Vai Trò Quan Trọng Của Thuế Giá Trị Gia Tăng - MISA AMIS

Thuế Giá trị gia tăng hay còn được gọi là Thuế VAT là loại thuế phổ biến và giữ vai trò quan trọng trong xã hội. Để hiểu hơn những vai trò của thuế giá trị gia tăng, những đóng góp của sắc thuế này, bài viết dưới đây sẽ giúp anh chị!

banner

Trước hết, anh chị cần hiểu một số đặc điểm của thuế Giá trị gia tăng như sau:

  • Thứ nhất, đối tượng chịu thuế lớn. Đây là loại thuế áp dụng cho mọi đối tượng trong xã hội, bao gồm các cá nhân, tổ chức. Tất cả đều phải chi trả khoản thuế trên để thụ hưởng kết quả sản xuất kinh doanh. 
  • Thứ hai, thuế giá trị gia tăng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ. Thuế giá trị gia tăng chỉ được áp dụng trên phần giá trị tăng thêm không áp dụng với toàn bộ giá trị hàng hóa dịch vụ. Chính vì không áp dụng trong mỗi khâu của quá trình lưu thông hàng hóa nên không gây ra những đột biến về giá cả với người tiêu dùng. Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt thuế giá trị gia tăng với các loại thuế gián thu khác.
  • Thứ ba, nếu dựa trên giá mua cuối cùng của hàng hóa dịch vụ, số thuế VAT phải nộp không phụ thuộc vào các giai đoạn lưu thông khác nhau. Việc đánh thuế ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa trong nước, nhập khẩu và lưu thông hàng hóa nhập khẩu nhưng cơ sở xác định số thuế phải nộp chỉ là phần giá trị mới tăng của khâu sau so với khâu trước.

>>  Xem thêm bài viết: Thuế Giá trị gia tăng là gì? Đặc điểm và cách tính để hiểu kỹ hơn về bản chất của loại thuế này!

Mục lục Hiện 1. Tăng nguồn thu cho Ngân sách nhà nước 2. Thúc đẩy lưu thông hàng hóa 3. Khuyến khích xuất – nhập khẩu 4. Thúc đẩy chế độ hạch toán, kế toán, sử dụng hóa đơn, chứng từ và thanh toán qua ngân hàng

1. Tăng nguồn thu cho Ngân sách nhà nước

Một trong những vai trò nổi bật của thuế là tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Thuế giá trị gia tăng còn đặc biệt hơn các loại thuế còn lại khi là một trong các sắc thuế phổ biến nhất góp phần quản lý và điều tiết xã hội. 

Mục đích lâu dài khi định ra các loại thuế, thuế suất, đối tượng chịu thuế chính phủ không chỉ đơn thuần thỏa mãn nhu cầu tăng thu của ngân sách nhà nước, mà phải thỏa mãn đồng thời yêu cầu tăng trưởng kinh tế và điều chỉnh thu nhập. 

Việc đáp ứng cả ba yêu cầu đó đòi hỏi chính phủ phải tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng khi ban hành các loại thuế, bởi vì nguồn thu của thuế bắt nguồn từ thu nhập quốc dân, khả năng động viên của thuế phụ thuộc chủ yếu vào phát triển của sản xuất, hiệu quả của sản xuất.

Theo báo cáo về Tỉ trọng thu thuế trong tổng thu ngân sách của Việt Nam cho biết tỉ trọng của thuế gián thu trong tổng thu thuế ngày càng tăng và đã vượt quá con số 60% vào năm 2016 và chiếm 11% GDP. Thuế GTGT là nguồn thu, chiếm từ 50% đến 60% tổng số thu của thuế gián thu trong giai đoạn 2006 – 2019. 

2. Thúc đẩy lưu thông hàng hóa

Luật thuế GTGT góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng lưu thông hàng hoá và đẩy mạnh xuất khẩu. 

Việc thực hiện Luật thuế GTGT tạo điều kiện cho giá thành các công trình đầu tư xây dựng cơ bản giảm khoảng 10% vì toàn bộ thuế GTGT của các công trình đầu tư xây dựng cơ bản được hạch toán riêng không tính vào giá thành công trình. Không phải khấu hao tài sản sau này mà được khấu trừ hoặc hoàn thuế. 

Mặt khác khi nhập khẩu thiết bị máy móc, phương tiện vận tải chuyên dụng, loại trong nước chưa sản xuất được để đầu tư TSCĐ theo dự án thì không thuộc diện chịu thuế GTGT. 

Đặc biệt khi giảm 50% thuế suất đối với các sản phẩm xây dựng cơ bản thì mức thuế còn phải nộp sau khi khấu trừ đầu vào bình quân chỉ còn khoảng 1% so với 4% so với thuế doanh thu thể hiện khuyến khích đầu tư mạnh.

3. Khuyến khích xuất – nhập khẩu

Mặt khác, Luật thuế GTGT đã góp phần khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước, sắp xếp cơ cấu lại nền kinh tế. Theo quy định của Luật thuế GTGT, hàng hoá xuất khẩu được hưởng thuế suất 0% tức là toàn bộ thuế GTGT đã nộp ở đầu vào được hoàn lại, việc hoàn thuế đối với hàng hoá xuất khẩu thực chất là nhà nước trợ giá cho hàng hoá xuất khẩu nên đã giúp cho doanh nghiệp xuất khẩu tập trung được nguồn hàng trong nước để xuất khẩu nên đã giúp doanh nghiệp xuất khẩu tập trung được nguồn hàng trong nước để xuất khẩu và có điều cạnh tranh được với hàng hoá trên thị trường quốc tế. 

Trong năm 1999 số tiền hoàn vốn tăng cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Khoảng 2.700 tỷ đồng, năm 2000 là 5.000 tỷ đồng. Vì vậy, trong điều kiện xuất khẩu bị hạn chế, giá xuất khẩu giảm nhưng tổng giá trị xuất khẩu của nước ta vẫn tăng so với năm 1998 là 23,18%, năm 2000 tăng 21,3%.

Trong đó có những mặt hàng được hoàn thuế đầu vào nhiều, xuất khẩu tăng so với năm 1998 như: cao su 37,2%, cà phê 27,6% , gạo 21,4%, thuỷ sản 14,1%, giày dép 36,3%, dệt may 15,1%, thủ công mỹ nghệ 52%, điện tử 54%.

Ngoài việc được hoàn thuế GTGT, các dự án đầu tư có giá trị hàng xuất khẩu đạt trên 30% tổng giá trị hàng hoá còn được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi 25%, nếu có giá trị hàng hoá xuất khẩu trên 50% tổng giá trị hàng hóa được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung nên đã tạo điều kiện về vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu hoạt động.

Luật thuế GTGT khuyến khích việc sản xuất hàng xuất khẩu thay thế nhập khẩu, đặc biệt Luật thuế GTGT đã khuyến khích việc sản xuất kinh doanh những hàng mà Việt Nam có thế mạnh như nông sản, lâm sản, hải sản, thủ công mỹ nghệ.

Xem thêm: Thời hạn nộp thuế GTGT cần nắm rõ

4. Thúc đẩy chế độ hạch toán, kế toán, sử dụng hóa đơn, chứng từ và thanh toán qua ngân hàng

Đặc biệt Luật thuế GTGT góp phần đến công tác quản lý của doanh nghiệp tạo điều kiện cho cơ quan Nhà nước kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tăng cường công tác hạch toán, kế toán và thúc đẩy việc mua bán hoá đơn GTGT ở các doanh nghiệp. 

Do yêu cầu của việc kê khai thuế GTGT, khấu trừ thuế GTGT đầu vào, tính đúng thu nhập của doanh nghiệp nên những người làm công tác quản lý kinh doanh đã bắt đầu trú trọng đến công tác mở sổ kế toán, ghi chép, quản lý và sử dụng hoá đơn chứng từ. 

Thông qua việc chấp hành công tác kế toán, hoá đơn chứng từ của các doanh nghiệp, qua việc kê khai thuế, hoàn thuế, quyết toán thuế đã giúp cơ quan chức năng và cơ quan thuế từng bước nắm được tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp.

Phần mềm AMIS kế toán được xem là “trợ thủ đắc lực” của kế toán và lãnh đạo doanh nghiệp trong công tác quản lý tài chính – kế toán hiệu quả. Phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng xác định số các loại thuế phải nộp trong kỳ và tự động hạch toán các chứng từ sổ sách theo quy định của Nhà nước.

thuế tiệu thụ đặc biệt Chương trình tự động lấy lên các hóa đơn hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế TTĐB và tự động Hạch toán số thuế TTĐB phải nộp trong kỳ.

Anh/chị quan tâm tìm hiểu về hạch toán thuế GTGT và mong muốn NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ phần mềm AMIS Kế toán vui lòng đăng kí tại đây!

Loading

Đánh giá bài viết [Tổng số: 0 Trung bình: 0]

Từ khóa » Trình Bày Các đặc điểm Của Thuế Gtgt