Thơ Và Nhạc (1) Từ "Ở Đây Thôn Vỹ Dạ" đến "Sao, Vàng Sao"
Có thể bạn quan tâm
TRƯƠNG ĐÌNH NGỘ Thượng thanh khí tiết ra nguồn tinh khí Xa xôi đời trăng mọc nước Huyền Vi Đây Miên Trường, đây Vĩnh Cữu tề phi Cao cao vượt hai hàng bóng vía
Chân dung Hàn Mạc Tử, ký họa của Trần Đình Thụy, 1966Thượng thanh khí tiết ra nguồn tinh khí Xa xôi đời trăng mọc nước Huyền Vi Đây Miên Trường, đây Vĩnh Cữu tề phi Cao cao vượt hai hàng bóng vía |
Sao anh không về chơi thôn Vỹ Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền | Trời nhật nguyệt cầu vồng bắc tứ phía Ôi Hoàng Hoa, hồn phách đến nơi đây Hương ân tình cho kết lại thành dây Mong manh như lời nhớ thương hàng triệu. |
Gió theo lối gió mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay? | Đàn cung bậc gió dồn lên âm điệu Sững lòng chưa, say chấp cả thanh bai Sang chơi thôi, sang chơi thôi, mà ai? Thu đây rồi bước lên cầu Ô Thước ... |
Mơ khách đường xa, khách đường xa. Áo em trắng quá nhìn không ra Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà? | Đừng nói buồn mà không khí nao nao Để chơi vơi này bông trăng lá gió Để phiêu diêu này tờ thơ vàng vọ Để dầm dề hạt lệ ta đôi ta. |
Thinh không tan như bào ảnh hư vô Dải Ngân Hà biến theo cầu Ô Thước Và ước ao và nhớ nhung lần lượt Đắm im lìm trong mường tượng buồn thiu! |
Việc chúng tôi sắp bài thơ Ở Đây Thôn Vỹ Dạ và trích đoạn của bài thơ Sao, Vàng Sao như trên là có dụng ý. Không phải chỉ vì hai bài này được sáng tác trong thời điểm gần nhau, cũng không chỉ vì hai bài này nằm kề nhau trong tập Thượng Thanh Khí, và không phải chỉ vì mạch thơ của hai bài liên hệ mật thiết với nhau. Hai bài thơ Ở Đây Thôn Vỹ Dạ và Sao, Vàng Sao được viết vì một người, cho một người và gửi đến người ấy: người con gái Huế thùy mị Hoàng Thị Kim Cúc (Hoàng Cúc, Hoàng Hoa). Bao năm tháng qua đi, thơ Hàn ký gửi những bạn thơ tin tưởng nhất có thể thất lạc, hai bài thơ chép tay của Hàn Mặc Tử vẫn được Hoàng Cúc gìn giữ như kỷ vật trang trọng nhất. Sao anh không về chơi Thôn Vỹ, lời mời như một ân cần thăm hỏi dịu dàng của người con gái Huế đã mang đến xúc động lớn nhất trong những ngày tháng cuối đời Hàn. Tất cả sương khói của bến Vỹ Dạ lúc hừng Đông hay một đêm trăng (trích thư Hàn Mặc Tử gửi Hoàng Hoa) làm gợi nhớ lưu luyến thuở ban đầu. Hàn viết Ở Đây Thôn Vỹ Dạ lúc biết mình sắp qua đời, trong thơ có nhạc, nhẹ nhàng thanh thoát. Về thôn Vỹ để ngắm vẻ đẹp của hàng cau trong nắng mới lên là muốn rũ sạch bụi trần thế. Câu (tự) hỏi cuối bài thơ cũng mơ hồ như câu hỏi đầu bài mang bao nhiêu lưu luyến, lưu luyến của người biết mình sắp ra đi mãi mãi. Chúng ta tìm được câu trã lời trong giọng Huế êm ái của người con gái Huế Camille Huyền hát như lời ru trong tiếng kinh cầu. Ai biết tình ai có đậm đà? Có đậm đà (2) Tiếng đàn và giọng hát, tất cả êm đềm (tranquillo), là lúc Hàn đã Tử tìm lại được Bình An trong Tâm để chuẩn bị cuộc hành trình về Cõi Vĩnh Hằng. * Sao, Vàng Sao là bài thơ viết cho và gửi đến Hoàng Hoa sau bài Đây Thôn Vỹ Dạ. Bạn bè Hàn đăng báo bài thơ này dưới tựa đề Đừng cho lòng bay xa, hai tuần sau ngày nhà thơ qua đời. Trong mường tượng của nhà thơ những ngày sắp mất, Hồn thơ đã đến Cõi Vĩnh Hằng. Thượng thanh khí tiết ra nguồn tinh khí Xa xôi đời trăng mọc nước Huyền Vi Đây Miên Trường, đây Vĩnh Cữu tề phi Cao cao vượt hai hàng bóng vía Camille Huyền phổ nhạc Sao, Vàng Sao bằng tiếng hát trơn (cappella), Walther Giger phổ với nhạc tứ tấu đàn dây (string quartett) và giọng đọc thơ Camille Huyền. Cả hai bản phổ Sao, Vàng Sao mang mang huyền thoại bất tận của không gian và thời gian trên miền Thượng Thanh Khí. Trời nhật nguyệt cầu vồng bắc tứ phía Ôi Hoàng Hoa, hồn phách đến nơi đây Hương ân tình cho kết lại thành dây Mong manh như lời nhớ thương hàng triệu. Dù đã đến Cõi Vĩnh Hằng, cõi lòng Hàn vẫn còn yêu thương da diết, kéo hồn phách Hàn về bước lên cầu Ô Thước để tìm lại người xưa dù chỉ là trong một đêm huyễn mộng. Tiếng hát Camille Huyền, tiếng đàn hòa tấu có lúc mong manh như sợ làm vỡ tan hình ảnh và hy vọng đã vô cùng mong manh như lời nhớ thương hàng triệu. Đàn cung bậc gió dồn lên âm điệu Sững lòng chưa, say chấp cả thanh bai Sang chơi thôi, sang chơi thôi, mà ai? Thu đây rồi bước lên cầu Ô Thước Rồi hình tượng trong tiếng hát, trong nhạc hòa tấu trổi lên hân hoan khi những Chàng Ngưu Ả Chức được về thăm nhau cho thỏa lòng mong nhớ. Nền nhạc diễn cảnh cầu Ô Thước bắc trên sông Ngân Sao! Vàng sao rơi đầy trên sóng nước Đừng ngả tay mà hứng máu trời sa Thôi kéo về đừng cho lòng bay xa Thu vươn này, thu vươn ra như ý Mau rất mau trong muôn hoa kiều mỵ Mùa rất trai và ánh sáng rất cao Đừng nói buồn mà không khí nao nao Để chơi vơi này bông trăng lá gió Để phiêu diêu này tờ thơ vàng vọ Để dầm dề hạt lệ ta đôi ta. Tầng thượng tầng lâu đài ngọc đơm ra Khói nhạt nhạt xen vô màu xanh biếc Tiếng huyền địch gò theo tia yến nguyệt Đẩy đưa dài hơi ngào ngạt trầm mơ. Sao! Vàng sao rơi đầy trên sóng nước đã cho thấy giữa đoàn tụ đã nhuốm màu chia ly, cái hạnh phúc ngắn ngủi giữa khung trời mưa máu. Thinh không tan như bào ảnh hư vô Dải Ngân Hà biến theo cầu Ô Thước Và ước ao và nhớ nhung lần lượt Đắm im lìm trong mường tượng buồn thiu! Không gian nhạc nhạt nhòa trong hương trầm và hình ảnh cầu Ô Thước dần tan đi, tất cả chỉ là bào ảnh (illusion), còn lại chỉ nặng một nỗi buồn trong điệu nhạc và tiếng hát như lời kinh cầu cho Hồn Thơ Hàn Mặc Tử. Vitznau, 18.02.2012 T.Đ.N Bản trích dịch qua tiếng Anh (của Trương Đình Ngộ) Why aren’t you back to the Vy Hamlet To marvel at the sun rising over the areca trees? Whose garden is so velvet green as jade Bamboo leaves cover the visage Wind follows the wind current; cloud follows the cloud flight Stream cheerless hesitating, corn flowers lightly swaying Whose sampan moored in the moonlight river Will it bring the moon back tonight? Dreaming of the love ones so far away, so far away Your dress is so pure white, hardly to recognize There, where visages blurred in dew and mist Who could tell whose love how passionate? The two poems Ở Đây Thôn Vỹ Dạ và Sao, Vàng Sao were written because of, for and sent to the one person: the gentle Huế young lady Hoàng Thị Kim Cúc (Hoàng Hoa). The consoling questions for Hàn‘s health of Hoàng Hoa provided the poet with most emotion in his last days. The mist on the Vỹ Dạ’s shore at break of dawn or in moon night (cited from a Hàn‘s letter to Hoàng Hoa) evokes in the mellow music, shortly before the pass-away of the poet, the most charming reminiscence. The inviting question Why aren’t you back to Vy Hamlet conveys in the gentle voice the tender comfort of Hoàng Hoa for Hàn, suggesting to him, to come to Vỹ Dạ to marvel at the sun rising over the areca trees in Vỹ Dạ, and to leave behind all earthy grieves and sorrows. The question in the last line, much vaguely in the same way as the invitation of the first line, express how much of attachment, longing and affection are still there at Hàn who know that he will be departing forever. Who could tell whose love how passionate? how passionate!(3) We find the affirmative answer in the cradling praying voice of the Huế born vocalist Camille Huyền interpreting Han’s last wish in Huế accent. Guitar and canto, both in tranquillo maximo, signal the moment when Hàn found peace in his soul for going into the realm of the Eternal Peace. Bản trích dịch qua tiếng Đức (do Trương Đình Ngộ dịch chung với một người Đức) Warum nicht nach Vỹ Dạ zurückkehren? Den Sonnenaufgang auf Kronen der Betelnussbaume zu bestaunen Hier ist der Garten samt-glänzend wie grünes Jade Wo Bambusblätter das Antlitz verdecken Wind folgt dem Windlauf, Wolken dem Wolkenflug Wasserstrasse traurig hinzörgernd, Maisblüten im Wind zitternd Wessen Kahn legt Anker dort am Mondufer Wird er den Mond heute Abend rechtzeitig zurückbringen? Träumend von den lieben Weitgereisten, Weitgereisten Dein weisses Kleid ist zu verblichen, nicht wieder zu erkennen Dort, wo Dunst und Nebel Profile verschleiern Wer weiss, wessen Liebe wie tiefgründig ist? Die tröstenden Fragen über Hàns Gesundheit des sanfmütigen Huế Mädchens Hoàng Thị Kim Cúc (Hoàng Hoa) haben dem Dichter die intensivsten Gefühlsmomente in seinen letzten Tagen ermöglicht. Die Nebelschwaden am Vỹ Dạ Bootssteg bei Sonnenaufgang oder in einer Mondnacht (im Brief von Hàn an Hoàng Hoa), rufen in der zarten Musik, kurz vor dem Dahinscheiden des Dichters, allerliebste Erinnerungen in ihm wach. Die einladende Frage Warum nicht nach Vỹ Dạ zurückkehren? vermittelt im zarten, transparenten Klang der Gesangsstimme und der Gitarre den sanften Trost, den Hoàng Hoa an Hàn spendet, allen erdgebundenen Kummer hinter sich zu lassen, um nur noch die Schönheit der Natur in ihrem Vỹ Dạ Dorf zu bestaunen. Die unbestimmt sich selbst beantwortenden Fragen werden im sanften Huế Akzent von der aus Huế gebürtigen Camille Huyền im wiegenden Gebetgesang interpretiert Wer weiss, wessen Liebe wie tiefgründig ist? Musik und Gesang, beide in tranquillo maximo, kennzeichnen den Augenblick, in dem Hàn Frieden in seiner Seele gefunden hat, um sich auf den Weg ins Reich des Ewigen Friedens zu begeben. (SH277/03-12) ------------------------ 1. Trích album moondrunk – Say Trăng – mondestrunken, Walther Giger – Camille Huyền sẽ ra mắt tại Việt Nam để kỷ niệm Bách Niên Hàn Mặc Tử (1912-2012) 2. Ba chữ duy nhất Camille Huyền thêm vào cuối bài thơ lúc phổ nhạc bài Ở Ðây Thôn Vỹ Dạ cùng với Walther Giger để nhấn mạnh câu trả lời Có đậm đà. 3. Camille Huyền adds on the three words Có đậm đà in the end of the poem for that purpose.
Các bài mới 100 NĂM NGÀY SINH HÀN MẠC TỬ VÀ 7 THẬP KỶ BÀI THƠ “ĐÂY THÔN VỸ GIẠ” (27/03/2012) Các bài đã đăng Đây Thôn Vỹ Dạ (26/03/2012) Đây Thôn Vỹ Dạ (26/03/2012) Các cô gái Pacô xưa làm đẹp (26/03/2012) Thơ Sông Hương 03-2012 (23/03/2012) Bên phên liếp nhà (22/03/2012) Đồng Khánh - một khoảng trời riêng (22/03/2012) Chùm thơ Phan Hoàng (21/03/2012) Người đi tìm... một thoáng trần gian (20/03/2012) Phê bình nữ quyền(*) (19/03/2012) Chùm thơ Bạch Diệp (19/03/2012) Tạp chí Sông Hương Số 429 (T.11-24) Số 428 (T.10-24) » Năm 1983 » Năm 1984 » Năm 1985 » Năm 1986 » Năm 1987 » Năm 1988 » Năm 1989 » Năm 1990 » Năm 1991 » Năm 1992 » Năm 1993 » Năm 1994 » Năm 1999 » Năm 2000 » Năm 2001 » Năm 2002 » Năm 2003 » Năm 2004 » Năm 2005 » Năm 2006 » Năm 2007 » Năm 2008 » Năm 2009 » Năm 2010 » Năm 2011 » Năm 2012 » Năm 2013 » Năm 2014 » Năm 2015 » Năm 2016 » Năm 2017 » Năm 2018 » Năm 2019 » Năm 2020 » Năm 2021 » Năm 2022 » Năm 2023 » Năm 2024 Góc ảnh đẹp Bạn đọc nhiều Trang thơ Trần Ngọc Mỹ Văn chương như là đức tin tôn giáo Phản ánh và sáng tạo Những khoảnh khắc đẹp 10-24 Sự nghiệp quan trường và tư tưởng tiến bộ của danh nhân Đặng Huy Trứ Quảng cáoTòa soạn: 09 Phạm Hồng Thái, thành phố Huế Điện thoại: 0234. 3686669 (Trị sự) - 3822338 (VP) - 3846066 Ban Biên tập: songhuongtapchi@gmail.com Ban Trị sự: tapchisonghuong.vn@gmail.com
© Bản quyền thuộc về Tạp chí Sông Hương ® Ghi rõ nguồn "Tạp chí Sông Hương Online" khi phát hành lại thông tin từ website này.
Từ khóa » đây Thôn Vĩ Dạ Dịch Sang Tiếng Anh
-
Here Is Vĩ Dạ Hamlet - Translation Poem Of HàN MặC Tử: Đây Thôn ...
-
Here Is Vỹ Dạ Hamlet (English Version... - Easy English Tips
-
Đây Thôn Vĩ Dạ: Thơ – Du Học Trung Quốc 2022 - Wiki Tiếng Việt
-
Phân Tích Bài Thơ đây Thôn Vĩ Dạ Lớp 11 Hay Nhất - OLP Tiếng Anh
-
Đây Thôn Vĩ Dạ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bài Thơ: Đây Thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử - Nguyễn Trọng Trí) - Thi Viện
-
Bí Mật Hàn Mạc Tử (XI) | Phanxipăng
-
Phân Tích Bài Thơ đây Thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử (THPT Quốc Gia 2018).
-
Đây Thôn Vĩ Dạ - Tác Giả: Hàn Mặc Tử
-
Đây Thôn Vĩ Dạ - Hàn Mạc Tử | Dạy Học Tốt
-
Phân Tích Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ (Hàn Mạc Tử) – Văn Mẫu Lớp 11
-
Sao Anh Không Về Chơi Thôn Vĩ? - VOA Tiếng Việt
-
Phân Tích Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ Của Hàn Mặc Tử - THPT Sóc Trăng
-
Đề đọc Hiểu Đây Thôn Vĩ Dạ Của Hàn Mạc Tử - THPT Sóc Trăng
-
Hàn Mac Tử Và Bài Thơ “ Đây Thôn Vĩ Dạ” - Hành Trang Cuộc Sống
-
Top 11 Bài Phân Tích Đây Thôn Vĩ Dạ Hay Chọn Lọc