Thuế Giá Trị Gia Tăng Là Gì? Đặc Điểm, Vai Trò Của Thuế GTGT

Cụm từ thuế giá trị gia tăng (GTGT) hay còn gọi là VAT chắc hẳn đã không còn quá xa lạ đối với tất cả chúng ta. Chúng ta có thể bắt gặp loại thuế này ở bất cứ một tờ hóa đơn thanh toán nào. Vậy để hiểu chi tiết về thuế giá trị gia tăng là gì và những vấn đề có liên quan đến loại thuế GTGT này thì xin mời quý bạn đọc hãy cùng GMS Consulting khám phá trong bài viết dưới đây!

Mục lục bài viết

  • 1 Thuế giá trị gia tăng là gì? Thuế giá trị gia tăng tiếng Anh là gì?
  • 2 Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng
    • 2.1 Là loại thuế gián thu
    • 2.2 Có đối tượng chịu thuế lớn
    • 2.3 Là loại thuế chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ
  • 3 Ai là người chịu thuế giá trị gia tăng?
  • 4 Đối tượng nào không chịu thuế giá trị gia tăng?
  • 5 Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng là gì?
    • 5.1 Phương pháp 1: Khấu trừ thuế
    • 5.2 Phương pháp 2: Tính thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng
  • 6 Vai trò của thuế giá trị gia tăng là gì?

Thuế giá trị gia tăng là gì? Thuế giá trị gia tăng tiếng Anh là gì?

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) thường được nhiều người biết với tên gọi khác là VAT. Thực chất, VAT là từ viết tắt của cụm từ “Value Added Tax” trong tiếng Anh.

Căn cứ theo Điều 2Luật Thuế giá trị gia tăng 2008: “Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Và được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.”

>> Có thể bạn quan tâm:

  • Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Là Gì? Hướng Dẫn Cách Tính Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp
  • Thuế Thu Nhập Cá Nhân Là Gì? Thuế TNCN Là Thuế Trực Thu Hay Gián Thu

Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng

Là loại thuế gián thu

Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu bởi lẽ thuế được thu gián tiếp thông qua khoản giá trị tăng thêm giá của hàng hóa và dịch vụ.

Trên thực tế, đối tượng nộp thuế trong trường hợp này không phải là những nhà sản xuất hay cung cấp dịch vụ mà người tiêu dùng cuối cùng mới là người chịu khoản thuế GTGT này.

thuế giá trị gia tăng

Có đối tượng chịu thuế lớn

Phạm vi đánh thuế của loại thuế này tương đối rộng khi áp dụng rộng khắp toàn lãnh thổ và hầu hết mọi đối tượng trong xã hội đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế VAT.

Điều này thể hiện sự công bằng của thuế đồng thời còn là công cụ để Nhà nước điều tiết nền kinh tế gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa và dịch vụ.

Là loại thuế chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ

So với các loại thuế gián thu khác thì điều này chính là đặc trưng cơ bản để phân biệt thuế GTGT.

Một điều cần nhấn mạnh ở đây rằng, loại thuế GTGT này chỉ đánh thuế trên phần giá trị tăng thêm chứ không phải đối với toàn bộ giá trị của sản phẩm hay hàng hóa.

Thuế VAT được áp dụng ở tất cả các khâu, các giai đoạn từ khâu sản xuất đến lưu thông sản phẩm, hàng hóa và đến cả khâu tiêu dùng.

Ai là người chịu thuế giá trị gia tăng?

Ðối tượng phải nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định được chia thành 2 nhóm sau:

Người chịu thuế GTGT là tổ chức sản xuất và kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như:

  • Các công ty nước ngoài và tổ chức nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
  • Các loại hình doanh nghiệp như: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Đối với các loại hình công ty như: Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, …
  • Hợp tác xã
  • Tổ hợp tác
  • Và còn nhiều đối tượng khác. Tham khảo thêm tại:

Người chịu thuế GTGT là những cá nhân kinh doanh và sản xuất hàng hoá, dịch vụ:

Bao gồm những người có hoạt động kinh doanh độc lập như: cá nhân, hộ gia đình,… nhưng không hình thành pháp nhân kinh doanh.

Đối tượng nào không chịu thuế giá trị gia tăng?

  • Các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt,… chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ sơ chế đơn giản.
  • Sản phẩm là giống cây trồng, giống vật nuôi: chẳng hạn như trứng giống, cây giống, con giống, hạt giống, phôi, tinh dịch, vật liệu di truyền,…
  • Các loại bảo hiểm như bảo hiểm nhân thọ, các dịch vụ bảo hiểm liên quan đến con người, bảo hiểm cây trồng,…
  • Các sản phẩm muối như muối Iot, muối tinh, muối hạt,… với thành phần chính là Natri Clorua (NaCl) được sản xuất trực tiếp từ nước biển.
  • Các dịch vụ bưu chính viễn thông, y tế, dịch vụ công cộng, dạy học, dạy nghề đã được luật pháp cho phép, …
  • Những loại máy móc, thiết bị nhập khẩu với mục đích sử dụng để phát triển công nghệ, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ,…
  • Các loại vũ khí quân dụng phục vụ trong quốc phòng.

thuế giá trị gia tăng là gì

Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng là gì?

Thuế giá trị gia tăng được tính theo 2 phương pháp sau:

Phương pháp 1: Khấu trừ thuế

Phương pháp này không áp dụng đối với người tiêu dùng cá nhân hoặc hộ kinh doanh mà áp dụng cho những cơ sở kinh doanh đáp dứng được những điều kiện về hóa đơn, chứng từ, chế độ kế toán,… và doanh thu phải từ 1 tỷ đồng/năm. Để nộp thuế theo phương pháp này cần đăng kí với nhà nước.

Công thức như sau:

VAT phải đóng = VAT đầu ra – VAT đầu vào được khấu trừ

Trong đó:

  • VAT đầu ra: là tổng số VAT của hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ được bán ra ghi trên hoá đơn GTGT.
  • VAT đầu vào được khấu trừ: là tổng VAT trên hóa đơn GTGT khi mua sản phẩm, dịch vụ chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu.

Phương pháp 2: Tính thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng

Phương pháp này áp dụng đối với:

  • Những cơ sở kinh doanh (tổ chức hoặc cá nhân) có thu nhập sinh trên lãnh thổ Việt Nam nhưng không có địa chỉ hay cơ sở thường trú tại Việt Nam.
  • Những doanh nghiệp có thu nhập chưa đáp ứng được các yêu cầu về hóa đơn, chứng từ, chế độ kế toán,…
  • Thêm vào đó, phương pháp tính thuế VAT này còn được áp dụng đối với các hoạt động mua bán vàng bạc, đá quý.

Công thức tính như sau:

VAT phải đóng = VAT của hàng hóa, dịch vụ bán ra * thuế suất VAT

(Lưu ý: Thuế suất VAT có các mức thuế suất từ 0%, 5% và 10%. Tuy nhiên, tùy vào đối tượng hàng hóa dịch vụ có liên quan mà áp dụng các mức thuế suất khác nhau căn cứ theo luật thuế giá trị gia tăng 2008 và các luật sửa đổi, bổ sung của luật thuế này)

Vai trò của thuế giá trị gia tăng là gì?

thuế giá trị gia tăng là gì

Nhìn chung, vai trò của thuế giá trị gia tăng là: khuyến khích sử dụng hóa đơn chứng từ trong trao đổi hàng hóa, điều tiết thu nhập các cá nhân tiêu dùng, nâng cao chất lượng hạch toán, tạo nguồn thu ngân sách cho Nhà nước; doanh nghiệp; …Cụ thể là:

  • Việc tổ chức quản lý thu thuế GTGT sẽ trở nên dễ dàng hơn so với các loại thuế trực thu bởi thuế được tính trên giá bán hàng hoá hoặc dịch vụ nên không phải đi sâu cân nhắc, xem xét về tính hợp lý cuả các khoản chi phí.
  • Tạo ra một nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước bởi lý do thuế GTGT là một loại thuế gián thu được áp dụng phổ biến và rộng rãi đối với mọi cá nhân, tổ chức được cung ứng dịch vụ hoặc có tiêu dùng sản phẩm hàng hoá.
  • Thúc đẩy việc mua bán hàng hoá có hoá đơn chứng từ đồng thời tăng cường công tác hạch toán kế toán.
  • Đẩy mạnh xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng xuất khẩu có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế bởi hàng xuất khẩu không những không phải nộp thuế VAT mà còn được khấu trừ hoặc hoàn lại số thuế giá trị gia tăng đầu vào nên góp phần làm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
  • Có tác động tích cực trong việc bảo hộ sản xuất kinh doanh hàng nội địa bởi thuế giá trị gia tăng cùng với thuế nhập khẩu làm tăng giá vốn đối với hàng nhập khẩu.
  • Có tác dụng khuyến khích chuyên môn hoá, hiện đại hoá sản xuất; tăng cường đầu tư mua sắm trang thiết bị mới để hạ giá thành sản phẩm.

Và đó chính là một số thông tin mà GMS Consulting muốn gửi đến quý bạn đọc để giúp các bạn hiểu hơn về thuế giá trị gia tăng là gì. Nếu doanh nghiệp bạn có nhu cầu về dịch vụ kế toán trọn gói thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số Hotline: 0909 23 4545

Từ khóa » Trình Bày Các đặc điểm Của Thuế Gtgt