Thực Chất Và động Cơ Tích Luỹ Tư Bản - Luận Văn

  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Liên hệ

Luận văn, đồ án, đề tài, tiểu luận, luận án

Cộng đồng chia sẻ luận văn, đồ án, tiểu luận, đề tài tham khảo cho các bạn học sinh, sinh viên

  • Trang Chủ
  • Tài Liệu
  • Upload
Tích luỹ tư bản chủ nghĩa - Thực chất và động cơ tích luỹ tư bản - Các nhân tố ảnh hưởng đến qui mô tích luỹ - Quy luật chung của tích luỹ tư bản - Mối quan hệ giữa tích tụ và tập trung Tư Bản

Tích luỹ tư bản chủ nghĩa Thực chất và động cơ tích luỹ tư bản Các nhân tố ảnh hưởng đến qui mô tích luỹ a) Trình độ bóc lột sức lao động b) Trình độ năng suất lao động xã hội c) Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng d) Quy mô của tư bản ứng trước Quy luật chung của tích luỹ tư bản Mối quan hệ giữa tích tụ và tập trung tư bản Quy luật của tích luỹ tư bản và xu hướng lịch sử của chủ nghĩa tư bản Ảnh hưởng của Tích lũy tư bản CƠ SỞ LÝ LUẬN Bản chất bóc lột của quan hệ sản xuất TBCN Tích tụ và tập trung tư bản.

docx5 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 33420 | Lượt tải: 2download Bạn đang xem nội dung tài liệu Tích luỹ tư bản chủ nghĩa - Thực chất và động cơ tích luỹ tư bản - Các nhân tố ảnh hưởng đến qui mô tích luỹ - Quy luật chung của tích luỹ tư bản - Mối quan hệ giữa tích tụ và tập trung Tư Bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênTích luỹ tư bản chủ nghĩa Thực chất và động cơ tích luỹ tư bản: Thực chất tích luỹ tư bản (Tích luỹ tư bản về mặt chất) - Đặc trưng của tái sản xuất tư bản chủ nghĩa là tái sản xuất mở rộng tức là quá trình sản xuất năm sau được lắp lại với qui mô tư bản năm sau > năm trước, như vậy muốn tái sản xuất mở rộng thì nhà tư bản phải tích luỹ. Ví dụ: Qui mô tư bản năm thứ nhất là 5000 (C+V), nếu C/V = 4/1, m' = 100% thì: + Giá trị hàng hoá năm thứ nhất được sản xuất là 4000C+1000V+1000m = 6000 Để tái sản xuất mở rộng thì nhà tư bản không tiêu dùng hết 1000m cho cá nhân mình mà dành một phần để tích luỹ mở rộng sản xuất. + Giả sử tỷ lệ tích luỹ là 50% thì 1000m được phân thành 500m1 để tích luỹ, 500m2 để tiêu dùng cho cá nhân nhà tư bản. Giả sử C/V=4/1 thì 500m1 được phân thành 400C1 (tư bản bất biến phụ thêm) và 100V1 (tư bản khả biến phụ thêm) Như vậy sang năm thứ hai qui mô tư bản là 4400C + 1100V = 5500 Vậy: Thực chất của tích lũy tư bản là biến một phần m thành tư bản hay tư bản hoá giá trị thặng dư. - Phân biệt tích luỹ tư bản chủ nghĩa và tích luỹ nguyên thủy tư bản chủ nghĩa: + Tích luỹ nguyên thủy tư bản chủ nghĩa thực chất là dùng bạo lực để tước đoạt, tách người lao động ra khỏi tư liệu sản xuất, là tích luỹ phi kinh tế. + Tích luỹ tư bản chủ nghĩa là tư bản hoá giá trị thặng dư, là tích luỹ kinh tế - Qua nghiên cứu thực chất của tích lũy tư bản rút ra nhận xét sau đây: + Vạch rõ nguồn gốc tư bản tích là m do lao động công nhân tạo ra + Tích luỹ trong quá trình tái sản xuất mở rộng không ngừng thì tư bản được tích luỹ lại chiếm một tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng tư bản - Tư bản ứng trước chỉ là "một giọt nước trong dòng sông tích luỹ" + Quy luật quyền sở hữu của người sản xuất hàng hoá biến thành quyền chiếm đoạt tư bản tư nhân. Các nhân tố ảnh hưởng đến qui mô tích luỹ (tích luỹ xét về mặt lượng) Nếu tỷ lệ tích luỹ không đổi thì qui mô tích luỹ phụ thuộc và khối lượng m, do đó những nhân tố sau ảnh hưởng đến qui mô tích luỹ: - Tăng cường bóc lột công nhân bằng cách kéo dài thời gian lao động, tăng cường độ lao động, bớt xén tiền công công nhân để làm tăng khối lượng m - Tăng năng suất lao động xã hội là tăng những điều kiện vật chất để tích luỹ tư bản - Mức độ chênh lệch ngày càng lớn giữa tư bản sử dụng (cả hệ thống máy móc thiết bị) với tư bản tiêu dùng (Thực tế khấu hao đi vào sản phẩm) tạo ra một sự phục vụ không công của máy móc thiết bị. - Khối lượng tư bản ứng trước trong đó trước hết là tư bản khả biến. a3) Động cơ tích luỹ tư bản chủ nghĩa: Động cơ thúc đẩy tích luỹ tư bản chủ nghĩa là do tác động của các qui luật kinh tế khách quan của chủ nghĩa tư bản. - Quy luật sản xuất m: Để đạt được mục đích sản xuất ngày càng nhiều m thì từng nhà tư bản không ngừng tích luỹ, nâng cao năng suất lao động, nâng cao m' - Quy luật cạnh tranh: Để dành lợi thế trong cạnh tranh thì không ngừng phải tích luỹ, mở rộng sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. * Lưu ý: ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề trên: - Lý luận: Vạch rõ thực chất của tích luỹ và nguyên nhân của sự giàu có của tư bản - Thực tiễn: Trong điều kiện nước ta tích luỹ vốn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần khai thác sử dụng các nhân tố trên. Quy luật chung của tích luỹ tư bản: Tích luỹ tư bản gắn liền với các quá trình tích tụ, tập trung tư bản và nâng cao cấu tạo hữu cơ. Tích tụ và tập trung tư bản: - Tích tụ tư bản là sự phát triển thêm qui mô tư bản cá biệt bằng cách biến một phần m thành tư bản. - Tập trung tư bản là sự phát triển thêm qui mô tư bản cá biệt bằng cách sát nhập các tư bản sẵn có trong x• hội. * Phân biệt giữa tích tụ và tập trung tư bản: - Giống nhau: Đều tăng qui mô tư bản cá biệt - Khác nhau: + Tích tụ tư bản thì qui mô tư bản cá biệt tăng, tư bản x• hội tăng, tích tụ bản phản ánh mối quan hệ giữa công nhân và nhà tư bản trong xí nghiệp. + Tập trung tư bản thì qui mô tư bản cá biệt tăng, tư bản x• hội không đổi, tích tụ bản phản ánh mối quan hệ giữa các nhà tư bản với nhau. * Mối quan hệ giữa tích tụ và tập trung tư bản: Đó là mối quan hệ tạo điều kiện thúc đẩy lẫn nhau, Tích tụ tư bản làm tăng khả năng cạnh tranh dẫn đến thúc đẩy Tập trung tư bản, tạo điều kiện để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, nâng cao m' , tạo điều kiện để Tích tụ tư bản Tích tụ và tập trung tư bản dẫn đến tích tụ tập trung sản xuất, sản xuất qui mô lớn ra đời, quá trình này diễn ra thông qua cạnh tranh, trong đó tín dụng giữ vai trò đòn bẩy để thúc đẩy tập trung sản xuất. Cấu tạo hữu cơ: Tích luỹ tư bản không những làm tăng qui mô tư bản mà còn làm thay đổi cấu tạo tư bản. Cấu tạo tư bản được xem xét trên hai mặt: - Cấu tạo kỹ thuật - Cấu tạo giá trị Cấu tạo kỹ thuật là quan hệ tỷ lệ giữa khối lượng tư liệu sản xuất và số lượng công nhân vận dụng tư liệu sản xuất đó (Chỉ tiêu xác định là kw/công nhân) Cấu tạo giá trị là quan hệ tỷ lệ giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến. Giữa cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị có mối quan hệ với nhau, phản ánh quan hệ này bằng cấu tạo hữu cơ. Cấu tạo hữu cơ là cấu tạo giá trị phản ánh tình trạng cấu tạo kỹ thuật, do cấu tạo kỹ thuật quyết định (ký hiệu C/V): - C/V tăng thì về lượng tuyệt đối C tăng nhanh hơn V, về lượng tương đối (tỷ trọng) C/(C+V) tăng còn V/(C+V) giảm - V/(C+V) giảm tức là tư bản khả biến thừa ra một cách tương đối so với tổng tư bản tăng lên. Đây là nguyên nhân dẫn đến nạn nhân khẩu thừa (thất nghiệp), tư bản khả biến thừa ra so với nhu cầu của tư bản chứ không phải so với nhu cầu của xã hội. Quy luật của tích luỹ tư bản và xu hướng lịch sử của chủ nghĩa tư bản: Quá trình tích luỹ tư bản ngày càng làm tăng thêm tính gay gắt của mẫu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản, đó là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất xã hội hoá với chế độ chiếm hữu tư bản tư nhân tư bản chủ nghĩa, mâu thuẫn trên biểu hiện về mặt giai cấp là mẫu thuẫn giữa giai cấp vô sản đại biểu cho lực lượng sản xuất và giai cấp tư sản đại biểu cho quan hệ sản xuất thống trị. Mâu thuẫn giai cấp tất yếu dẫn đến đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội nỗ ra, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phải được thay thế bằng một quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với lực lượng sản xuất xã hội hoá đó là quan hệ sản xuất cộng sản chủ nghĩa. Nó khẳng định địa vị lịch sử của chủ nghĩa tư bản. CƠ SỞ LÝ LUẬN I. Tích lỹ tư bản – Tích lũy tư bản là sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư thành tư bản, hay là quá trình tư bản hóa giá trị thặng dư. 1. Bản chất bóc lột của quan hệ sản xuất TBCN Nghiên cứu tích lũy và tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa cho phép rút ra những kết luận vạch rõ hơn bản chất bóc lột của quan hệ sản xuất TBCN: – Nguồn gốc duy nhất của tư bản tích lũy là giá trị thặng dư và tư bản tích lũy chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản. Trong quá trình tái sản xuất, lãi cứ đập vào vốn, vốn càng lớn thì lãi càng lớn, do đó lao động của công nhân trong quá khứ lại trở thành phương tiện để bóc lột chính người công nhân. – Quá trình tích lũy đã làm cho quyền sở hữu trong nền kinh tế hàng hóa biến thành quyền chiếm đoạt Tư bản chủ nghĩa. Trong sản xuất hoàng hóa đơn giản, sự trao đổi giữa những người sản xuất hàng hóa theo nguyên tắc ngang giá về cơ bản không dẫn tới người này chiếm đoạt lao động không công của người kia. Tuy nhiên, nền sản xuất TBCN dẫn đến kết quả là nhà tư bản chẳng những chiếm được một phần lao động của công nhân, mà còn là người sở hữu hợp pháp lao động không công đó. Nhưng điều đó không vi phạm quy luật giá trị. II - NỘI DUNG 1.Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy TB a) Trình độ bóc lột sức lao động Các nhà tư bản nâng cao trình độ bóc lột sức lao động bằng cách cắt xén vào tiền công. Khi nghiên cứu sự sản xuất giá trị thặng dư, C.Mác giả định rằng sự trao đổi giữa công nhân và nhà tư bản là sự trao đổi ngang giá, tức là tiền công bằng giá trị sức lao động. Nhưng trong thực tế, công nhân không chỉ bị nhà tư bản chiếm đoạt lao động thặng dư, mà còn bị chiếm đoạt một phần lao động tất yếu, tức cắt xén tiền công, để tăng tích luỹ tư bản. Các nhà tư bản còn nâng cao trình độ bóc lột sức lao động bằng cách tăng cường độ lao động và kéo dài ngày lao động để tăng khối lượng giá trị thặng dư, nhờ đó tăng tích luỹ tư bản. Cái lợi ở đây còn thể hiện ở chỗ nhà tư bản không cần ứng thêm tư bản để mua thêm máy móc, thiết bị mà chỉ cần ứng tư bản để mua thêm nguyên liệu là có thể tăng được khối lượng sản xuất, tận dụng được công suất của máy móc, thiết bị, nên giảm được hao mòn vô hình và chi phí bảo quản của máy móc, thiết bị. b) Trình độ năng suất lao động xã hội Nếu năng suất lao động xã hội tăng lên, thì giá cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng giảm xuống. Sự giảm này đem lại hai hệ quả cho tích luỹ tư bản: một là, với khối lượng giá trị thặng dư nhất định, phần dành cho tích luỹ có thể tăng lên, nhưng tiêu dùng của các nhà tư bản không giảm, thậm chí có thể cao hơn trước; hai là, một lượng giá trị thặng dư nhất định dành cho tích luỹ có thể chuyển hoá thành một khối lượng tư liệu sản xuất và sức lao động phụ thêm lớn hơn trước. Do đó, quy mô của tích luỹ không chỉ phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư được tích luỹ, mà còn phụ thuộc vào khối lượng hiện vật do khối lượng giá trị thặng dư đó có thể chuyển hoá thành. Như vậy năng suất lao động xã hội tăng lên sẽ có thêm những yếu tố vật chất để biến giá trị thặng dư thành tư bản mới, nên làm tăng quy mô của tích luỹ. Nếu năng suất lao động cao, thì lao động sống sử dụng được nhiều lao động quá khứ hơn. Lao động quá khứ đó lại tái hiện dưới hình thái có ích mới, được sử dụng làm chức năng của tư bản ngày càng nhiều, do đó cũng làm tăng quy mô của tích luỹ tư bản. c) Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng Trong quá trình sản xuất, tư liệu lao động (máy móc, thiết bị) tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng chúng chỉ hao mòn dần, do đó giá trị của chúng được chuyển dần từng phần vào sản phẩm. Vì vậy có sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng. Mặc dù đã mất dần giá trị như vậy, nhưng trong suốt thời gian hoạt động, máy móc vẫn có tác dụng như khi còn đủ giá trị. Do đó, nếu không kể đến phần giá trị của máy móc chuyển vào sản phẩm trong từng thời gian, thì máy móc phục vụ không công chẳng khác gì lực lượng tự nhiên. Máy móc, thiết bị càng hiện đại, thì sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng càng lớn, do đó sự phục vụ không công của máy móc càng lớn, tư bản lợi dụng được những thành tựu của lao động quá khứ càng nhiều. Sự phục vụ không công đó của lao động quá khứ là nhờ lao động sống nắm lấy và làm cho chúng hoạt động. Chúng được tích luỹ lại cùng với quy mô ngày càng tăng của tích luỹ tư bản. d) Quy mô của tư bản ứng trước Với trình độ bóc lột không thay đổi, thì khối lượng giá trị thặng dư do khối lượng tư bản khả biến quyết định. Do đó quy mô của tư bản ứng trước, nhất là bộ phận tư bản khả biến càng lớn, thì khối lượng giá trị thặng dư bóc lột được càng lớn, do đó tạo điều kiện tăng thêm quy mô của tích luỹ tư bản. Từ sự nghiên cứu bốn nhân tố quyết định quy mô của tích luỹ tư bản có thể rút ra nhận xét chung là để tăng quy mô tích luỹ tư bản, cần khai thác tốt nhất lực lượng lao động xã hội, tăng năng suất lao động, sử dụng triệt để công suất của máy móc, thiết bị và tăng quy mô vốn đầu tư ban đầu. 2.Ảnh hưởng của Tích lũy tư bản a.Ảnh hưởng tích cực: – Tăng quy mô tích lũy tư bản => Tăng tích tụ tư bản, làm tăng thêm quy mô sản xuất, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt hơn giữa các nhà TB => Có lợi cho người tiêu dùng, đẩy mạnh nền Kinh tế phát triển. a.Ảnh hưởng tiêu cực: – Sự tiến bộ của KHKT => Tư bản đầu tư trang thiết bị hiện đại vào sản xuất => Tư bản sẽ thu hút một lượng lao động ít hơn => làm tăng tỷ lệ người thất nghiệp. – Làm cho sự phân hóa giàu nghèo ngày càng trở nên sâu sắ Thực chất và động cơ của tích luỹ tư bản : . Điều kiện để tích luỹ : Thu nhập > so với mức tiêu thụ cần thiết . Động cơ tích luỹ: Mơ rộng qui mô sản xuất , tối đa hoá lợi nhuận. Thực chất là quá trình tư bản hoá giá trị thặng dư, tái sản xuất mở rộng. . Phạm vi: từng doanh nghiệp (cá biệt ) , ở nền khinh tế(rộng) Để tích luỹ: không được tiêu dùng lợi nhuận lợi nhuận thu được, phải dành một phần để làm vốn mở rộng cơ sở sản xuất. Nhân tố ảnh hưởng đến tích luỹ tư bản: Phụ thuộc vào 3 nhóm: +Khối lượng giá trị thặng dư thu được (M) mà (M) lại phụ thuộc: +Tỉ suất giá trị thặng dư. +Năng suất lao động. Qui mô của tư bản ứng trước. . Tỉ lệ phân chia giá trị thặng dư. . Sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng. . Qui luật tích luỹ tư bản: Tích tụ và tập trung tư bản. a/ Tích tụ: là quá trình tăng qui mô của tư bản cá biệt bằng cách gom góp , tích luỹ già trị thặng dư để thực hiện tái sản xuất mở rộng. Nó phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư và từng doanh nghiệp. Nó phản ánh mối quan hệ giữa tư bản và lao động. Tích tụ luôn phụ thuộc vào lợi nhuận. Đặc điểm: Diễn ra nhanh trong thời kỳ cạch tranh tự do. Kết quả: Tích tụ hình thành nên đại công ty, mở rộng qui mô sản xuất. b/ Tập trung tư bản: là quá trình làm tăng qui mô của tư bản cá biệt. Tiến hành dựa vào 2 biện pháp: Hợp lực vè vốn & Cưỡng bức, thôn thính kinh tế. Tập trung tư bản phản ánh mối quan hệ giữa các cổ đông lớn trong hội đồng quản trị. . Phạm vi: toàn xã hội, không giới hạn. Có thể diễn ra trên từng ngành, từng lĩnh vực . . Đặc điểm: Là biểu hiện của tập trung hoá sản xuất là điều kiện để xã hội hoá nền kinh tế.Kết quả: làm tăng vốn tập trung .Nhận xét: Tích tụ và tập trung đáp ứng một phần nhu cầu của nhà sản xuất lớn. Cấu tạo hữu cơ tư bản: gồm có hai mặt: mặt vật chất và giá trị. Cấu tạo tư bản về vật chất và kỹ thuật: Gồm TLSX và sức lao động . Tỉ lệ giữa số lượng tư liệu sản xuất và số lao động sử dụng là cấu tạo kỹ thuật. Cấu tạo tư bản về mặt giá trị : gồm giá trị sức lao động . Tỉ lệ giữa 2 bộ phận này gọi là cấu tạo giá trị tư bản .Hai mặt vật chất và kỹ thuật luôn có quan hệ với nhau , diễn tả mối quan hệ đó Mac dùng khái niệm : Cấu tạo hữu cơ . Cấu tạo hữu cơ tư bản : là cấu tạo giá trị do cấu tạo kinh tế quyết định và phản ánh những biến đổi của kinh tế đó. Cấu tạo hữu cơ tư bản = C/V C: giá trị tư liệu sản xuất V: giá trị sức lao động.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTích luỹ tư bản chủ nghĩa - Thực chất và động cơ tích luỹ tư bản - Các nhân tố ảnh hưởng đến qui mô tích luỹ - Quy luật chung của tích luỹ tư bản - Mố.docx
Luận văn liên quan
  • Chuyên đề Tổ chức hoạt động giáo dục lao động sản xuất và hướng nghiệp ở trường tiểu học - THCS

    20 trang | Lượt xem: 3542 | Lượt tải: 1

  • Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất tại thành phố cao lãnh tỉnh Đồng tháp

    64 trang | Lượt xem: 4189 | Lượt tải: 4

  • Thực trạng quản lý nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhà nước

    53 trang | Lượt xem: 2662 | Lượt tải: 1

  • Tiểu luận Văn hóa ăn uống của người Hàn

    21 trang | Lượt xem: 5069 | Lượt tải: 1

  • Vận dụng tư tưởng Hồ Chi Minh về cán bộ trong công tác đánh giá cán bộ hiện nay

    24 trang | Lượt xem: 4142 | Lượt tải: 1

  • Luận văn Dạy học kỹ thuật legato cho giọng soprano, hệ trung cấp thanh nhạc, trường đại học văn hóa nghệ thuật quân đội

    189 trang | Lượt xem: 1345 | Lượt tải: 0

  • Quy hoạch khu du lịch sinh thái –biển bãi Dài Phú Quốc

    67 trang | Lượt xem: 3090 | Lượt tải: 3

  • Hát quan lang của người tày ở Thạch An - Cao bằng tiếp cận dưới góc độ văn học dân gian

    186 trang | Lượt xem: 3044 | Lượt tải: 5

  • Đề tài Nghiên cứu thực trạng kinh tế hộ và đề xuất giải pháp sinh kế bền vững tại xã Cao sơn, huyện Đà bắc, tỉnh Hòa Bình

    49 trang | Lượt xem: 1126 | Lượt tải: 1

  • Tóm tắt Khóa luận Tác động của chương trình truyền hình thực tế Vietnam's Got tanlent đến thanh thiếu niên ở quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội

    10 trang | Lượt xem: 2875 | Lượt tải: 3

Copyright © 2025 Chia sẻ Thư viện luận văn, luận văn thạc sĩ, tài liệu, ebook hay tham khảo

Chia sẻ: LuanVan.co on Facebook Follow @LuanVanHay

Từ khóa » Tích Lũy Tư Bản Chủ Nghĩa Và Các Nhân Tố ảnh Hưởng đến Tích Lũy