Thuốc Bổ Và Những Công Dụng độc đáo, Phong Phú
Có thể bạn quan tâm
Thuốc bổ là những thuốc làm tăng cường các chức năng sinh lý bị yếu trong hai trạng thái hư nhược thường gặp là âm hư và dương hư.
Thuốc bổ ích được chia làm 4 loại cụ thể: bổ âm, bổ dương, bổ khí, bổ huyết:
Thuốc bổ âm
Đây là những thuốc được sử dụng trong các bệnh mà huyết dịch bị kém (thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết), do viêm nhiễm lâu ngày, hoặc do rối loạn các hoạt động thần kinh thực vật, biểu hiện bằng các triệu chứng lâm sàng mà thầy thuốc cổ truyền thường mô tả như sau:
- Nếu hư nhược do lao phổi, ho lâu ngày, ho ra máu, gò má đỏ, sốt hâm hấp, ra mồ hôi trộm, y học cổ truyền gọi là phế âm hư.
- Nếu hư nhược do các chứng đau nhức trong xương, sốt hâm hấp, ù tai, đau lưng, di tinh, di niệu, đau gót chân, miệng khô, lưỡi ráo, y học cổ truyền gọi là chứng thận âm hư.
- Thuốc bổ âm là những thuốc chữa các tình trạng bệnh do phần âm của cơ thể bị suy kém (âm hư), tân dịch bị hao tổn, hư hỏa bốc lên gây ra: miệng khô, đau họng, nước tiểu đỏ ít, táo bón.
Nói chung là các phần âm của các tạng phế, thận, vị và tân dịch bị hư tổn.
Chống chỉ định: không dùng thuốc bổ âm cho những người tỳ vị hư: tiêu chảy, chậm tiêu…
Theo y học hiện đại, các phương thuốc bổ âm của y học cổ truyền nhằm chữa các bệnh chứng sau:
- Các bệnh do rối loạn quá trình ức chế thần kinh: cao huyết áp, mất ngủ, suy nhược thần kinh thể ức chế giảm.
- Trẻ em ra mồ hôi trộm, đái dầm… do hệ thần kinh chưa phát triển hoàn chỉnh.
- Các triệu chứng của rối loạn hệ thần kinh thực vật trong bệnh lao: sốt hâm hấp, gò má đỏ, ho ra máu, mồ hôi trộm…
- Các bệnh chất tạo keo: nhức trong xương, hâm hấp sốt, khát nước…
- Một số trường hợp cơ địa dị ứng, nhiễm khuẩn trong: viêm bàng quang mạn tính, hen phế quản, viêm phế quản mạn tính…
- Các trường hợp sốt kéo dài không rõ nguyên nhân.
- Thời kỳ hồi phục trong một số bệnh truyền nhiễm, nhiễm khuẩn có sốt kéo dài gây tình trạng mất nước: da khô, miệng khát, táo bón…
Bài thuốc bổ âm kinh điển: đó là bài Lục vị gồm: thục địa, hoài sơn, đơn bì, trạch tả, sơn thù, phục linh.
Dạng dùng: tễ, sắc. Công dụng: bổ can thận âm.
Thục địa
Thuốc bổ dương
Thuốc bổ dương là những thuốc chữa trị các tình trạng bệnh do phần dương của cơ thể bị suy kém (dương hư). Nói chung là các phần dương của các tạng phủ tâm, tỳ, thận bị hư tổn.
Chống chỉ định: không dùng thuốc bổ dương cho những người thuộc chứng âm hư sinh nội nhiệt.
Theo y học hiện đại, thuốc bổ dương của y học cổ truyền nhằm chữa các bệnh chứng sau:
- Các bệnh do hưng phấn thần kinh giảm: liệt dương, di tinh, đau lưng, ù tai.
- Trẻ em chậm phát dục: chậm mọc răng tóc, chậm biết đi, thóp chậm liền, trí tuệ chậm phát triển.
- Người lão suy: đau lưng, mỏi gối, tiểu tiện nhiều lần.
- Đái dầm thể hư hàn (không phải là âm hư sinh nội nhiệt).
- Hen phế quản mãn.
- Một số bệnh khớp mãn tính.
- Bệnh do hưng phấn thần kinh bị giảm sinh ra mệt mỏi, buồn ngủ, thiếu phấn chấn, huyết áp hạ, gọi là thận dương hư.
- Bệnh do thở kém vì trở ngại thông khí ở phổi (do giãn phế quản, hen, xơ phổi…) gọi là khí hư.
- Bệnh do thiếu vận động tiêu hóa làm kém ăn, chậm tiêu, đầy bụng, tiêu chảy mãn tính, trương lực cơ giảm làm sa dạ dày, sa trực tràng, sa sinh dục…, goi là tỳ dương hư.
Bài thuốc bổ dương kinh điển bát vị gồm: thục địa, hoài sơn, đơn bì, trạch tả, sơn thù, phục linh, quế nhục, phụ tử (chế).
Dạng dùng: tễ, sắc. Công dụng: bổ thận dương.
Thuốc bổ khí
Thuốc bổ khí là những thuốc chữa các chứng bệnh gây ra do khí hư. Nói chung là phần khí của các tạng phế, tỳ bị hư tổn.
Theo y học hiện đại, thuốc bổ khí, của y học cổ truyền nhằm chữa các bệnh chứng sau:
- Các chứng do suy nhược cơ thể: ăn kém, ngủ kém, sụt cân, hồi hộp, thiếu máu, phù thũng, thở yếu.
- Các bệnh mãn tính: tiêu chảy kéo dài, viêm đại tràng mãn, viêm loét dạy dày - tá tràng, viêm gan mạn, sa dạ dày, sa trực tràng, giãn phế quản, hen suyễn, viêm phế quản mạn, phế khí thũng, rong huyết, rong kinh, sa sinh dục, táo bón ở người già…
Bài thuốc kinh điển Tứ quân: đảng sâm, phục linh, bạch truật, cam thảo.
Công dụng: bổ khí, kiện tỳ.
Thuốc bổ huyết
Thuốc bổ huyết là những thuốc chữa những chứng bệnh gây ra do huyết hư. Nói chung, bổ huyết là bổ phần vật chất của cơ thể. Nên khi bổ huyết tức là có bổ âm.
Theo y học hiện đại, thuốc bổ huyết của y học cổ truyền nhằm chữa các bệnh chứng sau:
- Các chứng thiếu máu, mất máu.
- Các chứng do suy nhược cơ thể: hồi hộp, mất ngủ, ăn kém.
- Các bệnh rối loạn kinh nguyệt: rong huyết, rong kinh, kinh nguyệt không đều, kinh ra ít…
- Các bệnh gây đau khớp, cứng khớp, teo cơ …
Bài thuốc kinh điển Tứ vật và Quy tỳ:
Tứ vật: xuyên khung, đương quy, thục địa, bạch thược.
Dạng dùng: hoàn, sắc.
Quy tỳ: đảng sâm, hoàng kỳ, đương quy, bạch truật, cam thảo, phục thần, táo nhân, viễn chí, nhãn nhục, mộc hương.
Dạng dùng: tễ, sắc.
Công dụng:
- Tứ vật: bổ huyết.
Quy tỳ: kiện tỳ, dưỡng tâm, ích khí, bổ huyết.
Thuốc bổ dưỡng của y học cổ truyền qua nghiên cứu của khoa học hiện đại càng khẳng định thêm tác dụng. Các bài thuốc bổ của y học cổ truyền rất đa dạng phong phú, từ một vài bài thuốc cổ phương kinh điển qua gia giảm cho ra rất nhiều bài thuốc có tác dụng bồi bổ hoặc trị các bệnh khác.
Từ khóa » Bổ âm Là Gì
-
Thuốc Bổ Đông Y: Khi Nào Bổ âm? Lúc Nào Bổ Dương?
-
CÁC BÀI THUỐC BỔ ÂM – PHẦN 1 - Đông Y Thiện Tri Thức
-
Tổng Quan Về Nhóm Thuốc Bổ âm Trong Đông Y
-
Thuốc Bổ âm
-
Thuốc Bổ âm | Y Học Căn Bản
-
Thuốc Bổ Huyết, Thuốc Bổ Sâm - Health Việt Nam
-
TOP 7+ Loại Thuốc Bổ Thận âm Tốt Nhất 2021 được Chuyên Gia ...
-
Thực Phẩm Bổ âm, Cải Thiện Chứng âm Hư Hiệu Quả - Dinh Dưỡng
-
Đại Bổ âm Hoàn - Dieutri.Vn
-
Lưu ý Khi Dùng Thuốc Bổ Đông Y - BỆNH VIỆN BẠCH MAI
-
'Bổ âm Tráng Dương' Mùa Lạnh Theo Cách Người Trung Quốc
-
Người Già Hay Trẻ Em – Ai Là đối Tượng Nên Dùng Thuốc Bổ Đông Y?
-
HOÀN LỤC VỊ - BỔ THẬN ÂM - OPC Pharma
-
Tư Âm Bổ Thận Hoàn - Bổ Thận âm, Nhuận Phế
-
Ăn Gì để Tư âm Bổ Thận? | Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khỏe Cộng đồng
-
Tìm Hiểu Các Huyệt Bổ Can Thận - Vinmec
-
Từ Bổ âm Là Gì - Tra Cứu Từ điển Tiếng Việt