Tích Lũy Tư Bản Và Việc Vận Dụng Vào Thực Tiễn Việt Nam | Xemtailieu

logo xemtailieu Xemtailieu Tải về Tích lũy tư bản và việc vận dụng vào thực tiễn việt nam
  • docx
  • 21 trang
Mục lục Lời nói đầu Phần I. Trang 2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍCH LŨY TƯ BẢN I. Thực chất của tích lũy tư bản và các nhân tố quyết định quy mô tích lũy tư bản 1. Giá trị thặng dư - nguồn gốc của tích lũy tư bản 3 2. Những nhân tố quyết định quy mô của tích lũy tư bản 4 II. Quy luật chung của tích lũy tư bản 1. Quá trình tích lũy tư bản là quá trình tăng cấu tạo hữu cơ của 5 tư bản 2. Quá trình tích lũy tư bản là quá trình tích tụ và tập trung tư 6 bản ngày càng tăng 3. Quá trình tích lũy tư bản là quá trình bần cùng hóa giai cấp 7 vô sản Phần II VẬN DỤNG LÝ LUẬN TÍCH LŨY TƯ BẢN VÀO THỰC TIỄN VIỆT NAM I. Tại sao phải tích lũy vốn II. Thực trạng vấn đề tích lũy vốn ở Việt Nam III. Các giải pháp thúc đẩy quá trình tích lũy ở Việt Nam 1 .Giải quyết đúng đắn mối quan hệ tích lũy - tiêu dùng 2. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn 3. Tăng cường tích luỹ vốn trong nước và có biện pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài Kết luận Tài liệu tham khảo 9 10 11 12 12 14 15 Lời nói đầu 1 Tích luỹ tư bản là một yếu tố quan trọng - quyết định đối với sự hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, một hệ thống các nước tư bản đầu tiên thế giới đã hình thành và phát triển vô cùng mạnh mẽ mà lịch sử đã cho thấy rằng cuối thế kỷ 15 đầu thế kỷ 16, tíchluỹ nguyên thuỷ đã diễn ra sôi động ở các nước phương Tây và nền kinh tế - xã hội của các nước này phát triển vô cùng mạnh mẽ. Như vậy chúng ta có thể khẳng định rằng tích luỹ tư bản còn là sự đòi hỏi khách quan của bất cứ một giai đoạn phát triển nào ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới.Nếu không tích luỹ và huy động nguồn lực tư bản cho quốc gia mình thì nền kinh tế xã hội quốc gia đó sẽ không phát triển mạnh mẽ và cường thịnh được. Đối với Việt Nam tích lũy luôn là điều kiện tiên quyết để tái sản xuất mở rộng. Có tích lũy mới có thể làm cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển, đưa đất nước vững vàng đi theo con đường chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đã lựa chọn. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang tiến hành công cuộc CNH-HĐH thì nhu cầu về vốn để xây dựng các công trình nền tảng và cải tiến kỹ thuật áp dụng khoa học tiên tiến lại càng cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết. Chính vì tính chất quan trọng đó của tích lũy tư bản (vốn) mà trong bài tiểu luận: “Tích lũy tư bản và việc vận dụng vào thực tiễn Việt Nam” này em sẽ trình bày xung quanh vấn đề tích lũy, làm rõ hơn bản chất, quá trình thực hiện nó và áp dụng lý luận này vào thực tiễn nền kinh tế Việt Nam. Bài viết gồm hai nội dung chính: Phần I: Lý luận chung về tích lũy tư bản 2 Phần II: Vận dụng lý luận tích lũy tư bản vào thực tiễn Việt Nam Phần I LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍCH LŨY TƯ BẢN I. Thực chất của tích lũy tư bản và các nhân tố quyết định quy mô tích lũy tư bản 1.Giá trị thặng dư - nguồn gốc của tích lũy tư bản “Tích lũy là sự chinh phục thế giới của cải”(1) Xã hội không thể ngừng tiêu dùng nên không thể ngừng sản xuất. Do vậy bất cứ quá trình sản xuất xã hội nào nếu xét theo tiến trình đổi mới không ngừng của nó, thì đồng thời cũng là quá trình tái sản xuất. Quá trình này là tất yếu khách quan theo hai hình thức: tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. Tái sản xuất giản đơn là quá trình tái sản xuất được lặp lại với quy mô như cũ, đặc trưng cho nền sản xuất nhỏ. Tái sản xuất mở rộng là quá trình sản xuất lặp lại với quy mô lớn hơn trước, đặc trưng cho nền sản xuất lớn. 3 Tái sản xuất giản đơn không phải là tái sản xuất điển hình của chủ nghĩa tư bản mà hình thái điển hình đó là tái sản xuất mở rộng. Muốn tái sản xuất mở rộng, nhà tư bản không thể dùng hết giá tri thặng dư cho tiêu dùng cá nhân, mà phải dùng một phần giá trị thặng dư để tăng quy mô đầu tư so với năm trước, gọi là tư bản phụ thêm. “Việc sử dụng giá trị thặng dư làm tư bản hay sự chuyển hóa hay sự chuyển hóa giá trị thặng dư trở lại thành tư bản gọi là tích lũy tư bản”.(2) Như vậy thực chất của tích lũy tư bản là sự chuyển hóa một phần giá trị thăng dư trở lại thành tư bản, hay là quá trình tư bản hóa giá trị thặng dư. Ví dụ: Một tư bản với: 100, c/v=4/1, m’=100% Năm thứ nhất có quy mô sản xuất là 80c + 20v + 20m Nếu tái sản xuất giản đơn, nhà tư bản sử dụng hết 20m cho tiêu dùng, thì quy mô năm 2 là: 80c + 20v +20m, không thay đổi. Nếu nhà tư bản không sử dụng hết 20m cho tiêu dùng cá nhân, mà phân thành 10m dùng để tích lũy và 10m dành cho tiêu dùng cá nhân. Phần 10m được phân thành 8c + 2v, khi đó quy mô sản xuất năm 2 sẽ là: 88c + 22v +22m (m’ vẫn như cũ). Như vậy vào năm 2, quy mô tư bản bất biến và khả biến, giá trị thặng dư đều tăng lên. Từ đó cho phép ta rút ra được những kết luận vạch rõ hơn bản chất bóc lột của chư nghĩa tư bản: Thứ nhất, nguồn gốc duy nhất của tư bản tích lũy là giá trị thặng dư và tư bản tích lũy chiếm tỉ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản.Trong 4 quá trình tái sản xuất, lãi m cứ đập vào vốn, vốn càng lớn thì lãi càng lớn, do đó lao động của công nhân trong quá khứ lại trở thành phương tiện để bóc lột chính người công nhân. Thứ hai, quá trình tích lũy đã làm cho quyền sở hữu trong nền kinh tế hàng hóa biến thành quyền chiếm đoạt tư bản chủ nghĩa. Nhà tư bản không những chiếm đoạt một phần lao động của công nhân, mà còn là người sở hữu hợp pháp lao động không công đó. Mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự lớn lên không ngừng của giá trị. Để thực hiện được điều đó các nhà tư bản không ngừng tích lũy và tái sản xuất mở rộng, xem đó là phương tiện căn bản để bóc lột công nhân. Mặt khác do tính cạnh tranh quyết liệt nên các nhà tư bản buộc phải không ngừng làm cho tư bản của mình tăng lên, điều đó chỉ có thể thực hiện bằng cách tăng nhanh tư bản tích lũy. Do đó động cơ thúc đẩy tích lũy tư bản và tái sản xuất mở rộng chính là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản – quy luật giá trị thặng dư. 2.Những nhân tố quyết định quy mô của tích lũy tư bản Quy mô của tích lũy tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư và tỉ lệ phân chia giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm và thu nhập. Nếu nhà tư bản sử dụng khối lượng giá trị thặng dư vào tiêu dùng cá nhân nhiều thì khối lượng giá trị thặng dư dành cho tích lũy ít đi, 5 khi đó quy mô tích lũy sẽ giảm đi.Ngược lại, việc tiêu dùng ít sẽ làm tăng khối lượng tích lũy làm quy mô tích lũy tăng lên. Nếu tỉ lệ phân chia đó đã được xác định thì quy mô của tích lũy tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư. Bì vậy những nhân tố quyết định quy mô tích lũy chính là những nhân tố quyết định quy mô của khối lượng gía trị thặng dư, bao gồm: -Trình độ bóc lột sức lao động: như tăng cường độ lao động, kéo dài ngày lao động, cắt giảm tiền lương công nhân. - Trình độ năng suất lao động xã hội: việc nâng cao năng suất lao động sẽ tăng thêm giá trị thặng dư, do sẽ có thêm những yếu tố vật chất (tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng) để biến giá trị thăng dư thành tư bản mới, nên làm tăng quy mô tích lũy. - Sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng: Trong quá trình sản xuất, tư liệu lao động (máy móc, thiết bị) tham gia toàn bộ vào quá trình, nhưng giá trị của chúng lại chỉ bị khấu hao từng phần. Mặc dù đã mất đi giá trị như vậy, nhưng trong suốt thời gian hoạt động, máy móc vẫn có tác dụng như khi còn đủ giá trị. Máy móc thiết bị càng hiện đại, thì sự chênh lệch giữa tư bản được sử dụng và tư bản tiêu dùng càng lớn, do đó sự phục vụ không công càng lớn, tư bản lợi dụng được những thành tựu của lao đọng quá khứ càng nhiều, dẫn đến quy mô tích lũy tư bản ngày càng lớn. 6 - Quy mô của tư bản ứng trước: Với trình độ bóc lột không thay đổi, thì khối lượng giá trị thặng dư do khối lượng tư bản khả biến quyết định. Do đó quy mô của tư bản ứng trước nhất là bộ phận tư bản khả biến càng lớn, thì khối lượng giá trị thặng dư bóc lột được càng lớn, tạo điều kiện tăng thêm quy mô tích luỹ tư bản. II. Quy luật chung của tích lũy tư bản 1. Quá trình tích lũy tư bản là quá trình tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản Sản xuất bao giờ cùng là sự kết hợp giữa hai yếu tố: tư liệu sản xuất và sức lao động. Sự kết hợp của chúng dưới hình thái hiện vật gọi là cấu tạo kỹ thuật. Cấu tạo kỹ thuật của tư bản là tỷ lệ giữa số lượng tư liệulao động và khối lượng tư bản cần thiết để sử dụng các tư liệu đó. Cấu tạo kỹ thuật là cấu tạo hiện vật, nên nó biểu hiện dưới hình thức: số lượng máy móc, nguyên liệu, năng lượng do công nhân sử dụng trong một thời gian nào đó. Cấu tạo kỹ thuật phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Cấu tạo giá trị của tư bản là tỷ lệ theo đó tư bản phân thành tư bản bất biến và tư bản khả biến (hay giá trị của sức lao động) cần thiết để tiến hành sản xuất. Cấu tạo kỹ thuật thay đổi sẽ làm cấu tạo giá trị thay đổi.C.Mác đã dùng phạm trù cấu tạo hữu cơ của tư bản để phản ánh mối quan hệ 7 đó.Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị tư bản, do cấu tạo kỹ thuật quyết định và phản ánh sự thay đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản. Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, do tác động thường xuyên của tiến bộ khoa học, cấu tạo hữu cơ của tư bản cũng không ngừng biến đổitheo hướng ngày càng tăng lên. Sự tăng lên đó biển hiện ở chỗ: bộ phận tư bản bất biến tăng nhanh hơn bộ phận tư bản khả biến, tư bản bất biến tăng tương đối và tăng tuyệt đối, còn tư bản khả biến có thể tăng tuyệt đối nhưng lại giảm xuống tương đối. Sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ của tư bản làm cho khối lượng tư liệu sản xuất tăng lên, trong đó sự tăng lên của máy móc thiết bị là điều kiện để tăng năng suất lao động, còn nguyên liệu tăng theo năng suất lao động. Nó đòi hỏi việc sử dụng lao động mới được đào tạo với giá trị sức lao động cao nhưng năng suất lao động tăng cao lại làm cho hàng hóa kỹ thuật hiện đại giảm xuống. Xu hướng chung là tỷ trọng người lao động có trình độ cao, lao động trí tuệ ngày càng tăng lên, gây nên những hậu quả xã hội tiêu cực đối với toàn bộ đội ngũ người lao động làm thuê. 2. Quá trình tích lũy tư bản là quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng. Tích tụ và tập trung tư bản là quy luật phát triển của nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa. Tích tụ tư bản và việc tăng quy mô của tư bản cá biệt bằng cách tích lũy của từng nhà tư bản riêng rẽ, nó là kết quả tất nhiên của tích lũy. 8 Tích tụ tư bản một mặt là yêu cầu của việc mở rộng sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, mặt khác sự tăng lên của khối lượng giá trị thặng dư trong quá trình phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa lại tạo khả năng cho tích tụ tư bản. Tập trung tư bản là sự hợp nhất một số tư bản nhỏ thành một tư bản lớn cá biệt.Đây là sự tích tụ những tư bản đã hình thành, là sự thủ tiêu tính độc lập riêng biệt của chúng, là việc nhà tư bản này tước đoạt nhà tư bản khác, là việc biến tư bản nhỏ thành số ít tư bản lớn. Tích tụ và tập trung tư bản giống nhau ở chỗ đều làm tăng quy mô của tư bản cá biệt, nhưng khác nhau ở chỗ nguồn tích tụ tư bản là giá trị thặng dư tư bản hóa, còn nguồn tập trung tư bản là hình thành trong xã hội. Do tích tụ tư bản mà tư bản cá biệt tăng lên, làm cho tư bản xã hội cũng tăng theo. Còn tập trung tư bản chỉ là sự bố trí lại các tư bản đã có quy mô tư bản xã hội vẫn như cũ. Tích tụ tư bản thể hiện mối quan hệ giữa tư bản và lao động, còn tập trung tư bản thì biểu hiện mối quan hệ giữa những nhà tư bản với nhau. Tập trung tư bản có vai trò rất lớn đối với sự phát triển sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nhờ có sự tập trung tư bản mà tổ chức được một cách rộng lớn lao động hợp tác, biến quá trình sản xuất rời rạc, thủ công thành quá trình sản xuất theo quy mô lớn, hiện đại. Tập trung tư bản không những dẫn đến sự thay đổi về lượng của tư bản mà còn làm cho tư bản có một chất lượng mới, làm cho cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên, nhờ đó năng suất lao động tăng lên nhanh chóng. 9 Chính vì vậy, tập trung tư bản trở thành đòn bẩy mạnh mẽ của tích lũy tư bản. Quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng, do đó nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng được xã hội hóa, làm cho mâu thuẫn kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản càng trở nên sâu sắc. 3. Quá trình tích lũy tư bản là quá trình bần cùng hóa giai cấp vô sản Sự phân tích trên cho thấy, cấu tạo hữu cơ của tư bản ngày càng tăng là một xu hướng phát triển khách quan của sản xuất tư bản chủ nghĩa. Do vậy, số cân tương đối về sức lao động cũng có xu hướng ngày càng giảm. Đó là nguyên nhân gây ra nạn nhân khẩu thừa tương đối, hay cầu sức lao động giảm một cách tương đối. Có ba hình thái nhân khẩu thừa: Nhân khẩu thừa lưu động, nhân khẩu thừa tiềm tàng, nhân khẩu thừa ngừng trệ. Nạn thất nghiệp đã dẫn giai cấp công nhân đến bần cùng hóa.Bần cùng hóa giai cấp công nhân là hậu quả tất nhiên của quá trình tích lũy tư bản. Bần cùng hóa tồn tại dưới hai dạng: bần cùng hóa tuyệt đối và bần cùng hóa tương đối. Bần cùng hóa tuyệt đối của công nhân biểu hiện mức sống bị giảm sút. Sự giảm sút này không chỉ xảy ra trong trường hợp tiêu dùng cá nhân tụt xuống tuyệt đối, mà còn khi tiêu dùng cá nhân tăng lên, nhưng mức tăng đó chậm hơn mức tăng nhu cầu do chi phí sức lao động nhiều hơn. 10 11 Phần II VẬN DỤNG LÝ LUẬN TÍCH LŨY TƯ BẢN VÀO THỰC TIỄN VIỆT NAM Đất nước ta đãđạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế, nhất là hơn 20 năm đổi mới vừa qua, tốc độ tăng trưởng khá cao, sản xuất phát triển, có tích luỹ từ nội bộ, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Để giữđược tốc độ tăng trưởng cao trong những năm tới sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc tích lũy, huy động vốn cho nền kinh tế. Nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng Việt Nam muốn phát triển đạt tốc độ theo hướng rồng bay thì phải nỗ lực huy động tích luỹ trong nước, tăng cường nó có hiệu quả với vốn nước ngoài vàđầu tư phải có hiệu quả cao để hệ số ICOR chỉở mức 2,5 và mức tăng trưởng phải ít nhất là trên 8% một năm, như vậy thì thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam có thể tăng gấp 45 lần trong vòng một thế hệ. Việt Nam có thể lựa chọn các tình huống tăng trưởng tuỳ theo mức tích luỹ trong nước và mức đầu tư trên GDP cũng như hiệu suất sử dụng vốn. Việt Nam muốn đẩy nhanh tốc độ CNH-HĐH nền kinh tế cần huy động tối đa không chỉ nguồn vốn tiền mặt còn nằm rải rác trong dân cư mà còn cần phải huy động các nguồn tài lực, những kinh nghiệm quản lý, và tất cả các quan hệ bang giao cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế. Chúng ta sẽ xem xét thực trạng và giải pháp tích lũy vốn ở Việt nam hiện nay. I. Tại sao phải tích lũy vốn 12 Trong đường lối CNH, HĐH đất nước do Đại hội VIII của Đảng đề ra, vấn đề tích luỹ vốn để tiến hành CNH, HĐH có tầm quan trọng đặc b iệt cả về phương pháp, nhận thức chỉ đạo thực tiễn. Ai cũng biết rằng để CNH, HĐH cần phải có vốn.Hiện nay chúng ta đang tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất phát rất thấp, trong khi đó tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa lại phải cần nhiều vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy đất nước và khu vực đã thoát khỏi khủng hoảng, nhưng nước ta vẫn là một nước nghèo, chậm phát triển thì vấn đề tích lũy vốn là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, có ý nghĩa tiên quyết đối với toàn bộ quá trình xây dựng, tại đại hội Đảng lần thứ VIII Đảng ta đã khẳng định: “luôn chủ trương tự lực cánh sinh xây dựng, phát triển kinh tế, công nghiệp tích lũy vốn từ nội bộ kinh tế là chủ yếu”. Nhiều chuyên gia quốc tế đã cho rằng Việt Nam muốn phát triển và đạt tốc độ theo hướng rồng bay thì phải nỗ lực huy động và tích lũy vốn trong nước, tăng cường có hiệu quả với nguồn nước ngoài và đầu tư có hiệu quả cao. Họ đã tính toán rằng để tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm khoảng 8-10% thì tổng đầu tư trong nước của Việt Nam phải đạt từ 20-35%, từ nay đến 2020 để đạt được sự tăng trưởng GDP với tố độ cao như vậy đòi hỏi phải đẩy nhanh hơn nữa quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhưng đất nước ta đang đứng trước một bài toán vô cùng nan giải đó là tình trạng thiếu vốn về mọi mặt (vốn lao động, vốn tín dụng, vốn đầu tư phát triển) cần phải giải đáp của nền công nghiệp: muốn phát huy tối đa nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, đào tạo bồi dưỡng nhân tài để phát huy tối đa cho công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa thì phải 13 đầu tư cho GDP đẩy nhanh ứng dụng khoa họ công nghệ vào sản xuất cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng không thể thiếu vai trò của vốn. Mặt khác chúng ta đang tiến tới hiệp định GEPT/AFTA ( ASEAN) và tham gia vào khu vực tự do hoá thương mại Châu Á TBD (AP EC) để đứng vững được chúng ta phải có sức cạnh tranh trên mọi thị trườn g trong và ngoài nước. Theo Marx “sự cạnh tranh bắt buộc nhà tư bản, nếu muốn duy trì tư bản của mình thì phải làm cho tư bản ngày càng tăng lên m ãi và hẳn không thể nào tiếp tục làm cho tư bản đó ngày một tăng lên được nếu không có một sự tích lũy ngày càng nhiều thêm”. II. Thực trạng vấn đề tích lũy vốn ở Việt Nam Trước đây trong nền kinh tế bao cấp, tiêu dùng còn thiếu thốn thì quá trình tích lũy vốn còn gặp rất nhiều trở ngại. Nhà nước lại can thiệp quá sâu vào nền kinh tế dẫn đến việc tổ chức doanh nghiệp không thể phát huy hết khả năng của mình, nhiệm vụ tích tụ và tập trung vốn không đạt được hiệu quả. Từ khi chuyển đổi nền kinh tế, đời sống nhân dân đã được cải thiệ rõ rệt, thu nhập quốc dân tăng lên…tuy nhiên nó vẫn còn quá nhỏ bé so với nền kinh tế thế giới. Một trong những nguyên nhân chính là thực trạng tích lũy vốn của ta chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, quy mô vốn của các doanh nghiệp thấp. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tính đến ngày 01/01/2004, cả nước có 72.012 doanh nghiệp thực tế hoạt động với tổng số 14 vốn là 1.724.558 tỷđồng (nếu quy đổi ra đô la Mỹ (thời điểm năm 2003) thì quy mô vốn của các doanh nghiệp ở Việt Nam chỉ tương đương với một tập đoàn đa quốc gia cỡ trung bình trên thế giới). Trong đó doanh nghiệp Nhà nước chiếm 59,0/% tổng vốn của doanh nghiệp cả nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 19,55%, doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài chiếm 21,44% tổng vốn các doanh nghiệp cả nước. Xét riêng đối với mỗi doanh nghiệp, vốn của từng doanh nghiệp rất nhỏ. Thực tế cho thấy tiềm năng trong dân còn rất lớn nhưng tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư thấp, nhiều hộ gia đình và không ít doanh nghiệp còn đầu tư chưa hiệu quả, nguồn vốn không được luân chuyển từ nơi thừa đến nơi thiếu. Đầu tư của nhà nước tăng lên nhưng còn dàn trải, lãng phí, thị trường vốn, tiền tệ chậm phát triển, lãi suất tín dụng chưa phù hợp với việc đẩy mạnh quá trình tích tụ và tập trung vốn, vì thế còn hạn chế đầu tư phát triển. Việc quản lý sử dụng vốn còn phân tán, không tập trung tối đa vốn tiền mặt cũng như nhân tài vật lực để giải quyết những công trình thiết yếu của nền kinh tế.Tuy nhiên sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán cho thấy đây là một kênh huy động vốn thật sự hấp dẫn và rất đáng kể. III.Các giải pháp thúc đẩy quá trình tích lũy ở Việt Nam 1.Giải quyết đúng đắn mối quan hệ tích lũy - tiêu dùng Vì mục tiêu của xã hội là không ngừng tái sản xuất mở rộng, tăng thêm sản phẩm xã hội, nâng cao mức sống của người dân mà chúng ta phải xác định cho được quan hệ giữa quỹ tích lũy và tiêu dùng. Tương quan 15 giữa tích lũy và tiêu dùng được coi là tối ưu khi sử dụng được các tài sản hiện có, thực hiện được mức tích lũy có thể đảm bảo phát triển sản xuất với tốc độ cao ổn định mà cuối cùng vẫn đảm bảo tăng tiêu dùng.Việc phân chia này tùy thuộc vào nhu cầu nền kinh tế ở từng thời kỳ nhất định.Đồng thời phải khuyến khích mọi người không ngừng tiết kiêm, tích lũy. 2. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn Để sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, trước hết chúng ta phải xác định rõ từng đối tượng được cấp vốn, từđó phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý cho các ngành nhằm tạo ra hiệu quả sử dụng vốn cao hơn. Đối với các doanh nghiệp nhà nước, chính phủ không nên cấp vốn toàn bộ mà nên tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp, nhờ vậy doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm hơn với đồng vốn của mình, đồng thời chính nhờ có cổ phần hoá mà tạo điều kiện cho các chủ doanh nghiệp phát huy mọi năng lực cũng như khả năng quản lý của họ từđó sẽ nâng cao rất nhiều hiệu quả sử dụng vốn. Việc đồng vốn cóđược sử dụng hiệu quả hay không một phần lớn phụ thuộc vào yếu tố con người. Vì thế cần phải có một đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ năng lực và trách nhiệm cao. Đồng thời nhà nước cũng cần phải xem xét lại mô hình tổ chức quản lý, chúýđến đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho họ có thể phát huy mọi năng lực của mình. Đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt nguồn vốn FDI trong khu vực cũng như trên thếgiới thì việc thiết lập một cơ chế tổ chức gọn nhẹ không chồng chéo có hiệu quả cũng tạo ra khả năng cạnh tranh lớn. 16 3. Tăng cường tích luỹ vốn trong nước và có biện pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài Tích luỹ vốn trong nước có nhiều giải pháp nhưng giải pháp hàng đầu là nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn này sẽđóng vai trò quan trọng để giải quyết các nhu cầu chi của nhà nước về chi thường xuyên, chi cho đầu tư phát triển và cho phát triển công nghiệp. Vì vậy nâng cao hiệu quả tích luỹ, tích tụ và tập trung vốn qua ngân sách nhà nước là hết sức cấp bách và cóý nghĩa thực tiễn lớn lao. Một biện pháp để tăng cường lượng vốn là thông qua các tổ chức tín dụng và ngân hàng. Đây là hai hình thức tích luỹ vốn có hiệu quả tương đối cao do có thể thu hút được vốn còn nhàn dỗi trong nhân dân. Để thực hiện được ngày càng tốt các nghiệp vụ của mình, một mặt ngân hàng cần phải tựđổi mới phương thức phục vụ khách hàng mở rộng các hình thức tiết kiệm qua bưu điện cải tiến các thủ tục đảm bảo an toàn bí mật vàổn định cho tiền gửi của khách hàng, đồng thời chính phủ cũng cần có biện pháp nâng cao lãi suất nhằm thu hút ngày càng nhiều vốn nhàn dỗi trong dân. Đặc biệt là hệ thống ngân hàng cần phối hợp chặt chẽ với các quỹ tín dụng nhân dân để tích tụ và tập trung vốn được thuận tiện.Mặt khác, việc tích tụ và tập trung các nguồn vốn trong nước từ các nguồn tài nguyên quốc gia và từ những tài sản công còn bỏ phí vừa là mục tiêu vừa là biện pháp cơ bản trước mắt và lâu dài để chúng ta tăng thêm nguồn vốn trong nước cho đầu tư phát triển. Cần nghiên cứu lại các quy định vềđất và quyền sử dụng đất kết hợp hài hoà với các tổ chức thị trường liên 17 quan.Trong thời gian tới phải tìm cách để khai thác cao nhất hiệu quả nhất nguồn vốn từ tài sản công. Đó là cơ sở vật chất trực tiếp sẵn có mà chúng ta có thể huy động bằng cả hiện vật hoặc huy động bằng tiền trở thành nguồn thu trực tiếp của ngân sách Nhà nước là cơ sở ban đầu cần thiết để gọi vốn đầu tư nước ngoài. Và một biện pháp mới được áp dụng ở nước ta hiện nay là thu hút vốn thông qua thị trường chứng khoán. Đây là hình thức tích tụ và tập trung vốn rất có hiệu quảđang được các nước phát triển áp dụng.Chính thị trường chứng khoán là một hình thức của thị trường vốn, và nếu thị trường chứng khoán hoạt động tốt thì nó sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế. Ngoài nguồn vốn tích luỹ trong nước thì trong hoàn cảnh hiện nay khi nền kinh tế mở cửa hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì một nguồn vốn có vai tròđặc biệt quan trọng khác là nguồn vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm vốn đầu tư trực tiếp và vốn đầu tư gián tiếp trong đó vốn đầu tư trực tiếp cóý nghĩa vô cùng lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế trong nước. Vì thế mà chúng ta cần phải có chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp, đặc biệt là vốn của các nước phát triển. 18 Kết luận Qua lý luận tích lũy tư bản, ta thấy rằng cùng với sự phát triển của xã hội, tích lũy ngày càng đóng vai trò cần thiết. Nhờ tích lũy mà của cải xã hội không ngừng tăng lên. Tuy nhiên trong từng giai đoạn lịch sử tích lũy lại mang những bản chất khác nhau: dưới chủ nghĩa tư bản, tích lũy là phương tiện để giai cấp tư sản bóc lột lao động làm thuê, tích lũy càng nhiều lao động làm thuê càng bị bóc lột nặng nề gây mâu thuẫn đối kháng không thể giải quyết được, trong chủ nghĩa xã hội, tích lũy là phương tiện làm tăng của cải, tích lũy càng cao thì đời sống của nhân dân càng được cải thiện. Riêng đối với Việt Nam, để đạt những thuận lợi cùng với việc vượt qua những thách thức trong công nghiệp hiện đại hóa đất nước, trước 19 hết phải có nguồn vốn dồi dào và quan trọng là việc sử dụng vốn như thế nào để đạt hiệu quả.Sự phát triển bền vững và liên tục của nền kinh tế cũng tạo áp lực, thách thức đòi hỏi mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp…không chỉ biết làm giầu cho mình mà còn phải làm giầu cho toàn xã hội.Quy luật cạnh tranh đã bắt buộc bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải không ngừng mở rộng vốn đầu tư để phát triển doanh nghiệp. Mà con đường duy nhất là phải tích lũy ngày càng nhiều hơn để tái sản xuất mở rộng. Mặt khác việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài sẽ có tác động rất lớn. Có như vậy chúng ta mới từng bước thực hiện thành công công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, sớm đạt mục tiêu dân giàu nước mạnh. Tài liệu tham khảo 1. 2. 3. Giáo trình kinh tế chính trị Mac-Lenin, tập 1 Tư bản, quyển 1, tập 3/ C.Mác Thời báo kinh tế Việt Nam 2005-2006 20 Tải về bản full

Từ khóa » Tích Lũy Tư Bản Chủ Nghĩa Và Các Nhân Tố ảnh Hưởng đến Tích Lũy