Thúc sinh - một nhân vật đớn hèn Ngày 02 tháng 10 năm 2019 Từ điển tiếng Việt ghi hai chữ đớn hèn như sau: “Hèn đến mức tỏ ra không có chút bản lĩnh, rất đáng khinh”. Chúng tôi nghĩ, với Thúc sinh không có từ nào khác đúng bản chất của Thúc hơn hai từ ấy. Có bốn biểu hiện như sau: thứ nhất, Hoạn thư hành hạ Thúy Kiều chưa nói đến chuyện Thúc ra tay cứu vớt, chỉ cần có lời can ngăn, Thúc không có. Trong buổi Kiều hầu rượu, đánh đàn Thúc luôn bị Hoạn điều khiển. Hoạn cho khóc, Thúc khóc, Hoạn cho mặt mày tươi tỉnh, Thúc cố làm theo… Thứ hai, Thúc là chồng mà chỉ biết nói theo vợ. Thứ ba, Nguyễn Du giải mã tên Thúc sinh, Thúc Thủ. Thứ tư, trong lần báo ân báo oán, Thúc không dám có một lời xin cho Hoạn thư. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến lần thứ hai. Sau khi mở tiệc rượu bắt Kiều quỳ tận mặt (…) mời tận tay, sau khi mở trò vui đánh đàn bốn dây như khóc như than, Hoạn giở ra chiêu thức mới: Hoạn nhờ Thúc sinh tra hỏi Thúy Kiều vì sao buồn? Hoạn đưa Thúc vào tình trạng cực kì khó xử. Thúc phải mặt đối mặt với Thúy Kiều (tất nhiên có sự giám sát của Hoạn) và tra hỏi Kiều như tra hỏi một phạm nhân. Hoạn nói với lời lẽ lịch sự: Cậy chàng tra lấy thực tình cho nao! Nhớ lại ngày gia đình Kiều bị tai nạn, Kiều trao duyên cho Thúy Vân: Cậy em, em có chịu lời. Một chữ cậy trong cuộc trao duyên sao mà lễ nghĩa, trang trọng. Ở đây Hoạn cậy hay sai bảo Thúc hay đưa Thúc vào tình trạng lúng túng, khó lòng thực hiện. Thúc suy nghĩ: Nếu ta nói ra chẳng tiện mà trông thấy nàng đau khổ như thế chẳng đang lòng. Thúc đang lúng túng, Kiều xin viết tờ trình (thân cung: trình ra đầu cuối mọi nỗi niềm của mình). Tất nhiên, khôn ngoan như Thúy Kiều, hẳn Kiều không dại gì nói tất cả. Nàng chỉ nói điều cần nói: Một bất ngờ, Kiều vừa dâng trình tờ thân cung, Hoạn đã dường có ngẩn ngơ chút tình. Mới xem qua mà Hoạn đã ngẩn ngơ, vậy ngẩn ngơ thật hay giả? Khó mà biết được ở con người của Hoạn, cái con người bề ngoài thơn thớt nói cười/ Mà trong nham hiểm giết người không dao! Thôi thì cứ cho là thật. Bởi trước đóa phù dung diễm lệ lại văn tài siêu thoát, chắc Hoạn thật sự có sự ngẩn ngơ. Nhưng con người Hoạn vẫn là tiểu thư. Vừa mới ngẩn ngơ chút tình Hoạn đã liền tay trao lại Thúc sinh… Người đọc cũng chờ xem khi tiếp nhận tờ trình của Thúy Kiều, Thúc sinh ăn nói làm sao. Cụ Nguyễn lại không cho Thúc nói, Hoạn vừa đưa tờ trình vừa nói luôn: Rằng: “Tài nên trọng mà tình nên thương/ Ví chăng có số giàu sang/ Giá này dẫu đúc nhà vàng cũng nên/ Bể trầm chìm nổi thuyền quyên/ Hữu tài thương nỗi vô duyên lạ đời! Chưa bàn đến lời khen ấy có thật hay cách nói, một cái bẫy cài giăng chàng Thúc! Cụ Nguyễn liền cho Thúc nói theo: Thật có như lời/ Hồng nhan bạc mệnh một người nào vay. Thúc công nhận, Thúy Kiều chịu kiếp hồng nhan bạc mệnh, điều ấy không dành riêng cho một ai. Được đà, Thúc xin Hoạn: Từ bi âu liệu bớt tay mới vừa. Hoạn liền bảo: ý tứ trong tờ cung, người mệnh bạc muốn nương nhờ cửa Phật. Nhà ta sẵn có Quan Âm các, cho nàng ra đấy niệm Phật, chép kinh. Cái hay của câu thơ nhắc lời nói Thúc sinh ở hai chữ: Từ bi. Vừa nhắc Hoạn mở lòng thương người như đạo Phật đã dạy vừa báo hiệu chuyện Thúy Kiều ở Quan Âm các, đi tu. Chuyện này thật giả ra sao bài sau sẽ bàn. Chỉ biết lối nói theo của Thúc đủ biết Hoạn cao tay thế nào, bản chất đớn hèn của Thúc ra sao. Theo Lê Xuân Lít/giaoduc.edu.vn Nghiên cứu thảo luận Nguyễn Du và ông anh Nguyễn Đề Nguyễn Du có nhiều ông anh, người cao tuổi nhất (con của bà cả Đặng Thị Dương) là Nguyễn Khản làm Tể tướng đương triều, hơn Nguyễn Du 32 tuổi. Nguyễn Đề (còn có tên Nguyễn Nễ) là con thứ bà Trần Thị Tần, trắc thất của Nguyễn Nghiễm Xuân quận công (bà sinh 4 con trai là Nguyễn Trụ, Nguyễn Đề, Nguyễn Du, Nguyễn Ức, và 1 con gái là Nguyễn Thị Diên). Nguyễn Đề đỗ cử nhân, ra làm quan nhà Lê-Trịnh rồi triều Tây Sơn, ông “khuất phục” (chữ trong thơ của ông), ra làm quan Tây Sơn, đi sứ, đi trấn thủ địa phương (Quy Nhơn), làm quan trong triều. Gia Long lên, ông lại làm quan triều Nguyễn, và chắc ông tiến cử Nguyễn Du ra làm quan (tri huyện huyện Phù Dung, phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam, nay thuộc tỉnh Hưng Yên)(1). Quế Hiên công Nguyễn Nễ với Hoa Trình tiêu khiển tiền hậu tập Tên tập thơ, đã được nghe từ lâu. Nhưng từng bài thơ, thì quả thực chưa có dịp đọc. Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du ở Tiên Điền đã được khai trương từ năm 1960 (1). Ngôi đình cổ làng Nhân Thọ - hồi đó gọi là đình chợ Trổ, được chuyển về. Qua tu bổ, chỉnh trang, thành ngôi nhà trưng bày chính trong Khu lưu niệm. Ngoài gian chính, trưng bày thơ văn, di vật của Nguyễn Du, có thêm gian giới thiệu thơ văn, tư liệu trong dòng họ Nguyễn. Tập thơ này được trưng bày tại đó. Về việc báo ân báo oán của nàng Kiều Trong việc "báo ân báo oán", không biết vì lý do gì mà nàng Kiều đã quên hẳn một người nặng tình, nặng nghĩa và rất có công với nàng. Mặt khác nàng lại cũng không đả động đến một người rất có tội với nàng, đáng ra phải bị trừng phạt. Có lẽ căn cứ tốt nhất, chính xác nhất, hợp lẽ nhất để ta cho rằng nàng Kiều đã quên ơn một người và đã để lọt một tội phạm là xem cách nàng đã trả ơn và báo oán các nhân vật ra sao rồi so họ với các nhân vật mà ta muốn nói tới... Lĩnh Nam Công Nguyễn Quỳnh - Ông nội thi hào Nguyễn Du Dòng họ Nguyễn Tiên Điền của thi hào Nguyễn Du, khởi tổ là Nam Dương Hầu Nguyễn Nhiệm, dòng dõi trạng nguyên Nguyễn Thiến (1495- 1557), nguyên quán làng Canh thuộc thành phố Hà Nội. Đọc thi hào Nguyễn Du, chúng ta thường chỉ biết ông là con trai Xuân quận công Nguyễn Nghiễm, em quận công Nguyễn Khản, ít ai chú ý đến người ông nội của Tố Như cũng là một nhân vật cự phách: Lĩnh Nam công Nguyễn Quỳnh. Thử bàn về giấc mộng trong thơ chữ Hán Nguyễn Du (Thông qua khảo sát các yếu tố ngôn ngữ) 1. Về ba tập thơ chữ Hán Nguyễn Du Thơ chữ Hán Nguyễn Du được sáng tác liên tục trong một thời gian dài từ năm nhà thơ 21 tuổi (1786) cho đến năm nhà thơ 49 tuổi (1814), trước lúc chết năm năm. Ba tập thơ chữ Hán của ông là: Thanh Hiên thi tập (Thanh Hiên tiền hậu tập), Nam Trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục. Nhân vật Thúy Vân: sự công bằng của tạo hóa hay bi kịch của cuộc đời? Ta nhận ra ở Thúy Vân có một trái tim nhân hậu biết nhường nào, nàng thật tinh tế và cao thượng khi trả lại chàng Kim - trả lại người chồng đã 15 năm chung sống cho chị mình. - 1
- 2
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- 10
- 11
- ...
- 49
- »
| Audio Guide Tham quan ảo 3D Nghiên cứu - Thảo luận - Một số đóng góp của họ Nguyễn -Tiên Điền với sự nghiêp giáo dục (22/11/2024)
- Một số bút tích của Tể tướng Nguyễn Nghiễm (12/10/2024)
- Văn bia tưởng niệm Đại thi hào Nguyễn Du ở Hà Nội (03/10/2024)
- Tìm hiểu về Đệ Tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân Nguyễn Tán (26/09/2024)
- LẠNG SƠN ĐOÀN THÀNH ĐỒ MỘT CÔNG TRÌNH ĐỊA QUÂN SỰ ĐỘC ĐÁO CỦA NGUYỄN NGHIỄM (26/12/2023)
Di sản văn hóa - Thực trạng di tích khảo cổ học Phôi Phối - Bãi Cọi và đôi điều suy nghĩ (29/11/2024)
- Đền Đô Đài, thờ gián quan Ngự sử Bùi Cầm Hổ (06/11/2024)
- Di tích quốc gia đền thờ Đặng Tất, Đặng Dung: Nơi ngân vang bài thơ “Cảm hoài” (29/06/2024)
- Dòng họ Phan với đình Nhà Trò và lễ hội ca trù (20/06/2024)
- Một phác thảo về Trường Luỹ. (24/08/2021)
Thư viện phim tư liệu - Hướng dẫn Đề án thí điểm chuyển giao một số nhiệm vụ hành chính công qua dịch vụ BCCI giai đoạn II
- Giới thiệu phim Đại thi hào Nguyễn Du 2021
- Giới thiệu phim Đại Thi Hào Nguyễn Du
- Kỷ niệm 255 năm ngày sinh, tưởng niệm 200 năm ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du
- Video hướng dẫn sử dụng dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3
- Video hướng dẫn tạo tài khoản DVC trực tuyến mức độ 3
- Khu di tích Đại thi hào Nguyễn Du
- Truyện Kiều tác phẩm văn học bất hủ
- Lễ kỷ niệm 250 năm ngày sinh và vinh danh Danh nhân văn hóa thế giới Đại thi hào Nguyễn Du
- Truyện Kiều trong lòng bạn bè thế giới
- Ngàn năm sau nhớ Nguyễn Du tập 1
- Ngàn năm sau nhớ Nguyễn Du tập 2
- Ngàn năm sau nhớ Nguyễn Du tập 3
- Ngàn năm sau nhớ Nguyễn Du tập 4
- Đại thi hào Nguyễn Du
- Chuyện những người giữ hồn di tích
- Vở chèo Dòng lệ Tố Như, VTV1
- Về miền cát trắng
- Một thoáng Tiên Điền
- Truyện Kiều trong cõi trăm năm
- Nghi Xuân quê tôi
- Khu di tích Đại thi hào Nguyễn Du
- Cuộc đời và sự nghiệp Đại thi hào Nguyễn Du
- Trước lầu ngưng bích NSUT Thanh Hoài
- Hợp xướng Truyện Kiều Tình chị duyên em
- Hợp xướng Truyện Kiều Hồng nhan bạc phận
- Hợp xướng Truyện Kiều Mối tình đầu
- Cải lương Kiều
- Thúy Kiều, Thúy Vân
- Nguyễn Du: Tiểu thuyết lịch sử (p2)
- Nguyễn Du: Tiểu thuyết lịch sử (p1)
- Phim Long Thành Cầm Giả Ca
Bộ đếm lượt truy cập Liên kết Website Chọn liên kết website - Cổng thông tin điện tử chính phủ
- Bộ văn hóa thể thao và du lịch
- Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Tĩnh
- Tổng cục du lịch
- Văn hóa Hà Tĩnh
- Viện văn hóa nghệ thuật Việt Nam
|