TÍCH LŨY TƯ BẢN, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUY MÔ ...

Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Cao đẳng - Đại học
  4. >>
  5. Đại cương
TÍCH LŨY TƯ BẢN, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUY MÔ TÍCH LŨY, HỆ QUẢ CỦA TÍCH LŨY TƯ BẢN VÀ VẬN DỤNG CHÚNG VÀO THỰC TIỄN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (746.71 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊTIỂU LUẬNMơn: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNINĐề tài: TÍCH LŨY TƯ BẢN, CÁC NHÂN TỐ ẢNHHƯỞNG ĐẾN QUY MƠ TÍCH LŨY, HỆ QUẢ CỦATÍCH LŨY TƯ BẢN VÀ VẬN DỤNG CHÚNG VÀOTHỰC TIỄN VIỆT NAMHọ và tên sinh viên: Đoàn Khánh LinhMã sinh viên: 2111110149Lớp tín chỉ: TRI115(GD1+2-HKI-2122)K60.1Khố: 60Giảng viên hướng dẫn: Th.S Đặng Hương GiangTP.Cẩm Phả, ngày 29 tháng 11 năm 2021 MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU……...…………………………………………………………31. Giời thiệu Đề tài nghiên cứu…………………………………………..32. Mục đích của việc nghiên cứu………………………………………...33. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu………………………………………..4NỘI DUNG………...…………………………………………………………5I. Tích lũy tư bản………………………………………………………....51. Thực chất và động cơ của tích lũy tư bản……………………………52. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mơ tích lũy…………………………7II. Một số hệ quả của tích lũy tư bản……………………………………..81. Tích lũy tư bản làm tăng tích tụ và tập trung tư bản…………………82. Tích lũy tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản…………………93. Tích lũy tư bản làm tăng chênh lệch giữa thu nhập của nhà tư bản vàthu nhập của người lao động làm thuê……………………………………….11III. Vận dụng lý luận tích lũy tư bản vào thực tiễn Việt Nam………….111. Tại sao phải tích lũy vốn ? …………………………………………122. Thực trạng tích lũy vốn ở Việt Nam………………………………..133. Các giải pháp thúc đẩy q trình tích lũy ở Việt Nam……………...133.1. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ tích lũy - tiêu dùng…………..133.2. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn………………………………..143.3. Tăng cường tích luỹ vốn trong nước và có biện pháp thu hút vốnđầu tư nước ngoài…………………………………………………………….14KẾT LUẬN……………...…………………………………………………..16TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………….172 LỜI MỞ ĐẦU1. Giới thiệu Đề tài nghiên cứu:Trước hết, phải nhìn nhận chủ nghĩa tư bản là một nấc thang trong tiếntrình phát triển của lịch sử nhân loại. C.Mác đánh giá: Chủ nghĩa tư bản là xấuxa so với chủ nghĩa cộng sản, nhưng nó là một hình thái kinh tế, xã hội tiến bộnhất so với những hình thái kinh tế, xã hội đã có trong lịch sử. Và sự điềuchỉnh, thích nghi của chủ nghĩa tư bản đương đại được thực hiện trên nhiềuphương diện, nhất là quan hệ sản xuất.Nét điển hình của chủ nghĩa tư bản phải là tái sản xuất mở rộng Tái sảnxuất mở rộng tư bản chủ nghĩa là sự lặp lại q trình sản xuất với quy mơ lớnhơn trước, với một lượng tư bản lớn hơn trước. Muốn vậy, phải biến một bộphận giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm. Sự chuyển hóa trở lại của giá trịthặng dư thành tư bản được gọi là tích lũy tư bản. Vì vậy, chúng ta cần phảihiểu rõ lý luận về tích lũy tư bản và các nhân tố ảnh hưởng tới quy mơ tíchlũy, một số hệ quả và từ đó vận dụng nó vào thực tiễn Việt Nam.Với mong muốn tìm hiểu rõ bản chất và khả năng áp dụng vào thực tiễncủa các lý luận về tích lũy tư bản, em quyết định chọn đề tài tiểu luận: “Tíchlũy tư bản, các nhân tố ảnh hưởng tới quy mơ tích lũy, hệ quả của tích lũy tưbản và vận dụng chúng vào thực tiễn Việt Nam”, để từ đó có cái nhìn tồndiện, sâu sắc hơn về q trình tích lũy tư bản, các nhân tố ảnh hưởng đến nócùng các hệ quả phát sinh rồi liên hệ đến thực tế, rút ra được các bài học, biệnpháp khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực và phát huy các ảnh hưởng tíchcực.2. Mục đích của việc nghiên cứu:Em lựa chọn đề tài: “Tích lũy tư bản, các nhân tố ảnh hưởng tới quy mơtích lũy, hệ quả của tích lũy tư bản và vận dụng chúng vào thực tiễn ViệtNam.” để nghiên cứu với mục đích là xác định được bản chất của tích lũy tưbản, giải thích được các nhân tố tác động tới quy mơ tích lũy, mơ tả được mộtsố hệ quả phát sinh để từ đó liên hệ thực tế và dự đoán giải pháp khắc phụccác ảnh hưởng tiêu cực của vấn đề cũng như phát tác động tích cực của đề tàiđược nghiên cứu.3 3. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu:Vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa: Đưa ra được bản chất cốt lõi của kháiniệm “Tích lũy tư bản” cùng các nhân tố xoay quanh, áp dụng được các lýluận vào thực tiễn để đưa ra các biện pháp phù hợp. Giúp em hiểu rõ bản chất,chủ động và thích thú với đề tài mình lựa chọn cũng như về học phần. Tạo tiềnđề để em có kinh nghiệm và thực hiện tốt hơn ở các bài tiểu luận, báo cáo saunày.4 NỘI DUNGI. Tích lũy tư bản1. Thực chất và động cơ của tích lũy tư bảnĐể chỉ ra được bản chất của tích lũy tư bản, cần nghiên cứu về tái sảnxuất. Tái sản xuất nói chung được hiểu là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lạivà tiếp diễn một cách liên tục không ngừng.Sản xuất hiểu theo nghĩa rộng cũng có nghĩa là tái sản xuất. Căn cứ vàoquy mơ, có thể chia tái sản xuất thành hai loại: tái sản xuất giản đơn và tái sảnxuất mở rộng.- Tái sản xuất giản đơn là quá trình sản xuất được lặp lại với quy mô nhưcũ. Loại hình tái sản xuất này thường gắn với nền sản xuất nhỏ và là đặc trưngcủa nền sản xuất nhỏ.- Tái sản xuất mở rộng là quá trình sản xuất được lặp lại với quy mơ lớnhơn trước. Loại hình tái sản xuất này thường gắn với nền sản xuất lớn và làđặc trưng của nền sản xuất lớn.Tái sản xuất giản đơn khơng phải là hình thái điển hình của chủ nghĩa tưbản. Bởi vì, giả định nếu có tái sản xuất giản đơn thì cũng có nghĩa là các nhàtư bản sử dụng toàn bộ giá trị thặng dư cho tiêu dùng cá nhân. Song trên thựctế, khát vọng khơng có giới hạn về giá trị thặng dư đã buộc các nhà tư bảnphải không ngừng mở rộng quy mô sản xuất để tăng quy mô giá trị thặng dư.Vì vậy, nét điển hình của chủ nghĩa tư bản phải là tái sản xuất mở rộng. Táisản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa là sự lặp lại q trình sản xuất với quy mơlớn hơn trước, với một lượng tư bản lớn hơn trước. Muốn vậy, phải biến mộtbộ phận giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm.Sự chuyển hóa trở lại của giá trị thặng dư thành tư bản được gọi là tíchlũy tư bản. Như vậy, thực chất của tích lũy tư bản là sự chuyển hóa một phầngiá trị thặng dư thành tư bản, hay là q trình tư bản hóa giá trị thặng dư. Nóimột cách cụ thể, tích lũy tư bản là tái sản xuất ra tư bản với quy mô ngày càngmở rộng. Sở dĩ giá trị thặng sư đã mang sẵn những yếu tố vật chất của tư bảnmới.Có thể minh họa tích lũy tư bản và tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩabằng ví dụ: năm thứ nhất quy mô sản xuất là 80c + 20v + 20m. Giả định 20mkhông bị nhà tư bản tiêu dùng tất cả cho cá nhân, mà được phân thành 10m5 dùng để tích lũy và 10m dành cho tiêu dùng cá nhân của nhà tư bản. Phần 10mdùng để tích lũy được phân thành 8c + 2v, khi đó quy mô sản xuất của nămsau sẽ là 88c + 22v + 22m (nếu m’ vẫn như cũ). Như vậy, vào năm thứ hai,quy mô tư bản bất biến và tư bản khả biến đều tăng lên, giá trị thặng dư cũngtăng lên tương ứng.Nghiên cứu tích lũy và tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa cho phéprút ra những kết luận vạch rõ hơn bản chất bóc lột của quan hệ sản xuất tư bảnchủ nghĩa:- Thứ nhất, nguồn gốc duy nhất của tư bản tích lũy là giá trị thặng dư vàtư bản tích lũy chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản. C. Mác nóirằng, tư bản ứng trước chỉ là một giọt nước trong dịng sơng của tích lũy màthơi. Trong q trình tái sản xuất, lãi (m) cứ đạp vào vốn, vốn càng lớn thì lãicàng lớn, do đó lao động của công nhân trong quá khứ lại trở thành phươngtiện để bóc lột chính người cơng nhân.- Thứ hai, q trình tích lũy đã làm cho quyền sở hữu trong nền kinh tếhàng hóa biến thành quyền chiếm đoạt tư bản chủ nghĩa. Trong sản xuất hànghóa giản đơn, sự trao đổi giữa những người sản xuất hàng hóa theo nguyên tắcngang giá về cơ bản không dẫn tới người này chiếm đoạt lao động không côngcủa người kia. Trái lại, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa dẫn đến kết quả là nhàtư bản chẳng những chiếm đoạt một phần lao động của cơng nhân, mà cịn làngười sở hữu hợp pháp lao động khơng cơng đó. Những điều đó khơng viphạm quy luật giá trị.=> Bản chất của tích lũy tư bản là q trình tái sản xuất mở rộng tư bản chủnghĩa thơng qua việc chuyển hóa giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm đểtiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh thông qua mua thêm hàng hóa sức laođộng, mở mang nhà xưởng, mua thêm nguyên vật liệu, trang bị thêm máy mócthiết bị...Nghĩa là, nhà tư bản không sử dụng hết giá trị thặng dư thu được chotiêu dùng cá nhân mà biến nó thành tư bản phụ thêm. Cho nên, khi thị trườngthuận lợi, nhà tư bản bán được hàng hóa, giá trị thặng dư vì thế sẽ ngày càngnhiều, nhà tư bản trở nên giàu có hơn.=> Thực chất, nguồn gốc duy nhất của tư bản tích lũy là giá trị thặng dư.Nhờ có tích lũy tư bản, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa không những trởthành thống trị, mà cịn khơng ngừng mở rộng sự thống trị đó.6 Động cơ thúc đẩy tích lũy và tái sản xuất mỏ rộng là quy luật kinh tếtuyệt đối của chủ nghĩa tư bản - quy luật giá trị thặng dư. Để thực hiện mụcđích đó, các nhà tư bản khơng ngừng tích lũy để mở rộng sản xuất, xem đó làphương tiện căn bản để tăng cường bóc lột cơng nhân làm thuê. Mặt khác,cạnh tranh buộc các nhà tư bản phải khơng ngừng làm cho tư bản của mìnhtăng lên bằng cách tăng nhanh tư bản tích lũy.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mơ tích lũyCùng với quá trình tái sản xuất tư bản chủ nghĩa, quy mơ tích lũy tư bảncũng khơng ngừng tăng lên. Việc xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến quymơ tích lũy phải được chia làm hai trường hợp:- Một là, trường hợp khối lượng giá trị thặng dư không đổi thì quy mơcủa tích lũy tư bản phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia khối lượng giá trị thặng dưđó thành hai quỹ: quỹ tích lũy và quỹ tiêu dùng của nhà tư bản. Đương nhiên,tỷ lệ quỹ này tăng lên thì tỷ lệ dành cho quỹ kia sẽ giảm đi.- Hai là, nếu tỷ lệ phân chia đó đã được xác định thì quy mơ của tích lũytư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư. Trong trường hợp này, khốilượng giá trị thặng dư bị phụ thuộc vào những nhân tố sau đây:● Trình độ bóc lột sức lao động bằng những biện pháp: tăng cường độ laođộng, kéo dài ngày lao động, cắt giảm tiền lương cơng nhân. Có nghĩa là thờigian cơng nhân sáng tạo ra giá trị thì càng được kéo dài ra nhưng chi phí càngđược cắt giảm, do vậy khối lượng giá trị thặng dư càng lớn và quy mô của tíchlũy tư bản càng lớn.● Trình độ năng suất lao động xã hội: Năng suất lao động tăng làm chogiá trị tư liệu sinh hoạt giảm xuống, làm giảm giá trị sức lao động giúp chonhà tư bản thu được nhiều giá trị thặng dư hơn, góp phần tạo điều kiện chophép tăng quy mơ tích lũy. Năng suất lao động xã hội tăng lên sẽ có thêmnhững yếu tố vật chất để biến giá trị thặng dư thành tư bản mới, nên làm tăngquy mơ của tích lũy.● Sự chênh lệch giữa tư bản được sử dụng và tư bản đã tiêu dùng: Trongquá trình sản xuất, tư liệu lao động (máy móc, thiết bị) tham gia tồn bộ vàoquá trình sản xuất, nhưng giá trị của chúng lại chỉ bị khấu hao từng phần. Nhưvậy là mặc dù đã mất dần giá trị, nhưng trong suốt thời gian hoạt động, máymóc vẫn có tác dụng như khi cịn đủ giá trị. Sự hoạt động này của máy mócđược xem như là sự phục vụ khơng cơng. Máy móc, thiết bị càng hiện đại, thì7 sự chênh lệch giữa tư bản được sử dụng và tư bản đã tiêu dùng càng lớn, do đósự phục vụ không công càng lớn, tư bản lợi dụng được những thành tựu củalao động quá khứ càng nhiều, nhờ vậy quy mơ tích lũy tư bản càng lớn.● Quy mơ của tư bản ứng trước: Với trình độ bóc lột khơng thay đổi thìkhối lượng giá trị thặng dư do khối tư bản khả biến quyết định. Do đó quy môcủa tư bản ứng trước, nhất là bộ phận tư bản khả biến càng lớn, thì khối lượnggiá trị thặng dư bóc lột được càng lớn, tạo điều kiện tăng thêm quy mơ củatích lũy tư bản.II. Một số hệ quả của tích lũy tư bản1. Tích lũy tư bản làm tăng tích tụ và tập trung tư bảnTrong quá trình tái sản xuất tư bản chủ nghĩa, quy mô của tư bản cá biệttăng lên thông qua quá trình tích tụ và tập trung tư bản.- Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách tưbản hóa giá trị thặng dư trong một xí nghiệp nào đó, nó là kết quả trực tiếp củatích lũy tư bản. Tích lũy tư bản xét về mặt làm tăng thêm quy mô của tư bảncá biệt là tích tụ tư bản. Tích tụ tư bản, một mặt là yêu cầu của tái sản xuất mởrộng, của sự ứng dụng tiến bộ kỹ thuật; mặt khác sự tăng lên của khối lượnggiá trị thặng dư trong quá trình phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa tạokhả năng hiện thực cho tích tụ tư bản.- Tập trung tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cáchhợp nhất những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội thành một tư bản cá biệtkhác lớn hơn. Cạnh tranh và tín dụng là những địn bẩy mạnh nhất thúc đẩytập trung tư bản. Do cạnh tranh mà dẫn tới sự liên kết tự nguyện hay sáp nhậpcác tư bản cá biệt. Tín dụng tư bản chủ nghĩa là phương tiện để tập trung cáckhoản tiền nhàn rỗi trong xã hội vào tay các nhà tư bản.Tích tụ và tập trung tư bản có điểm giống nhau là chúng đều làm tăngquy mô của tư bản cá biệt. Nhưng giữa chúng lại có những điểm khác nhau:- Một là, nguồn để tích tụ tư bản là giá trị thặng dư, do đó tích tụ tư bảnlàm tăng quy mơ của tư bản cá biệt, đồng thời làm tăng quy mô của tư bản xãhội. Còn nguồn để tập trung tư bản là những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội,do đó tập trung tư bản chỉ làm tăng quy mô của tư bản cá biệt, mà không làmtăng quy mô của tư bản xã hội.8 - Hai là, nguồn để tích tụ tư bản là giá trị thặng dư, xét về mặt đó, nóphản ánh trực tiếp mối quan hệ giữa tư bản và lao động: nhà tư bản tăngcường bóc lột lao động làm th để tăng quy mơ của tích tụ tư bản. Còn nguồnđể tập trung tư bản là những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội do cạnh tranhmà dẫn đến sự liên kết hay sáp nhập, xét về mặt đó, nó phản ánh trực tiếpquan hệ cạnh tranh trong nội bộ giai cấp các nhà tư bản; đồng thời nó cũng tácđộng đến mối quan hệ giữa tư bản và lao động.Tích tụ và tập trung tư bản quan hệ mật thiết với nhau. Tích tụ tư bản làmtăng thêm quy mô và sức mạnh của tư bản cá biệt, do đó cạnh tranh sẽ gay gắthơn, dẫn đến tập trung nhanh hơn. Ngược lại, tập trung tư bản tạo điều kiệnthuận lợi để tăng cường bóc lột giá trị thặng dư, nên đẩy nhanh tích tụ tư bản.Ảnh hưởng qua lại nói trên của tích tụ và tập trung tư bản làm cho tích lũy tưbản ngày càng mạnh. Tập trung tư bản có vai trị rất lớn đối với sự phát triểncủa sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nhờ tập trung tư bản mà xây dựng được nhữngxí nghiệp lớn, sử dụng được kỹ thuật và cơng nghệ hiện đại.Như vậy, q trình tích lũy tư bản gắn với q trình tích tụ và tập trung tưbản ngày càng tăng, do đó nền sản xuất tư bản chủ nghĩa trở thành nền sảnxuất xã hội hóa cao độ, làm cho mâu thuẫn kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tưbản càng sâu sắc thêm.2. Tích lũy tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bảnTrong q trình tích lũy tư bản, tư bản chẳng những tăng lên về quy mơ,mà cịn khơng ngừng biến đổi trong cấu tạo của nó. C. Mác phân biệt cấu tạokỹ thuật, cấu tạo giá trị và cấu tạo hữu cơ của tư bản.Về mặt hình thái hiện vật, mỗi tư bản đều bao gồm tư liệu sản xuất vàsức lao động để vận dụng những tư liệu sản xuất đó. Tỷ lệ giữa số lượng tưliệu sản xuất và số lượng sức lao động sử dụng những tư liệu sản xuất đó trongq trình sản xuất gọi là cấu tạo kỹ thuật của tư bản. Quan hệ này có tính tấtyếu về mặt kỹ thuật, do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quyết định.Để biểu thị cấu tạo kỹ thuật của tư bản, người ta thường dùng các chỉ tiêunhư số năng lượng hoặc số lượng máy móc do một cơng nhân sử dụng trongsản xuất, ví dụ 100kW điện/1 cơng nhân, 10 máy dệt/1 công nhân.Cấu tạo kỹ thuật của tư bản ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển củachủ nghĩa tư bản. Điều đó biểu thị ở số lượng tư liệu sản xuất mà một côngnhân sử dụng ngày càng tăng lên.9 Về mặt giá trị, mỗi tư bản đều chia thành hai phần: tư bản bất biến (c) vàtư bản khả biến (v). Tỷ lệ giữa số lượng giá trị của tư bản bất biến và số lượnggiá trị của tư bản khả biến cần thiết để tiến hành sản xuất gọi là cấu tạo giá trịcủa tư bản. Ví dụ, một tư abrn mà đại lượng của nó là 10.000$, trong đó giá trịtư liệu sản xuất là 10.000$, cịn giá trị sức lao động là 2.000$, thì cấu tạo giátrị của tư bản đó là 10.000$ : 2.000$ = 5 : 1.Cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị của tư bản quan hệ chặt chẽ với nhau.Nói chung, những sự thay đổi trong cấu tạo kỹ thuật của tư bản sẽ dẫn đếnnhững sự thay đổi trong cấu tạo giá trị của tư bản. Để biểu hiện mối quan hệđó, C. Mác dùng phạm trù cấu tạo hữu cơ của tư bản.- Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị của tư bản do cấu tạo kỹthuật của tư bản quyết định và phản ánh những sự biến đổi của cấu tạo kỹthuật của tư bản.- Trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, cấu tạo kỹ thuật của tưbản ngày càng tăng, kéo theo sự thăng lên của cấu tạo giá trị của tư bản, nêncấu tạo hữu cơ của tư bản cũng ngày càng tăng lên. Sự tăng lên của cấu tạohữu cơ của tư bản biểu hiện ở chỗ tư bản bất biến tăng tuyệt đối và tương đối,cịn tư bản khả biến có thể tăng tuyệt đối, nhưng lại giảm xuống một cáchtương đối.=> Vì vậy, quá trình tích lũy tư bản khơng ngừng làm tăng cấu tạo hữu cơtư bản.Sự giảm xuống một cách tương đối của tư bản khả biến cũng sẽ làm chocầu về sức lao động giảm một cách tương đối. Vì vậy, một số cơng nhân lâmvà tình trạng bị thất nghiệp.Thực tế thì trong q trình tích lũy tư bản, cũng có khi quy mơ sản xuấtđược mở rộng thu hút thêm cơng nhân, nhưng cũng có khi thì giãn thải bớtcông nhân. Tuy nhiên, sự thu hút và giãn thải đó khơng khớp với nhau về thờigian, khơng gian và về quy mơ, do đó, trên phạm vi tồn xã hội luôn luôn tồntại một bộ phận công nhân bị thất nghiệp.Như vậy, cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên trong q trình tích lũychính là ngun nhân trực tiếp gây ra nạn thất nghiệp trong chủ nghĩa tư bản.Còn nguyên nhân sâu xa của nạn thất nghiệp chính là ở quan hệ sản xuất tưbản chủ nghĩa.10 3. Tích lũy tư bản làm tăng chênh lệch giữa thu nhập của nhà tư bản và thunhập của người lao động làm thuêThực tế, xét chung toàn bộ nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, thu nhập mà cácnhà tư bản có được, lớn hơn gấp rất nhiều lần so với thu nhập dưới dạng tiềncông của người lao động làm thuê. C. Mác đã quan sát thấy thực tế này và ơnggọi đó là sự bần cùng hóa người lao động. Cùng với sự gia tăng quy mô sảnxuất và cấu tạo hữu cơ của tư bản, tư bản khả biến có xu hướng giảm tươngđối so với tư bản bất biến, dẫn tới nguy cơ thừa nhân khẩu. Do đó, q trìnhtích lũy tư bản có tính hai mặt, một mặt thể hiện sự tích lũy sự giàu sang vềphía giai cấp tư sản, và mặt khác tích lũy sự bần cùng về phía giai cấp cơngnhân làm th.Bần cùng hóa giai cấp cơng nhân làm th biểu hiện dưới hai hình thái làbần cùng hóa tương đối và bần cùng hóa tuyệt đối. Bần cùng hóa tương đối làcùng với đà tăng trưởng lực lượng sản xuất, phần sản phẩm phân phối cho giaicấp công nhân làm thuê tuy có tăng tuyệt đối, nhưng lại giảm tương đối so vớiphần dành cho giai cấp tư sản. Bần cùng hóa tuyệt đối thể hiện sự sụt giảmtuyệt đối về mức sống của giai cấp công nhân làm thuê. Bần cùng hóa tuyệtđối thường xuất hiện đối với bộ phận giai cấp công nhân làm thuê đang thấtnghiệp và đối với tồn bộ giai cấp cơng nhân làm thuê trong các điều kiệnkinh tế khó khăn, đặc biệt trong khủng hoảng kinh tế.=> Q trình tích lũy tư bản không ngừng làm tăng chênh lệch giữa thunhập của nhà tư bản với thu nhập của người lao động làm thuê cả tuyệt đối lẫntương đối.III. Vận dụng lý luận tích lũy tư bản vào thực tiễn Việt NamĐất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinhtế, nhất là hơn 20 năm đổi mới vừa qua, tốc độ tăng trưởng khá cao, sản xuấtphát triển, có tích lũy từ nội bộ, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Đểgiữ được tốc độ tăng trưởng cao trong những năm tới sẽ phụ thuộc rất nhiềuvào việc tích lũy, huy động vốn cho nền kinh tế. Nhiều chuyên gia quốc tế chorằng Việt Nam muốn phát triển đạt tốc độ theo hướng rồng bay thì phải nỗ lựchuy động tích lũy trong nước, tăng cường nó có hiệu quả với vốn nước ngồivà đầu tư phải có hiệu quả cao để hệ số ICOR chỉ ở mức 2,5 và mức tăngtrưởng phải ít nhất là trên 8% một năm, như vậy thì thu nhập bình qn đầungười của Việt Nam có thể tăng gấp 45 lần trong vịng một thế hệ. Việt Namcó thể lựa chọn các tình huống tăng trưởng tuỳ theo mức tích luỹ trong nước11 và mức đầu tư trên GDP cũng như hiệu suất sử dụng vốn. Việt Nam muốn đẩynhanh tốc độ CNH-HĐH nền kinh tế cần huy động tối đa không chỉ nguồnvốn tiền mặt còn nằm rải rác trong dân cư mà còn cần phải huy động cácnguồn tài lực, những kinh nghiệm quản lý, và tất cả các quan hệ bang giao chosự nghiệp cơng nghiệp hố và hiện đại hoá nền kinh tế. Chúng ta sẽ xem xétthực trạng và giải pháp tích lũy vốn ở Việt nam hiện nay.1. Tại sao phải tích lũy vốn?Trong đường lối CNH, HĐH đất nước do Đại hội VIII của Đảng đề ra,vấn đề tích lũy vốn để tiến hành CNH, HĐH có tầm quan trọng đặc biệt cả vềphương pháp, nhận thức chỉ đạo thực tiễn. Ai cũng biết rằng để CNH, HĐHcần phải có vốn. Hiện nay, chúng ta đang tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hộitừ điểm xuất phát rất thấp, trong khi đó tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đạihóa lại phải cần nhiều vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy đất nước vàkhu vực đã thoát khỏi khủng hoảng, nhưng nước ta vẫn là một nước nghèo,chậm phát triển thì vấn đề tích lũy vốn là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt,có ý nghĩa tiên quyết đối với tồn bộ quá trình xây dựng, tại đại hội Đảng lầnthứ VIII Đảng ta đã khẳng định: “Luôn chủ trương tự lực cánh sinh xây dựng,phát triển kinh tế, cơng nghiệp tích lũy vốn từ nội bộ kinh tế là chủ yếu”.Nhiều chuyên gia quốc tế đã cho rằng Việt Nam muốn phát triển và đạttốc độ theo hướng rồng bay thì phải nỗ lực huy động và tích lũy vốn trongnước, tăng cường có hiệu quả với nguồn nước ngồi và đầu tư có hiệu quảcao. Họ đã tính tốn rằng để tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng nămkhoảng 8-10% thì tổng đầu tư trong nước của Việt Nam phải đạt từ 20-35%,từ nay đến 2020 để đạt được sự tăng trưởng GDP với tốc độ cao như vậy địihỏi phải đẩy nhanh hơn nữa q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Nhưng đất nước ta đang đứng trước một bài tốn vơ cùng nan giải đó là tìnhtrạng thiếu vốn về mọi mặt (vốn lao động, vốn tín dụng, vốn đầu tư phát triển)cần phải giải đáp của nền công nghiệp: muốn phát huy tối đa nguồn nhân lực,nâng cao dân trí, đào tạo bồi dưỡng nhân tài để phát huy tối đa cho công cuộccông nghiệp hóa hiện đại hóa thì phải đầu tư cho GDP đẩy nhanh ứng dụngkhoa học công nghệ vào sản xuất cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng không thểthiếu vai trò của vốn. Mặt khác chúng ta đang tiến tới hiệp định GEPT/AFTA(ASEAN) và tham gia vào khu vực tự do hoá thương mại Châu Á TBD(APEC) để đứng vững được chúng ta phải có sức cạnh tranh trên mọi thịtrường trong và ngoài nước. Theo Marx “sự cạnh tranh bắt buộc nhà tư bản,nếu muốn duy trì tư bản của mình thì phải làm cho tư bản ngày càng tăng lên12 mãi và hẳn không thể nào tiếp tục làm cho tư bản đó ngày một tăng lên đượcnếu khơng có một sự tích lũy ngày càng nhiều thêm”2. Thực trạng tích lũy vốn ở Việt NamTrước đây trong nền kinh tế bao cấp, tiêu dùng cịn thiếu thốn thì qtrình tích lũy vốn cịn gặp rất nhiều trở ngại. Nhà nước lại can thiệp quá sâuvào nền kinh tế dẫn đến việc tổ chức doanh nghiệp không thể phát huy hết khảnăng của mình, nhiệm vụ tích tụ và tập trung vốn không đạt được hiệu quả.Từ khi chuyển đổi nền kinh tế, đời sống nhân dân đã được cải thiện rõrệt, thu nhập quốc dân tăng lên…tuy nhiên nó vẫn còn quá nhỏ bé so với nềnkinh tế thế giới. Một trong những nguyên nhân chính là thực trạng tích lũy vốncủa ta chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, quy mô vốn của các doanh nghiệpthấp. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tính đến ngày 01/01/2004, cảnước có 72.012 doanh nghiệp thực tế hoạt động với tổng số vốn là 1.724.558tỷ đồng (nếu quy đổi ra đơ la Mỹ (thời điểm năm 2003) thì quy mô vốn củacác doanh nghiệp ở Việt Nam chỉ tương đương với một tập đồn đa quốc giacỡ trung bình trên thế giới). Trong đó doanh nghiệp Nhà nước chiếm 59,0/%tổng vốn của doanh nghiệp cả nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm19,55%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 21,44% tổng vốn cácdoanh nghiệp cả nước. Xét riêng đối với mỗi doanh nghiệp, vốn của từngdoanh nghiệp rất nhỏ.Thực tế cho thấy tiềm năng trong dân còn rất lớn nhưng tỷ lệ tiết kiệm vàđầu tư thấp, nhiều hộ gia đình và khơng ít doanh nghiệp cịn đầu tư chưa hiệuquả, nguồn vốn không được luân chuyển từ nơi thừa đến nơi thiếu. Đầu tư củanhà nước tăng lên nhưng cịn dàn trải, lãng phí, thị trường vốn, tiền tệ chậmphát triển, lãi suất tín dụng chưa phù hợp với việc đẩy mạnh q trình tích tụvà tập trung vốn, vì thế cịn hạn chế đầu tư phát triển. Việc quản lý sử dụngvốn còn phân tán, không tập trung tối đa vốn tiền mặt cũng như nhân tài vậtlực để giải quyết những cơng trình thiết yếu của nền kinh tế.Tuy nhiên sự pháttriển nhanh chóng của thị trường chứng khoán cho thấy đây là một kênh huyđộng vốn thật sự hấp dẫn và rất đáng kể.3. Các giải pháp thúc đẩy q trình tích lũy ở Việt Nam3.1. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ tích lũy - tiêu dùngVì mục tiêu của xã hội là không ngừng tái sản xuất mở rộng, tăng thêmsản phẩm xã hội, nâng cao mức sống của người dân mà chúng ta phải xác định13 cho được quan hệ giữa quỹ tích lũy và tiêu dùng. Tương quan giữa tích lũy vàtiêu dùng được coi là tối ưu khi sử dụng được các tài sản hiện có, thực hiệnđược mức tích lũy có thể đảm bảo phát triển sản xuất với tốc độ cao ổn địnhmà cuối cùng vẫn đảm bảo tăng tiêu dùng.Việc phân chia này tùy thuộc vàonhu cầu nền kinh tế ở từng thời kỳ nhất định.Đồng thời phải khuyến khích mọingười khơng ngừng tiết kiệm, tích lũy.3.2. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốnĐể sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, trước hết chúng ta phải xác định rõtừng đối tượng được cấp vốn, từ đó phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý chocác ngành nhằm tạo ra hiệu quả sử dụng vốn cao hơn. Đối với các doanhnghiệp nhà nước, chính phủ khơng nên cấp vốn tồn bộ mà nên tiến hành cổphần hoá doanh nghiệp, nhờ vậy doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm hơn với đồngvốn của mình, đồng thời chính nhờ có cổ phần hố mà tạo điều kiện cho cácchủ doanh nghiệp phát huy mọi năng lực cũng như khả năng quản lý của họ từđó sẽ nâng cao rất nhiều hiệu quả sử dụng vốn. Việc đồng vốn có được sửdụng hiệu quả hay khơng một phần lớn phụ thuộc vào yếu tố con người. Vìthế cần phải có một đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ năng lực và tráchnhiệm cao. Đồng thời nhà nước cũng cần phải xem xét lại mô hình tổ chứcquản lý, chú ý đến đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho họ có thểphát huy mọi năng lực của mình. Đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh quyết liệtnguồn vốn FDI trong khu vực cũng như trên thế giới thì việc thiết lập một cơchế tổ chức gọn nhẹ khơng chồng chéo có hiệu quả cũng tạo ra khả năng cạnhtranh lớn.3.3. Tăng cường tích luỹ vốn trong nước và có biện pháp thu hút vốn đầutư nước ngồiTích luỹ vốn trong nước có nhiều giải pháp nhưng giải pháp hàng đầu lànguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn này sẽ đóng vai trị quan trọngđể giải quyết các nhu cầu chi của nhà nước về chi thường xuyên, chi cho đầutư phát triển và cho phát triển cơng nghiệp. Vì vậy nâng cao hiệu quả tích luỹ,tích tụ và tập trung vốn qua ngân sách nhà nước là hết sức cấp bách và có ýnghĩa thực tiễn lớn lao.Một biện pháp để tăng cường lượng vốn là thông qua các tổ chức tíndụng và ngân hàng. Đây là hai hình thức tích luỹ vốn có hiệu quả tương đốicao do có thể thu hút được vốn cịn nhàn rỗi trong nhân dân. Để thực hiệnđược ngày càng tốt các nghiệp vụ của mình, một mặt ngân hàng cần phải tự14 đổi mới phương thức phục vụ khách hàng mở rộng các hình thức tiết kiệm quabưu điện cải tiến các thủ tục đảm bảo an tồn bí mật và ổn định cho tiền gửicủa khách hàng, đồng thời chính phủ cũng cần có biện pháp nâng cao lãi suấtnhằm thu hút ngày càng nhiều vốn nhàn rỗi trong dân. Đặc biệt là hệ thốngngân hàng cần phối hợp chặt chẽ với các quỹ tín dụng nhân dân để tích tụ vàtập trung vốn được thuận tiện.Mặt khác, việc tích tụ và tập trung các nguồnvốn trong nước từ các nguồn tài nguyên quốc gia và từ những tài sản công cịnbỏ phí vừa là mục tiêu vừa là biện pháp cơ bản trước mắt và lâu dài để chúngta tăng thêm nguồn vốn trong nước cho đầu tư phát triển. Cần nghiên cứu lạicác quy định về đất và quyền sử dụng đất kết hợp hài hoà với các tổ chức thịtrường liên quan.Trong thời gian tới phải tìm cách để khai thác cao nhất hiệuquả nhất nguồn vốn từ tài sản cơng. Đó là cơ sở vật chất trực tiếp sẵn có màchúng ta có thể huy động bằng cả hiện vật hoặc huy động bằng tiền trở thànhnguồn thu trực tiếp của ngân sách Nhà nước là cơ sở ban đầu cần thiết để gọivốn đầu tư nước ngoài.Và một biện pháp mới được áp dụng ở nước ta hiện nay là thu hút vốnthông qua thị trường chứng khốn. Đây là hình thức tích tụ và tập trung vốnrất có hiệu quả đang được các nước phát triển áp dụng. Chính thị trườngchứng khốn là một hình thức của thị trường vốn, và nếu thị trường chứngkhoán hoạt động tốt thì nó sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ củanền kinh tế. Ngoài nguồn vốn tích lũy trong nước thì trong hồn cảnh hiện naykhi nền kinh tế mở cửa hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì một nguồn vốn cóvai trị đặc biệt quan trọng khác là nguồn vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm vốnđầu tư trực tiếp và vốn đầu tư gián tiếp trong đó vốn đầu tư trực tiếp có ýnghĩa vơ cùng lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế trong nước. Vì thế màchúng ta cần phải có chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp, đặc biệt là vốncủa các nước phát triển.15 KẾT LUẬNTrên cơ sở phân tích bản chất tích lũy tư bản, các nhân tố ảnh hưởng vàhệ quả của tích lũy, chúng ta có thể thấy được vai trị và khả năng vận dụngchúng vào thực tiễn nền kinh tế Việt Nam. Bản chất của tích lũy tư bản là quátrình tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa thơng qua việc chuyển hóa giá trịthặng dư thành tư bản phụ thêm để tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanhthơng qua mua thêm hàng hóa sức lao động, mở mang nhà xưởng, mua thêmnguyên vật liệu, trang bị thêm máy móc thiết bị...Nghĩa là, nhà tư bản khôngsử dụng hết giá trị thặng dư thu được cho tiêu dùng cá nhân mà biến nó thànhtư bản phụ thêm. Qua đây chúng ta có thể thấy việc vận dụng chúng vào nềnkinh tế Việt Nam, đặc biệt vào việc xây dựng các kế hoạch của Nhà nước.Tiểu luận cũng đã đưa ra được một số biện pháp nhằm vận dụng tốt hơn cácvấn đề liên quan đến tích lũy tư bản vào nền kinh tế Việt Nam trong các giaiđoạn tiếp theo.Trên đây là phần trình bày tiểu luận về vấn đề: “Tích lũy tư bản, các nhântố ảnh hưởng tới quy mơ tích lũy, hệ quả của tích lũy tư bản và vận dụngchúng vào thực tiễn Việt Nam.”. Mặc dù đã cố gắng hết sức tìm hiểu và phântích nhưng vẫn sẽ cịn nhiều thiếu sót. Em mong cơ có thể xem xét và chỉnhsửa bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn !TỪ NGỮ VIẾT TẮT1. CNH: Công nghiệp hóa2. HĐH: Hiện đại hóa3. TBD: Thái Bình dương16 TÀI LIỆU THAM KHẢO1. TS. Phạm Văn Vinh, GS.TS. Phạm Quang Phan - Giáo trình Những nguyênlý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin (dành cho sinh viên Đại học, Cao đẳng,khối không chuyên ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh) - NXB Chínhtrị quốc gia Sự thật - Xuất bản năm 2018 - Trang 2522. PGS.TS. Ngô Tuấn Nghĩa - Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác-Lênin (dànhcho bậc Đại học - khơng chun Lý luận chính trị) - NXB Giáo dục - Xuất bảnnăm 2019 - Trang 663. Đ.I.Rôdenbe – bộ sách Tư bản của Các Mác – NXB Chính trị quốc gia Sựthật – Xuất bản năm 20124.Quan hệ sản xuất của chủ nghĩa tư bản đương đại những giới hạn không thểvượt qua (03/09/2021) từ nguồn: />5. Tái sản xuất tư bản xã hội là gì? Điều kiện thực hiện (31/07/2021) từ nguồn: />17

Tài liệu liên quan

  • phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quy mô xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường nhật bản phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quy mô xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường nhật bản
    • 91
    • 771
    • 1
  • Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chuyển đổi nghề nghiệp của cán bộ công chức và viên chức tại tỉnh kiên giang Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chuyển đổi nghề nghiệp của cán bộ công chức và viên chức tại tỉnh kiên giang
    • 170
    • 468
    • 0
  • Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng kết quả học tập môn hóa học của học sinh ở trường THPT Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng kết quả học tập môn hóa học của học sinh ở trường THPT
    • 39
    • 525
    • 0
  • Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam trên địa bàn thành phố hồ chí minh Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam trên địa bàn thành phố hồ chí minh
    • 96
    • 620
    • 1
  • Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị huế Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị huế
    • 108
    • 227
    • 0
  • Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cân bằng tài chính dài hạn của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trên thị trường chứng khoán việt nam (tt) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cân bằng tài chính dài hạn của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trên thị trường chứng khoán việt nam (tt)
    • 26
    • 294
    • 0
  • Các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch báo cáo tài chính của các ủy ban nhân dân tại địa bàn tỉnh bình định Các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch báo cáo tài chính của các ủy ban nhân dân tại địa bàn tỉnh bình định
    • 153
    • 138
    • 1
  • Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường đại học của học sinh lớp 12 trên địa bàn tỉnh kiên giang Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn trường đại học của học sinh lớp 12 trên địa bàn tỉnh kiên giang
    • 95
    • 389
    • 1
  • Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của các trường đại học tự chủ tài chính tại khu vực tp hcm Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của các trường đại học tự chủ tài chính tại khu vực tp hcm
    • 137
    • 544
    • 0
  • Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng ở các kênh bán lẻ hiện đại tại thành phố hồ chí minh Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng ở các kênh bán lẻ hiện đại tại thành phố hồ chí minh
    • 98
    • 206
    • 1

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(746.71 KB - 17 trang) - TÍCH LŨY TƯ BẢN, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUY MÔ TÍCH LŨY, HỆ QUẢ CỦA TÍCH LŨY TƯ BẢN VÀ VẬN DỤNG CHÚNG VÀO THỰC TIỄN VIỆT NAM Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Tích Lũy Tư Bản Chủ Nghĩa Và Các Nhân Tố ảnh Hưởng đến Tích Lũy