Thuốc Vinafolin - Điều Trị Nội Tiết Tố Nữ - Hộp 1 Vỉ X 10 Viên Nén
Có thể bạn quan tâm
Thuốc Vinafolin là thuốc gì? Liều lượng dùng thuốc như thế nào? Chắc hẳn đây đang là những thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ khi sử dụng thuốc cho mục đích điều trị nội tiết tố nữ. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu thông tin về thuốc Vinafolin trong nội dung bài viết dưới đây.
TÌM HIỂU CHUNG VỀ THUỐC VINAFOLIN
Thuốc Vinafolin là thuốc được bào chế dưới dạng viên nén. Thuốc có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam, có thành phần chính là Ethinylestradiol. Thuốc có tác dụng điều trị thay thế hormon ở nữ mãn kinh và ở nữ giảm năng tuyến sinh dục. Cụ thể thông tin về sản phẩm Vinafolin như sau:
- Tên dược phẩm: Vinafolin
- Phân loại: Thuốc bán theo đơn.
- Xuất xứ: Việt Nam
- Công ty sản xuất: Công ty Cổ phần sinh học dược phẩm Ba Đình – KCN Quế võ, Xã Phương liễu, Huyện Quế võ, tỉnh Bắc Ninh Việt Nam.
- Công ty đăng ký: Công ty Cổ phần sinh học dược phẩm Ba Đình – KCN Quế võ, Xã Phương liễu, Huyện Quế võ, tỉnh Bắc Ninh Việt Nam.
NHÓM THUỐC
- Thuốc Vinafolin thuộc nhóm Hocmon, nội tiết tố.
- Số đăng ký: VD-20333-13
THÀNH PHẦN CỦA THUỐC VINAFOLIN
Thuốc Vinafolin được bào chế dưới dạng dung dịch viên nén, có chứa các thành phần sau đây:
- Thành phần hoạt chất: Ethinylestradiol: 0,05 mg.
- Thành phần tá dược: Avicel, Magnesi stearat, Povidon K30, Lactose, Sodium starch glycolat: vừa đủ 01 viên.
TÁC DỤNG – CHỈ ĐỊNH
- Điều trị thay thế hormon ở phụ nữ mãn kinh (điều trị rối loạn vận mạch vừa và nặng, dự phòng loãng xương do mãn kinh) và đối tượng nữ bị giảm năng tuyến sinh dục.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Thuốc Vinafolin khuyến cáo không được dùng cho các đối tượng sau đây:
- Chống chỉ định trong trường quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú vì uống gây nguy hại nghiêm trọng đối với thai
- Có hoặc nghi có carcinom vú
- Có hoặc nghi có u phụ thuộc estrogen
- Bị viêm tĩnh mạch huyết khối, huyết khối hoặc rối loạn huyết khối nghẽn mạch kết hợp với việc sử dụng estrogen trước đây.
- Chảy máu âm đạo bất thường chưa rõ nguyên nhân
CÁCH DÙNG VÀ LIỀU LƯỢNG
CÁCH DÙNG
- Dùng qua đường uống.
LIỀU LƯỢNG
Liều lượng cần sử dụng và điều chỉnh theo chỉ định của bác sĩ. Để giảm thiểu nguy cơ về Tác dụng không mong muốn, nên dùng liều thấp nhất có hiệu quả.
- Điều trị rối loạn vận mạch từ vừa đến nặng do mãn kinh:
- Liều Ethinylestradiol thường dùng là 0,02 – 0.05 mg/ngày, cho theo chu kỳ
- Trong thời kỳ đầu mãn kinh khi còn có kinh nguyệt liều hiệu quả là 0.05 mg/lần/ngày, trong 21 ngày liên tục, tiếp theo 7 ngày không dùng thuốc.
- Trong thời kỳ cuối mãn kinh, chế độ trị liệu cũng giống như trong thời kỳ đầu mãn kinh.
- Ở người bệnh có những triệu chứng nặng hơn (như sau phẫu thuật cắt hai buồng dùng liều ban đầu 0,05mg/ ngày; sau khi cải thiện (thường sau 2 tuần), có thể giảm liều xuống 0,05 mg/ngày. Sau đó hiệu chỉnh liều tùy theo khả năng dung nạp và đáp ứng điều trị của người bệnh.
- Điều trị thay thế trong giảm năng tuyến sinh dục nữ:
- Liều lượng là 0,05 mg/lần x 3 lần/ ngày, trong 2 tuần đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Sau đó dùng progesteron trong nửa cuối chu kỳ. Tiếp tục các chu kỳ này từ 3 – 6 tháng, sau 2 tháng ngưng uống để xác định xem người phụ nữ có thể duy trì chu kỳ kinh nguyệt khi không dùng hormon hay không. Nếu kết quả là không thì có thể điều trị thêm một số đợt với Ethinyl Estradiol – progesteron.
TÁC DỤNG PHỤ CỦA THUỐC VINAFOLIN
Khi sử dụng thuốc Vinafolin, người bệnh có thể có một số biểu hiện tác dụng phụ ngoài ý muốn thường gặp như sau:
- Nội tiết và chuyển hóa: To vú, tăng cân nhanh, phù.
- Dạ dày – ruột: Buồn nôn và nôn chán ăn, co cứng cơ bụng, trướng bụng.
- Khác: Đau vú hoặc ấn vào đau.
Cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị các phản ứng tác dụng phụ của thuốc gặp phải sau khi sử dụng thuốc.
XỬ LÝ KHI SỬ DỤNG QUÁ LIỀU
Quá liều: Quá liều estrogen cấp tính có thể gây buồn nôn, và khi ngừng dùng thuốc có thế gây chảy máu ở phụ nữ. Cần điều trị triệu chứng và hỗ trợ.
LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC VINAFOLIN
- Phải thăm khám và hỏi kỹ bệnh sử người bệnh trước khi kê đơn Ethinylestradiol và chú ý đặc biệt đến huyết áp, vú, các cơ quan ở bụng và tiểu khung.
- Nguy cơ bệnh huyết khối nghẽn mạch do dùng Ethinyl Estradiol tăng theo tuổi và hút thuốc lá. Vì thế, nữ trên 35 tuổi khi dùng thuốc cần phải bỏ thuốc lá.
- Phải định lượng nồng độ glucose, triglyceride trong máu, lúc đầu và định kỳ, đối với đối tượng có khuynh hướng bị đái tháo đường hoặc tăng triglycerid huyết.
- Nữ có rối loạn chức năng tim hoặc thận, đau nửa đầu, hen hoặc u xơ tử cung, động kinh, đòi hỏi phải theo dõi thận trọng khi dùng thuốc vì các bệnh này có thể nghiêm trọng hơn khi sử dụng thuốc.
- Cần thông báo tới bác sĩ, dược sĩ các bệnh lý, các loại thuốc đang sử dụng để tránh tương tác thuốc không mong muốn.
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của thuốc trước khi dùng.
QUY CÁCH ĐÓNG GÓI
- Dạng bào chế: Viên nén.
- Quy cách đóng gói: Hộp 1 vỉ x 10 viên
HẠN SỬ DỤNG
- Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất được in trên bao bì.
- Không sử dụng thuốc quá hạn sử dụng.
BẢO QUẢN
- Bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, không quá 30°C.
- Không để thuốc trong tủ lạnh, ngăn đá hoặc trên nóc tủ lạnh.
- Để nơi khô thoáng và tránh ánh nắng trực tiếp, tránh ẩm ướt.
- Giữ thuốc xa tầm tay của trẻ em.
Từ khóa » Thuốc Cai Sữa Vinafolin
-
Lưu ý Khi Dùng Thuốc Vinafolin | Vinmec
-
Thuốc Tiêu Sữa Vinafolin: Tác Dụng, Cách Dùng Của Thuốc - Glad Health
-
Thông Tin Về Thuốc Tiêu Sữa Vinafolin Và Những Lưu ý Khi Sử Dụng
-
Thuốc Vinafolin (Ethinylestradiol 0,05mg): Cách Dùng, Liều Dùng
-
Thuốc Vinafolin Là Thuốc Gì, Tác Dụng, Giá Bao Nhiêu? - ITP Pharma
-
Thuốc Tiêu Sữa Vinafolin Cai, Cắt Sữa Cho Mẹ Viên Uống Giá Bao ...
-
Thuốc Vinafolin: Liều Dùng & Lưu ý, Hướng Dẫn Sử Dụng, Tác Dụng Phụ
-
Thuốc Vinafolin (Ethinylestradiol): Công Dụng, Cách Dùng, Giá Bán
-
Phòng Khám Sản Phụ Khoa Bs Thư - Bí Quyết Cai Sữa Cho Con Cai ...
-
Thuốc Tiêu Sữa
-
Thuốc Tiêu Sữa Có Hiệu Quả Và An Toàn Cho Người Sử Dụng Không?
-
Bí Quyết Cai Sữa Cho Con... - Phòng Khám Sản Phụ Khoa Bs Thư
-
Làm Thế Nào Để Mất Sữa: Dùng Thuốc Tiêu Sữa Hay Dùng Mẹo ...