Thực Phẩm Bổ âm, Cải Thiện Chứng âm Hư Hiệu Quả - Dinh Dưỡng
Có thể bạn quan tâm
Theo dinh dưỡng học cổ truyền, những thực phẩm bổ âm phần lớn phải có tính ngọt mát nhu nhuận, hỗ trợ khắc phục chứng miệng khát, môi khô, đổ mồ hôi trộm, hoa mắt, chóng mặt.
Xem nhanh
- Khi nào cần bổ âm?
- Những loại thực phẩm bổ âm, nhuận táo
- Thịt vịt
- Thịt lợn
- Ba ba
- Hến
- Sò
- Trứng gà
- Hải sâm
- Mộc nhĩ trắng
- Tây dương sâm
Khi nào cần bổ âm?
Theo Y học cổ truyền, cơ thể con người khỏe mạnh khi có thể cân bằng được âm dương. Khi mắc bệnh, tuy cùng một căn bệnh giống nhau nhưng có người thuộc thể âm hư, có người thuộc thể dương hư. Phần âm của cơ thể gồm: Phế âm, Vị âm, thận âm, Can âm, Tâm âm, huyết và tân dịch.
Khi phần âm của cơ thể bị suy kém kèm theo các triệu chứng sau:
– Phế âm hư: ho lâu ngày, ho khan, ít đờm có lẫn máu, gò má đỏ, ra mồ hôi trộm, triều nhiệt, chất lưỡi đỏ, không có rêu hoặc ít rêu, mạch tế sác.
Cách trị ho hiệu quả tại nhà không cần dùng kháng sinhTheo Đông y, một số thực phẩm có tác dụng tiêu đờm, chữa ho, làm dịu họng, thông mạch rất hay. Hãy áp dụng cách trị ho hiệu quả ngay tại nhà từ một số mẹo dân gian sau. 1. Gừng tươi Trong gừng có một loại tinh dầu có…
– Thận âm hư: nhức trong xương, đau lưng, ù tai, di tinh, di niệu, sốt hâm hấp, lòng bàn tay, bàn chân nóng.
– Tâm âm hư: hồi hộp trống ngực, ngủ hay mê, hay quên, dễ kinh sợ và kèm theo hội chứng âm hư.
– Can âm hư: hoa mắt, chóng mặt, da xanh, niêm mạc nhợt, kinh nguyệt ít, móng tay, móng chân khô, dễ gẫy, ngũ tâm phiền nhiệt, chất lưỡi đỏ, không rêu, mạch tế sác.
– Vị âm hư: miệng khát, môi khô, lưỡi khô, hôi miệng, lở loét chân răng, chảy máu chân răng.
– Tân dịch giảm: da khô, lưỡi đỏ, không có rêu, mạch nhanh, nhỏ (tế sác), triều nhiệt, ngũ tâm phiền nhiệt, môi khô, họng khát…..
Khi gặp phải những triệu chứng trên, tức bạn đang thuộc thể âm hư, bạn cần áp dụng những bài thuốc hoặc đưa thực phẩm bổ âm vào thực đơn hàng ngày nhằm cải thiện sức khỏe.
Tăng cường sinh lý cho chàng bằng tôm biểnTôm là loại thực phẩm rất bổ dưỡng. Và có nhiều món ăn có thể chế biến từ tôm, cung cấp nguồn dinh dưỡng quý báu cho gia đình, người thân. Ngoài ra, tôm biển còn là loại thực phẩm rất tốt để tăng cường sinh lý cho đàn ông.…
Những loại thực phẩm bổ âm, nhuận táo
Thịt vịt
Trong Đông y, thịt vịt có vị ngọt, mặn, tính bình; vào tỳ, vị, phế, thận. Có tác dụng tư âm dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc. Kinh nghiệm dân gian thường coi thịt vịt trắng là bổ âm tốt nhất.
Thịt lợn
Theo Đông y, thịt nạc lợn có vị ngọt, mặn, tính bình, vào tỳ vị thận. Có tác dụng tư âm nhuận táo. Dùng cho các trường hợp nhiễm trùng, sốt cao, mất nước, ho khan, táo bón, tiểu đường, suy kiệt thiểu dưỡng.
Ba ba
Đây là loại thực phẩm thanh bổ tuyệt vời cho người bị âm hư. Ba ba vị ngọt, tính bình; vào can, thận, có tác dụng tư âm dưỡng huyết, lương huyết thanh nhiệt, bổ thận, tốt cho gân cốt. Loại này thường được dùng cho các trường hợp sốt nóng, đau nhức xương khớp do phong thấp, hội chứng lỵ mạn tính, huyết khối, huyết trắng, u bướu sưng nề.
Hến
Hến có tính bình, vị ngọt mặn, có công dụng tư âm bổ thận. Theo nhiều sách Đông y có nêu hến là một trong những thực phẩm có tác dụng chữa đái tháo đường.
Sò
Loại hải sản này có tính lạnh, vị mặn, có công dụng tư âm, hóa đàm, nhuyễn kiên. Y thư cổ đều cho rằng sò là thứ không chỉ tư âm bổ thận mà còn nhuận táo, nhuận ngũ tạng, chỉ tiêu khát.
Trứng gà
Trứng gà thường được dùng dể dưỡng huyết an thai, chữa ho khan, khản tiếng, mắt đỏ họng đau, thai động không yên, sản hậu miệng khát, kiết lỵ, bỏng.
Khám phá giá trị dinh dưỡng trong trứng gà với sức khỏeTheo một nghiên cứu khoa học mới đây, nếu so với những năm 90 của thế kỷ trước thì hàm lượng cholesterol trong trứng gà hiện nay chỉ còn 1/3. Đây thực sự là một tin vui cho những ai có sở thích ăn trứng. Nguồn dinh dưỡng trong trứng gà…
Hải sâm
Hải sâm là một trong những loại thực phẩm điển hình có công dụng tư âm bổ thận, bổ huyết, nhuận táo.
Mộc nhĩ trắng
Mộc nhĩ hay còn gọi là ngân nhĩ hoặc nấm tuyết trắng, có tính bình, vị đạm ngọt, có công dụng tư âm dưỡng vị, sinh tân nhuận táo. Ngân nhĩ rất giàu dinh dưỡng, trong đó có nhiều vitamin và 17 loại acid amin cần thiết cho cơ thể, rất có lợi cho những người thể chất âm hư hoặc mắc các chứng bệnh thuộc thể âm hư.
Tây dương sâm
Loại này còn được gọi là sâm Mỹ, tính mát, vị ngọt hơi đắng, có công dụng ích khí dưỡng âm, bổ thận. Các sách thuốc cổ đều cho rằng tây dương sâm có khả năng “tư âm giáng hỏa”. Với chứng âm hư không nên dùng nhân sâm, nhưng với tây dương sâm thì lại là một vị thuốc rất thích hợp.
Bên cạnh những thực phẩm bổ âm trên, chúng ta cũng cần tránh xa những thực phẩm là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh âm hư khiến cho âm dịch hư suy và tân dịch bị hư tổn như: thịt dê, thịt chó, thịt chim sẻ, long nhãn, ô mai, tỏi, rau hẹ, hạt tiêu, ớt, gừng, nhục quế, tiểu hồi, rượu trắng, hồng sâm, nhục thung dung, tỏa dương…
Theo Dinhduong.online tổng hợp
Từ khóa » Bổ âm Là Gì
-
Thuốc Bổ Và Những Công Dụng độc đáo, Phong Phú
-
Thuốc Bổ Đông Y: Khi Nào Bổ âm? Lúc Nào Bổ Dương?
-
CÁC BÀI THUỐC BỔ ÂM – PHẦN 1 - Đông Y Thiện Tri Thức
-
Tổng Quan Về Nhóm Thuốc Bổ âm Trong Đông Y
-
Thuốc Bổ âm
-
Thuốc Bổ âm | Y Học Căn Bản
-
Thuốc Bổ Huyết, Thuốc Bổ Sâm - Health Việt Nam
-
TOP 7+ Loại Thuốc Bổ Thận âm Tốt Nhất 2021 được Chuyên Gia ...
-
Đại Bổ âm Hoàn - Dieutri.Vn
-
Lưu ý Khi Dùng Thuốc Bổ Đông Y - BỆNH VIỆN BẠCH MAI
-
'Bổ âm Tráng Dương' Mùa Lạnh Theo Cách Người Trung Quốc
-
Người Già Hay Trẻ Em – Ai Là đối Tượng Nên Dùng Thuốc Bổ Đông Y?
-
HOÀN LỤC VỊ - BỔ THẬN ÂM - OPC Pharma
-
Tư Âm Bổ Thận Hoàn - Bổ Thận âm, Nhuận Phế
-
Ăn Gì để Tư âm Bổ Thận? | Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khỏe Cộng đồng
-
Tìm Hiểu Các Huyệt Bổ Can Thận - Vinmec
-
Từ Bổ âm Là Gì - Tra Cứu Từ điển Tiếng Việt