Thủ Tục Yêu Cầu Kháng Nghị Giám đốc Thẩm - LUẬT SƯ GIỎI

Thủ tục yêu cầu kháng nghị giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự

 

Để yêu cầu giám đốc thẩm xem lại bản án dân sự thì tôi phải làm những thủ tục gì? Xin cảm ơn!

 

Gửi bởi: Nguyễn Văn Ngà 

Trả lời có tính chất tham khảo luat su gioiluat su uy tin

 

Bạn thân mến, trường hợp bạn hỏi, chúng tôi xin tư vấn như sau:

 

Trường hợp bạn muốn khiếu nại yêu cầu xem xét lại bản án dân sự phúc thẩm (bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án - theo quy định của khoản 6 Điều 279 Bộ luật Tố tụng dân sự), phải tuân theo các quy định sau đây của Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi bổ sung năm 2011. Cụ thể:

 

Điều 283. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm luật sư giỏiluật sư uy tín

 

Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:

 

1. Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;

 

2. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng;luật sưluat su

 

3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. tìm luật sưtim luat su

 

Căn cứ vào quy định của  “Điều 284 Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi năm 2011 quy định về phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm như sau:

 

1. Trong thời hạn một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với những người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 285 của Bộ luật này để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

 

2. Trường hợp Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì phải thông báo bằng văn bản cho người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 285 của Bộ luật này.”

 

Điều 284a quy định về đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm:

 

1. Đơn đề nghị phải có các nội dung chính sau đây: luật sư ly hônluat su ly hon

 

a) Ngày, tháng, năm làm đơn đề nghị;luật sư bào chữaluat su bao chua

 

b) Tên, địa chỉ của người đề nghị; 

 

c) Tên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm;

 

d) Lý do đề nghị, yêu cầu của người đề nghị;

 

đ) Người đề nghị là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu và phần cuối đơn.

 

2. Người đề nghị phải gửi kèm theo đơn bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho người yêu cầu của mình là có căn cứ.

 

3. Đơn đề nghị và tài liệu, chứng cứ được gửi cho người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm quy định tại Điều 285 của Bộ luật này.

 

Điều 284b quy định thủ tục nhận và xem xét đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm như sau:

 

1. Tòa án, Viện kiểm sát nhận đơn đề nghị do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn. Ngày gửi đơn được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.

 

2. Tòa án, Viện kiểm sát nhận đơn đề nghị phải cấp giấy xác nhận đã nhận đơn cho đương sự.

 

3. Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có trách nhiệm phân công cán bộ tiến hành nghiên cứu đơn, hồ sơ vụ án, báo cáo người có quyền kháng nghị xem xét, quyết định. Trường hợp không kháng nghị thì thông báo bằng văn bản cho đương sự biết.

 

4. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thủ tục tiếp nhận, xử lý đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm.”

 

Điều 285 quy định về người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm:

 

1. Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

 

2. Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện.

 

Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại Điều 288 như sau:

 

1. Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quyền kháng nghị trong thời hạn ba năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

 

2. Trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng có các điều kiện sau đây thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm hai năm, kể từ ngày kết thời hạn kháng nghị:

 

a) Đương sự đã có đơn đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 284 của Bộ luật này và sau khi hết thời hạn kháng nghị quy định tại khoản 1 Điều này đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị;

 

b) Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật theo quy định tại Điều 283 của Bộ luật này, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó.”

 

Căn cứ theo Điều 284 thì thời hạn bạn được gửi đơn yêu cầu người có thẩm quyền kháng nghị xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là 01 năm; Điều 288 thì thời hạn kháng nghị của người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là 3 năm (khoản 1) hoặc 5 năm (theo quy định của khoản 2);

 

Tóm lại: Nếu muốn được xem xét giải quyết lại bản án dân sự phúc thẩm theo thủ tục giám đốc thẩm thì trong thời hạn một năm kể từ ngày tuyên án, bạn cần làm đơn khiếu nại lên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị cho xem xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm.

 

Nội dung đơn khiếu nại cần căn cứ theo quy định tại Điều 284a, đặc biệt lưu ý phải có kèm theo bản án và những chứng cứ chứng minh cho lý do mà bạn yêu cầu xem lại theo thủ tục giám đốc thẩm. Lý do đề nghị (theo điểm d khoản 1 Điều 284a) của đơn cần căn cứ vào Điều 283 để nêu ngắn gọn những căn cứ mà bạn cho rằng cần phải xem lại bản án phúc thẩm theo thủ tục giám đốc thẩm.

Nguồn tin: Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp

 

Vấn đề kháng nghị giám đốc thẩm về "dân sự '' trong vụ án hình sự

 

Theo khoản 3 điều 278 Bộ Luật tố tụng Hình sự năm 2003 thì việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sụ, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án được tiến hành theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. (So với Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 thì quy định này không có gì thay đổi).

 

Trước khi Bộ luật Tố tụng Dân sự được ban hành, việc kháng  nghị giám đốc thẩm về dân sự trong vụ án hình sự căn cứ vào các điều 71,72 và 73 pháp lệnh thủ tuịc giải quyết các vụ án dân sự. Tuy nhiên, thực tiễn giám đốc thẩm các vụ án hình sự khi cần phải kháng nghị giám đốc thẩm về dân sự chủ yếu căn cứ vào điều 73 về thời hạn kháng nghị là 3 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; còn các vấn đè khác ít được nhắc đến.

 

Hiện nay, Bộ luật Tố tụng Dân sự đã có hiệu lực pháp luật thì việc kháng nghị về dân sự trong  vụ án hình sự theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại các điều 283,284,285,287,288,289, và 290 Bộ luật Tố tụng Dân sự. Các quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự về kháng nghị giám đốc thẩm tương đối cụ thể và không khó áp dụng. Tuy nhiên thực tiễn giám đốc thẩm cho thấy, vấn đề vướng mắc và có nhiều  ý nghĩa khác nhau là xác định thế nào là “dân sự trong vụ án hình sự” và phạm vi áp dụng đối với ai? Có áp dụng Bộ luật Tố tụng Dân sự đối với người bị kết án và người bị hại không, vì sao?

 

Trước hết việc xác định thế nào là “dân sự” trong vụ án hình sự có nhiều ý kiến khác nhau:

 

Ý kiến thứ nhất cho rằng, “dân sự” trong vụ án hình sự là tất cả những gì không phải là tội phạm và hình phạt có liên quan đến tiền hoặc tài sản đều là dân sự trong vụ án hình sự, bao gồm: tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm (công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội; vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành; vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép; vật, tiền của người khác để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm); trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; tiền, tài sản bị kê biên, bị thu giữ trong quá trình giải quyết vụ án theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự nhưng không thuộc trường hợp quy định tại Điều 41 Bộ luật Hình sự nên Toà án quyết định huỷ bỏ quyết định kê biên hoặc trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; án phí hình sự, án phí dân sự và những khoản tiền hoặc tài sản mà cơ quan tiến hành tố tụng quyết định trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

 

Theo quan điểm này thì vấn đề dân sự trong vụ án hình sự tương đối rộng, bao gồm các biện pháp tư pháp quy định tại Điều 41 và Điều 42 Bộ luật Hình sự, trong đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ là một phần dân sự trong vụ án hình sự. Thời hạn kháng nghị theo điều 288 Bộ luật Tố tụng Dân sự là 3 năm không kể có lợi hay bất lợi cho người bị kết án.

 

Ý kiến thứ hai cho rằng, “dân sự” trong vụ án hình sự chỉ bao gồm những khoản tiền hoặc taì sản có liên quan đến trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại quy  định  tại điều 42 Bộ luật Hình sự, hay nói cách khác là, “dân sự” trong vụ án hình sự chỉ trong phạm vi “trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” theo quy định tại chương V Bộ luật Dân sự.

 

Theo quan điểm này, thì chỉ áp dụng thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm là 3 năm đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, còn các khoản khác, thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng không có lợi cho người bị kết án là một năm kể  từ khi bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật, còn kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án là không có thời hạn.

 

Chúng tôi đồng ý với quan điểm thứ hai và phân tích một số vấn đề về lý luận và thực tiễn có liên quan đến việc kháng nghị giám đốc thẩm về dân sự trong vụ án hình sự để bạn đọc cùng trao đổi.

 

Trước hết, cần xác định “dân sự” trong vụ án hình sự không phải là tất cả những gì có liên quan đến tiền hoặc tài sản mà Toà án xét xử và quyết định, vì trong quá trình giải quyết vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng còn áp dụng một số biện pháp tư pháp có liên quan đến tiền hoặc tài sản như: tịch thu công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội; tịch thu vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; tịch thu vật thuộc loại nhà nước cấm lưu hành; tịch thu hoặc trả lại vật, tiền của người khác mà người phạm tội đã sử dụng vào việc thực hiện phạm tội v.v… Các quyết định này tuy có liên quan đến tài sản nhưng không phải là quan hệ dân sự giữa những người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự, mà nó là quan hệ giữa cơ quan tiến hành tố tụng với người tham gia tố tụng và được giải quyết theo hình sự và tố tụng hình sự. Vì vậy, nếu cần phải kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án hoặc quyết định về các khoản này thì phải căn cứ vào Bộ Luật tố tụng Hình sự. Thời hạn kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án là một năm, kể từ ngày Bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật.

 

Mặc dù Bộ luật Hình sự, Bộ Luật tố tụng Hình sự không có điều khoản nào quy định một cách  rõ ràng  rằng vấn đề “dân sự” trong vụ án hình sự bao gồm những khoản nào, nhưng căn cứ vào các quy định về người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự, chúng ta có thể xác định được “dân sự” trong vụ án hình sự bao gồm những điều khoản nào.

 

Theo quy định của Bộ Luật tố tụng Hình sự thì, người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc về tài sản do tội phạm gây ra; nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về vật chất do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại; bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu bồi thường đối với thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.

 

Riêng đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án thì Bộ Luật tố tụng Hình sự không nêu khái niệm; nhưng căn cứ vào các quy định khác và thực tiễn xét xử thì thấy rằng người có quyền lợi liên quan đến vụ án là người có lợi ích vật chất hoặc tinh thần bị xâm phạm có liên quan đến hành vi phạm tôi của bị cáo và được cơ quan tiến hành tố tụng công nhận, còn người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án là người  mà hành vi của họ có liên quan đến tôi phạm do bị cáo thực hiện và theo pháp luật, họ phải có trách nhiệm về hành vi của mình, (trách nhiệm này chủ yếu là trách nhiệm vật chất).

 

Như vậy, “dân sự” trong  vụ án hình sự chỉ là quan hệ về đòi lại tài sản; đòi bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần; yêu cầu sửa chữa tài sản bị hư hỏng, bị huỷ hoại do tội phạm gây ra.

 

Tuy nhiên, thực tiễn xét xử chỉ ra rằng, có một số Toà án giải quyết cả quan hệ dân sự không do tội phạm gây ra trong vụ án hình sự. sau khi bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật mới phát hiện việc giải quyết đó của Toà án là không đúng về nội dung, gây thiệt hại cho người tham gia tố tụng.

 

Ví dụ: A lừa đảo chiếm đoạt của B 400 triệu đồng. Trong quá trình điều tra về hành vi lừa đảo của A, Cơ quan điều tra còn nhận được đơn của C tố cáo A còn nợ C 500 triệu đồng; cơ quan điều tra xác định A chỉ nợ C 300 triệu đồng chứ không phải 500 triệu đồng như đơn tố cáo của C và kết luận, khoản tiền A nợ C không phải là tội phạm mà chỉ là quan hệ dân sự; Viện Kiểm sát cũng không truy tố A. về việc nợ tiền của C. Nhưng khi xét sử, Toà án lại xác định C là nguyên đơn dân sự và buộc A phải trả cho C 300 triệu đồng. Sau  khi bản án có hiệu lực pháp luật, C khiếu nại  và xuất trình tài liệu chứng minh rằng A nợ C 500 triệu triệu đồng chứ không phải 300 triệu đồng như quyết định của Toà án. Sau khi kiểm tra, thấy tài liệu mà C xuất trình có căn cứ chứng minh là A nợ C 500 triệu đồng chứ không phải 300 triệu đồng như Toà án quyết định. Việc Toà án quyết định A phải trả cho C 300 triệu đồng là không đúng pháp luật. Lẽ ra, khi xét sử, Toà án phải tách việc C yêu cầu A trả 500 triệu đồng bằng vụ kiện dân sự khác vì quan hệ giữa A và C không phải là quan hệ dân sự trong vụ án hình sự. Giả thiết, việc Toà án quyết định buộc A phải trả cho C 300 triệu đồng là đúng thì sai lầm về tố tụng có thể chỉ cần rút kinh nghiệm, nhưng, Toà án quyết định buộc A phải trả cho C 300 triệu đồng là gây thiệt hại cho C nên phải kháng nghị giám đốc thẩm. Trong trường hợp này, việc kháng nghị khoản tiền mà Toà án buộc A phải trả cho C cũng được coi như là “dân sự ” trong vụ án hình sự; thời hạn kháng nghị là 3 năm kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật.

 

Một vấn đề cũng còn nhiều ý kiến khác nhau về phạm vi áp dụng kháng nghị giám đốc thẩm phần dân sự trong vụ án hình sự theo quy định tại khoản 3 Điều 278 Bộ luật Tố tụng Hình sự, đó là: ngoài nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án thì phần “dân sự” trong vụ án hình sự đối với người bị kết án và người bị hạicó áp dụng Bộ luật Tố tụng Dân sự để kháng nghị giám đốc thẩm hay không?

 

Ý kiến thứ nhất cho rằng, chỉ áp dụng Bộ luật Tố tụng Dân sự để kháng nghị  giám đốc thẩm phần dân sự đối với nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi liên quan đến vụ án,còn đối với người bị kết án, người bị hại phải căn cứ vào Bộ Luật tố tụng Hình sự, vì khoản 3 Điều 278 Bộ Luật tố tụng Hình sự không quy định đối với người bị kết án và người bị hại). Việc nhà làm luật quy định như vậy không phải là “bỏ sót” mà đã dự liệu đầy đủ, phù hợp với các quy định khác có liên quan đến người bị hai, bởi vì trong quan hệ pháp luật tố tụng hình sự mới có khái niệm người bị kết án và người bị hại và mặc dù người bị kết án và người bị hại trong một số trường hợp có quan hệ với nhau về việc đòi lại tài sản: đòi thiệt hại về vật chất và tinh thần; yêu cầu sửa chữa tài sản bị hư hỏng, bị huỷ hoại do tội phạm gây ra, nhưng đó không phải là quan hệ dân sự thuần tuý mà nó gắn với quan hệ pháp luật hình sự. VD: A vào nhà B trộm cắp một số tài sản, sau đó bị phát hiện và bị cơ quan điều tra bắt. theo lời khai của A, thì số tài sản trộm cắp của B, A đem bán cho C được 30 triệu đồng. Nhưng, theo lời khai của B thì số tài sản bị mất có giá trị là 60 triệu đồng. Do không thu hồi được tài sản và căn cứ vào lời khai của A và C, nên cơ quan tiến hành tố tụng xác định giá trị tài sản mà A trộm cắp của B là 30 triệu đồng và áp dụng khoản 1 điều 138 Bộ Luật Hình sự đối với A đồng thời, buộc A phải bồi thường cho B 30 triệu đồng. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật , B khiếu nại cho rằng, Toà án xác định A chỉ chiếm đoạt 30 triệu đồng là không đúng. Sau khi kiểm tra các tài liệu có trong hồ sơ, cấp giám đốc thẩm thấy khiếu nại  của B là có căn cứ. Nhưng bản án đã có hiệu lực pháp luật hơn một năm, nếu kháng nghị để toà án xét xử loại buộc A phải bồi thường cho B 60 triệu đồng là không có lợi cho người bị kết án, đó là chưa kể nếu xét xử lại thì A phạm tội  thuộc trường hợp quy định tại điểm e khoản 2 điều 138 Bộ Luật Hình sự “chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đen dưới 200 triệu đồng” cũng là không có lợi cho người bị kết án. Do đó, không thể kháng nghị giám đốc thẩm để xét xử lại theo hướng này được.

 

Ý kiến thư 2 cho rằng, tuy Khoản 3 điều 278 Bộ Luật tố tụng Hình sự chỉ quy định đối với nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sụ, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án, nhưng phải hiểu tinh thần của điều luật là đối với cả người bị kết án và người bị hại nếu việc kháng nghị liên quan đến họ. Chúng tôi đồng tình với quan điểm nàyvà phân tích cơ sở lý luận thực tiễn như sau:

 

Trong nhiều trường hợp, người bị kết án không chỉ thuần tuý bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà họ còn phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội mà họ đã gây ra việc bồi thường này theo quy định của Bộ luật Dân sự là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chính là quan hệ dân sự, nhưng thiệt hại ở đây là do hành vi phạm tội gây ra, nên nó là quan hệ dân sự trong trong vụ án hình sự và phải giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự  như quy định tại khoản 3 Điều 287 Bộ Luật tố tụng Hình sự. trong trường hợp này, người bị kết án đồng thời là bị đơn dân sự. Tương tự như vậy, người bị hại trong vụ án hình sự cũng đồng thời là nguyên đơn dân sự (trong trường hựop họ bị thiệt hại về tài sản, tinh thần và có yêu cầu buộc người bị kết án bồi thường). thực tiễn giám đốc thẩm trong những năm  qua cho thấy, việc kháng nghị giám đốc thẩm về dân sự trong vụ án hình sự đối với người bị kết án và người bị hại cũng căn  cứ vào khoản 3 điều 278 Bộ Luật tố tụng Hình sự. Tuy nhiên, để không mâu thuẫn với quy định tại khoản 1 điều 278 Bộ Luật tố tụng Hình sự thì, trong  quyết định kháng nghị giám đốc thẩm không nên ghi đối với người bị kết án mà ghi là đối với bị đơn dân sự, còn người bị hại thì nên ghi là nguyên đơn dân sự. trong trường hợp trách nhiệm dân sự có liên quan đến trách nhiệm hình sự, như ví dụ nêu trên thì, nếu thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng không có lợi cho người bị kết án còn (chưa hết một năm) thì cùng với việc kháng nghị theo hướng áp dụng khoản 2 điều 138 Bộ luật Hình sự thì buộc tội người bị kết án phải bồi thưưòng cho người bị hại 60 triệu đồng; nếu đã quá 1 năm và chưa quá ba năm thì chỉ kháng nghị về phần dân sự để buộc người bị kết án (bị đơn dân sự ) phải bồi thường cho người bị hại 60 triệu đồng, còn việc kháng nghị về trách nhiệm hình sự không đặt ra nữa(vì đã hết hạn kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị  kết án). Việc   hiểu quy định tại khoản 1 Điều 278 Bộ luật Tố tụng Hình sự về thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn một năm, kể từ ngày bản án hoặc quyết định có hiệu lực  pháp luật là đối với trách nhiệm hình sự và các biện pháp tư pháp như: tịch thu công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội; tịch thu vật hoặc tiềndo phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; tịch thu vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành; tịch thu vật hoặc trả lại vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép; tịch thu hoặc trả lại vật, tiền của người khác để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm khái niệm “người bị kết án” và “người bị hại” cũng chỉ quan hệ pháp luật hình sự, còn trong quan hệ pháp luật dân sự không thể có khái niệm “”“người bị kết án” và “người bị hại”. Nếu giữa người bị kết án với người bị hại có quan hệ dân sự thì họ còn tham gia với tư cách là  “bị đơn dân sự” và “nguyên đơn dân sự”.

 

Đây không phải là vấn đề mới, nhưng về lý luận và thực tiễn còn có ý kiến khác nhau, hi vọng sắp tới Toà án nhân dân tối cao cùng với Viện kiểm sat nhân dân tối cao sẽ hướng dẫn chính thức về việc này

 

Đinh Văn Quế - Chánh Tòa hình sự TAND  tối cao

Theo: Vietnamese law consultancy

 

Từ khóa » Giám đốc Thẩm Hình Sự Là Gì