Thi Công Nền Mặt đường Phần 3 Docx - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Kỹ Thuật - Công Nghệ >>
- Kiến trúc - Xây dựng
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 25 trang )
Trang 51 * Lu nặng > 10T. + Theo số trục, số bánh: * Lu hai bánh, hai trục. * Lu ba bánh, hai trục. * Lu ba bánh, ba trục. - Phạm vi áp dụng: Có thể dùng cho các loại đất khác nhau như á cát, á sét, các loại đất rời. - Hiệu quả đầm nén của lu được xác định thông qua: + Áp lực của lu tác dụng lên lớp vật liệu. + Chiều sâu tác dụng của lu. - Trị số của áp lực cực đại dưới bánh lu có thể xác định theo công thức: RE.qomax=σ Trong đó: q - Áp lực trên đơn vị chiều dài của bánh lu (daN/cm); bQq = - với Q tải trọng tác dụng lên bánh lu, (daN); b - Chiều dài của bánh lu, (cm); R - Bán kính của bánh lu, (cm); Eo - Môđun biến dạng của đất, daN/cm2. - Chiều sâu tác dụng của lu bánh cứng có thể xác định theo công thức sau: (cm) qRWW30,0ho= : với đất dính (cm) qRWW35,0ho= : với đất rời W : độ ẩm của đất khi đầm nén. Wo : độ ẩm tốt nhất của loại đất đó. Lu bánh thép hai bánh hai trục Trang 52 Lu bánh thép ba bánh hai trục 5.4.1.2. Lu bánh lốp - Ưu điểm: + Tốc độ cao (3-5km/h: lu kéo theo ; với loại lu tự hành có thể đạt được 20-25km/h). + Năng suất làm việc cao. + Chiều sâu tác dụng của lu lớn (có thể tới 45cm). + Có thể điều chỉnh được áp lực lu (thay đổi áp lực hơi và tải trọng). + Sự dính bám giữa lớp trên và lớp dưới khá tốt. + Diện tiếp xúc giữa bánh lu và lớp đất lớn và không thay đổi trong suốt quá trình lu nên thời gian tác dụng của tải trọng lu lên lớp đất lớn hơn lu bánh thép do vậy khắc phục được sức cản đầm nén tốt hơn nhất là các loại đất có tính nhớt. - Nhược điểm: + Bề mặt sau khi lu không bằng phẳng. + Áp lực bề mặt lu không lớn. - Phạm vi áp dụng: có thể sử dụng cho mọi loại đất và có hiệu quả nhất đối với đất dính ẩm ướt. Trang 53 Lu bánh lốp - Áp suất lu lèn trung bình tác dụng trên diện tích tiếp xúc của bánh lốp với bề mặt lớp vật liệu: DcQKB2tbπ=σ Trong đó: B - Bán trục nhỏ của diện tiếp xúc hình Elíp. Q - Tải trọng tác dụng lên một bánh lu, (kG). D - Đường kính của bánh lu (cm) ; Kc - Hệ số cứng của lốp. - Chiều sâu tác dụng của lu bánh lốp được xác định theo công thức sau: ttPPoWWQH ϕ= Trong đó ϕ - Hệ số xét đến khả năng nén chặt của đất Với đất dính ϕ = 0,45 -0,50 Với đất rời ϕ = 0,40 - 0,45 W,Wo - Độ ẩm thực tế và độ ẩm tốt nhất của đất (%) P, Ptt - áp lực thực tế và áp lực tính toán của không khi trong bánh lu, (daN/cm2); 5.4.1.3. Lu chân cừu. - Làm việc như lu bánh sắt nhưng bề mặt được cấu tạo thêm các vấu sắt nên áp lực tác dụng lên lớp vật liệu lớn, có thể vượt quá cường độ giới hạn của đất nhiều lần, làm cho đất nằm trực tiếp dưới chân cừu bị biến dạng lớn và chặt lại. - Ưu điểm: + Áp lực bề mặt rất lớn và chiều sâu ảnh hưởng lớn do áp suất nén tập trung ở các vấu chân cừu. Do vậy độ chặt của đất khi dùng lu chân cừu cũng lớn hơn độ chặt của đất khi dùng lu bánh thép (khoảng 1.5 lần), độ chặt của lớp đất cũng đồng đều từ trên xuống dưới, liên kết giữa các lớp đất cũng chặt chẽ. + Cấu tạo đơn giản, năng suất đầm tương đối cao do có thể móc lu thành nhiều sơ đồ khác nhau (nếu là lu không tự hành). - Nhược điểm: + Khi đầm nén xong thì có một lớp đất mỏng ở trên mặt bị xới tơi ra (khoảng 4-6 cm) do ảnh hưởng của vấu chân cừu. Vì vậy, phải dùng lu bánh thép để lu lại lớp đất này nhất là khi trời mưa hoặc trước khi ngừng thi công. Trang 54 - Phạm vi áp dụng: Lu chân cừu rất thích hợp với đầm nén đất dính, không thích hợp khi đầm nén đất ít dính nhất là đất rời. Lu chân cừu - Phân loại: Lu nhẹ 4 - 20 kG/cm2 Lu vừa 20 - 40 kG/cm2 Lu nặng 40 – 100 kG/cm2 5.4.2 Đầm đất bằng đầm rơi tự do - Nguyên tắc: Biến thế năng của bản đầm thành động năng truyền cho đất làm cho đất chặt lại. - Ưu điểm: + Có chiều sâu ảnh hưởng lớn. + Có thể dùng cho tất cả các loại đất mà không đòi hỏi chặt chẽ lắm: khô quá hoặc ướt quá đều có thể đầm được. - Nhược điểm: + Năng suất thấp. + Giá thành cao. - Phạm vi áp dụng: + Dùng cho các công trình đòi hỏi chất lượng cao. + Những nơi chật hẹp, không đủ diện thi công cho máy lu làm việc. + Những nơi có nền yếu mà phải đắp lớp đất có chiều dày lớn. - Thao tác đầm: + Dùng máy xúc có lắp bản đầm di chuyển dọc theo tim đường. + Tại mỗi vị trí đứng của máy thì quay cần để đầm. + Với những lượt đầm đầu tiên thì nâng bản đầm lên chiều cao thấp sau đó nâng cao dần lên. - Ngoài bản đầm thì còn có các loại máy đầm tự hành, đầm hơi nhỏ, đầm cóc. 5.4.3 Đầm đất bằng lu rung. Trang 55 - Nguyên tắc: Dưới tác dụng của lực rung do bộ phận gây rung gây ra, các hạt đất bị dao động làm cho lực ma sát, lực dính giữa các hạt đất giảm, đồng thời dưới tác dụng của trọng lượng bản thân, trọng lượng lu các hạt đất di chuyển theo hướng thẳng đứng và sắp xếp lại chặt chẽ hơn. Bộ phận rung là các đĩa lệch tâm hoặc trục lệch tâm được gắn vào tang trống của lu bánh thép hoặc chân cừu. - Hiệu quả đầm nén phụ thuộc vào: + Tần số dao động. + Biên độ dao động. + Tải trọng tác dụng lên đất. - Ưu điểm: + Đặc biệt thích hợp với đất rời. + Chiều sâu tác dụng khá lớn (có thể đạt 1,5m). + Khi cần có thể biến lu rung thành lu tĩnh bằng cách tắt các bộ phận gây chấn động đi. - Nhược điểm: + Không thích hợp với đất dính. + Dễ ảnh hưởng đến các công trình lân cận. Lu rung 5.4.4 Kỹ thuật lu lèn đất - Để tránh làm xô dồn vật liệu (nhất là vật liệu rời rạc): lu được bắt đầu từ thấp tới cao, từ hai bên mép đường vào giữa hoặc từ phía bụng đường cong lên lưng đường cong trong trường hợp đường cong có siêu cao. Trang 56 - Tuỳ thuộc vào mỗi loại lu mà chọn sơ đồ di chuyển cho phù hợp để nâng cao năng suất lu: + Nếu dùng lu kéo theo thì chạy theo sơ đồ khép kín. + Nếu dùng lu tự hành thì chạy theo sơ đồ con thoi. a1234a5678ba1357a2468b a) Lu theo sơ đồ khép kín b) Lu theo sơ đồ con thoi Sơ đồ lu lèn - Để đảm bảo chất lượng đồng đều thì các vệt lu sau phải đè lên vệt lu trước một chiều rộng quy định. - Khi mới bắt đầu lu, vật liệu còn ở trạng thái rời rạc thì dùng lu có áp lực nhỏ, sau đó chuyển sang dùng lu nặng để tăng dần áp lực lu cho phù hợp với quá trình đất chặt dần lại (sức cản đầm nén tăng). - Để đảm bảo năng suất lu và sự ổn định cho lớp vật liệu thì cần điều chỉnh tốc độ lu cho hợp lý: ban đầu lu với tốc độ chậm, sau đó tăng dần tốc độ và giảm tốc độ trong những hành trình cuối. - Năng suất của lu được tính theo công thức sau: )ca/km(NVL01,0LLK.TNtβ+= + T: Thời gian làm việc trong 1 ca. + Kt: hệ số sử dụng thời gian. + L: chiều dài đoạn thi công, km + V: vận tốc lu khi làm việc, km/h + N: tổng số hành trình lu cần thiết N = Nck. Nht + Nck: số chu kỳ cần thực hiện. + Nht: số hành trình lu thực hiện trong mỗi chu kỳ. Nck = nNyc + Ny.c: số lượt lu/điểm cần thiết để làm chặt lớp vật liệu theo yêu cầu. Trang 57 + n: số lượt lu/điểm thực hiện được sau một chu kỳ lu. + β: hệ số xét đến việc lu chạy không chính xác theo sơ đồ. (β=1.25) 5.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐỘ CHẶT VÀ ĐỘ ẨM CỦA ĐẤT Ở HIỆN TRƯỜNG Trong quá trình đầm nén đất ta cần kiểm tra 2 chỉ tiêu sau: + Độ ẩm thực tế của đất: nhằm đảm bảo cho công tác đầm nén có hiệu quả khi đầm nén ở độ ẩm tốt nhất + Độ chặt thực tế của đất: để đơn vị thi công kiểm tra chất lượng đầm nén của đơn vị mình và không thể thiếu khi tư vấn giám sát kiểm tra nghiệm thu. Đây là một công việc nhiều khi ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thi công và gây thiệt hại kinh tế cho nhà thầu. Ví dụ là khi đắp xong một lớp đất dày 20cm, nhà thầu cần phải được tư vấn giám sát nghiệm thu độ chặt mới được thi công lớp tiếp theo. Vì vậy phải xác định chính xác, nhanh chóng để đảm bảo tiến độ thi công và có biện pháp xử lý kịp thời. 5.5.1 Các phương pháp xác định độ ẩm của đất. 5.5.1.1 Phương pháp sấy (TCVN 4196-95) a. Thiết bị thí nghiệm - Cân kỹ thuật, độ chính xác 0,1 - 0,01 g. Hiện nay có thể dùng các loại cân điện tử với độ chính xác cao. - Tủ sấy có bộ phận điều chỉnh nhiệt ( max = 3000C) - Hộp đựng mẫu - Bình giữ khô b. Trình tự thí nghiệm Lấy một khối lượng đất ~ 15g cho vào hộp đựng mẫu (đã được đánh số và biết trước khối lượng) - Đậy nắp và cân - Mở nắp hộp rồi đem sấy khô trong tủ sấy 105-1100C, đất hữu cơ có thể sấy ở 70-800C - Mỗi mẫu đất phải được sấy ít nhất 2 lần theo thời gian quy định: + 5 h : sét pha, sét + 3 h : cát, cát pha + 8h : đất chứa thạch cao hoặc hàm lượng hữu cơ > 5% Sấy lại: + 2 h : sét, sét pha, đất chứa thạch cao, tạp chất hữu cơ + 1 h : cát, cát pha Nếu đất có hữu cơ ≤ 5% có thể sấy liên tục 105±20C trong 8h với đất loại sét và 5h với đất loại cát. Nếu > 5% sấy ở 80±20C liên tục trong 12h với sét và 8h với cát. Trang 58 - Lấy mẫu ra khỏi tủ sấy, đậy nắp lại, cho vào bình hút ẩm 45’- 1h để làm nguội mẫu rồi đem cân c. Xử lý kết quả thí nghiệm 100mmmmW001−−= Trong đó: m: khối lượng hộp mẫu có nắp, (g) m0: khối lượng đất đã được sấy khô + hộp mẫu có nắp, (g) m1: khối lượng đất ướt + hộp mẫu có nắp, (g) Kết quả của 2 lần xác định song song chênh lệch nhau > 10% Wtb thì phải tăng số lần xác định. 5.5.1.2. Phương pháp đốt cồn Phương pháp này dùng cồn để đốt làm bay hơi nước thường dùng ngoài hiện trường. Dùng cồn đốt vì nhiệt độ khi đốt không quá cao, không làm cháy, phân huỷ các liên kết của khoáng vật. a. Thiết bị thí nghiệm: Thiết bị thí nghiệm giống như phương pháp dùng tủ sấy nhưng thay tủ sấy bằng cồn công nghiệp 950 b. Trình tự thí nghiệm: + Cho mẫu đất vào hộp kim loại và đem cân + Đổ cồn vào mẫu đất với khối lượng vừa đủ làm ướt bề mặt mẫu (đổ nhiều sẽ tốn cồn). + Châm lửa cho cháy cồn, có thể dùng que kim loại khoắng để nước bay hơi nhanh. Khi lửa tắt, đổ thêm cồn và đốt tiếp. Đốt đến khi khối lượng mẫu không đổi (thường là 3-4 lần) + Đậy nắp kín, để nguội, cân xác định khối lượng c. Xử lý kết quả thí nghiệm: Giống phương pháp sấy. 5.5.1.3 Phương pháp thể tích - Phương pháp này không phải sấy khô mẫu đất mà chỉ cần xác định thể tích phần rắn và lỏng trong đất. Phương pháp này thích hợp với đất rời (cát, sạn). a. Thiết bị thí nghiệm: - Ống đong hoặc bình đựng có thể xác định được thể tích (500-1000cm3). - Cân kỹ thuật có độ chính xác 0.1-0.01g b. Trình tự thí nghiệm: - Xác định thể tích bình (hoặc ống đong) Trang 59 - Cân bình không được khối lượng P1 - Đổ nước cất đến vạch chuẩn, cân lại được khối lượng P2 - Lấy lượng đất cần thí nghiệm PW. Cho lượng đất này vào bình (không có nước), cân bình và đất được khối lượng P3 - Cho nước vào bình, dùng que khuấy để phân tán các hạt, đuổi hết bọt khí. Đổ thêm nước đến vạch chuẩn. Cân được khối lượng P4 c. Xử lý kết quả thí nghiệm: Độ ẩm của đất W được xác định theo công thức sau: %100VPPVW1nwrW1−γγ−= Trong đó: Pw: khối lượng đất ẩm ór: khối lượng riêng của đất (~ 2,65 - 2,7 g/cm3) ón: khối lượng riêng của nước (có thể lấy 1g/cm3), thay đổi theo nhiệt độ V1:thể tích mẫu đất (gồm phần rắn và lỏng) cm,PP)PP(Vn34n121γ−−γ−= P1: khối lượng bình không, g P2: khối lượng bình + nước P3: khối lượng bình + đất P4: khối lượng bình + đất + nước 5.5.1.4 Phương pháp cân trong nước - Cần xác định khối lượng bằng phương pháp cân trong không khí và sau đó cân trong nước - Sử dụng cân thuỷ tĩnh - Dùng cho loại đất dễ tan rã, phân tán trong nước - Trình tự thí nghiệm: + Cân mẫu đất ẩm trong không khí Pw + Cân mẫu đất ẩm trong nước P2 1PPWrnr2W−γγ−γ×= Pw : khối lượng đất cân trong không khí (g) P2 : khối lượng mẫu cân trong nước (g) ór : khối lượng riêng của đất, g/cm3 ón : khối lượng riêng của nước, g/cm3 Trang 60 5.5.2 Các phương pháp xác định độ chặt của đất 5.5.2.1 Phương pháp dao đai đốt cồn. a. Dụng cụ thí nghiệm. - Dao đai có miệng vát (chiều cao H, đường kính D) để lấy được mẫ đất nguyên dạng. - Búa đóng, - Dao gọt đất. - Dụng cụ xác định độ ẩm: cồn, cân kỹ thuật. b. Cách tiến hành thí nghiệm. - Cân dao vòng được khối lượng P2. - Xác định vị trí cần tiến hành thí nghiệm: + Xác định vị trí theo mặt bằng. + Xác định vị trí theo chiều sâu. - Làm phẳng bề mặt nơi cần lấy mẫu thí nghiệm. - Đặt dao vòng lên mặt đất nơi cần lấy mẫu, úp mũ dao lên và dùng búa đóng để dao ngập hết vào trong đất. - Đào đất xung quanh dao vòng rồi lấy mẫu lên, gạt phẳng bề mặt đất. - Cân cả dao và đất được khối lượng P1. - Lấy một lượng đất nhỏ trong dao vòng để làm thí nghiệm xác định độ ẩm bằng phương pháp đốt cồn. c. Tính toán kết quả - Dung trọng ẩm của đất: )3cm/g(VPP21w−=γ Trong đó: P1 – Khối lượng của dao đai và đất ẩm, (g) P2 – Khối lượng dao đai, (g) V - Thể tích đất trong dao đai, (cm3) - Khối lượng thể tích khô của đất: Trang 61 )3cm/g(W01.01wk+γ=γ - Đem so sánh kết quả đã tính được với độ chặt tiêu chuẩn tìm được bằng thí nghệm đầm nén tiêu chuẩn để xem đã đầm nén đến độ chặt yêu cầu hay chưa, đồng thời có cách điều chỉnh độ ẩm cho phù hợp. - Nhận xét: Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ làm, nhưng có nhược điểm là chỉ sử dụng được cho những loại đất không có hạt thô. 5.5.2.2. Phương pháp dùng phao Covaliep. - Đây là phương pháp xác định rất nhanh độ chặt và độ ẩm của đất ở hiện trường. - Nguyên tắc làm việc của phao là dựa vào sức đẩy của nước để xác định trọng lượng. a. Dụng cụ thí nghiệm - Phao Covalép - Dao dai, búa đóng…. - Bát đựng đất, chày cao su để nghiền đất b. Trình tự thí nghiệm: + Dùng dao vòng lấy đất nguyên dạng như ở trên, sau đó cho toàn bộ đất trong dao vòng vào phao rồi thả phao vào thùng nước. + Căn cứ vào ngấn nước chìm xuống ta đọc được trị số khối lượng thể tích ẩm của đất γw ở thang Bλ. + Lấy đất trong phao nghiền nhỏ trong nước, khuấy đều sao cho không còn bọt khí thoát ra ngoài rồi đổ vào bình treo dưới đáy phao và thả cả phao và bình đeo vào nước. + Do trọng lượng bản thân của các hạt đất phao sẽ chìm xuống. Trên phao có ba vạch thang đo ứng với ba loại đất đặc trưng: cát (thang A), sét (thang B) và đất đen ( thang C). Căn cứ vào ngấn nước chìm xuống và tuỳ theo loại đất ta đọc được trị số khối lượng thể tích khô của đất γk. + Từ kết quả đọc được trên phao ta có thể tính được độ ẩm tự nhiên của đất: (%)100Wkkwγγ−γ= Trang 62 Cấu tạo phao Covaliep Nhận xét: Phương pháp này có ưu điểm là thí nghiệm đơn giản, nhanh, không tốn kém nhưng có nhược điểm: + Do phải lấy mẫu nguyên dạng bằng dao vòng nên chỉ thực hiện được với những loại đất hạt nhỏ, còn với những loại đất hạt lớn như: đất cấp phối sỏi đồi, Laterite, cấp phối thì cần phải dùng phương pháp khác. + Khi thí nghiệm đất sét thì không chính xác do đất sét khó thoát khí ra ngoài. 5.5.2.3 Phương pháp cân trong nước. - Dụng cụ thí nghiệm. Ống đo nước 500cm3. 1- Bình thuỷ tinh hình cầu 500-800cm3. 2- Ống pipét. 3- Thùng đựng nước. 4- Dao đai. Vạch sơn 1. Thùng treo ở đáy phao 2. Phao 3. Ống phao 4. Thang đo dung trọng ẩm (thang Bλ) 5, 6, 7. Thang đo dung trọng khô (A, B, C) 8. Móc 9. Miếng đồng 10. Dao đai 11. Phễu 12. Dao gọt đất 13. Vỏ thùng 14. Các viên chì 15. Vách ngăn 16. Nút phao 17. Ống cao su 18.Đế Trang 63 Trên bình cầu có đánh dấu vạch sơn khống chế trọng lượng (P0). Khi đổ đất và nước vào bình cầu và thả vào thùng nước, nếu ngấn nước chìm đến vạch sơn thì đất và nước trong bình sẽ có trọng lượng P0. - Trình tự thí nghiệm. Dùng dao đai lấy mẫu đất rồi đổ đất trong dao đai vào bình cầu và đặt bình cầu vào nước. Dùng ống đong nước đổ từ từ nước vào bình cầu cho đến khi ngấn nước ở trong thùng trùng với vạch sơn trên bình. Khối lượng thể tích ẩm của đất được tính theo công thức sau: VPP10w−=γ Trong đó: P0: Khối lượng ứng với vạch trên bình cầu (đã xác định trước). P1: Khối lượng nước thêm vào. V: Thể tích dao đai. Nhận xét: + Ưu điểm: Nhanh, không tốn kém. + Nhược điểm: Giống phương pháp phao Covalep. 5.5.2.4 Phương pháp rót cát. a. Dụng cụ thí nghiệm. - Bộ phễu rót cát gồm: phễu rót cát, bình chứa cát, đĩa đệm, đinh đỉa - Choòng, đục - Cân: một chiếc cân có thể cân được đến 15kg có độ chính xác đến 1g (để xác định khối lượng thể tích ướt của mẫu), một chiếc có thể cân được đến 800g với độ chính xác tới 0.01g (để xác định độ ẩm của mẫu). - Để xác định độ ẩm có thể dùng tủ sấy hoặc dùng cồn. - Cát thí nghiệm: dùng cát sạch, khô ráo và đảm bảo kích thước hạt từ: 0,5 – 1mm. b. Trình tự thí nghiệm. - Xác định γcát: + Cho cát vào bình và đem cân cả bình và cát được Gc1. + Chọn vị trí bằng phẳng, đặt phễu rót cát lên và mở van cho cát chảy. + Khi cát ngừng chảy, khoá van, đem cân cả bình và cát còn lại được Gc2. + Khối lượng thể tích riêng của cát được xác định theo công thức sau: VGG2c1cc−=γ Với V là thể tích phễu (V=1 lít). - Xác định vị trí cần tiến hành thí nghiệm: + Xác định vị trí theo mặt bằng. Trang 64 + Xác định vị trí theo chiều sâu. - Đặt dao vòng lên mặt đất nơi cần tiến hành thí nghiệm. - Làm phẳng bề mặt đất và đặt đĩa đệm lên mặt đất và cố định lại bằng các đinh đỉa. - Dùng choòng đào đất trong phạm vi của đĩa đệm với chiều sâu của hố đào khoảng 10cm -15 cm. Nếu chiều dày lớp vật liệu không quá 20 cm thì đào hết chiều sâu lớp vật liệu đó. - Lấy toàn bộ đất đào trong hố và cân được khối lượng là Qđất. - Cho cát tiêu chuẩn vào bình chứa, cân cả hệ gồm: bình chứa cát, cát và phễu rót cát được khối lượng là Q1. - Đặt phễu rót cát lên đĩa đệm, mở van cho cát chảy vào trong hố. - Khi cát đã ngừng chảy thì khoá van lại và đem cân hệ gồm: bình chứa cát, cát thừa trong bình và phễu rót cát được khối lượng là Q2. Mô hình phương pháp rót cát Trang 65 Phễu rót cát c. Tính toán kết quả. Qcát (hố+phễu) = Q1 – Q2 Vhố + phễu VQQ21−= Vhố = Vđất = Vhố+phễu – Vphễu - Dung trọng ẩm của đất: datdatwVQ=γ (g/cm3) - Khối lượng thể tích khô của đất: W01.01wk+γ=γ (g/cm3) - Đem so sánh kết quả đã tính được với độ chặt tiêu chuẩn tìm được bằng thí nghệm đầm nén tiêu chuẩn để xem đã đầm nén đến độ chặt yêu cầu hay chưa, đồng thời có cách điều chỉnh độ ẩm cho phù hợp. Nhận xét: Đây là phương pháp có độ tin cậy khá cao, thực hiện nhanh chóng và có thể thí nghiệm với mọi loại đất. Hiện nay phương pháp này được áp dụng phổ biến trong công tác kiểm tra, nghiệm thu độ chặt và độ ẩm đất nền đường. 1 2 3 4 5 6 1-Nắp bình 2-Khe trong suốt để quan sát cát chảy 3- Bình đựng cát 4-Van đóng mở 5-Phễu có V=1lít 6-Đĩa đệm Trang 66 5.5.2.5 Phương pháp đồng vị phóng xạ. Ưu điểm: Nhanh, không phá hoại kết cấu. Nhược điểm: Tốn kém, độ chính xác không cao khi gặp đá. CCCCH¦¥NG H¦¥NG H¦¥NG H¦¥NG 6666. . Trang 67 THI CÔNG NỀN ĐƯỜNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP NỔ PHÁ 6.1 KHÁI NIỆM 6.1.1 Khái niệm. - Trong nhiều trường hợp, nổ phá là phương pháp duy nhất để xây dựng nền đường. - Nổ phá là tận dụng năng lượng to lớn sinh ra khi nổ của thuốc nổ để phá vỡ đất đá. 6.1.2 Ưu nhược điểm. 6.1.2.1. Ưu điểm. - Năng suất cao, giá thành hạ. - Tốc độ thi công nhanh. 6.1.2.2. Nhược điểm. - Độ an toàn kém. - Dễ gây chấn động đến các công trình xung quanh, có thể gây sụt lở nền đường về lâu dài sau khi thi công xong. - Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. 6.1.3 Phạm vi áp dụng. - Phương pháp nổ phá thường được sử dụng trong các trường hợp sau : + Xây dựng nền đường ở các đoạn gặp đá hoặc đất cứng. + Xây đựng nền đường trong trường hợp yêu cầu thi công nhanh gấp. + Xây dựng nền đắp cao hoặc các đập lớn. + Xây dựng đường hầm. + Phá cây, chướng ngại vật trong phạm vi xây dựng. + Khai thác vật liệu xây dựng. 6.2 THUỐC NỔ 6.2.1 Khái niệm. - Nổ là sự giải thoát cực kỳ nhanh chóng một năng lượng lớn và một khối lượng lớn chất khí. Lượng khí sinh ra khi nổ trong điều kiện nhiệt độ cao, thời gian ngắn sẽ tạo nên áp lực rất lớn phá vỡ môi trường xung quanh. - Một hợp chất hoá học hay một hỗn hợp cơ học ở thể rắn, lỏng hay khí, có khả năng gây ra hiện tượng nổ khi chịu tác dụng của nhân tố bên ngoài (đốt, đập) gọi là thuốc nổ ( hoặc chất nổ). 6.2.2 Phân loại thuốc nổ. - Theo thành phần: thuốc nổ chia làm hai loại chính : + Hợp chất hóa học: là chất hoá học thuần nhất chứa các nguyên tố cần thiết (nguyên tố cháy và ôxy hoá) để tham gia phản ứng nổ. Các thành phần của thuốc nổ liên kết chặt chẽ với nhau không thể phân ly bằng các biện pháp vật lý đơn giản. Tiêu biểu cho loại này như Nitrôtoluen, Nitroglyxêrin, Trinitrôtôluen, Fuyminat thuỷ ngân Trang 68 Ví dụ : phản ứng hoá học nổ của nitroglyxerin là : 4C3H5(ONO2)3 = 12CO2 + 10H2O + 6N2 + O2 + Hỗn hợp cơ học: Loại thuốc nổ gồm nhiều thành phần trộn với nhau theo một tỉ lệ nhất định, trong đó nhiều nhất là chất cháy (chứa các bon) và chất cung cấp ô xy. Các thành phần này không kết hợp hóa học nên dễ phân ly. Tiêu biểu cho loại này là Amônít, đinamit, thuốc nổ đen - Theo công dụng thực tế cũng có thể phân thuốc nổ thành mấy loại sau: + Thuốc gây nổ: là loại thuốc nổ có tốc độ nổ và độ nhạy rất lớn, thường dùng trong kíp nổ. Tốc độ nổ có thể đạt 2000-8000m/s. Chỉ cần va chạm mạnh hoặc nhiệt năng là nổ. Điển hình cho loại này là Fuyminat thuỷ ngân Hg(CNO)2, adit chì PbN6. + Thuốc nổ chính: là thuốc nổ chủ yếu dùng để nổ phá, có độ nhạy tương đối thấp, phải có thuốc gây nổ tác dụng thì mới có thể nổ được. Tuỳ theo tốc độ nổ được chia thành ba loại: Thuốc nổ yếu, có tốc độ nổ nhỏ hơn 1000m/s (thuốc đen). Thuốc nổ trung bình, tốc độ nổ khoảng 1000-3500m/s như Amoni nitorat NH4NO3. Thuốc nổ mạnh, có tốc độ nổ lớn hơn 3000m/s, có khi tới 7000m/s. Loại này có sức công phá mạnh như TNT, Dinamit. 6.2.3 Thành phần, tính năng một số loại huốc nổ. + Thuốc đen: Là hỗn hợp Kali Nitrat (KNO3) hoặc Natri nitrat (NaNO3) với lưu huỳnh và than gỗ theo tỷ lệ 6:3:1. Thuốc đen rất dễ cháy, tốc độ nổ thấp (400m/s), sức nổ yếu, thường dùng làm dây cháy chậm. + Amôni nitrat NH4NO3: Đây chính là phân hoá học dùng trong nông nghiệp, tốc độ nổ khoảng 2000-2500m/s. Loại thuốc này tương đối an toàn, giá thành thấp nên được dùng rộng rãi. + Amônit: Hỗn hợp do amôn nitrat được trộn thêm một phần thuốc nổ khác và bột gỗ. Tốc độ nổ khoảng 2500m/s. Amônit không nhạy với va chạm, ma sát, không bắt cháy khi gặp lửa, khi nổ sinh ra ít khí CO2, do vậy tương đối an toàn và được dùng khá phổ biến. + Trinitrotoluen, gọi tắt là TNT: công thức hoá học là C6H2(NO3)CH3, là loại thuốc nổ mạnh, màu vàng nhạt, không tan trong nước, vị đắng. TNT độ nhạy không cao, là loại thuốc nổ an toàn. Khi nổ sinh ra nhiều khí độc CO nên chỉ dùng để nổ ngoài trời hoặc dưới nước, không dùng để nổ phá trong hầm, công trình ngầm. + Đinamit: Là hỗn hợp Nitroglyxêrin keo C3H5(ONO2)3 với Kali nitrat hoặc Amôn nitrat. Là loại thuốc nổ mạnh ở thể keo. Tốc độ nổ 6000-7000m/s. Điamit rất nhạy với tác dụng xung kích, ma sát, lửa, nhiệt độ nhất là nhiệt độ +100C (ở nhiệt độ này Đinamit kết tinh nên rất dễ nổ). Đinamit không hút ẩm, không sợ nước, nổ được cả dưới nước, khi nổ không sinh ra khí độc. Trang 69 6.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP GÂY NỔ VÀ VẬT LIỆU GÂY NỔ Năng lượng gây nổ có thể tồn tại dưới dạng quang năng, nhiệt năng, cơ năng hay dùng năng lượng nổ phá của một khối thuốc nổ khác. 6.3.1 Gây nổ bằng kíp nổ thường - Vật liệu gây nổ cần thiết gồm kíp nổ thường và dây cháy chậm. a) Kíp nổ - Kíp nổ là một ống tròn bằng kim loại hoặc bằng giấy bìa cứng, đường kính ống khoảng 6-8mm, dài 35-51mm. Trong kíp nổ: một nửa phía đáy chứa thuốc nổ mạnh, tiếp đó trong phần mũ kíp chứa thuốc gây nổ (Fuyminat thuỷ ngân Hg(CN0)2 hoặc Adit chì PbN6). Phần đầu kíp có một đoạn ống dài 15mm để đưa dây cháy chậm vào. Đáy kíp lõm vào để tập trung năng lượng nổ của kíp nổ do đó dẽ ràng gây nổ các khối thuốc nổ. - Kíp nổ cần được bảo quản nơi khô ráo (tránh tình trạng kíp nổ không nổ, phải xử lý mìn câm), tránh va chạm hoặc xung kích mạnh. b) Dây cháy chậm. - Có đường kính khoảng 5-6mm, lõi dây chấy chậm là thuốc nổ đen, ở giữa lõi có sợi dây dẫn bằng dây gai, bên ngoài được quấn chặt bằng các sợi giấy phòng nước, rồi đến dây gai hoặc dây chất dẻo, ngoài cùng quét bitum phòng ẩm. Dây cháy chậm có hai loại: loại phổ thông có tốc độ cháy 100-200m/s, loại cháy chậm có tốc độ cháy 180-210m/s hoặc 240-350m/s. Cấu tạo dây cháy chậm - Ưu điểm: đơn giản, dễ sử dụng, không đòi hỏi các thiết bị phức tạp. - Nhược điểm: + Không gây nổ đồng thời cho nhiều khối thuốc nổ được. + Khó kiểm soát được sự làm việc bình thường của hệ thống gây nổ. + Độ an toàn không cao do phải tiếp cận gần khối thuốc nổ, lượng khí độc hại thoát ra nhiều. 6.3.2 Gây nổ bằng kíp nổ điện Thuốc nổ đen 1- Ống kim loại hoặc ống giấy. 2- Thuốc nổ mạnh. 3- Đáy lõm. 4- Thuốc gây nổ. 5- Mắt ngỗng. 6- Dây cháy chậm. Trang 70 - Vật liệu gây nổ cần thiết gồm kíp nổ điện , dây dẫn điện và nguồn điện. - Kíp nổ điện có cấu tạo giống như kíp nổ thường có lắp thêm bộ phận dẫn điện và một dây tóc bóng đèn để điểm hoả làm cho kíp nổ. Điện trở của kíp điện từ 1-3,5Ω, dây dẫn điện là dây đồng đường kính 0,5-1mm. - Điều kiện để cho kíp điện nổ là dòng điện tạo ra một nhiệt lượng đủ lớn làm cho thuốc cháy. Q = 0.24I2Rt Trong đó: I: Cường độ dòng điện. R: Điện trở của kíp. t: thời gian cháy của thuốc trong kíp. Như vậy, trong mạch điện, kíp có điện trở lớn sẽ nổ trước nên sẽ rất nguy hiểm và không đảm bảo yêu cầu nổ phá. Để tránh tình trạng trên, người ta quy định: điện trở các kíp nhỏ hơn 1.25Ω thì các kíp phải có điện trở không được chênh nhau quá 0.25Ω còn khi điệm trở của kíp lớn hơn 1.25Ω thì điện trở của kíp không được chênh nhau quá 0.3Ω. - Cường độ dòng điện cũng ảnh hưởng đên độ nhạy của kíp, vì vậy phải quy định độ lớn của dòng điện gây nổ. Khi dòng điện có cường độ nhỏ thì tốc độ tăng nhiệt của dây tóc chậm, thời gian toả nhiệt dài do vậy độ nhạy của kíp giảm đi. Ngược lại, nếu cường độ dòng điện lớn đến mức nào đó thì độ nhạy của kíp sẽ trở nên giống nhau mặc dù chúng có khác nhau về điện trở. Vì vậy phải quy định trị số dòng điện tối thiểu khi nổ. Thông thường, đối với dòng điện một chiều Imin = 1.8A và dòng xoay chiều Imin = 2.5A - Khi muốn nổ nhiều kíp thì mắc chúng thành mạch điện theo các sơ đồ: song song, nối tiếp hoặc hỗn hợp. + Sơ đồ mắc nối tiếp: giữa các kíp được mắc nối tiếp với nhau, đỡ tốn dây nhưng không tin cậy vì nếu có một kíp không nổ thì cả mạch sẽ hở và không nổ đồng loạt được. + Mắc song song: có thể đảm bảo độ tin cậy vì các kíp độc lập với nhau nhưng tốn dây. + Mắc hỗn hợp: mắc song song từng nhóm và từng nhóm mắc nối tiếp với nhau. 1- Ống kim loại hoặc ống giấy. 2- Thuốc nổ mạnh. 3- Đáy lõm. 4- Thuốc gây nổ. 5- Mắt ngỗng. 6- Dây tóc. 7- Thuốc cháy. 8-Dây dẫn điện Trang 71 - Nhiệm vụ của việc thiết kế gây nổ bằng điện là: chọn cách mắc điện, bố trí mạng lưới điện gây nổ và tính toán nguồn điện cần thiết. - Chọn cách mắc điện tuỳ thuộc vào: số lượng, vị trí các lỗ mìn, các khối thuốc nổ. - Cần tính toán để xác định được yêu cầu của nguồn điện : căn cứ vào mạch điện, tính được cường độ dòng điện mạch ngoài, mạch nhánh và trên từng kíp điện. Để đảm bảo yêu cầu nổ được thì cường độ dòng điện thông qua mỗi kíp phải lớn hơn cường độ dòng điện tối thiểu gây nổ. - Khi thi công nổ phá gây nổ bằng năng lượng điện thì cần đặc biệt chú ý tới công tác kiểm tra trong và sau khi mắc điện để đảm bảo an toàn, hiệu quả. Nhận xét : phương pháp gây nổ bằng điện khắc phục được tất cả các thiếu sót của phương pháp gây nổ bằng kíp thường, thực hiện được mọi ý đồ nổ phá, nâng cao và phát huy được hiệu quả của thuốc nổ. Tuy nhiên để thực hiện được việc đó thì công tác tính toán, kiểm tra phải được thực hiện rất nghiêm ngặt và chính xác . 6.3.3 Gây nổ bằng dây nổ - Khác với các phương pháp gây nổ bằng kíp, phương pháp này chỉ cần dây nổ đặt trong mỗi khối thuốc nổ. - Dây nổ có dạng giống dây cháy chậm, vỏ ngoài có quấn sợi màu đỏ hoặc vân đỏ để phân biệt với dây cháy chậm. Ruột của dây nổ là loại thuốc gây nổ mạnh như trimêtilen-trinitin C3H6N3(NO2)3, ở giữa có sợi dây lõi để phân phối thuốc nổ cho đều. Vỏ chống ẩm của dây truyền nổ có thể bảo đảm cho dây không bị ẩm sau 12 giờ ngâm nước. - Do lõi thuốc của dây truyền nổ có tốc độ nổ rất lớn (6800-7200m/s) nên khi được gây nổ từ một kíp nổ, dây truyền nổ sẽ truyền nổ tức thì tới gói thuốc nổ. - Khi cần nổ nhiều khối thuốc nổ thì cũng tiến hành mắc thành mạng: song song hoặc nối tiếp. 1- Kíp nổ 2- Dây truyền nổ 3- Khối thuốc nổ a) Song song b) Nối tiếp c) Bó song song + Mắc song song: thường dùng khi chiều sâu đặt thuốc nổ lớn, cự ly giữa các lỗ thuốc xa. + Mắc nối tiếp: thường ít dùng vì độ tin cậy không cao. + Mắc bó song song: dùng khi các khối thuốc nổ bố trí rất sát nhau. - Cách nối dây truyền nổ: Có hai cách như hình vẽ sau: Dây cuốn hoặc băng dính 30-50cm Hướng truyền nổ Dây truyền nổ chính Dây truyền nổ nhánh 30-40cm Dây truyền nổ chính Hướng truyền nổ Trang 72 - Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, khá an toàn do không phải cắm kíp vào khối thuốc nổ, đơn giảm và có thể gây nổ đồng thời hoặc thứ tự nhiều khối thuốc nổ. Áp dụng nhiều tại các mỏ khai thác lộ thiên. - Nhược điểm : khó kiểm tra được mạng lưới gây nổ, giá thành cao. 6.4 TÁC DỤNG CỦA NỔ PHÁ VỚI MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH PHÂN LOẠI TÁC DỤNG NỔ PHÁ 6.4.1 Tác dụng nổ phá với môi trường đất đá đồng chất và vô hạn - Khi nổ, khí nổ xung kích mạnh vào môi trường đất đá xung quanh tạo thành sóng nổ. Trong môi trường đồng chất, sóng nổ này sẽ lan truyền đều hình thành sóng nổ hình cầu. Ở vùng trung tâm thì áp lực của sóng nổ rất lớn những càng truyền xa thì áp lực càng giảm vì nó phải vượt qua sức cản của đất đá. - Nhờ áp lực của sóng nổ mà đất đá bị phá hoại hoặc bị di chuyển đi chỗ khác. - Tác dụng phá hoại phụ thuộc áp lực nổ nên càng ra xa thì tác dụng này càng yếu đi. - Tác dụng nổ phá trong môi trường đồng chất vô hạn được chia thành 4 vùng như sau: + Vùng l (R<R1): sát trung tâm đặt thuốc, áp lực nổ lớn nhất nên đất đá bi vụn nát. Vì thế Vùng 1 gọi là Vùng vụn nát hay ép co. + Vùng 2 (R1<R<R2): Vùng phá tung, áp lực còn lớn nên đất đá bị vỡ thành từng mảnh, nếu có mặt thoáng thì các mảnh vỡ bị đẩy tung lên. + Vùng 3 (R2<R<R3): tức Vùng phá om , áp lực chỉ đủ sức phá hoại sự liên kết giữa các phần tử đất đá tại chỗ mà không đẩy chúng đi được. + Vùng 4 (R3<R<R4): Vùng chấn động, áp lực đã yếu chỉ đủ sức gây chấn động. R1: Bán kính ép co R2: Bán kính nổ tung R3: Bán kính nổ om R4: Bán kính chấn động - Ranh giới thực tế của từng phạm vi là không rõ rệt . Bán kính bao của 3 Vùng 1,2,3 là có ý nghĩa thực tế: biểu thị phạm vi bị phá hoại do nổ phá được gọi đó là bán kính phá hoại R. 6.4.2 Tác dụng nổ phá trong môi trường đồng chất có mặt tự do R4 R 3 R 2 R13 2 4 Trang 73 Trong môi trường đồng chất, có mặt tự do, tác dụng nổ phá sẽ tập trung vào chỗ có sức cản nhỏ nhất, tức là các chỗ có khoảng cách từ tâm gói thuốc nổ đến mặt thoáng nhỏ nhất. Khoảng cách này gọi là đường kháng nhỏ nhất W. - Trường hợp a: W > R3 sau khi nổ, mặt đất chỉ bị rung động và không có vết tích phá hoại, tác dụng nổ phá trong lòng đất tạo thành một khoảng trống ngầm. Trường lợp này được gọi là nổ ngầm . - Trường hợp b : R2 < W ≤≤≤≤ R3 : sau khi nổ, đất đá chỉ bị nứt nẻ vỡ thành hòn nằm tại chổ và mặt đất bị Vùng lên. Hình thức nổ như vậy gọi là nổ om - Trường hợp c : W ≤≤≤≤ R2 sau khi nổ, đất đá sẽ tạo nên một hình chóp nón gọi là phễu nổ. Một phần đất đá bị bắn đi xa và rơi ra xung quanh phễu, phần còn lại rơi trở lại lấp lòng phễu. Trường hợp này gọi là nổ tung. Nhận xét: Trong môi trường đồng chất có mặt thoáng tự do, kết quả nổ phá (nổ ngầm, nổ om, nổ tung) phụ thuộc vào W (cách bố trí thuốc nổ) và bán kính R (lượng thuốc nổ, loại thuốc nổ và loại đất đá) 6.4.3 Phân loại tác dụng nổ phá. - Do R luôn thay đổi theo lượng thuốc nổ, loại thuốc nổ và loại đất đá nên để phân loại hình thức nổ, người ta thường dùng chỉ tiêu là chỉ số nổ n : Wrn = Trong đó: n: Chỉ số nổ. r : bán kính phễu nổ. W: đường kháng nhỏ nhất. Nếu: n > l : Nổ tung mạnh. n = 1,0 : Nổ tung tiêu chuẩn (tạo nên một phễu tiêu chuẩn). 0,75 < n < 1,0 : Nổ tung yếu . n = 0,75 : Nổ om tiêu chuẩn n < 0,75 : Chuyển từ hình thức nổ om sang nổ ngầm. - Tiến hành nổ phá theo hình thức nổ nào là tùy thuộc thuộc vào mục đích yêu cầu nổ phá, từ đó chọn chỉ số nổ n cho phù hợp. W R 3 W r R W R r R 2 R 3 R 1 R 2 a) Nổ ngầm b) Nổ om c) Nổ tung Trang 74 - Ví dụ: nổ ngầm thường chỉ dùng để mở rộng lỗ khoan tạo thành bầu chứa được nhiều thuốc nổ. Muốn đất đá được hất đi xa thì thiết kế cho nổ tung mạnh. Trong trường hợp nền đường qua vách đá cheo leo chỉ cần đá vỡ và tự lăn đi thì chỉ cần thiết kế cho nổ om . - Trong trường hợp có càng nhiều mặt tự do thì hiệu quả nổ phá càng tăng .Vì thế cần cố gắng lợi dụng địa hình để bố trí nổ phá trong điều kiện có nhiều mặt thoáng. 6.5 TÍNH TOÁN LƯỢNG THUỐC NỔ. - Lượng thuốc phải tính toán sao cho đạt được hiệu quả nổ phá mà không gây ảnh hưởng đến sự ổn định của nền đường và an toàn thi công. - Công thức tính lượng thuốc nổ cần thiết Q(kg) cho trường hợp đất đá đồng chất, địa hình bằng phẳng, có một mặt tự do và cho nổ với hình thức nổ tung tiêu chuẩn là : Q = q V (kg) Trong đó : V: là thể tích hình phễu đất đá bị phá hoại sau khi nổ mìn. q: lượng thuốc nổ đơn vị (kg/m3). Là lượng thuốc nổ cần thiết để phá vỡ 1m3 đất đá và thuốc nổ là loại thuốc nổ tiêu chuẩn (Amonit số 9). Thể tích phễu nổ : 3WrV2π= Vì nổ tung tiêu chuẩn nên: Wrn==1 Do đó: Vậy Q=qW3 - Khi dùng thuốc nổ không phải là thuốc nổ tiêu chuẩn thì: Q=eqW3 Trong đó: e là hệ số điều chỉnh lượng thuốc đơn vị q trong trường hợp thi công bằng loại thuốc nổ không phải thuốc nổ tiêu chuẩn. 6.6 CÁC PHƯƠNG PHÁP NỔ PHÁ VÀ ỨNG DỤNG TRONG XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG 6.6.1 Phương pháp nổ ốp (nổ dán) - Thường hạn chế dùng phương pháp này, chỉ áp dụng khi phá đá mồ côi, đào gốc cây hoặc khi không có điều kiện để khoan đào tạo lỗ mìn. 6.6.2. Phương pháp lỗ mìn. 332W3W3WWV ≈π=π= - Đặt thuốc nổ vào chỗ lõm trên bề mặt vật định phá, sau đó lấp đất và cho nổ. - Ưu điểm của phương pháp này là rất đơn giản, không phải khoan, đào để tạo lỗ mìn nhưng hiệu quả nổ phá rất thấp, tốn thuốc nổ, không kinh tế. Thuốc nổ Trang 75 - Tiến hành khoan, đào, đục vào đá cần nổ phá theo 1 hướng nào đó (thẳng đứng, ngang hoặc xiên) các lỗ đặt thuốc nổ có đường kính F< 300mm : lỗ mìn. Sau đó tiến hành nạp thuốc nổ, lấp lỗ mìn và tiến hành gây nổ. - Tuỳ theo đường kính, độ sâu lỗ mìn mà có thể chia thành 2 loại: + Lỗ mìn nông + Lỗ mìn sâu 6.6.2.1. Nổ phá lỗ mìn nông (lỗ nhỏ): - Đường kính lỗ mìn : F = 25 – 50mm. - Chiều sâu lỗ mìn : h ≤ 5m Tạo lỗ mìn bằng khoan hơi ép hoặc đục bằng choòng (nhân công) - Ưu điểm: + Thi công tạo lỗ khá đơn giản + Không bị hạn chế bởi địa hình (có thể bố trí các lỗ mìn có vị trí và phương khác nhau) + Ảnh hưởng do chấn động tới môi trường xung quanh là nhỏ. - Nhược điểm: Đường kính lỗ mìn nhỏ, lượng thuốc nạp bị hạn chế (khoảng 1,5kg) nên năng suất nổ phá không cao (một lỗ không quá 10m3). - Phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong các trường hợp sau : + Đào nền đường nông (h≤ 5m). + Đào rãnh, tu sửa ta luy. + Mở rộng nền đường trong trường hợp tuyến nâng cấp cải tạo + Phá đá mồ côi, phá gốc cây. + Đào hầm đặt thuốc nổ. a) Nền đào nông b) Nền mở rộng 6.6.2.2. Nổ phá lỗ mìn sâu: - Đường kính lỗ mìn : F ≥ 75mm. - Chiều sâu lỗ mìn : h > 5m -> Tạo lỗ mìn bằng máy khoan - Ưu điểm: Đường kính lỗ mìn khá lớn -> nạp được nhiều thuốc nổ nên phương pháp này có một số ưu điểm như : + Năng suất cao, lượng đất đá phá được lớn. + Tăng nhanh được tiến độ thi công. - Nhược điểm: + Sau khi nổ phá thì có khoảng 10 – 15% đá tảng cần phải phá tiếp để làm nhỏ. h≤ 5m Lỗ mìn chính Lỗ mìn phụ ∆b Nền cũ Nền mới
Tài liệu liên quan
- Tài liệu Báo cáo " CƠ SỞ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ THIẾT BỊ ĐẦM MẶT KHI THI CÔNG LỚP MẶT ĐƯỜNG HỖN HỢP BÊ TÔNG XI MĂNG " docx
- 9
- 981
- 4
- Tìm hiểu hóa học quanh ta – Hóa học thực phẩm và dinh dưỡng (Phần 3) docx
- 4
- 697
- 2
- Hệ mặt trời - Phần 3 docx
- 10
- 197
- 0
- Đề án tốt nghiệp: Công nghệ bảo mật trên đà phát triển của công nghệ thông tin phần 3 docx
- 5
- 366
- 0
- Thi công nền mặt đường phần 10 doc
- 20
- 862
- 4
- Thi công nền mặt đường phần 9 ppt
- 25
- 1
- 3
- Thi công nền mặt đường phần 8 ppt
- 25
- 527
- 4
- Thi công nền mặt đường phần 7 potx
- 25
- 1
- 6
- Thi công nền mặt đường phần 6 pot
- 25
- 449
- 4
- Thi công nền mặt đường phần 5 potx
- 25
- 1
- 5
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(2.38 MB - 25 trang) - Thi công nền mặt đường phần 3 docx Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Tác Dụng Của Lu Chân Cừu
-
LU HAMM 311P - XE LU CHÂN CỪU - XE LU 10 TẤN
-
Ưu Và Nhược điểm Của Xe Lu Chân Cừu
-
Xe Lu Chân Cừu Và Những điều Cần Biết
-
Xe Lu Chân Cừu ưu Và Nhược điểm Khi Sử Dụng
-
Máy Lu Chân Cừu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Khái Niệm Và Phân Loại Xe Lu
-
LU LÀ GÌ VÀ TẠI SAO LẠI PHẢI LU? - MDX
-
5 ƯU ĐIỂM NỔI BẬT CỦA LU HAMM TRỐNG RUNG PHÁ ĐÁ ... - MDX
-
Phân Biệt Xe Lu Bánh Lốp, Xe Lu Bánh Thép Và Xe Lu Chân Cừu
-
Tuyển Tập Các Loại Máy đầm Nén - CAUDUONGBKDN
-
Giới Thiệu Xe Lu Và Công Dụng Của Xe Lu
-
Ứng Dụng Thực Tế Của Xe Lu Trong Thi Công Mặt đường