Thiết Lập Vùng Trồng Lúa Chất Lượng Cao Quy Mô Lớn Tại An Giang Và ...
Có thể bạn quan tâm
Tập đoàn Tân Long vừa ký hợp tác xây dựng vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao với 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang vào ngày 8/2/2022. Trước Tết Nguyên đán vừa qua, Tập đoàn Tân Long đã khai trương nhà máy chế biến gạo công suất 190.000 tấn/năm, lớn nhất Châu Á.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ cùng các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức liên kết các hợp tác xã xây dựng vùng nguyên liệu cho nhà máy này để phục vụ xuất khẩu gạo chất lượng cao.
TẠO RA VÙNG GẠO SẠCH, TRUY XUẤT NGUỒN GỐC
Theo thoả thuận hợp tác, Tập đoàn Tân Long phối hợp UBND tỉnh An Giang sẽ tập trung xây dựng vùng nguyên liệu lúa gạo bền vững tại tỉnh An Giang, đồng thời phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp để tổ chức sản xuất quy mô lớn.
Dự kiến ngay trong năm 2022 sẽ có khoảng 20.000 ha lúa chất lượng cao được thiết lập và đến năm 2025 sẽ có 60.000 ha lúa được liên kết sản xuất chất lượng cao phục vụ nhà máy của Tân Long với sản lượng khoảng 300.000 tấn.
Tập đoàn Tân Long tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa hàng hóa với hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp tại tỉnh An Giang trên diện tích canh tác tăng dần qua các năm: năm 2022 đạt 10.000ha, năm 2023 đạt 15.000ha, năm 2024 đạt 20.000ha và năm 2025 đạt 30.000ha. Tại tỉnh Kiên Giang, cũng liên kết thiết lập diện tích canh tác lúa chất lượng cao trong năm 2022 là 10.000ha, năm 2025 là 30.000 ha.
Ngoài diện tích liên kết trực tiếp, Tập đoàn Tân Long cũng cho biết sẽ tổ chức thu mua sản lượng lúa ổn định của nông dân trên địa bàn tỉnh An Giang khoảng 100.000 tấn/vụ. Đồng thời tham gia thành lập mới 50 Hợp tác xã và 200 Tổ hợp tác nông nghiệp tại địa bàn trọng điểm gần nhà máy (huyện Tri Tôn, Tinh Biên, Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn…) để hình thành chuỗi giá trị lúa gạo bền vững. Tập đoàn Tân Long cũng tổ chức phối hợp các hợp tác xã, tổ hợp tác thu mua lúa cho nông dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Lãnh đạo 2 tỉnh Kiên Giang và An Giang sẽ tạo điều kiện để Tập đoàn Tân Long tổ chức sản xuất theo kế hoạch tại các vùng nguyên liệu; chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp cùng tham gia tuyên truyền và xây dựng vùng liên kết sản xuất, tiêu thụ theo kế hoạch, phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác tại vùng nguyên liệu, chú trọng nằm trong vùng nguyên liệu liên kết tiêu thụ của Tập đoàn Tân Long; chỉ đạo tăng cường các hoạt động về khuyến nông, ứng dụng công nghệ cao, xây dựng điểm trình diễn...tại các điểm có sự tham gia của Tập đoàn Tân Long…
Ông Trương Sỹ Bá, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Tân Long khẳng định kế hoạch xây dựng vùng nguyên liệu lúa gạo đạt chuẩn và phát triển liên kết chuỗi giá trị theo định hướng mô hình hợp tác xã kiểu mới được đánh giá là cơ hội thuận lợi giúp người trồng lúa đảm bảo được đầu ra nhờ cơ chế nông dân canh tác theo đơn đặt hàng và định hướng thị trường từ doanh nghiệp.
Từ đó, giúp giảm chi phí vật tư nông nghiệp đầu vào; ứng dụng đồng bộ công nghệ - khoa học kỹ thuật tạo nên những cánh đồng thông minh và sản phẩm lúa gạo đạt chất lượng tốt nhất nhờ hệ thống xử lý sau thu hoạch hiện đại. Đây là những điều kiện quan trọng giúp tạo nên những sản phẩm gạo sạch, truy suất nguồn gốc, giá trị cao và từ đó gia tăng lợi nhuận cho nông dân.
“Hợp tác với tỉnh An Giang và Kiên Giang, Tập đoàn Tân Long ưu tiên canh tác quy mô lớn các giống lúa giá trị cao như: ST21, ST24, ST25 của tác giả - Thạc sĩ, Kỹ sư Hồ Quang Cua và các giống lúa khác của Viện giống đồng bằng sông Cửu Long theo xu hướng canh tác xanh, canh tác gạo hữu cơ và cận hữu cơ trên cánh đồng lúa - tôm, phù hợp với điều kiện của từng địa phương cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ xuất khẩu và nội địa, từng bước hình thành thương hiệu gạo quốc gia”, ông Trương Sỹ Bá chia sẻ.
GIA TĂNG LỢI NHUẬN CHO NÔNG DÂN TRỒNG LÚA
Ông Trần Anh Thư, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cho hay hai tỉnh An Giang và Kiên Giang luôn dẫn đầu cả nước về sản lượng sản xuất lúa gạo, đóng góp quan trọng vào mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và đảm bảo vị thế xuất khẩu gạo của nước ta trên thị trường xuất khẩu gạo của thế giới.
Riêng An Giang, tổng diện tích sản xuất lúa gạo hằng năm khoảng 640.000ha. Sản lượng lúa cả năm toàn tỉnh đạt hơn 3,8 triệu tấn, đứng thứ hai sản lượng lúa gạo cả nước (sau tỉnh Kiên Giang với sản lượng đạt gần 4,3 triệu tấn/năm).
"An Giang đã xác định tầm quan trọng của công tác mời gọi doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến lúa gạo, góp phần nâng giá trị hạt gạo và tiến đến xây dựng thương hiệu gạo của tỉnh trong thời gian tới. Việc khánh thành Nhà máy gạo Hạnh Phúc tại xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn của Tập đoàn Tân Long có quy mô lớn nhất châu Á sẽ góp phần quan trọng trong việc hình thành chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo bền vững tại An Giang và Kiên Giang, đóng góp quan trọng vào mục tiêu cơ cấu ngành nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, ông Thư khẳng định.
"Chương trình hợp tác giữa Tập đoàn Tân Long và 2 tỉnh An Giang, Kiên Giang là bước thực hiện quan trọng cho các mục tiêu lớn của nền nông nghiệp hai tỉnh, bao gồm: phát huy lợi thế của các địa phương có năng lực sản xuất tốt để xây dựng vùng nguyên liệu lúa gạo bền vững theo mô hình hợp tác xã kiểu mới; canh tác có hiệu quả trên quy mô lớn các giống lúa chất lượng cao, từng bước xây dựng thành công thương hiệu gạo quốc gia; gia tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người nông dân".
Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam đánh giá cao sáng kiến ký kết hợp tác và hoan nghênh Tập đoàn Tân Long đã quan tâm đầu tư vào nông nghiệp theo mô hình liên kết xây dựng vùng nguyên liệu và mô hình Hợp tác xã kiểu mới.
“Đầu năm chúng ta thực hiện ký kết liên kết sản xuất, tiêu thụ theo hướng truy xuất nguồn gốc, đạt chuẩn an toàn thực phẩm... là tín hiệu vui và may mắn. Mong rằng các bên sẽ thực hiện quyết liệt, hiệu quả để trở thành mô hình mẫu, sớm nhân rộng ra các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, cả nước nói chung. Bởi đây là xu thế tất yếu của nhu cầu tiêu dùng trong nước và quốc tế ”, Thứ trưởng Nam nhấn mạnh.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu 50.000ha lúa tại An Giang và Kiên Giang đạt quy chuẩn xuất khẩu, được cấp mã số vùng trồng, gắn với doanh nghiệp tiêu thụ. Việc đầu tư vùng nguyên liệu cùng những chính sách hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng tỉnh An Giang, Kiên Giang đối với doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, xây dựng liên kết sản xuất theo hướng quy mô lớn, hiện đại sẽ thúc đẩy mạnh hơn định hướng sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường đang ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng dinh dưỡng và an toàn sức khỏe.
Từ khóa » Diện Tích Trồng Lúa Tỉnh An Giang
-
Thông Tin Tóm Tắt
-
An Giang đi đầu Cả Nước Trong Công Tác Xã Hội Hóa Giống Lúa
-
An Giang: Xuống Giống Lúa Vụ Hè Thu 3 đợt để Né Khô Hạn, Rầy
-
[DOC] 2. Định Hướng Phát Triển Ngành Lúa Gạo Tỉnh An Giang đến Năm 2020
-
An Giang đi đầu Về Xã Hội Hóa Giống Lúa | Kinh Nghiệm Làm ăn
-
Kinh Tế - Cơ Giới Hóa Nông Nghiệp, Giải Pháp Khuyến...
-
Kinh Tế - An Giang Liên Kết Sản Xuất, Tiêu Thụ Cây...
-
Tình Hình Tích Tụ đất Nông Nghiệp Trên địa Bàn Tỉnh An Giang
-
Kiên Giang, Ngày 19 Tháng 12 Năm 2016
-
An Giang Cấp Mã Số Vùng Trồng Cho Các Loại Cây Trồng - Báo Cần Thơ
-
Tỉnh An Giang - Cổng Thông Tin điện Tử Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư
-
An Giang – Wikipedia Tiếng Việt
-
An Giang: Tạo Vùng Nguyên Liệu Sản Xuất Lúa Nhật Chất Lượng Cao
-
An Giang: Tín Dụng đầu Tư Lĩnh Vực Nông Nghiệp Là Chủ Lực