Ý Nghĩa Của Tập Tục Thờ Cúng Tổ Tiên Của Người Việt Nam - HRV
Có thể bạn quan tâm
Phong tục thờ cúng tổ tiên đã có từ ngàn đời xưa của dân tộc Việt Nam. Việc thờ cúng tổ tiên nhằm để liên kết giữa quá khứ – hiện tại; mà phát huy các giá trị sống tốt đẹp cho hiện tại. Thờ cúng ông bà cha mẹ ý nghĩa nhằm muốn tri ân và báo đáp thâm ân sinh dưỡng của cha ông. Thờ cúng đồng thời cũng là cách giáo dục lòng hiếu thảo cho con cháu về sau. Hãy cùng HRV tìm hiểu ý nghĩa của tục thờ cúng tổ tiên của người Việt nhé!
Mục lục
- Phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam
- Quan niệm của người Việt Nam trong phong tục cúng bái của người xưa
- Ý nghĩa của tập tục thờ cúng tổ tiên
- Đúc kết
Phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là quan niệm về sự tồn tại của những linh hồn; mối liên hệ giữa người đã khuất – người sống bằng đấng vô hình hiện hữu trong cuộc sống dõi theo con cháu và đem lại phước lộc, tài thọ cho họ.
Trải qua sự luân chuyển và biến cố của lịch sử, nhiều tín ngưỡng dân gian đã gặp phải thời kì khó khăn khi bị quy kết là “mê tín dị đoan”. Nhưng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn tồn tại trong tiềm thức của mỗi người dân Việt.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mang một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với dân tộc Việt Nam. Thông qua phong tục này, nó không chỉ thể hiện ý thức luôn hướng về nguồn cội; bày tỏ lòng hiếu thảo mà còn mang giá trị về mặt tâm linh.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mang ý nghĩa bày tỏ sự biết ơn luôn hướng về cội nguồn của mỗi người, với cội nguồn dân tộc.
Quan niệm của người Việt Nam trong phong tục cúng bái của người xưa
Theo quan niệm truyền thống, tổ tiên trước hết là những người cùng chung huyết mạch như ông bà, cha mẹ… là những đã sinh thành ra ta.
Không chỉ vậy, tổ tiên còn là những bậc anh hùng có công bảo vệ làng xóm, đất nước, đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Có thể kể đến như Trần Hưng Đạo được tôn thờ là là người cha của dân tộc; được thực hiện tín ngưỡng thờ cúng giỗ vào tháng 8 âm lịch hàng năm.
Trong tiềm thức của người Việt Nam tổ tiên còn là Mẹ Âu Cơ, là những vị Vua Hùng những người đã kiến tạo nên nước non; nguồn cội sinh ra các dân tộc Việt Nam. Dân gian ta có câu:
”Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3.”
Câu ca dao trên đã hàm chứa phần nào về tinh thần luôn hướng về nguồn cội; luôn tôn thờ và tưởng nhớ về tổ tiên. Cứ vào những ngày này hàng năm, mỗi “con rồng, cháu tiên” đều khắc ghi và thành kính tưởng nhớ tới công lao của những vị vua hùng đã có công dựng nước và giữ nước.
Ý nghĩa của tập tục thờ cúng tổ tiên
Có thể nói, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nhắc nhớ mỗi chúng ta, dù ở đâu, xa quê hương nhưng luôn tôn thờ và khắc ghi nguồn cội của mình.
Thông qua đó giáo dục mỗi người luôn phải có trách nhiệm với quên hương đất nước; bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp mà tổ tiên ta đã dày công vun đắp.
Phong tục này như sợi dây liên kết giữa những người sống và những người đã khuất, những người trên trần thế và những người ở thế giới tâm linh. Điều này bày tỏ về quan niệm nhân sinh của dân tộc Việt “sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn”.
Theo quan niệm của người Việt, chết chưa phải là kết thúc; tổ tiên luôn bên cạnh dõi theo và phù hộ cho chúng ta trong cuộc sống.
Nhờ vào hình thức tín ngưỡng này, người Việt bày tỏ sự biết ơn và lòng thành kính; tấm lòng hiếu thảo với ông bà tổ tiên với những người đã sinh thành dưỡng dục chúng ta.
Chúng ta luôn tin rằng, sau khi mất, tổ tiên không bao giờ biến mất mà vẫn luôn sát cánh cùng con cháu; chúng ta nên làm tròn bổ phận đạo hiếu của một người con.
Những giá trị này luôn được dân tộc ta đúc kết và truyền dạy cho những thế hệ sau. Những câu ca dao hết sức ý nghĩa “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn – Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu”.
Đúc kết
Trong mỗi gia đình Việt, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên truyền tải đạo lý sâu sắc “Uống nước nhớ nguồn” đã trở thành nét đẹp trong văn hóa của người Việt. Con người hiểu được giá trị của “đạo hiếu” trong cuộc sống trong mối quan hệ với người trong gia đình.
Công cha nặng tựa mây núi, nghĩa mẹ rộng tựa biển trời bao la. Do đó chúng ta luôn phải hiếu thảo và biết ơn với cha mẹ khi còn sống; luôn khắc cốt và bày tỏ sự thành kính và xót thương khi cha mẹ về thế giới vĩnh hằng.
Giá trị quý báu nhất tiềm ẩn trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt đó là lời răn dạy về lòng hiếu thảo.
Như vậy, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không chỉ là nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc; mà nó còn là bài học đạo đức vô giá trong tiềm thức của mỗi người. Nó răn dạy con người về đức hiếu thảo, hiếu sinh và hướng về cội nguồn.
Nguồn: vndoc.com
Từ khóa » Tín Ngưỡng Thờ Cúng Tổ Tiên ý Nghĩa Của Thờ Cúng Tổ Tiên Trong đời Sống Người Việt
-
Thờ Cúng Tổ Tiên - Nét đẹp Văn Hóa Của Người Việt Nam - Hànộimới
-
Ý Nghĩa Của Tín Ngưỡng Thờ Cúng Tổ Tiên Trong Văn Hoá Người Việt
-
Phong Tục Và Tín Ngưỡng Thờ Cúng Tổ Tiên Của Người Việt
-
Tín Ngưỡng Thờ Cúng Tổ Tiên – Wikipedia Tiếng Việt
-
Một Số đặc Trưng Cơ Bản Của Tín Ngưỡng Thờ Cúng Tổ Tiên Của Cộng ...
-
Thờ Cúng Tổ Tiên Giáo Dục Các Giá Trị đạo đức Truyền Thống Của Gia ...
-
Ý Nghĩa Thờ Cúng Tổ Tiên| Cách Thờ Cúng Tổ Tiên
-
Tìm Hiểu Về Tín Ngưỡng Thờ Cúng ông Bà Tổ Tiên Ngày Tết
-
Không Gian Thờ Cúng Tổ Tiên Của Người Việt: Từ Nhà ở Nông Thôn ...
-
Nguồn Gốc, ý Nghĩa Của Tín Ngưỡng Thờ Cúng Tổ Tiên Trong Văn Hoá Việt
-
[PDF] TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ ... - VNU
-
Thờ Cúng Tổ Tiên – Nét đẹp Văn Hóa Của Người Việt Nam
-
[PDF] NIỀM TIN VÀO TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN
-
Giỗ Tổ Hùng Vương: Trong Tín Ngưỡng Thờ Cúng Tổ Tiên Của Người Việt