Zinnat: Cách Dùng Và Những điều Cần Lưu ý - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Zinnat 500mg là thuốc gì?
- Thuốc Zinnat có tác dụng gì?
- Giá thuốc Zinnat 500mg
- Uống thuốc như thế nào để đạt được hiệu quả điều trị?
- Chống chỉ định sử dụng thuốc Zinnat
- Các lưu ý khi sử dụng Zinnat
- Tác động có hại khi dùng Zinnat
- Những điều cần lưu ý khi chỉ định Zinnat ở phụ nữ có thai và cho con bú
Zinnat, Zinmax là thuốc chứa cefuroxime. Đây là một thuốc kháng sinh thuộc nhóm betalactam. Zinnat tablets 500mg là thuốc gì? Thuốc Zinnat được dùng chỉ định trong trường hợp nào? Zinnat 500mg giá bao nhiêu? Cần lưu ý gì trong quá trình dùng thuốc và tác dụng phụ. Hãy cùng YouMed tìm hiều rõ hơn về thuốc Zinnat qua bài viết dưới đây.
Tên thành phần hoạt chất: Cefuroxime Thuốc biệt dược tương tự: Cefuroxime Actavis, Auroxetil, Efodyl, Axacef, Alaxime, Mipanti,..
Zinnat 500mg là thuốc gì?
Zinnat là thuốc gì? Thuốc kháng sinh Zinnat hay Cefuroxime hoạt động dựa trên sự ức chế tăng trưởng của vi khuẩn. Cefuroxime thường được bào chế dạng thuốc uống, đó là viên nén hoặc dạng thuốc cốm pha uống.
Thuốc Zinnat có 3 liều lượng chính:
- Zinnat tablets 500mg.
- Zinnat 125mg.
- Zinnat tablets 250mg.
Trong đó, thuốc Zinnat 500mg được nhiều người quan tâm. Liều lượng của thuốc không ảnh hưởng đến công dụng. Trẻ em thường được khuyến nghị dùng liều thấp là thuốc Zinnat 125mg. Thuốc do công ty Glaxo Operations UK., Ltd – Anh Quốc sản xuất và đăng ký.
Thuốc Zinnat có tác dụng gì?
Vè tác dụng của thuốc Zinnat tablets 500mg. Thuốc Zinnat thường được chỉ định ở người lớn và trẻ em từ 3 tháng tuổi để điều trị các bệnh nhiễm được liệt kê dưới đây:
- Đường hô hấp: viêm họng, viêm tai giữa, viêm amiđan, viêm xoang cấp, viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, viêm phế quản cấp có bội nhiễm và đợt cấp của viêm phế quản mạn tính;
- Viêm tai giữa cấp;
- Nhiễm khuẩn da và mô mềm như bệnh nhọt, bệnh mủ da, chốc lở
- Đường tiết niệu: viêm bể thận, viêm bàng quang; bệnh lậu không biến chứng;
- Nhiễm khuẩn xương khớp;
- Viêm màng não; bệnh Lyme sớm;
- Bệnh lậu, viêm niệu đạo cấp không do biến chứng lậu cầu và viêm cổ tử cung
Giá thuốc Zinnat 500mg
Mỗi liều lượng sẽ có giá khác nhau.
Thuốc Zinnat 500mg giá bao nhiêu? Đây là thuốc biệt dược, giá thuốc Zinnat tablets 500mg trên thị trường khoảng với giá từ 24.000-27.000 đồng/viên.
Thuốc Zinnat 125mg giá bao nhiêu? Zinnat 125mg giá 160.000 đồng/Hộp 10 gói.
Zinnat 250mg giá bao nhiêu? Giá thuốc Zinnat tablets 250mg là 14.000 đồng/viên.
YouMed gửi bạn thông tin về giá, hi vọng bạn đọc lựa chọn được dạng dùng phù hợp và đạt hiệu quả mong muốn
Uống thuốc như thế nào để đạt được hiệu quả điều trị?
Một đợt điều trị thường là 7 ngày hoặc nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để tránh đề kháng kháng sinh.
Không được tự ý tính toán liều uống (bao gồm cả không bẻ đôi, bẻ ba viên thuốc có hàm lượng hoạt chất cao hơn để thu được viên có hàm lượng như chỉ định). Việc thay đổi dạng dùng (viên nén chuyển sang dạng hỗn dịch (Zinnat gói) hoặc ngược lại), hay việc bẻ thuốc làm liều lượng uống không chính xác. Phải tuân thủ như đơn thuốc được kê hoặc việc chuyển đổi chỉ được bác sĩ thực hiện
Dùng viên nén Zinnat sau ăn để đạt được hấp thu tốt nhất, dạng hỗn dịch uống phải dùng kèm với thức ăn. Đối với bệnh nhân là trẻ em nếu không thể nuốt nguyên viên có thể dùng cefuroxime ở dạng hỗn dịch uống vì dạng viên có vị đắng hơn nhiều so với dạng hỗn dịch. Trẻ em không được khuyến cáo dùng thuốc kháng sinh Zinnat 500mg. Thay vao đó có thể uống liều thấp hơn.
Chống chỉ định sử dụng thuốc Zinnat
- Dị ứng với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào trong thuốc (manitol, cellulose vi tinh thể, natri laurylsulfat, copovidone, aspartame).
- Bệnh nhân đã dị ứng với kháng sinh khác cùng nhóm cephalosporin (cefuroxim, cefaclor, cefixim, cefdinir, cefpodoxim,…).
- Bệnh nhân có tiền sử dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ) với bất kỳ kháng sinh betalactam khác (penicillin, carbapenems và monobactams).
Các lưu ý khi sử dụng Zinnat
Phản ứng dị ứng xuất hiện khi dùng thuốc
Đối với bệnh nhân đã từng gặp phản ứng dị ứng thuốc beta-lactam, nên đổi sang một thuốc khác có cùng chỉ định hoặc nếu bệnh nhân vẫn được chỉ định Zinnat, nên sử dụng thận trọng
Nếu xảy ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng, phải ngừng uống cefuroxim ngay lập tức và phải bắt đầu các biện pháp hỗ trợ khẩn cấp.
Trước khi bắt đầu điều trị, nên đánh giá tiền sử phản ứng quá mẫn nghiêm trọng của bệnh nhân với cefuroxim nói riêng và các thuốc trong nhóm beta-lactam nói chung
Phản ứng Jarisch-Herxheimer
Triệu chứng: nhức đầu, sốt, đau cơ, nhịp tim nhanh. Đây là kết quả trực tiếp từ hoạt động của cefuroxime diệt vi khuẩn gây nên bệnh Lyme.
Tuy nhiên, bệnh nhân không cần quá lo lắng vì đây một triệu chứng phổ biến sau khi điều trị với Zinnat
Sự phát triển quá mức của các vi sinh vật
Như các loại kháng sinh khác, nấm Candida, enterococci và Clostridium difficile có thể phát triển quá mức khi sử dụng cefuroxime kéo dài. Do đó, xem xét tuân thủ thời gian điều trị là yếu tố cần thiết, nếu phát hiện bất cứ bất thường nghi ngờ do sự phát triển quá mức của vi khuẩn, nấm gây ra, cần cân nhắc đến việc ngừng điều trị.
Tác động có hại khi dùng Zinnat
Đau đầu, chóng mặt;
Tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng trên;
Tăng nồng độ men gan thoáng qua;
Tăng bạch cầu ái toan;
Đau rát da.
Những điều cần lưu ý khi chỉ định Zinnat ở phụ nữ có thai và cho con bú
Lưu ý ở phụ nữ có thai
Dựa vào các nghiên cứu trên đối tượng này, uống zinnat khi mang thai là an toàn. Tuy nhiên, do chưa đủ bằng chứng trên bào thai nên chỉ được sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết.
Lưu ý ở phụ nữ cho con bú
Nhiều người thường lo lắng khi uống Zinnat khi cho con bú. Thuốc được bài tiết với số lượng nhỏ qua sữa mẹ nên cần đánh giá lợi ích – nguy cơ của cefuroxime trước khi sử dụng
Cefuroxime (Zinnat, Zinmax) là thuốc kháng sinh có khả năng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn. Thuốc được chỉ định điều trị ở nhiều bệnh lý đặc biệt là hô hấp. Tuy nhiên, việc chỉ định kháng sinh cần được tham khảo bởi bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị. Hãy đến thăm khám bác sĩ nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường và khiến người bệnh khó chịu để được tư vấn và điều trị tốt nhất.
Từ khóa » Cách Dùng Zinnat 125mg
-
Liều Dùng Zinnat 125mg | Vinmec
-
Thuốc Zinnat 125mg Gsk điều Trị Nhiễm Khuẩn đường Hô Hấp Trên ...
-
Thuốc Kháng Sinh Zinnat 125mg Hộp 10 Gói-Nhà Thuốc An Khang
-
Zinnat Suspension 125mg/5ml - Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy
-
Thuốc Zinnat Suspension 125mg (gói) - Kháng Khuẩn Hiệu Quả
-
Zinnat Suspension Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi
-
Zinnat 125mg - Thuốc điều Trị Nhiễm Khuẩn
-
Thuốc Kháng Sinh Zinnat Tablets 125mg (10 Viên/hộp)
-
Zinnat Suspension 125mg/5ml - Thuốc Biệt Dược
-
Thuốc Kháng Sinh Zinnat: Công Dụng, Chỉ định Và Lưu ý Khi Dùng
-
Thuốc Zinnat Suspension 125mg/5ml - Điều Trị Nhiễm Khuẩn
-
Thuốc Kháng Sinh Zinnat 125mg GSK Hộp 10 Gói Thuốc Cốm
-
Cảnh Giác Dược - CANH GIAC DUOC - DiemTin
-
Zinnat Suspension 125 GSK (h/10 Gói) - Thuốc Tiện Lợi