Thuế GTGT Là Gì? Các đối Tượng áp Dụng Thuế GTGT

Tìm kiếm MEINVOICE - Hóa Đơn Điện Tử MISA | Tiết kiệm 90% Chi Phí | An toàn nhất Hóa Đơn Điện Tử MISA | Tiết kiệm 90% Chi Phí | An toàn nhất MEINVOICE - Hóa Đơn Điện Tử MISA | Tiết kiệm 90% Chi Phí | An toàn nhất Home Kiến thức Thuế GTGT là gì? Các đối tượng áp dụng thuế GTGT FacebookTwitterLinkedin

Thuế GTGT (Thuế giá trị gia tăng), hay còn gọi là Thuế VAT là loại thuế phổ biến mà mọi doanh nghiệp, hộ cá nhân kinh doanh cần theo dõi để kê khai nộp thuế theo đúng quy định hiện hành. Vậy cụ thể thuế giá trị gia tăng là gì? Trong bài viết ngày hôm nay, MISA meInvoice xin được trình bày tới bạn đọc các nội dung tổng quan nhất về thuế giá trị gia tăng. Mời các bạn cùng theo dõi

Mục Lục Ẩn Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn 1. Tổng quan thuế giá trị gia tăng VAT Thuế giá trị gia tăng là gì? Đặc điểm của thuế GTGT Vai trò của thuế giá trị gia tăng 2. Đối tượng áp dụng thuế GTGT Đối tượng chịu thuế GTGT Đối tượng không chịu thuế GTGT Đối tượng không phải tính, khai, nộp thuế GTGT 3. Cách tính thuế giá trị gia tăng Tính thuế giá trị gia tăng VAT theo phương pháp khấu trừ Tính thuế giá trị gia tăng VAT theo phương pháp trực tiếp 4. Hướng dẫn kê khai nộp thuế giá trị gia tăng 5. Giải đáp một số thắc mắc về thuế giá trị gia tăng Thuế GTGT 0% khác gì miễn thuế GTGT Ai là người nộp thuế GTGT? Ai là người chịu thuế GTGT?

Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn

Tại thời điểm bài viết được thực hiện, các quy định liên quan tới thuế GTGT được trình bày tại 04 văn bản luật chính. Các văn bản thông tư, nghị định, văn bản hợp nhất hướng dẫn luật được tổng hợp như bảng dưới:

văn bản pháp luật chính hướng dẫn thuế GTGT

Tổng hợp các văn bản pháp luật chính hướng dẫn liên quan tới thuế GTGT

Văn bản pháp luật Số hiệu Ngày hiệu lực Văn bản pháp luật Số hiệu Ngày hiệu lực
Luật 13/2008/QH12 1/1/2009 Thông tư 141/2013/TT-BTC 30/11/2013
31/2013/QH13 1/1/2014 156/2013/TT-BTC 20/12/2013
71/2014/QH13 1/1/2015 219/2013/TT-BTC 1/1/2014
106/2016/QH13 1/7/2016 39/2014/TT-BTC 1/6/2014
Nghị định 209/2013/NĐ-CP 1/1/2014 72/2014/TT-BTC 1/7/2014
91/2014/NĐ-CP 15/11/2014 119/2014/TT-BTC 1/9/2014
12/2015/NĐ-CP 1/1/2015 151/2014/TT-BTC 15/11/2014
100/2016/NĐ-CP 1/7/2016 92/2015/TT-BTC 30/7/2015
146/2017/NĐ-CP 1/2/2018 26/2015/TT-BTC 1/1/2015
119/2018/NĐ-CP 1/11/2018 193/2015/TT-BTC 10/1/2016
126/2020/NĐ-CP 5/12/2020 21/2016/TT-BTC 1/4/2016
52/2021/NĐ-CP 19/04/2021 130/2016/TT-BTC 1/7/2016
92/2021/NĐ-CP 19/10/2021 173/2016/TT-BTC 15/12/2016
Văn bản hợp nhất 16/VBHN-BTC 1/1/2015 93/2017/TT-BTC 5/11/2017
10/VBHN-BTC 1/7/2016 25/2018/TT-BTC 1/5/2018
06/VBHN-BTC 1/7/2016 82/2018/TT-BTC 15/10/2018
17/VBHN-BTC 1/7/2016 18/2019/TT-BTC 20/05/2019
15/VBHN-BTC 12/8/2016 92/2019/TT-BTC 1/7/2020
13/VBHN-BTC 13/8/2016 43/2021/TT-BTC 1/8/2021
01/VBHN-BTC 7/5/2018 40/2021/TT-BTC 1/8/2021
15/VBHN-BTC 9/5/2018 100/2021/TT-BTC 1/1/2022
67/VBHN-BTC 19/12/2019    

Bảng: Danh mục các văn bản pháp luật quy định về thuế GTGT và ngày hiệu lực

1. Tổng quan thuế giá trị gia tăng VAT

Thuế giá trị gia tăng là gì?

Thuế giá trị gia tăng (Thuế GTGT) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

(Định nghĩa về Thuế GTGT được quy định tại Điều 2 Luật số 13/2008/QH12)

Thuế GTGT còn được gọi với một cái tên khác là thuế VAT (Value-Added Tax). Hiểu một cách đơn giản, đây là loại thuế được tính cộng vào giá bán của các loại hàng hóa, dịch vụ trong đơn hàng và do người tiêu dùng thanh toán, chi trả khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ đó.

Đặc điểm của thuế GTGT

Thuế giá trị gia tăng (VAT) có 4 đặc điểm đặc trưng: 

 Đặc điểm đặc trưng của thuế GTGT

 Đặc điểm đặc trưng của thuế GTGT

  • Thứ nhất, thuế GTGT là thuế gián thu

Thuế GTGT do người tiêu dùng cuối cùng chịu. Cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ là người nộp thuế vào ngân sách nhà nước thay cho người tiêu dùng thông qua việc cộng thuế vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ. Vì vậy, thuế GTGT là thuế gián thu. 

  • Thứ hai, thuế giá trị gia tăng là thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lặp

Thuế GTGT đánh vào tất cả các giai đoạn luân chuyển từ sản xuất tới lưu thông, tiêu dùng. Ở từng giai đoạn, thuế chỉ tính trên phần giá trị gia tăng của giai đoạn đó, không tính trùng phần GTGT đã tính thuế ở các giai đoạn luân chuyển trước. 

Xét trên một hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, tổng số thuế GTGT thu được qua tất cả các giai đoạn luân chuyển của hàng hóa, dịch vụ bằng với số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Vì vậy, thuế GTGT là thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lặp. 

  • Thứ ba, thuế giá trị gia tăng được đánh thuế theo nguyên tắc điểm đến

Thuế GTGT được áp dụng theo nguyên tắc điểm đến. Thuế GTGT đánh vào hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho mục đích sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nội địa, bất kể hàng hóa dịch vụ đó được tạo ra ở trong nước hay nhập khẩu từ nước ngoài. 

  • Thứ tư, thuế giá trí gia tăng có phạm vi điều tiết rộng

Thuộc loại thuế tiêu dùng thông thường, đánh vào hầu hết các hàng hóa, dịch vụ nên thuế GTGT có phạm vi điều tiết rộng. 

Có thể bạn quan tâm:

  • Hướng dẫn thực hiện giảm thuế GTGT còn 8% theo Nghị quyết 43/2022/QH15, Nghị định 15/2022/NĐ-CP
  • Thuế là gì? Những đặc trưng cơ bản của thuế theo quy định

Vai trò của thuế giá trị gia tăng

Một số vai trò chính của thuế GTGT:

  • Nguồn thu quan trọng cho Ngân sách nhà nước
  • Khuyến khích xuất khẩu hàng hóa dịch vụ.
  • Thúc đẩy thực hiện chế độ hạch toán, sử dụng hóa đơn.
  • Điều tiết thu nhập của tổ chức, cá nhân tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.

Doanh nghiệp quan tâm phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ đầy đủ tính năng hóa đơn điện tử MISA trong 7 ngày, vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại đây: Dùng thử hóa đơn điện tử

2. Đối tượng áp dụng thuế GTGT

Các loại hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp xem xét thuế GTGT được phân loại làm 3 nhóm đối tượng chính là:

  • Đối tượng chịu thuế GTGT
  • Đối tượng không chịu thuế
  • Đối tượng không phải tính, khai, nộp thuế GTGT

Phân loại đối tượng hàng hóa, dịch vụ khi xem xét thuế GTGTPhân loại đối tượng hàng hóa, dịch vụ khi xem xét thuế GTGT

Đối tượng chịu thuế GTGT

Căn cứ tại Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013, Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 2016, Điều 3 Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014) và Nghị quy định về thuế suất thuế GTGT thì đối tượng chịu thuế GTGT sẽ được chia thành 4 loại sau:

  • Đối tượng chịu thuế suất thuế GTGT 0%
  • Đối tượng chịu thuế suất thuế GTGT 5%
  • Đối tượng chịu thuế suất thuế GTGT 10%
  • Đối tượng chịu thuế suất thuế GTGT 8%

Dấu hiệu nhận biết các trường hợp có thể được áp dụng thuế suất 0%

Dấu hiệu nhận biết các trường hợp có thể được áp dụng thuế suất 0%

Lưu ý:

Chính phủ đã chính thức ban hành Chính sách giảm thuế suất thuế GTGT xuống còn 8% đến tháng 6/2024 theo Nghị quyết 110/2023/QH15 “Giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng trong năm 2024, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kế khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.”

Chính sách giảm thuế suất thuế GTGT mới nhất này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 30/6/2024.

Đối tượng không chịu thuế GTGT

Đối tượng không chịu thuế được quy định ở các văn bản pháp luật như dưới đây:

Các văn bản pháp luật quy định đối tượng không chịu thuế

Danh mục các nhóm hàng hóa, dịch vụ là đối tượng không chịu thuế GTGT theo từng nhóm lý do được tổng hợp như dưới đây:

1. Hàng hóa, dịch vụ là sản phẩm nông nghiệp, là dịch vụ đầu vào của sản xuất nông nghiệp
– Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ sơ chế thông thường của các tổ chức, cá nhân tự sản xuất bán ra hoặc ở khâu nhập khẩu
– Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng (bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền) trong tất cả các khâu nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh thương mại
– Dịch vụ phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp: Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp
– Phân bón; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; tàu đánh bắt xa bờ; thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác
– Sản phẩm muối bao gồm: muối sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt
2. Hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT vì lý do xã hội
– Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi; dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật
– Sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh; nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác cho người tàn tật
– Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật
– Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm người học, các dịch vụ bảo hiểm khác liên quan đến con người; bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng, các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác; bảo hiểm tàu, thuyền, trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp đánh bắt thuỷ sản; tái bảo hiểm
–  Xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học – Kỹ thuật, sách in bằng chữ dân tộc thiểu số và tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động, kể cả dưới dạng băng hoặc đĩa ghi tiếng, ghi hình, dữ liệu điện tử; in tiền
– Dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và Internet phổ cập theo chương trình của Chính phủ
– Dịch vụ duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ
– Duy tu, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân, vốn viện trợ nhân đạo đối với các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà ở cho đối tượng chính sách xã hội
3. Hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế theo các cam kết quốc tế
– Quà tặng cho cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân – Quà biếu, quà tặng cho cá nhân ở Việt Nam theo mức quy định
– Đồ dùng của các tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao – Hàng hoá nhập khẩu của tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng miễn trừ ngoại giao theo Pháp lệnh miễn trừ ngoại giao – Hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế; hàng là đồ dùng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi về nước
– Hàng hóa, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam
4. Hàng hóa không tiêu dùng ở Việt Nam (không thỏa mãn nguyên tắc điểm đến)
– Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập, tái xuất; hàng tạm xuất, tái nhập; hàng hóa dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan
– Nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài
5. Do người kinh doanh có thu nhập thấp
– Hàng hóa dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống
6. Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước trả tiền
– Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh
– Phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước cấp
7. Lý do khác
– Chuyển quyền sử dụng đất
– Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng và các loại vàng chưa chế tác thành sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác
– Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ; phần mềm máy tính
– Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê theo quy định của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở
– Máy móc, thiết bị, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt; tàu bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, thuê của nước ngoài sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, để cho thuê và cho thuê lại
– Sản phẩm xuất khẩu: + Là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác, hoặc + Được chế biến trực tiếp từ nguyên liệu chính là tài nguyên, khoáng sản với tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên (*) Trường hợp doanh nghiệp không xuất khẩu mà bán cho doanh nghiệp khác để xuất khẩu thì doanh nghiệp mua hàng hóa này để xuất khẩu phải thực hiện kê khai thuế GTGT như sản phẩm cùng loại do doanh nghiệp sản xuất trực tiếp xuất khẩu.Chi tiết các trường hợp liên quan tới tài nguyên, khoáng sản được tổng hợp phân biệt ở bài viết Căn cứ tính thuế Giá trị gia tăng
– Dịch vụ tín dụng, quỹ đầu tư; các hoạt động chuyển nhượng vốn; kinh doanh chứng khoán

Bảng tra cứu: Danh mục các nhóm hàng hóa, dịch vụ là đối tượng không chịu thuế GTGT, phân loại theo từng nhóm lý do

Đối tượng không phải tính, khai, nộp thuế GTGT

Danh mục đối tượng hàng hóa, dịch vụ không phải kê khai tính nộp thuế GTGT được quy định tại các văn bản pháp luật:

Các văn bản pháp luật quy định đối tượng không phải kê khai tính nộp thuế GTGT

Danh mục các đối tượng không phải kê khai tính nộp thuế GTGT được tổng hợp lại theo từng nhóm lý do như dưới đây:

1: Chỉ là luồng tiền từ bên này sang bên khác, không có hàng hóa, dịch vụ đối ứng nên không có tiêu dùng
– Các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác

(*) Riêng trường hợp bồi thường bằng hàng hoá, dịch vụ, cơ sở bồi thường phải lập hoá đơn và kê khai, tính, nộp thuế GTGT như đối với bán hàng hoá, dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường kê khai, khấu trừ theo quy định.  

– Thu đòi người thứ 3 của hoạt động bảo hiểm
– Các khoản thu hộ không liên quan đến việc bán hàng
– Tổ chức, doanh nghiệp nhận các khoản thù lao từ cơ quan Nhà nước do thực hiện hoạt động thu hộ BHXH tự nguyện, BHYT tự nguyện; thu thuế của hộ cá nhân; chi hộ trợ cấp; và các khoản thu hộ, chi hộ cơ quan Nhà nước khác
2: Chỉ có tài sản luân chuyển, không có luồng tiền, nên bản chất không phải giao dịch bán hàng
– Góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp (cần có kèm theo biên bản góp vốn, biên bản định giá tài sản của hội đồng giao nhận hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá, bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản)
(*) Các trường hợp điều chuyển tài sản
Tài sản cố định đang sử dụng, đã thực hiện trích khấu hao: – Khi điều chuyển theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán: giữa cơ sở kinh doanh và các đơn vị thành viên do cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn hoặc giữa các đơn vị thành viên cùng do cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT – Có Quyết định/Lệnh điều chuyển kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản
Điều chuyển tài sản: – Giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc hoặc khi chia, tách, hợp nhất, sát nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp – Có Quyết định/Lệnh điều chuyển tài sản, bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản
3: Do hàng hóa, dịch vụ luân chuyển nội bộ, không phải nghiệp vụ mua bán
– Hàng hóa luân chuyển nội bộ như hàng hóa được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất kinh doanh – Hàng hóa dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh 
4. Do có sự luân chuyển hàng hóa nhưng chỉ là cho vay, mượn, hoàn trả, không phải nghiệp vụ mua bán
– Xuất máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa dưới hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả, nếu có hợp đồng và các chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp
5. Do không đáp ứng điều kiện về đối tượng nộp thuế
– Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế GTGT bán tài sản
– Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng dự án đầu tư cho doanh nghiệp, hợp tác xã để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế

(*) Trường hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế thì chuyển nhượng dự án vẫn phải kê khai tính nộp thuế GTGT

– Cơ sở kinh doanh không phải nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị phía nước ngoài trả lại – Khi cơ sở kinh doanh bán hàng hóa bị trả lại này trong nội địa thì phải kê khai, nộp thuế GTGT
6. Do tiêu dùng ngoài Việt Nam, không đáp ứng nguyên tắc điểm đến
  • Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của:

– Tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam – Cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam

Bao gồm các trường hợp: – Sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị (bao gồm cả vật tư, phụ tùng thay thế) – Quảng cáo, tiếp thị – Xúc tiến đầu tư và thương mại – Môi giới bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài – Đào tạo – Chia cước dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam, dịch vụ thuê đường truyền dẫn và băng tần vệ tinh của nước ngoài theo quy định của pháp luật.

  • Doanh thu hàng hóa dịch vụ nhận bán đại lý, doanh thu hoa hồng được hưởng từ hoạt động đại lý bán đúng giá của các dịch vụ: 

– Bưu chính viễn thông – Vé xổ số, vé máy bay, ô tô, tàu hỏa, tàu thủy – Đại lý vận tải quốc tế – Đại lý của các dịch vụ ngành hàng không, hàng hải mà được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% – Đại lý bán bảo hiểm

  • Doanh thu hàng hoá, dịch vụ và doanh thu hoa hồng đại lý được hưởng từ hoạt động đại lý bán hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT
7. Do bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường
Người bán là doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, người mua là doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại

Bảng tra cứu: Đối tượng không phải kê khai tính nộp thuế GTGT theo từng nhóm lý do

3. Cách tính thuế giá trị gia tăng

Để tính thuế giá trị gia tăng VAT bạn có thể áp dụng một trong 2 phương pháp tính sau:

Tính thuế giá trị gia tăng VAT theo phương pháp khấu trừ

Cách tính thuế giá trị gia tăng VAT theo phương pháp khấu trừ áp dụng cho các đơn vị kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật gồm:

  • Đơn vị kinh doanh có doanh thu hàng năm từ một tỷ đồng trở lên từ bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trừ hộ, cá nhân kinh doanh.
  • Đơn vị kinh doanh đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, trừ hộ, cá nhân kinh doanh.

Công thức tính:

Số thuế VAT cần nộp = Số thuế VAT đầu ra Số thuế VAT đầu vào được khấu trừ

Trong đó:

Số thuế VAT đầu ra = Giá thuế các sản phẩm/ dịch vụ bán ra x Thuế suất thuế VAT các sản phẩm/ dịch vụ đó

Số thuế VAT đầu vào được khấu trừ: Là tổng số thuế giá trị gia tăng (VAT) đã ghi trên các hóa đơn giá trị gia tăng khi mua hàng hóa/ dịch vụ, chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng đầy đủ các quy định.

Tính thuế giá trị gia tăng VAT theo phương pháp trực tiếp

Cách tính thuế giá trị gia tăng VAT theo phương pháp trực tiếp áp dụng cho:

  • Doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu hàng năm dưới 1 tỷ đồng (trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ)
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở kinh doanh thường trú tại Việt Nam nhưng có doanh thu tại Việt Nam và không thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ.
  • Các tổ chức kinh tế khác (trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ)

Công thức tính thuế GTGT phải nộp:

Số thuế VAT cần nộp = Tỷ lệ % x Doanh thu

Trong đó:

Tỷ lệ % để tính thuế được quy đinh như sau:

  • Đối với dịch vụ phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%
  • Đối với các hoạt động kinh doanh khác: 2%
  • Đối với sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%
  • Đối với dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%
  • Đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý: 10%

Doanh thu: Là tổng số tiền thu được từ bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bao gồm các khoản phụ thu, phụ phí thêm mà đơn vị kinh doanh được hưởng.

Chi tiết: Cách tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp cho từng trường hợp cụ thể

4. Hướng dẫn kê khai nộp thuế giá trị gia tăng

Để kê khai nộp thuế giá trị gia tăng VAT doanh nghiệp thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Xác định phương pháp tính thuế GTGT cho doanh nghiệp là phương pháp khấu trừ hay trực tiếp
  • Bước 2: Xác định kỳ khai thuế của doanh nghiệp là theo tháng hay theo quý
  • Bước 3: Lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng hoặc hàng quý và nộp cho cơ quan thuế
  • Bước 4: Thực hiện quyết toán thuế theo quy định
  • Bước 5: Hoàn thuế GTGT (Nếu có)

Phần mềm kế toán MISA hiện đã đáp ứng mẫu tờ khai thuế GTGT mới nhất theo TT80. Đồng thời, phần mềm còn có tính năng tự động trích xuất tờ khai từ dữ liệu được kế toán nhập khẩu và đặc biệt còn cho phép nộp tờ khai, nộp thuế trực tiếp trên phần mềm. 

> DÙNG THỬ MIỄN PHÍ 15 NGÀY PHẦN MỀM KẾ TOÁN MISA AMIS TẠI ĐÂY <

5. Giải đáp một số thắc mắc về thuế giá trị gia tăng

Thuế GTGT 0% khác gì miễn thuế GTGT

Nhiều người sẽ nghĩ hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT và hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT 0% là giống nhau nhưng theo quy định thì khác nhau hoàn toàn. Cụ thể bạn có thể xem bảng so sánh dưới đây:

Tiêu chí

Không chịu thuế GTGT

Thuế GTGT 0%

Đối tượng Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC đối tượng không chịu thuế GTGT gồm:
  • Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến
  • Những loại hàng hoá, dịch vụ dùng cho các lĩnh vực như: Khuyến khích sản xuất nông nghiệp phát triển; hỗ trợ tư liệu sản xuất trong nước không sản xuất được; dịch vụ liên quan thiết thực, trực tiếp đến cuộc sống người dân và không mang tính kinh doanh.
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC các loại hàng hóa sau sẽ chịu thuế suất  0%:
  • Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu;
  • Hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế
Có phải chịu thuế không? Không
Kê khai thuế GTGT Không
Khấu trừ và hoàn thuế Không được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ mà phải tính vào nguyên giá tài sản cố định, giá trị nguyên vật liệu hoặc chi phí kinh doanh. Được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ
Ý nghĩa Khuyến khích doanh nghiệp phát triển các lĩnh vực thiết yếu cho người dân trong nước. Khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài.

Ai là người nộp thuế GTGT?

Người nộp thuế là tổ chức, cá nhân nhập khẩu hoặc sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. 

Người nộp thuế giá trị gia tăng

Người nộp thuế giá trị gia tăng

Trong đó:

– Tổ chức kinh doanh bao gồm: các doanh nghiệp dưới mọi loại hình, thuộc các thành phần kinh tế, các tổ chức kinh doanh của các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp, các loại hình hợp tác xã;

– Cá nhân kinh doanh bao gồm: những người kinh doanh độc lập, hộ kinh doanh, các cá nhân hợp tác cùng sản xuất kinh doanh nhưng không thành lập pháp nhân. 

Ai là người chịu thuế GTGT?

Người tiêu dùng chính là người chịu thuế GTGT dù người nộp cho cơ quan thuế là doanh nghiệp bởi thuế GTGT sẽ được cộng vào giá của hàng hóa, dịch vụ sử dụng.

MISA meInvoice hy vọng rằng những nội dung trong bài viết trên đây có thể giúp bạn đọc có được cái nhìn cơ bản nhất về thuế giá trị gia tăng. Cũng như hỗ trợ kế toán trong việc xác định, phân biệt 3 nhóm đối tượng: không chịu thuế VAT, không phải kê khai nộp thuế và đối tượng chịu thuế suất 0%, 5%, 10% một cách dễ dàng, chính xác nhất; từ đó tránh nhầm lẫn trong công tác kế toán thuế. Chúc các bạn thành công!

** Bài viết có tham khảo Tài liệu Thuế và quản lý thuế nâng cao do Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam VACPA biên soạn. 

Bên cạnh đó, quý doanh nghiệp & các hộ, cá nhân kinh doanh cũng đừng quên lộ trình áp dụng hóa đơn điện tử trên cả nước trong giai đoạn sắp tới này nhé.

lộ trình áp dụng triển khai hóa đơn điện tử theo tt78

MISA meInvoice đã vượt qua quá trình thẩm định, xét duyệt khắt khe nhất và được Tổng Cục Thuế lựa chọn là một trong những đơn vị uy tín hàng đầu cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử. Phần mềm được trang bị và nâng cấp các tính năng mới nhất để đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ về HĐĐT theo Nghị định 123 & Thông tư 78/2021/TT-BTC, cũng như đáp ứng quy định mới nhất về mức thuế suất GTGT 8% theo Nghị quyết 43 & Nghị định 15/2022/NĐ-CP.

phần mềm hóa đơn điện tử misa meinvoice chuyên nghiệp

Doanh nghiệp quan tâm phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ đầy đủ tính năng hóa đơn điện tử MISA trong 7 ngày, vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại đây: Dùng thử hóa đơn điện tử

Bài viết liên quanBài viết cùng tác giả

luật thuế GTGT sửa đổi mới nhất

Chính thức thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) – Những nội dung mới và quan trọng đáng lưu ý

mẫu biên bản cấn trừ công nợ

Tải mẫu biên bản cấn trừ công nợ file Word, Excel mới nhất

biên bản xác nhận công nợ

Tải mẫu biên bản xác nhận công nợ file Word, Excel mới nhất

công nợ là gì

Công nợ là gì? Khái niệm, phân loại và cách quản lý

biên bản đối chiếu công nợ

Tải mẫu biên bản đối chiếu công nợ file Word, Excel mới nhất

tài khoản 627

Cách hạch toán tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung

hồ sơ báo cáo tài chính

Thời hạn nộp báo cáo tài chính và các hồ sơ cần chuẩn bị

kế toán công nợ là gì

Kế toán công nợ là gì? Công việc của kế toán công nợ cần làm

tài khoản 241

Cách hạch toán tài khoản 241 – Xây dựng cơ bản dở dang

tài khoản 641

Cách hạch toán tài khoản 641 – Chi phí bán hàng

Dùng thử hóa đơn điện tử
Hóa đơn điện tử MISA
Hóa đơn điện tử MISA
banner banner

Bài viết nổi bật

thuế suất thuế GTGT

Danh mục hàng hóa thuế suất thuế GTGT 0%, 5%, 10%...

cách tính thuế TNCN

Mức đóng và cách tính thuế thu nhập cá nhân chi...

tra cuu hoa don dien tu

[Mới] Hướng dẫn 03 cách tra cứu hóa đơn điện tử...

cách tra cứu mã số thuế cá nhân online

8 cách tra cứu mã số thuế cá nhân online bằng...

hoa don dien tu

Hóa đơn điện tử là gì? 6 điều doanh nghiệp CẦN...

zalo Công ty cổ phần MISA Liên hệ mua hàng0904885833 Hỗ trợ kỹ thuật19008177 CÔNG TY CỔ PHẦN MISA Trụ sở chính: Tòa nhà Technosoft - Ngõ 15 Duy Tân, Q.Cầu giấy, Hà Nội
  • [email protected]
  • 024 3795 9595
  • https://www.misa.vn/
Tất cả sản phẩm MISA Khám phá
  • Về MISA
  • Chợ ứng dụng
  • Đăng ký dùng thử
  • Đăng nhập
  • Hợp tác
  • Hỗ trợ khách hàng
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ
Tài nguyên
  • Tài liệu - eBooks
  • Sự kiện - Webinar
  • Khóa học trực tuyến
  • Ứng dụng miễn phí
  • Trắc nghiệm chuyên môn
Blogs
  • Tài chính - Kế toán
  • Marketing - Bán hàng
  • Quản lý nhân lực
  • Quản lý điều hành
  • Chuyển đổi số
  • MISA AMIS - Giải pháp nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất
  • MISA SME - Giải pháp phần mềm kế toán
  • 5Food - Giải pháp tích điểm nhà hàng
  • AMIS EDU - Giải pháp quản trị doanh nghiệp hợp nhất
  • MISA ASP - Giải pháp kế toán dịch vụ
  • MISA Bamboo - Giải pháp tổng hợp báo cáo tài chính
  • MISA Bamboo.NET X1 2019 - Giải pháp tổng hợp báo cáo tài chính xã/phường
  • MISA BANKHUB - Giải pháp kết nối ngân hàng điện tử
  • MISA Bumas - Giải pháp quản lí ngân sách nhà nước
  • MISA CukCuk - Giải pháp quản lí nhà hàng chuyên nghiệp
  • MISA BANKHUB - Giải pháp kết nối ngân hàng điện tử
  • MISA eShop - Giải pháp nền tảng quản lí bán hàng đa kênh
  • MISA Falcon - Giải pháp báo cáo quỹ vì người nghèo
  • MISA Hotich - Giải pháp quản lí hộ tịch
  • MISA Lekima - Giải pháp quyết toán tài chính
  • MISA meinvoice - Giải pháp hoá đơn điện tử
  • MISA MIMOSA - Giải pháp kế toán hành chính sự nghiệp
  • MISA MIMOSA X1 - Giải pháp tổng hợp báo cáo tài chính hành chính sự nghiệp
  • Số thu chi MISA - Giải pháp quản lí sổ thu chi
  • MSHOPKEEPER - Giải pháp quản lí bán hàng và cửa hàng
  • MISA mTax - Giải pháp dịch vụ thuế điện tử
  • MISA Panda - Giải pháp kế toán thi hành án dân sự
  • MISA EMIS - Giải pháp quản lí giáo dục
  • MISA QLTL - Giải pháp quản lí tính lương
  • MISA QLTS - Giải pháp quản lý tài sản
  • MISA SalaGov - Giải pháp quản lý tiền lương
  • SISAP - Giải pháp học tập chủ động, mọi lúc mọi nơi, trên mọi thiết bị cho học sinh
  • MISA Startbooks - Giải pháp nền tảng kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ tuân thủ thông tư 132/2018/TT-BTC
  • MISA FinGov - Giải pháp quản trị tài chính nhà nước
ISO ISO CMMIDEV CSA dmca Đã thông báo Bộ Công thương Tính nhiệm mạng misa misa misa

Copyright © 1994 - 2024 MISA JSC Chính sách bảo mật

Từ khóa » Trình Bày Các đặc điểm Của Thuế Gtgt