Thờ Cúng Tổ Tiên – Nét đẹp Văn Hóa Của Người Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Thờ cúng tổ tiên chính là toàn bộ các hình thức lễ nghi, cúng bái nhằm thể hiện tấm lòng thành kính, đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành và gây dựng nên cuộc sống cho con cháu – những người thuộc thế hệ đầu tiên của một dòng họ, với ông bà, cha mẹ đã qua đời.
Nét đẹp thờ cúng tổ tiên của văn hóa Việt
Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt có nguồn gốc từ nền kinh tế nông nghiệp trong xã hội phụ quyền xưa. Khi Nho giáo du nhập vào Việt Nam, chữ hiếu được đề cao, đã làm cho tục thờ cúng tổ tiên có một nền tảng triết lý sâu sắc. Gia đình, gia tộc, và vấn đề "dương danh hiển gia" được đề cao.
Không nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy, chỉ cần một nén hương (nhang) lên bàn thờ tổ tiên trong ngày lễ, Tết, hay ngày giỗ, con cháu trong gia đình cũng thể hiện được tấm lòng thành kính, hướng về cội nguồn, tưởng nhớ những người thân đã khuất.
Từ lâu, thờ cúng tổ tiên ông bà đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người; đồng thời là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Dân Việt trọng lễ nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ và có hiếu với ông bà tổ tiên, với nguồn gốc của mình.
Trên bàn thờ tổ tiên, ở chính giữa đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú) và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ); ở hai góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn (hoặc nến) tượng trưng cho Mặt Trời ở bên trái và Mặt Trăng ở bên phải. Khi cần giao tiếp với tổ tiên (có lúc thỉnh cầu, có khi sám hối…) người ta thường đốt nến (đèn dầu) và thắp hương. Mọi nguyện cầu theo các vòng khói hương chuyển đến ông bà tổ tiên.
Đặc trưng của văn hóa nông nghiệp cũng được thể hiện ở trên bàn thờ tổ tiên của người Việt. Thông thường, ở ngay sau bát hương thường có một cái đỉnh ba chân, nắp đỉnh được vẽ hình con lân với ý nghĩa sức mạnh bề trên kiểm soát tinh thần con cháu khi đứng trước bàn thờ.
Bàn thờ tổ tiên luôn cần được thanh tịnh. Vì thế, đồ tế lễ chỉ có thể là hương, hoa, trà, quả… Những ngày giỗ, Tết, con cháu muốn dâng cúng cỗ mặn phải đặt ở một chiếc bàn phụ phía trước và thấp hơn bàn thờ chính.
Bàn thờ luôn được đặt ở nơi trang nghiêm, thanh tịnh nhất
Hướng bàn thờ cũng được người Việt rất quan tâm. Thông thường hướng nhà theo đạo Phật thì hướng Nam là nơi của bát nhã, tức trí tuệ, hướng của sự sáng tạo, của sinh lực tràn trề, đầy dương khí.
Nhiều khi cũng đặt bàn thờ hướng Tây vì người ta nghĩ hướng này hợp với sự đối đãi của âm dương, nên yên ổn và phát triển, nghĩa là vị thần được an tọa.
Đã bao thế kỷ trôi qua, cung cách và quan niệm thờ phụng tổ tiên của người Việt Nam xét theo góc độ nào đó đã có nhiều thay đổi nhưng ý nghĩa lớn nhất, vẫn giữ nguyên. Người Việt Nam coi việc thờ phụng tổ tiên là một trong những nguyên tắc đạo đức làm người. Đó là hình thức thể hiện sự hiếu thuận và lòng biết ơn của con cháu đối với các bậc sinh thành.
Tết là thời điểm quan trọng trong năm cho nên bàn thờ ngày Tết cũng trở nên đặc biệt. Việc trang hoàng bàn thờ tùy thuộc điều kiện hoàn cảnh mỗi nhà nhưng dứt khoát nhà nào cũng phải bày mâm ngũ quả. Thông thường ngũ quả gồm 5 loại quả có 5 màu khác nhau như chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam tượng trưng cho mong ước: Phú (giàu có) – quý (sang trọng) – thọ (sống lâu) – khang (khỏe mạnh) – ninh (bình yên).
Mâm ngũ quả ngày Tết cổ truyền của dân tộc
Từ nhiều đời nay, người Việt Nam nói chung, người Mê Linh nói riêng coi việc thờ cúng tổ tiên là một trong những nguyên tắc đạo đức làm người. Đó là hình thức thể hiện sự hiếu thuận và lòng biết ơn của con cháu đối với các bậc sinh thành. Dù hình thức cúng có khác nhau, song tất cả đều giống nhau ở tấm lòng thành kính, biết ơn ông bà tiên tổ đã sinh thành dưỡng dục.
Ngày Tết, đứng trước bàn thờ ông bà tổ tiên mờ ảo cùng khói trầm, thẳm sâu trong tâm thức con người ai ai cũng hướng về cội nguồn, tâm linh. Người người, nhà nhà kính mời tổ tiên, ông bà, cha mẹ và những người đã khuất, cùng các đấng thần linh về để cung phụng, thờ cúng, tỏ lòng hiếu kính với các đấng sinh thành. Cầu mong một năm mới tràn đầy hy vọng, hạnh phúc, thành công.
Từ khóa » Tín Ngưỡng Thờ Cúng Tổ Tiên ý Nghĩa Của Thờ Cúng Tổ Tiên Trong đời Sống Người Việt
-
Thờ Cúng Tổ Tiên - Nét đẹp Văn Hóa Của Người Việt Nam - Hànộimới
-
Ý Nghĩa Của Tín Ngưỡng Thờ Cúng Tổ Tiên Trong Văn Hoá Người Việt
-
Phong Tục Và Tín Ngưỡng Thờ Cúng Tổ Tiên Của Người Việt
-
Ý Nghĩa Của Tập Tục Thờ Cúng Tổ Tiên Của Người Việt Nam - HRV
-
Tín Ngưỡng Thờ Cúng Tổ Tiên – Wikipedia Tiếng Việt
-
Một Số đặc Trưng Cơ Bản Của Tín Ngưỡng Thờ Cúng Tổ Tiên Của Cộng ...
-
Thờ Cúng Tổ Tiên Giáo Dục Các Giá Trị đạo đức Truyền Thống Của Gia ...
-
Ý Nghĩa Thờ Cúng Tổ Tiên| Cách Thờ Cúng Tổ Tiên
-
Tìm Hiểu Về Tín Ngưỡng Thờ Cúng ông Bà Tổ Tiên Ngày Tết
-
Không Gian Thờ Cúng Tổ Tiên Của Người Việt: Từ Nhà ở Nông Thôn ...
-
Nguồn Gốc, ý Nghĩa Của Tín Ngưỡng Thờ Cúng Tổ Tiên Trong Văn Hoá Việt
-
[PDF] TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ ... - VNU
-
[PDF] NIỀM TIN VÀO TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN
-
Giỗ Tổ Hùng Vương: Trong Tín Ngưỡng Thờ Cúng Tổ Tiên Của Người Việt