Thị Lang – Wikipedia Tiếng Việt

Dấu ấn triện Lại bộ hữu thị lang quan phòng (吏部右侍郎關防) của quan Doãn Uẩn

Thị lang (侍郎, Vice Minister) là chức quan đứng thứ ngay sau Thượng thư (thời kỳ trước triều Nguyễn, tương đương với Thứ trưởng ngày nay); sang thời Nguyễn chức này đứng ngay sau Tham tri một bộ.

Nguyên chức Thị lang (侍郎, Attendant Gentleman) là một chức lang được đặt từ thời Tần Trung Quốc giữ việc thị vệ trong cung đình. Thời Đông Hán, chức Thị lang được đổi khi triều đình chia 36 viên Thị lang làm thuộc quan của Thượng thư. Bắt đầu từ thời Tùy, Thị lang được định là chức phó của Thượng thư, tức là chức quan cao thứ 2 trong một bộ. Thời Đường, Thị lang bắt đầu được chia làm Tả, Hữu Thị lang, trật Chánh tam phẩm. Thời Tống, Thị lang không chia làm Tả, Hữu mà chỉ dùng một chức Thị lang, trật Tòng tam phẩm. Thời Minh và đầu Thanh, trật Chánh tam phẩm, bắt đầu từ năm 1730, trật Tòng nhị phẩm, năm 1749, trật Chánh nhị phẩm.[1]

Tại Việt Nam, thời Hồng Đức, đặt Tả, Hữu Thị lang là quan phó của các Thượng thư tại Lục bộ, trật Tòng tam phẩm.

Thời Nguyễn, Thị lang là chức trong một bộ đứng đầu các viện hoặc phủ như Nội vụ phủ hoặc Vũ khố. Chức Thị lang bao gồm hai quan Tả, Hữu Thị lang. Nhưng không như tại Trung Quốc, Thị lang thời Nguyễn không còn là quan phó Thượng thư vì thời này, phó quan Thượng thư là các quan Tả Hữu Tham tri. Việc này đồng nghĩa với chức Thị lang là chức quan cao thứ 3 trong một bộ, trên Lang trung.[2]

Ngoài ra, quan Thị lang có thể là quan trong cùng một bộ được thăng hoặc có thể là quan được bổ nhiệm từ các bộ khác. Ví dụ như Doãn Uẩn được bổ chức Thị lang trong các bộ khác nhau, từ chức Hữu Thị lang bộ Lại, rồi chuyển sang chức Hữu Thị lang bộ Hình, và sau lại chuyển sang chức Tả Thị lang bộ Hộ trong cùng năm 1835.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ A Dictionary of Official Titles in Imperial China, Charles Hucker, 1985, Stanford University Press
  2. ^ Từ điển chức quan Việt Nam, Đỗ Văn Ninh, 2002, trang 667 mục 1350. Thị lang
  • x
  • t
  • s
Tổ chức hành chính trung ương thời Nguyễn Minh Mạng
Nội cácBí thư tào  • Biểu bạ tào  • Thừa vụ tào  • Thượng bảo tào
Cơ mật việnBắc ty  • Nam ty
Lục bộ
Bộ BinhẤn ty - Trực xứ  • Khảo công thanh lại ty  • Kinh kỳ thanh lại ty  • Trực tỉnh thanh lại ty  • Võ tuyển thanh lại ty
Bộ CôngẤn ty - Trực xứ  • Công trình thanh lại ty  • Doanh kiến thanh lại ty  • Quy chế thanh lại ty  • Tu tạo thanh lại ty
Bộ HìnhẤn ty - Trực xứ  • Minh hình thanh lại ty  • Kiểm duyệt thanh lại ty  • Bắc hiến thanh lại ty  • Nam hiến thanh lại ty  • Kim chương thanh lại ty
Bộ HộẤn ty - Trực xứ  • Bản lịch thanh lại ty  • Độ chi thanh lại ty  • Bắc kỳ thanh lại ty  • Nam kỳ thanh lại ty  • Kinh trực thanh lại ty  • Thuế hạng thanh lại ty  • Thượng lộc thanh lại ty
Bộ LạiẤn ty - Trực xứ  • Kiểm biện thanh lại ty  • Phong điển thanh lại ty  • Trừng trị thanh lại ty  • Văn tuyển thanh lại ty
Bộ LễẤn ty - Trực xứ  • Giao tiếp thanh lại ty  • Nghi vấn thanh lại ty  • Tân ứng thanh lại ty
Lục tựĐại lý tự  • Hồng lô tự  • Quang lộc tự  • Thái bộc tự  • Thái thường tự  • Thượng bảo tự
Đô sát viện
Lục khoaBinh khoa  • Công khoa  • Hình khoa  • Hộ khoa  • Lại khoa  • Lễ khoa
Thập lục đạoKinh kỳ đạo  • Sơn Hưng Tuyên đạo  • Lạng Bình đạo  • Ninh Thái đạo  • Hải An đạo  • Định Yên đạo  • Hà Ninh đạo  • Thanh Hóa đạo  • An Tĩnh đạo  • Bình Trị đạo  • Nam Ngãi đạo  • Bình Phú đạo  • Thuận Khánh đạo  • Định Biên đạo  • Long Tường đạo  • An Hà đạo
Các viện khácTôn nhân phủ  • Hàn Lâm Viện  • Quốc tử giám  • Quốc sử quán  • Tập hiền viện  • Thông chính sứ ty  • Nội vụ phủ  • Vũ khố  • Khâm thiên giám  • Thái y viện
  • x
  • t
  • s
Quan chế các triều đại quân chủ Việt Nam
Thời kỳ
  • Đinh
  • Tiền Lê
  • Trần
  • Lê sơ
  • Nguyễn
Danh sáchchức quan
  • Án sát
  • Bố chính
  • Cai bạ / Cai bộ
  • Cai cơ
  • Cai đội
  • Cai thuyền
  • Chưởng cơ
  • Chưởng dinh
  • Chưởng doanh
  • Chưởng vệ
  • Đại học sĩ
  • Đề đốc
  • Đô chỉ huy sứ
  • Đô đốc
  • Đốc học
  • Giáo thụ
  • Hiệp trấn
  • Huấn đạo
  • Khanh sĩ
  • Khâm sai
  • Ký lục
  • Lãnh binh
  • Lệnh doãn
  • Lục bộ
  • Ngũ quân Đô đốc
  • Ngũ quân Đô đốc phủ
  • Ngũ quân Đô thống
  • Phò mã
  • Phủ doãn
  • Quản cơ
  • Suất đội
  • Suất thập
  • Tể tướng
  • Thái thú
  • Thứ sử
  • Tam công
  • Thừa tướng
  • Thái giám
  • Thái sư
  • Thái uý
  • Tham hiệp trấn
  • Thượng thư
  • Tiết độ sứ
  • Tổng đốc
  • Trấn thủ
  • Tri châu
  • Tri phủ
  • Tuần phủ
  • Tư đồ
  • Tứ trụ triều đình
  • Văn chức
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến Đông Á này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s

Từ khóa » Chức Tả Thị Lang