Thể Mệnh Lệnh Trong Tiếng Pháp - L'impératif
Có thể bạn quan tâm
Thể mệnh lệnh trong tiếng Pháp hay còn gọi l’impératif là dạng câu ẩn chủ ngữ và thường được dùng để yêu cầu một việc gì đó.
Thể mệnh lệnh trong tiếng Pháp là gì?
Thể mệnh lệnh là một hình thức câu được sử dụng để đưa ra yêu cầu hoặc lời khuyên cho một hay nhiều người. L’IMPÉRATIF sẽ được lược bớt đi chủ ngữ mà động từ được chia theo các ngôi sau: ngôi thứ hai số ít và số nhiều (tu, vous) và ngôi thứ nhất số nhiều (nous).
Bạn sẽ hiểu những nguyên tắc sử dụng và chia động từ ở dạng câu mệnh lệnh thông qua các cách giải thích đơn giản và rõ ràng tiếp theo đây. Đồng thời cũng giúp bạn thêm nhiều kiến thức mới.
Ví dụ:
Passager (hành khách) : Arrêtez ! Dừng lại!
Chauffeur (tài xế) : Montez ! Lên xe đi!
Passager (hành khác) : Conduisez-moi à la gare. Hãy chở tôi đến nhà ga.
Chauffeur (tài xế) : Mettez votre ceinture, s’il vous plaît. Làm ơn, thắt dây an toàn vào.
Passager (hành khách) : Allons-y ! Đi thôi!
Khi nào sẽ sử dụng thức mệnh lệnh?
Thức mệnh lệnh được sử dụng để đưa ra mệnh lệnh hoặc lời khuyên cho một hoặc nhiều người.
Ví dụ : Arrêtez !Montez !Conduisez-moi à la gare.
Người yêu cầu có khi sẽ nằm trong nhóm được yêu cầu. Chúng ta sẽ chia động từ ở ngôi thứ nhất số nhiều (nous).
Ví dụ: Allons-y! Chúng ta đi thôi!
Chia động từ ở thức mệnh lệnh như thế nào?
Ngôi thứ 2 số ít (tu)
Với hình thức của ngôi thức số ít dạng L’IMPÉRATIF, chúng ta chia động từ như ngôi thứ nhất số ít và bỏ chủ ngữ đi.
Vậy thì tận cùng đuôi các động từ có nguyên mẫu kết thúc là er sẽ là “e”. Những động từ khác sẽ kết thúc bằng “s”. Đối với các động từ bất quy tắc, hãy xem ở phần thì (trong bảng động từ).
Ví dụ:
- parler – Parle (nói);
- finir – Finis (kết thúc);
- vendre – Vends (bán)
Ngôi thứ nhất số nhiều (Nous)
Hình thức chia động từ của ngôi này cũng tương tự như cách chia động từ ở câu bình thường. Chỉ không xuất hiện chủ ngữ thôi. Những động từ tận cùng bằng đuôi -er và -re cũng như những động từ bất quy tắc thì phần kết thúc sẽ là -ons. Còn với động từ -ir thuộc nhóm động từ thứ 2 sẽ kết thúc bằng issons.
Ví dụ:
- parler – Parlons;
- finir – Finissons;
- vendre – Vendons
Ngôi thứ hai số nhiều (vous)
Động từ chia ở ngôi này trong câu mệnh lệnh cũng chia giống câu bình thường. Chỉ không xuất hiện chủ ngữ thôi. Những động từ tận cùng bằng đuôi -er và -re cũng như những động từ bất quy tắc thì phần kết thúc sẽ là -ez. Còn với động từ -ir thuộc nhóm động từ thứ 2 sẽ kết thúc bằng issez.
Ví dụ:
- parler – Parlez !
- finir – Finissez !
- vendre – Vendez !
Thức mệnh lệnh cũng được sử dụng ở hình thức lịch sự. Ví dụ như Attendez, madame.(xin bà cẩn thận) hoặc Veuillez vous asseoir. Xin hãy ngồi xuống.
Với các động từ phản thân
Trong câu mệnh lệnh khẳng định, động từ phản thân sẽ đứng trước, sau đó sẽ là đại từ phản thân. Ở dạng phủ định, chúng ta sẽ viết như thường lệ: Ne + đại từ phản thân + động từ phản thân đã được chia + pas.
Ví dụ:
- Lève-toi
- Ne te lève pas
- Levons-nous
- Ne nous levons pas
Lưu ý
Vài động từ bất quy tắc ở thức mệnh lệnhCertains verbes ont un impératif irrégulier.
Infinitif | Impératif |
---|---|
aller | va, allons, allez |
avoir | aie, ayons, ayez |
être | sois, soyons, soyez |
savoir | sache, sachons, sachez |
vouloir | veuille, veuillons, veuillez |
Những động từ kết thúc bằng nguyên âm: nếu thức mệnh lệnh đi kèm với đại từ thay thế như “en” và “y”, chúng ta sẽ thêm “s” vào để dễ phát âm.
Ví dụ: Vas-y!
Lưu ý : Thức mệnh lệnh của động từ s’en aller ở ngôi thứ hai số ít sẽ là → va-t-en !
Mon
Từ khóa » Câu Cầu Khiến Trong Tiếng Pháp
-
Ngữ Pháp / Thức Mệnh Lệnh | TV5MONDE: Học Tiếng Pháp
-
L'impératif – Thể Mệnh Lệnh - Học Tiếng Pháp
-
Thức Mệnh Lệnh Trong Tiếng Pháp: Cách Sử Dụng Và Cách Chia động Từ
-
Câu Mệnh Lệnh Trong Tiếng Pháp - CAP FRANCE
-
Thể Nguyên Mẫu Và Thể Mệnh Lệnh - Học Tiếng Pháp Cap France
-
Imperativ: Câu Cầu Khiến Trong Tiếng Đức (A1) - Dat Tran Deutsch
-
Thức Mệnh Lệnh Trong Tiếng Pháp
-
NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT - CÂU MỆNH LỆNH - Du Học Quang Minh
-
Câu Mệnh Lệnh Trong Tiếng Đức: Cấu Trúc Và Cách Dùng
-
Câu Cầu Khiến Trong Tiếng Anh - Cấu Trúc, Cách Dùng Và Ví Dụ
-
Tất Tần Tật Về Cấu Trúc Câu Cầu Khiến Trong Tiếng Anh
-
NGỮ PHÁP 18/33: CÂU CẦU KHIẾN - Causative Form - Thắng Phạm
-
Câu Cầu Khiến & Câu Cảm Thán - Tiếng Anh Mỗi Ngày