Thuốc Kháng Sinh Zinnat: Công Dụng, Chỉ định Và Lưu ý Khi Dùng

Nội dung bài viết

  • 1. Thuốc kháng sinh Zinnat
  • 2. Công dụng của thuốc kháng sinh Zinnat
  • 3. Thuốc kháng sinh Zinnat giá bao nhiêu? mua ở đâu?
  • 4. Chống chỉ định
  • 5. Cách dùng
  • 6. Tác dụng phụ
  • 7. Tương tác thuốc
  • 8. Lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh Zinnat
  • 9. Đối tượng sử dụng đặc biệt
  • 10. Xử trí quá liều
  • 11. Cách bảo quản

Thuốc kháng sinh Zinnat có công dụng trong điều trị các bệnh nào? Phải sử dụng thuốc thế nào mới gọi là an toàn – hợp lí – hiệu quả? Cần lưu ý những gì trong quá trình sử dụng thuốc. Hãy cùng YouMed theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

1. Thuốc kháng sinh Zinnat

Các dạng bào chế của thuốc kháng sinh Zinnat

  • Viên hàm lượng 125mg: Cefuroxime axetil 125 mg/ viên
  • Zinnat viên 250mg: Cefuroxime axetil 250 mg/ viên.
  • Zinnat viên 500mg: Cefuroxime axetil 500 mg/ viên

Thành phần trong công thức thuốc

Hoạt chất

Cefuroxim: hàm lượng tùy từng viên (dạng trình bày)

Tá dược

  • Microcrystalline Cellulose; Croscarmellose natri type A;
  • Natri Lauryl Sulphate
  • Hydrogenated Vegetable Oil
  • Colloidal Sillicon Dioxide
  • Hypromellose; Propylene Glycol
  • Methyl parahydroxybenzoate; Propyl parahydroxybenzoate
  • Opaspray M-1 -7120 J.
thuốc zinnat 250 mg
Thuốc Zinnat 250 mg

2. Công dụng của thuốc kháng sinh Zinnat

Thuốc được chỉ định để điều trị những nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Cụ thể

Điều trị tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên với các tình trạng viêm tại:

  • Viêm tai giữa.
  • Viêm xoang.
  • Viêm amidan.
  • Viêm họng.

Thuốc được dùng điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới như viêm phổi, viêm phế quản cấp và những đợt kịch phát cấp của viêm phế quản mạn.

Ngoài ra, Zinnat còn được dùng điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn khách như:

  • Nhiễm khuẩn niệu – sinh dục: viêm thận-bể thận, viêm bàng quang và viêm niệu đạo.
  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm như nhọt, bệnh mủ da và chốc lở.

Bên cạnh đó, thuốc còn được chỉ định điều trị bệnh lậu, viêm niệu đạo cấp không biến chứng do lậu cầu và viêm cổ tử cung.

3. Thuốc kháng sinh Zinnat giá bao nhiêu? mua ở đâu?

Quy cách đóng gói: Hộp 01 vỉ x 10 viên.

Giá tham khảo: ~250.000 VNĐ.

4. Chống chỉ định

Không dùng thuốc trên các đối tượng bệnh nhân đã từng bị quá mẫn với các kháng sinh nhóm cephalosporin trước đó.

5. Cách dùng

Lưu ý

  • Một đợt điều trị với thuốc thường là 7 ngày.
  • Nên dùng thuốc sau khi ăn để đạt được hấp thu tối ưu.

5.1. Người lớn

Điều trị cho hầu hết các nhiễm khuẩn 250mg x 2 lần/ ngày
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu 125mg x 2 lân/ ngày
Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới nhẹ – vừa 250mg x 2 lần/ ngày
Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới nặng hơn hoặc có nghi ngờ viêm phổi 500mg x 2 lần/ ngày
Viêm thận-bể thận 250mg x 2 lần/ ngày
Lậu không biến chứng Liều duy nhất 1g
Bệnh Lyme ở người lớn và trẻ em >12 tuổi 500mg x 2 lần/ngày x20 ngày

5.2. Trẻ em

Điều trị cho hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn 125mg (1 viên 125mg) x 2 lần/ ngày

Liều tối đa: 250 mg/ ngày.

Trẻ em > 2 tuổi trở lên bị viêm tai giữa hoặc khi bị những bệnh nhiễm khuẩn nặng hơn 250mg (1 viên 250mg hoặc 2 viên 125mg) x 2 lần/ngày

Liều tối đa 500 mg/ ngày.

5.3. Đối tượng suy thận

Vì thuốc chủ yếu thanh thải qua thận nên phải đánh giá chức năng thận trước khi tính toán liều trên những đối tượng này

Độ thanh thải Creatinine T1/2 (giờ) Liều khuyến cáo
>30ml/phút 1.4 – 2.4 Không cần thiết điều chỉnh liều (liều chuẩn 125mg đến 500mg x 2 lần/ngày)
10 – 29ml/phút 4.6 Liều chuẩn của từng người mỗi 24 giờ
< 10ml/phút 16.8 Liều chuẩn của từng người mỗi 48 giờ
Trong khi thẩm phân máu 2 – 4 Nên dùng thêm một liều chuẩn của từng người ở cuối giai đoạn thẩm phân

6. Tác dụng phụ

  • Phát triển quá mức nấm Candida
  • Tăng bạch cầu ái toan
  • Nổi ban.
  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Rối loạn tiêu hóa gồm tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng.
  • Tăng thoáng qua các men gan

7. Tương tác thuốc

  • Những thuốc làm giảm độ acid của dịch vị có thể làm giảm sinh khả dụng của kháng sinh Zinnat
  • Thuốc tránh thai đường uống được dùng kết hợp.
  • Có thể xảy ra kết quả âm tính khi dùng xét nghiệm ferricyanide. Do vậy, nên sử dụng phương pháp glucose oxidase hay hexokinase để xác định nồng độ glucose huyết/huyết tương ở những bệnh nhân đang dùng ZINNAT.
  • Ngoài ra, kháng sinh này không ảnh hưởng đến xét nghiệm định lượng creatinine bằng phương pháp alkaline picrate.

8. Lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh Zinnat

Thận trọng đặc biệt đối với những bệnh nhân đã từng bị dị ứng với các penicillin hoặc các beta-lactam khác trước đó.

Một số báo cáo ghi nhận tình trạng viêm đại tràng giả mạc khi dùng kháng sinh. Mức độ nghiêm trọng từ nhẹ đến đe dọa tính mạng. Do đó, điều quan trọng là phải cân nhắc chẩn đoán này ở những bệnh nhân bị tiêu chảy trong hoặc sau khi dùng kháng sinh. Trường hợp bệnh nhân bị tiêu chảy nhiều hoặc kéo dài hoặc bị đau bụng co thắt nên ngừng điều trị ngay lập tức và kiểm tra bệnh nhân thêm.

Trong liệu trình điều trị tiếp nối thời điểm chuyển sang điều trị đường uống được xác định bởi mức độ nặng của nhiễm khuẩn, tình trạng lâm sàng của bệnh nhân và độ nhạy cảm của tác nhân gây bệnh liên quan. Nếu tình trạng không có cải thiện lâm sàng trong vòng 72 giờ thì cần tiếp tục liệu trình điều trị bằng đường tiêm truyền.

Cần tham khảo thông tin kê toa thích hợp của cefuroxime natri trước khi bắt đầu liệu trình điều trị tiếp nối.

9. Đối tượng sử dụng đặc biệt

Lái xe

  • Thuốc có thể gây ra các tác động lên thần kinh như chóng mặt.
  • Do đó, nên cảnh báo bệnh nhân thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc.

Thai kỳ

  • Cho đến hiện tại vẫn chưa có bằng chứng thực nghiệm về tác dụng bệnh lý phôi hoặc sinh quái thai do kháng sinh gây ra.
  • Tuy nhiên, nên thận trọng khi sử dụng trong những tháng đầu của thai kỳ.
  • Ngoài ra, do Cefuroxime được tiết vào sữa mẹ. Vì thế cần thận trọng khi dùng kháng sinh này cho những người mẹ đang cho con bú.

10. Xử trí quá liều

Các dấu hiệu và triệu chứng:

  • Quá liều các cephalosporin có thể gây ra kích thích não dẫn đến co giật.
  • Lưu ý đến các tác dụng phụ có thể trở nên nghiêm trọng hơn gây đe dọa tính mạng

Điều trị

  • Đầu tiên và quan trọng nhất là nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời
  • Có thể giảm nồng độ kháng sinh trong máu bằng thẩm phân máu hay thẩm phản phúc mạc.
  • Tập trung điều trị triệu chứng cho người bệnh

11. Cách bảo quản

  • Bảo quản kháng sinh <30°C.
  • Cần để kháng sinh tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà
  • Không để thuốc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc nơi quá ẩm ướt vì có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.

Thuốc kháng sinh Zinnat được dùng trong các trường hợp nhiễm trùng. Bên cạnh những hiệu quả kể trên, thuốc vẫn có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Do vậy, phải luôn theo dõi tình hình sức khỏe và hãy gọi bác sĩ nếu có bất cứ triệu chứng bất thường nào xảy ra để có thể được xử trí kịp thời.

Từ khóa » Cách Dùng Zinnat 125mg