của em về vấn đề sau: Mỗi người cần làm gì để vun đắp tổ ấm gia đình

    13/04/2023 | 0 Trả lời

  • Kể lại một lần làm ba mẹ buồn lòng

    Kể lại một lần làm ba mẹ buồn lòng

    13/04/2023 | 0 Trả lời

  • Viết bài văn tả lại các hoạt động hưởng ứng ngày hội đọc sách ở trường em

    Viết bài văn tả lại các hoạt động hưởng ứng ngày hội đọc sách ở trường em

    18/04/2023 | 0 Trả lời

  • Hãy viết biên bản Tổng kết Chi đội cuối học kỳ 2

    17/05/2023 | 0 Trả lời

  • Theo em, những người không biết trân trọng khoảnh khắc là người như thế nào?

    25/07/2023 | 0 Trả lời

  • Viết đoạn văn miêu tả giờ học mà em yêu thích và chỉ ra 2 từ láy, 2 từ ghép trong đoạn văn ấy

    14/08/2023 | 0 Trả lời

  • Hãy nêu khái niệm của từ đơn và từ phức

    15/10/2023 | 2 Trả lời

ADSENSE ADMICRO UREKA AANETWORK

XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 6

Toán 6

Toán 6 Chân Trời Sáng Tạo

Toán 6 Kết Nối Tri Thức

Toán 6 Cánh Diều

Giải bài tập Toán 6 CTST

Giải bài tập Toán 6 KNTT

Giải bài tập Toán 6 Cánh Diều

Trắc nghiệm Toán 6

Đề thi giữa HK1 môn Toán 6

Ngữ văn 6

Ngữ Văn 6 CTST

Ngữ Văn 6 KNTT

Ngữ Văn 6 Cánh Diều

Soạn Văn 6 CTST

Soạn Văn 6 KNTT

Soạn Văn 6 Cánh Diều

Văn mẫu 6

Đề thi giữa HK1 môn Ngữ Văn 6

Tiếng Anh 6

Giải Tiếng Anh 6 CTST

Giải Tiếng Anh 6 KNTT

Giải Tiếng Anh 6 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tiếng Anh 6 CTST

Trắc nghiệm Tiếng Anh 6 KNTT

Trắc nghiệm Tiếng Anh 6 Cánh Diều

Giải Sách bài tập Tiếng Anh 6

Đề thi giữa HK1 môn Tiếng Anh 6

Khoa học tự nhiên 6

Khoa học tự nhiên 6 CTST

Khoa học tự nhiên 6 KNTT

Khoa học tự nhiên 6 Cánh Diều

Giải bài tập KHTN 6 CTST

Giải bài tập KHTN 6 KNTT

Giải bài tập KHTN 6 Cánh Diều

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6

Đề thi giữa HK1 môn KHTN 6

Tin học 6

Tin học 6 CTST

Tin học 6 KNTT

Tin học 6 Cánh Diều

Giải bài tập Tin học 6 CTST

Giải bài tập Tin học 6 KNTT

Giải bài tập Tin học 6 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tin học 6

Đề thi giữa HK1 môn Tin học 6

Lịch sử và Địa lý 6

Lịch sử & Địa lí 6 CTST

Lịch sử & Địa lí 6 KNTT

Lịch sử & Địa lí 6 Cánh Diều

Giải bài tập LS và ĐL 6 CTST

Giải bài tập LS và ĐL 6 KNTT

Giải bài tập LS và ĐL 6 Cánh Diều

Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6

Đề thi giữa HK1 môn LS và ĐL 6

Công nghệ 6

Công Nghệ 6 CTST

Công Nghệ 6 KNTT

Công Nghệ 6 Cánh Diều

Giải bài tập Công Nghệ 6 CTST

Giải bài tập Công Nghệ 6 KNTT

Giải bài tập Công Nghệ 6 Cánh Diều

Trắc nghiệm Công nghệ 6

Đề thi giữa HK1 môn Công nghệ 6

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 6

Tư liệu lớp 6

Đề thi

Đề thi giữa HK1 lớp 6

Đề thi giữa HK2 lớp 6

Đề thi HK1 lớp 6

Đề thi HK2 lớp 6

Xem nhiều nhất tuần

Video Toán nâng cao lớp 6

Đề cương giữa HK1 lớp 6

Văn mẫu về Bức tranh của em gái tôi

Văn mẫu về Cô bé bán diêm

Văn mẫu về Bánh chưng, bánh giầy

Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại

Tin học 6 Kết nối tri thức Bài 1: Thông tin và dữ liệu

Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Bài 16: Hỗn hợp các chất

YOMEDIA YOMEDIA ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Bỏ qua Đăng nhập ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Đồng ý ATNETWORK ON zunia.vn QC Bỏ qua >>

Từ khóa » Cách Xác định Trạng Ngữ Chủ Ngữ Vị Ngữ